intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng khoán đơn giản như cơm bình dân?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

139
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chứng khoán đơn giản như cơm bình dân?', tài chính - ngân hàng, đầu tư chứng khoán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng khoán đơn giản như cơm bình dân?

  1. Chứng khoán đơn giản như cơm bình dân? Phần 1: Quy tắc vàng 3 x 7 = 21 Một đội bóng không để lọt lưới luôn luôn làm một đội chiến thắng, triết lý ngược đơn giản vậy nhưng có quá nhiều người lại coi thường và làm ngược lại, tại sao Asenal thành tích lại nghèo nàn như vậy ở cả hai đấu trường Ngoại hạng và Champion cup. Hãy xem các đội bóng của người Ý, họ mới nhiều thành tích làm sao ? Khi bạn đầu tư chứng khoán, trước khi nghĩ đến chuyện kiếm một khoản tiền mang về thì hãy nghĩ đến việc giữ tiền của bạn thật chặt đã. Thông thường một nhà đầu tư thường quyết định đúng đắn với tỷ lệ bao nhiêu thì mới có lãi ? Thống kê chỉ ra rằng, chỉ cần đầu tư đúng trong 3-4 lần trong 10 lần đầu tư là bạn đã có thể trở thành một nhà đầu tư cừ phách trên thị trường. Hãy tuân thủ theo quy tắc sau để đảm bảo bạn luôn là một trong những nhà đầu tư cuối cùng còn lại trên chiến trường: - Thống kê chỉ ra rằng có đến 75% các cổ phiếu thường tăng giá lên khỏi mức giá cũ của nó từ 20% đến 30%, sau đó, các cổ phiếu lại quay đầu giảm giá, thậm chí còn đi xuống sâu hơn mức giá ban đầu. Do vậy hãy bán ngay cổ phiếu của bạn khi mức lãi chạm ngưỡng 21%, đừng quá tham lam, nếu
  2. không, bạn sẽ lại phải nhìn lợi nhuận của mình bị cuốn phăng cùng với cơn lũ của thị trường. - Khi cổ phiếu của bạn bị xuống giá tới mức -7%, không có ngoại lệ trong trường hợp này là: bạn phải bán ngay lập tức. - Một quy tắc đơn giản: trong 4 lần đầu tư, kể cả bạn đầu tư tệ hại đến mức 3 lần thua -7% và chỉ có 1 lần duy nhất thắng với mức lãi suất 21%, bạn vẫn không thua lỗ. Ví dụ 1: bạn có 200 triệu, bạn chia làm 4 phần và đầu tư vào 4 loại cổ phiếu khác nhau, với số tiền bằng nhau là 50 triệu/1CP - Cổ phiếu A: Bạn lỗ -7% - Cổ phiếu B: Bạn lỗ -8% - Cổ phiếu C: Bạn lỗ -6% - Cổ phiếu D: Bạn lời 21% _______________________ Số tiền còn lại của bạn vẫn sẽ là 200 triệu (tất nhiên phải trừ đi cả chi phí môi giới cho công ty chứng khoán) Ví dụ 2: Bạn có 200 triệu cp - Lần 1: bạn dồn hết vào 1 mã cp, bạn lỗ -7%, bạn còn lại 186 triệu - Lần 2: bạn dồn hết vào 1 cp, bạn lãi 21%, bạn còn: 225 triệu - Lần 3: bạn dồn hết vào 1 cp, bạn lại lỗ -6%, bạn còn:212 triệu - Lần 4: bạn dồ hết vào 1 cp, bạn lỗ -8%, bạn còn 195 triệu Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ 1/4 này lên?
  3. Phần 2: Đầu cơ hay Đầu tư Hãy nhớ rằng 100% các cổ phiều đều có thuộc tính ĐẦU CƠ. Bạn thường được nghe những câu nói kiểu: “tôi là nhà đầu tư dài hạn, tôi chỉ mua và nắm giữ dài hạn”, “giá xuống thì kệ đi, tôi đầu tư dài hạn cơ mà, kiểu gì cuối năm giá chả lên” … Hãy xem một ví dụ về giá cổ phiếu TDH cách đây 8 tháng và giá hiện tại hoặc giá của VTC cách đây 15 tháng và giá hiện nay (chưa kể chuyện bạn bị lỗ mà vốn liếng của bạn còn bị chôn vùi tại đó và bỏ qua vô số cơ hội kiếm lời khác trên thị trường). Có thể bạn vẫn nghe thấy: “đầu tư là phải dài hạn, phải 5 tới 10 năm mới thu lợi nhuận về” Hãy nhìn vào các doanh nghiệp cổ phần lớn của VN cách đây 5 - 10 năm: Đông Nam Mobile, Thiên Nam Computer, 3C Computer... Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe định nghĩa sau về nhà đầu tư và đầu cơ nếu lấy đúng từ gốc latinh của 2 từ này: + Nhà đầu tư là một con bạc khát nước nhất, họ đặt hết tiền vào một cửa và theo đuổi – hy vọng vào cửa đó đến cùng! + Nhà đầu cơ là người luôn theo sát và quan sát diễn biến của thị trường, họ luôn quyết định có lợi nhất cho bản thân, họ mặc kệ thị trường nghĩ gì. Cách giải thích này có vẻ trái ngược với những gì chúng ta vẫn nghĩ, vì mọi người trên thị trường luôn tự nhận mình là “nhà đầu tư” theo ý nghĩa tốt đẹp và có ý muốn chối bỏ mình là “nhà đầu cơ”, có lẽ nền kinh tế XHCN 50 năm đã làm cho người ta kinh sợ từ “đầu cơ” này.
  4. Hãy tạm quên 2 từ đầu tư và đầu cơ để đến với khái niệm “dài hạn”, một khái niệm có vẻ không thực tế đối với những người trẻ tuổi đang có vô số nhu cầu cần đáp ứng trong ngắn hạn như tôi và các bạn. Hãy để cho các tổ chức khổng lồ ôm cái danh hiệu đó và họ luôn chỉ đạt được các mức lợi nhuận tệ hại dưới 20%/năm (PRUB1 là một ví dụ). Hãy luôn bán cổ phiếu ra khi nó chạm ngưỡng thua lỗ -7%, đừng trở thành “nhà đầu tư chân chính bất đắc dĩ”. Các cơ hội khác còn nhiều ở phía trước hơn bạn tưởng. Mới chỉ có hơn 200 DN niêm yết/ 350,000 DN tại VN. Hãy luôn hiện thực hóa lợi nhuận khi đạt kỳ vọng từ 21% trở lên. Nếu một năm bạn quyết định đúng 2 lần đầu tư liên tiếp bạn đã có thể đạt mức lợi nhuận cỡ 50% /vốn bỏ ra rồi. Phần 3: “Đa phần mọi người thua lỗ vì không biết cách bán cổ phiếu đúng thời điểm” Khi giáo sư viết những dòng này lên bảng, cả nhóm chúng tôi cùng ồ lên với sự ngỡ ngàng thật sự vì với chúng tôi, mua và chọn cổ phiếu tốt là quan trọng nhất, còn việc bán ra thì ai cũng có thể làm được, miễn là có lãi. Nhưng khi phân tích sâu hơn những vụ đầu tư của cá nhân tôi, tôi thấy rằng: sự đầu tư yếu kém của mình hoàn toàn là do không biết bán cổ phiếu ra đúng thời điểm. Tháng 2/2007 tôi đầu cơ vào các cổ phiếu giá thấp và đang lên cơn sốt như PTS và ICF với giá 49 và 34. Sau đó 10 ngày, giá PTS chạm ngưỡng 71, giá ICF lên đến 59. Do không biết cách bán những cổ phiếu này khi nó đạt đỉnh, tôi đành ngồi nhìn lợi nhuận của mình bị cơn lũ “tháng tư đen tối” cuốn
  5. phăng đi. Thật may mắn là tôi vẫn bán CUT LOSS kịp thời để có thể thu hồi vốn. Tại sao tôi lại đưa bài học này lên trước? Phần vì từ những kinh nghiệm xương máu của tôi, phần vì thị trường hiện nay (tuần 8/6/2007) có những hiện tượng đúng với những gì trong quá khứ tôi đã từng trải qua. Thị trường đang trong giai đoạn mà những người mới tham gia (NB) không thể mua tiếp cổ phiếu vào trong ngắn hạn. Khi quyết định bán cổ phiếu, những câu nói sai lầm sau tôi luôn luôn được gặp và bị gặp, nó lặp lại nhiều lần, và quả thực sai lầm này lại luôn lặp lại với chính tôi (hàng ngàn năm nay bản tính “bày đàn” và “tham lam” của loài người hầu như chưa hề suy giảm đáng kể bao nhiêu): . - “Bán làm gì nhỉ, bán ra là lỗ thật, để nguyên kiểu gì sau này nó chẳng lên lại”. - “Cổ phiếu đang lên ầm ầm như thế, bán rồi lại ngồi mà tiếc”. - “Để kệ đi, xuống rồi lại lên, bán đi bán lại suốt ngày chỉ phí tiền môi giới”. - “Không có khả năng nhìn tài khoản của mình thua lỗ đến 40% thì không thể là một nhà đầu tư” ! - “Phải có cái đầu lạnh, lỗ cũng vẫn phải bình tĩnh”. Và thật lạ là tôi thấy ai cũng có lý cả. Nhưng bình tâm suy nghĩ lại, tôi tự đặt cho mình các câu hỏi và tôi biết mình phải chọn đáp án nào đúng cho tôi. Cuộc sống vốn vẫn vậy, có những điều
  6. đúng với người này nhưng không đúng với người kia. Vấn đềơở chỗ: “Tôi là nhà đầu cơ vốn nhỏ, chỉ có vài trăm triệu. Mục tiêu của tôi là cố gắng đạt lợi nhuận lớn hơn 40% trong 1 năm (tất nhiên lợi nhuận càng nhiều càng tốt), nhưng tôi không thể chịu đựng được mức lỗ 40%/năm, và tôi cầu mong không bao giờ tôi phải rơi vào tình huống “đầu lạnh”. Tôi cũng không có khả năng để vốn của tôi nằm lại 1 năm tại một mã cổ phiếu nào đó không tăng giá. Và tôi cũng mạo muội võ đoán có đến 80% nhà đâu tư suy nghĩ giống tôi”. Các quy tắc bán cổ phiếu ra đơn giản (nhưng thực ra rất khó quyết định và nhận biết) được các giáo sư trong quá trình giảng dạy lặp đi lặp lại nhiều lần: -Với các cổ phiếu tăng trưởng bình thường (không có hiện tượng tăng trưởng đặc biệt như TCT, BMC), hãy bán ngay khi nó đạt lợi nhuận từ 21%. - Bán CUT LOSS ngay khi cổ phiếu thua lỗ đến -7%. - Tuyệt đối không đi ngược lại xu hướng thị trường, hãy làm sao nhận biết được: + Thị trường đang ở trên đỉnh và hãy bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận. + Nếu không bán được ở đỉnh, hãy bán ra ở phiên phục hồi kế tiếp gần đỉnh nhất. Thật khó để các nhà đầu tư nhận biết "đỉnh" và "đáy" của giá cổ phiếu. Nhưng dù cổ phiếu của bạn có tốt đến cỡ nào, khi thị trường suy thoái
  7. chung, nó cũng sẽ đi xuống, hãy xem quá trình suy thoái của “Tháng 4 đen tối” vừa qua, 100% các cổ phiếu đều suy giảm. Nếu bạn là một NB, vốn nhỏ, khả năng cơ động T+1 không có, hãy luôn bán cổ phiếu khi thị trường đang ở trên đỉnh. Còn khi thị trường đã qua đỉnh, hãy ngừng giao dịch. Các dấu hiệu sau giúp ta phát hiện đỉnh thị trường hoặc thị trường vừa qua đỉnh, đang lình xình đi xuống: - Khi các cổ phiếu hàng đầu dẫn dắt thị trường (STB, FPT, REE, SJS, …) đang tăng rất mạnh, sau đó tăng nhẹ hoặc đứng yên đi cùng với khối lượng giao dịch lớn ở các phiên (tăng nhẹ, giảm nhẹ, đứng yên), đó là dấu hiệu thị trường đang ở trên đỉnh. - Khi các phiên phân phối xuất hiện gần nhau, cứ 2 đến 3 phiên giao dịch lại xuất hiện một phiên phân phối, đó là dấu hiệu thị trường vừa qua đỉnh và đang lình xình, sẽ đi xuống. Phiên phân phối là những phiên mà: khối lượng giao dịch tăng lớn, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ, đứng yên, giảm nhẹ, hoặc phiên 1 tăng, đến phiên 2, 3 giảm. - Khi chỉ số Vn-Index tăng đột biến trong 1 ngày (bùng nổ, bứt phá, chạm đích), suốt quá trình tăng 5 - 20 điểm/phiên, đột nhiên Vn-Index tăng đến 30 điểm hoặc thậm chí 40 điểm trong một phiên khác tiếp sau. Hãy cảnh giác, sau niềm vui vỡ òa này là dấu hiệu báo thị trượng đã hết đà bứt phá lần cuối để chạm đích. - Khi các mã cổ phiếu hàng đầu ngày càng lu mờ, thị trường đột nhiên chói sáng bởi các nhân tài PNs xa lạ, đây là dấu hiện rõ rệt nhất về việc thị trường
  8. sắp đi xuống. Ngay đến "đàn tuấn mã" cũng sẽ không kéo nổi cỗ xe Vn- Index thì những "nhân tài PNs xa lạ" kia liệu có thể thay thế? - Khi đột nhiên lượng bài viết ca ngợi thị trường và hô hào thị trường đang phát triển mạnh mẽ ngày càng hưng phấn và tần xuất xuất hiện cao độ trên báo chí, truyền hình, diễn đàn, thì hãy cẩn thận vì sắp có những đột biến tiêu cực xảy ra. Tuy nhiên để nhận biết được chính xác xu hướng thị trường là điều vô cùng khó. Khi có các hiện tượng xuất hiện, bạn phải bám sát thị trường và theo dõi 4 đến 7 phiên kế tiếp để xác nhận chính xác nhận định của bạn. Hãy yên tâm về chuyện thời gian, bạn vẫn có thể rút khỏi thị trường một cách an toàn trong điều kiện bình thường (không có biến cố đột ngột). Thị trường có đủ thời gian cho bạn rút lui vì khi thị trường qua đỉnh nó vẫn cố gắng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ hoặc lình xình đủ lâu. Đừng để sự tham lam chi phối bạn, đừng nghĩ rằng: "mình là người thông minh, mình cố lướt sóng cổ phiếu này thì vẫn có lãi và vẫn kịp rút ra"! Hãy nhớ: đội bóng để lọt lưới ít nhất mới là đội chiến thắng! Phần 4: Chọn cổ phiếu theo phương pháp ĐẦU CƠ GIÁ LÊN CANSLIM Phương pháp này giúp bạn chọn cổ phiếu để đầu cơ khi thị trường đang lên giá, dùng để đầu cơ trong ngắn hạn tại thị trường VN hiện nay (1-3 tháng, 3-6
  9. tháng), phương pháp này chỉ hiệu quả khi thị trường đang trong xu hướng UPTREND. William J. ONeil là một mẫu nhà đầu tư chứng khoán thành công tại Mỹ. Khởi nghiệp bằng nghề kế toán viên, ông nhanh chóng bị cuốn vào cơn sốt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, để rồi với những công thức đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ” tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm từ cổ phiếu. Hiện William là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng nghiên cứu đầu tư William J. ONeil & Company do chính ông thành lập. 300 USD là khoản tiền đầu tiên William “rót” vào thị trường chứng khoán với cổ phiếu của Procter & Gamble khi còn phục vụ trong Không lực hoàng gia. Có trong tay tấm bằng cử nhân tài chính của Đại học Southern Methodist, William khởi động sự nghiệp đầu tư của mình trên cương vị một nhà môi giới chứng khoán tại Los Angeles. Biết kinh nghiệm còn ít ỏi, William đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về thành công của các “bậc tiền bối” trên thị trường chứng khoán. Và rồi, nỗ lực của ông đã được đền đáp. William nghiên cứu và đúc kết được 7 yếu tố cần thiết để nhận dạng những cổ phiếu hiện còn ít được giới đầu tư chú ý nhưng lại chính là những tài sản sinh lời lớn trong tương lai. Bảy yếu tố đó được biết đến với cái tên CANSLIM. Nhận định của William hoàn toàn phù hợp với một thực tế hiện nay là rất nhiều nhà đầu tư không biết các công ty niêm yết cổ phiếu trên TTCK đang hoạt động như thế nào và đầu tư vào cổ phiếu của các công ty nào sẽ có lãi? Dưới tác động của “hiệu ứng đám đông”, họ bắt chước nhau, cùng đổ xô đi
  10. mua những cổ phiếu đang tăng giá. Nhiều người mua cổ phiếu rồi mà vẫn chưa có trong tay những tài liệu và phương pháp cần thiết để tìm hiểu về mức độ sinh lời của cổ phiếu đó. Là cha đẻ của phương pháp phân tích và lựa chọn cổ phiếu hiệu quả CANSLIM, William J. ONeil đã mang lại tốc độ tăng trưởng bình quân 40%/năm cho các tài khoản đầu tư cá nhân được ông tư vấn. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong vô vàn các công cụ phân tích chứng khoán hiện nay. “CANSLIM thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp phân tích cơ bản với phương pháp phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán”, John Neff, một cây đại thụ của phố Wall, cho biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2