intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng tì, thận dương hư ở người cao tuổi

Chia sẻ: Nguyen Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong Đông y tì là tuyến tụy. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng tì là một tạng như cái lưỡi liềm nằm trên vị (dạ dày). Trong cơ thể, tạng tì vận hóa thức ăn nuôi cơ thể. Tì còn hướng dẫn huyết đi vào mạch, không để tràn lan sinh bệnh chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, băng huyết, v.v... Có tì dương và tì âm. Tì dương hư thì không tiêu hóa hết thức ăn, sinh chứng đại tiện phân sống, tiết tả. Tì âm hư, hấp thụ kém nên ăn uống tốt mà người vẫn gầy. Tạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng tì, thận dương hư ở người cao tuổi

  1. Chứng tì, thận dương hư ở người cao tuổi
  2. Trong Đông y tì là tuyến tụy. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng tì là một tạng như cái lưỡi liềm nằm trên vị (dạ dày). Trong cơ thể, tạng tì vận hóa thức ăn nuôi cơ thể. Tì còn hướng dẫn huyết đi vào mạch, không để tràn lan sinh bệnh chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, băng huyết, v.v... Có tì dương và tì âm. Tì dương hư thì không tiêu hóa hết thức ăn, sinh chứng đại tiện phân sống, tiết tả. Tì âm hư, hấp thụ kém nên ăn uống tốt mà người vẫn gầy. Tạng thận trong Đông y rất quan trọng, tiếp thu khí huyết của bố mẹ để sinh ra một cơ thể sống. Thận có chức năng chứa tinh: Tinh lục phủ ngũ tạng gọi là cốc tinh (tinh chất của đồ ăn, thức uống), là chất cơ bản để duy trì hoạt động của cơ thể; tinh của bộ phận sinh dục để phát triển nòi giống. Thận có thận âm và thận dương. Thận dương hư làm tì dương hư, sinh chứng đại tiện lỏng, tiết tả dẫn đến tâm (tim) khí hư
  3. nhược mà sinh chứng hồi hộp, làm phế khí suy yếu, sinh chứng suyễn thở, tự ra mồ hôi… Nguyên nhân bệnh chứng tì, thận dương hư ở NCT. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, các phủ tạng trong cơ thể thuộc thể đặc, lớn tuổi khí huyết hư suy, không nuôi dưỡng được phủ tạng nên các phủ tạng rỗng dần và suy thoái sinh bệnh. Tuổi già tì vị yếu nên ăn uống kém, sự hấp thụ thức ăn của tì vị không như lúc trẻ, thường sau bữa ăn tì vị chỉ hấp thụ được 30% tổng số thức ăn. Vì không tiêu hóa hết thức ăn chuyển hóa thành tinh chất nạp vào thận, nên thận dương cũng bị tổn thương. Chứng tì, thận dương hư ở người già phần nhiều do tì dương hư dẫn đến thận dương hư, sinh chứng âm hàn thịnh, làm tổn thương chức năng vận hóa, thủy dịch đình trệ mà sinh bệnh.
  4. Ảnh mang tính minh họa Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân cơ thể gầy còm, đối với phụ nữ có thể béo phì theo kiểu bệnh tật; cơ thể, tay chân, bụng dưới lạnh; lưng đau mỏi, đại tiện lỏng, có khi đi ra thức ăn chưa tiêu, mắc chứng ngũ canh tả, tiểu tiện nhỏ giọt, tiểu đêm nhiều lần, có trường hợp mặt và tay chân phù, bệnh để lâu ngày có thể biến thành cổ chướng. Nam giới thì liệt dương, di tinh, phụ nữ thường mắc chứng bào cung lạnh, nếu còn tuổi sinh đẻ thì không thụ thai, đái hạ; chất lưỡi nhạt bệu, có vết răng, mạch trầm trì tế nhược.
  5. Cơ chế bệnh: Tì là gốc của hậu thiên, thận là gốc tiên thiên, luôn cần bổ sung nuôi dưỡng tinh chất của thủy cốc ở tì vị. NCT gặp chứng này đều thuộc hư chứng và bắt nguồn từ hai tạng tì và thận. Chứng tì thận dương hư là biểu hiện của một số bệnh mạn tính lâu ngày hoặc do tuổi già sức yếu, các tạng phủ bị tổn thương. Tuy là chứng dương hư nhưng biểu hiện của tì hư rất rõ. Cũng có trường hợp do ăn uống không đầy đủ, hoặc khi tuổi trẻ do sinh hoạt tình dục quá độ dẫn đến thận dương hư. Từ thận dương hư làm trở ngại việc thu nạp tinh khí, dẫn đến tì thận dương đều hư. Điều trị: Do tì thận dương yếu, không tiêu hóa được thủy cốc sinh chứng tiết tả: Triệu chứng: Tiết tả lâu ngày, phân lỏng, đại tiện ra thức ăn chưa tiêu hóa. Nếu do thận dương hư thì tiết tả vào lúc tảng sáng gọi là: Kê minh tiết hay ngũ canh tả, vì âm hàn dương
  6. hư nên bụng dưới lạnh mà đau, sợ lạnh, tay chân lạnh… Điều trị: Ôn bổ phần dương của tì thận. Bài thuốc: “Phụ tử lí trung thang” phối hợp với bài “Ngũ vị tử tán” Nhân sâm 12 gam, Cam thảo 6 gam, Bạch truật 12 gam, Hắc phụ tử chế 8 gam, Ngũ vị tử 8 gam, Ngô thù du 8 gam. Ngày uống một thang, sắc uống ba lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói, tùy chứng có thể gia giảm. Do tì thận dương hư hàn, tấu lí không kín mà sinh bệnh lị. Triệu chứng: Lị kéo dài không dứt, bụng dưới lạnh trệ, đau, phân có màu trắng nhiều chất nhầy. Điều trị: Ôn bổ tì thận chỉ lị, cố thoát. Bài thuốc: Trần bì 12 gam, Đinh hương 6 gam, Phục linh 12 gam, Thương truật 8 gam, Mộc hương 6 gam, Bạch truật 12 gam, Hoắc hương 8 gam, Bán hạ chế 8 gam, Nhục quế 6 gam, Hoa tiêu 12 gam. Hồng linh đơn 2 gam (đây là vị thuốc độc khi dùng phải chú ý, sau khi sắc thuốc rót để nguội mới cho vào uống, thuốc kị nóng). Ngày một thang, sắc uống ba lần sau khi ăn.
  7. Do tì thận dương hư, thủy ẩm không hóa thành tân dịch mà biến thành tà thủy sinh phù thũng. Triệu chứng: Đầu mặt tay chân, toàn thân phù thũng, từ lưng trở xuống nặng hơn, sợ lạnh, tay chân, lưng lạnh, đau ê ẩm, tiểu tiện ít, mạch trầm ở cả sáu bộ. Điều trị: Ôn tì bổ thận. Bài thuốc “Phục nguyên đan”: Phụ tử chế 8 gam, Bạch truật 12 gam, Nhục quế 6 gam, Mộc hương 6 gam, Ngô thù du 8 gam, Thục tiêu 8 gam, Tiểu hồi 12 gam, Hậu phác 12 gam, Trạch tả 12 gam, Phục linh 12 gam, Thảo quả nhục 12 gam, Sinh khương bì 12 gam. Ngày uống một thang sắc uống ba lần trong ngày, uống trước khi ăn. Do tì thận dương hư sinh chứng cốt nuy (loãng xương). Do tì vị hư nhiệt, khi trung tiêu mắc bệnh nên hạ tiêu lấn thận “thổ khắc thủy”, thận không sinh ra cốt tủy, sinh chứng cốt nuy. Triệu chứng: Hai chân đi lại khó khăn, thậm chí không đi lại được, hai tay yếu, chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, mặt trắng bệch, hai mi mắt sưng, ăn uống hay nghẹn. Điều trị: Ôn bổ tì
  8. thận. Bài thuốc: “Quy tì thang” phối hợp “Hữu quy hoàn”: Nhân sâm 10 gam, Hoàng kì 12 gam, Chích thảo 6 gam, Đại táo 2 quả, Bạch truật 12 gam, Mộc hương 4 gam, Sinh khương 3 lát, Hắc táo nhân 12 gam, Thục địa 12 gam, Lộc giác giao 16 gam, Hoài sơn 12 gam, Kỉ tử 12 gam, Phụ tử chế 8 gam, Sơn thù 8 gam, Đỗ trọng 12 gam, Đương quy 12 gam, Thỏ ti tử 12 gam, Nhục quế 6 gam. Ngày uống một thang, sắc uống ba lần trong ngày, uống sau khi ăn. Do tì khí hư hàn, dương khí của thận bị hạ hãm, đại, tiểu tiện ra máu. Triệu chứng: Đại tiện táo bón, thường có huyết màu đen, nếu máu từ vị xuống thì phân ra như màu sơn đen, thường gọi là “viễn huyết”. Người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhợt, mạch tế vô lực. Điều trị: Ôn bổ tì thận, dưỡng huyết, cầm máu. Bài thuốc: “Hoàng thổ thang”: A giao 12 gam, Bạch truật 12 gam, Hoàng cầm 8 gam, Chích thảo 8 gam, Táo tâm hoàng thổ 50 gam, Can địa hoàng 12 gam, Phụ tử chế 8 gam. Nếu bệnh nặng có thể dùng thêm bài “Nhân
  9. sâm dưỡng vinh”. Ngày uống một thang sắc uống ba lần trong ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0