intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng khoán ảm đạm dù áp dụng một loạt chính sách mới

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy nhiên, thị trường năm qua dường như vẫn bất động hay thậm chí vẫn trên đà lao dốc, còn thanh khoản ngày càng suy kiệt. Và càng về cuối năm, nhiều nhân vật đình đám vướng vào vòng lao lý, tình trạng bê bết của nhiều doanh nghiệp niêm yết cùng với bối cảnh kinh tế không mấy khả quan khiến mức độ thu hút nhà đầu tư của thị trường chứng khoán giảm rõ rệt. Gian nan tìm thanh khoản Bên cạnh những chính sách nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp niêm yết, Ủy ban chứng khoán...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng khoán ảm đạm dù áp dụng một loạt chính sách mới

  1. Chứng khoán ảm đạm dù áp dụng một loạt chính sách mới Tuy nhiên, thị trường năm qua dường như vẫn bất động hay thậm chí vẫn trên đà lao dốc, còn thanh khoản ngày càng suy kiệt. Và càng về cuối năm, nhiều nhân vật đình đám vướng vào vòng lao lý, tình trạng bê bết của nhiều doanh nghiệp niêm yết cùng với bối cảnh kinh tế không mấy khả quan khiến mức độ thu hút nh à đầu tư của thị trường chứng khoán giảm rõ rệt. Gian nan tìm thanh khoản Bên cạnh những chính sách nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp niêm yết, Ủy ban chứng khoán cũng có các chính sách tác động đến tâm lý nhà đầu tư nhằm tạo tính thanh khoản và cải thiện thị trường. Kết hợp nhiều yếu tố, thị trường chứng khoán quả thật có sự sôi động, thanh khoản gia tăng đáng kể. Ngay phiên thứ hai có giao dịch buổi chiều (6/3), tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường lên đến 337.54 triệu đơn vị, được ghi nhận là mức giao dịch khủng nhất trong năm. Tuy nhiên, lửa không giữ được lâu, sau gần 3 tháng triển khai thí điểm biện pháp được chính thức áp dụng từ 6/6 nhưng thanh khoản lại dần dần đi xuống. Trong khoảng thời gian này, tổng khối lượng giao dịch khoảng 70 triệu đơn vị đã được cho là rất lớn. thông tin về việc ra đời cùng danh tính các mã chứng khoán trong nhóm được công bố trước đó cũng đã không giúp diễn biến thị trường tích cực hơn bao nhiêu và cũng không mấy ai “bàn tán” về vấn đề này. Và ngay trong phiên 09/07, Vn- Index giảm sâu mất mốc 410 điểm, tương tự HNX-Index cũng rớt hơn 2% lùi về
  2. sát mức 68 điểm, diễn biến ở các phiên tiếp theo không mấy khả quan, dòng tiền chảy vào thị trường khá khiêm tốn ngay cả trên HNX. Về cơ bản, chu kỳ thanh toán vẫn là T+3, tuy nhiên việc rút ngắn thời gian thanh toán từ 15h30 lên 9h00 sáng cùng ngày T+3 giúp cho nhà đầu tư có được chứng khoán trong tài khoản và có thể bán ngay vào ngày T+3 mà không cần chờ đến ngày T+4 như trước đây. Chính vì thế lợi ích của T+3 có thể đạt được đó là nhà đầu tư quay nhanh vòng vốn, hạn chế rủi ro vì có thể chủ động “thoát hàng” sớm hơn một ngày, điều này có thể giúp họ mạnh dạn hơn trong các giao dịch mua bán cổ phiếu, tạo ra thanh khoản cho thị trường và giao dịch sôi động hơn. Ngày 4/9, chu kỳ thanh toán T+3 chính thức được áp dụng và khi vòng quay T+3 đầu tiên kết thúc, kết quả đạt được không hề giống như kỳ vọng. Thanh khoản thị trường không có bất kỳ sự đột biến tích cực nào, thậm chí ngay ngày đầu tiên áp dụng, thanh khoản bất ngờ sụt giảm xuống dưới 30 triệu đơn vị tính chung cho cả hai sàn. Ngày sau đó thanh khoản được cải thiện nhờ lực cầu bắt đáy, tuy vậy tính theo xu hướng chung thì tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường giảm dần. Ngoài ra, còn có các chính sách khác như HOSE cho phép áp dụng lệnh thị trường (MP), giao dịch ký quỹ… nhưng hiệu quả đem lại đều mang tính kỹ thuật, thị trường giằng co trong xu thế giảm từ nhiều tháng nay. Nhức nhối minh bạch thông tin Trong năm vừa qua, vấn đề công bố thông tin của các công ty niêm yết tiếp tục được nhắc đến rất nhiều. Thông tư 52 ra đời ngày 5/4, nhằm thay thế Thông tư 09, về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán với những hướng dẫn chi tiết và khắt khe hơn: Mở rộng thêm một số loại báo cáo mới như báo cáo quản trị, báo cáo vốn khả dụng; giám đốc tài chính, trưởng phòng tài chính kế toán thuộc diện phải công bố thông tin; không cho phép cổ đông nội bộ l ướt sóng cổ phiếu chính công ty mình…
  3. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ của các công ty niêm yết còn rất yếu khiến cho mong muốn khắc phục bất cân xứng thông tin trở nên khá xa vời đối với nhà đầu tư, mà chủ yếu chính là những nhà đầu tư nhỏ. Theo thống kê, chỉ có 19 trên 704 doanh nghiệp niêm yết là nghiêm túc thực hiện Thông tư 52, và trong đó không hề có cái tên nào thuộc sàn HNX. Một số lỗi doanh nghiệp thường hay vi phạm như chậm công bố báo cáo tài chính, nghị quyết Hội đồng quản trị lên sở, thông tin cổ đông trên website của công ty… Về phía cổ đông nội bộ, cổ đông lớn cũng không có sự cải thiện trong công bố thông tin. Theo Ủy ban chứng khoán, số trường hợp được phát hiện vi phạm quy chế báo cáo, công bố thông tin của nhóm cổ đông này là 45 vụ trong 11 tháng đầu năm nay. Để khắc phục tình trạng không chấp hành nghiêm chỉnh Thông tư 52, Ủy ban chứng khoán đã có những động thái giám sát và nâng mức phạt hành chính lên. Đơn cử, nếu bị phát hiện có hành vi thao túng thị trường chứng khoán nhà đầu tư sẽ bị phạt 400 đến 500 triệu đồng thay vì 200 đến 300 triệu đồng như trước đây, vi phạm giao dịch nội bộ cũng bị nâng mức phạt lên 300 đến 400 triệu đồng. Doanh nghiệp khi vi phạm về chào bán riêng lẻ bị phạt tới 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, riêng hoạt động của các công ty chứng khoán cũng đang dần được kiểm soát chặt chẽ hơn. Ủy ban chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty tăng tần suất báo cáo về tình hình tài chính, đồng thời, cũng mạnh tay hơn trong việc đưa các tổ chức chứng khoán vào diện kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên thực tế cho thấy mức độ chấp hành của doanh nghiệp vẫn còn yếu, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để đảm bảo tính minh bạch cho thị trường chứng khoán Việt Nam, lấy lại niềm tin ở nhà đầu tư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2