intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuỗi giá trị nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi giá trị nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy 82% nấm rơm sản xuất tại xã Phú Lương tiêu thụ tại thị trường Thừa Thiên Huế, 18 % còn lại được các bán buôn chở đi tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Đối với thị trường Thừa Thiên Huế thì bán buôn là người cung ứng chủ yếu (97,6%).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuỗi giá trị nấm rơm tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012<br /> <br /> CHUỖI GIÁ TRỊ NẤM RƠM TẠI XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG<br /> TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br /> Nguyễn Trọng Dũng1, Nguyễn Thị Minh Hòa2<br /> 1<br /> Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br /> 2<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> Tóm tắt. Nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi giá trị nấm rơm tại xã Phú<br /> Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy 82%<br /> nấm rơm sản xuất tại xã Phú Lương tiêu thụ tại thị trường Thừa Thiên Huế, 18 %<br /> còn lại được các bán buôn chở đi tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng<br /> Bình và Quảng Trị. Đối với thị trường Thừa Thiên Huế thì bán buôn là người cung<br /> ứng chủ yếu (97,6%). Như vậy, bán buôn giữ vai trò điều khiển, chi phối toàn bộ<br /> các hoạt động kinh doanh nấm rơm trên thị trường. Nghiên cứu về vị thế tài chính<br /> chỉ ra rằng chi phí, lợi nhuận và lợi nhuận biên phân chia không đồng đều trong<br /> chuỗi. Hộ trồng nấm là người có vị thế tài chính cao nhất trên cả chi phí gia tăng,<br /> lợi nhuận và lợi nhuận biên nhưng họ là người hưởng lợi thấp nhất, bán buôn là<br /> người hưởng lợi cao nhất từ cả hai chuỗi giá trị chợ Đông Ba và chợ Bãi Dâu.<br /> <br /> 1. Giới thiệu<br /> Một trong những đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp là có những tố chất cần<br /> cho sức khỏe của con người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người<br /> ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang tăng lên. Bởi vậy, nhu cầu tiêu<br /> thụ các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao không những tăng lên về số lượng mà còn<br /> đòi hỏi cao hơn về chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng và tốt<br /> hơn cho sức khỏe. Nấm nói chung và nấm rơm nói riêng là một loại thực phẩm bổ<br /> dưỡng được các nhà khoa học và giới bác sĩ xem là một “tiên dược” cho cuộc sống hiện<br /> đại. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ nấm rơm đang tăng lên, đặc biệt tại tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế - nơi mà đa số người dân theo đạo Phật thì nấm rơm là nguyên liệu không thể thiếu<br /> trong các món ăn chay.<br /> Xã Phú Lương, huyện Phú Vang là một xã đi đầu về trồng nấm rơm ở tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế. Số hộ tham gia trồng nấm và qui mô trồng nấm rơm của các hộ đang tăng<br /> lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, làm thế nào để nấm rơm của xã Phú Lương đáp<br /> ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và người dân cải thiện thu nhập thông qua trồng<br /> nấm vẫn là những câu hỏi cần được giải quyết. Nghiên cứu này tập trung phân tích<br /> 67<br /> <br /> chuỗi giá trị nấm rơm với mục đích xác định cấu trúc chuỗi giá trị nấm rơm, hiểu rõ hơn<br /> về các tác nhân trong chuỗi và tìm hiểu vị thế tài chính của các tác nhân khi tham gia<br /> vào các chuỗi để từ đó có thể giúp hộ trồng nấm đưa ra những quyết định liên quan đến<br /> sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phú Lương là xã có số hộ trồng nấm nhiều nhất và cũng là xã có phong trào<br /> trồng nấm phát triển ở huyện Phú Vang. Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã bắt<br /> đầu với việc thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến trồng và tiêu thụ nấm rơm từ phòng<br /> Nông nghiệp, Hội Nông dân và sau đó là các hợp Tác xã, xã trồng nấm ở huyện Phú<br /> Vang. Thông qua kết quả điều tra và thảo luận, chúng tôi đã lựa chọn hộ trồng nấm –<br /> điểm bắt đầu của chuỗi giá trị ở xã Phú Lương để điều tra. Từ hộ trồng nấm chúng tôi<br /> lần từng bước để tìm ra chuỗi giá trị nấm ở Xã Phú Lương. Các cuộc điều tra với hộ<br /> nông dân theo bảng hỏi, và các cuộc phỏng vấn sâu dựa vào danh mục hỏi với toàn bộ<br /> các tác nhân tham gia trong chuỗi đã được thực hiện.<br /> Tổng số 95 hộ đại diện có qui mô trồng nấm khác nhau (10 hộ có 1 vòm nấm, 72<br /> hộ có 2 vòm nấm và 13 hộ có 3 vòm nấm) được lựa chọn từ các thôn trồng nấm rơm<br /> nhiều, trung bình và ít (Lê Xá Đông 25, Giang Đông B 25, Vĩnh Lưu 30, Lê Xá Trung 4,<br /> Giang Đông A 4, Khê Xá 4 và Lương Lộc 3). 17 hộ thu gom, trong đó 12 hộ thu gom<br /> cung ứng nấm rơm cho chuỗi giá trị Đông Ba và 5 thu gom cung ứng cho thị trường<br /> ngoại tỉnh. 13 nhà bán buôn, trong đó chuỗi giá trị Đông Ba 5, chuỗi giá trị Bãi Dâu 8<br /> người1. Đối với người bán lẻ, chúng tôi đã tiến hành điều tra 20 người tại các chợ trên<br /> thành phố Huế như Tây Lộc, Vĩ Dạ, Bến Ngự…<br /> 3. Chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang<br /> 3.1. Cấu trúc chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang<br /> Nấm rơm ở xã Phú Lương chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh (82%) và<br /> cung ứng khoảng 18% cho thị trường ngoại tỉnh như Đà Nẵng (ĐN), Quảng Bình (QB),<br /> Quảng Trị (QT) (Sơ đồ 1). Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung phân<br /> tích chuỗi giá trị cung ứng cho thị trường tiêu thụ chính của nấm rơm xã Phú Lương –<br /> thị trường nội tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> Sơ đồ 1 chỉ ra rằng 72% nấm rơm ở xã Phú Lương được bán cho các hộ thu gom<br /> để cung ứng chủ yếu (63%) cho các nhà bán buôn chợ Đông Ba và 9% còn lại cung ứng<br /> cho các nhà bán buôn ở Đà Nẵng, Quảng Bình và Quảng Trị. 20% nấm rơm cung ứng<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đối với các nhà bán buôn ở chợ Bãi Dâu, họ tự thu gom nấm từ các hộ trồng nấm rồi bán cho các nhà<br /> bán lẻ. Mặc dù khối lượng kinh doanh không lớn, nhưng họ thực hiện chức năng và đóng vai trò quan<br /> trọng như những nhà bán buôn trong chuỗi nên chúng tôi nhóm họ vào những nhà bán buôn thay vì<br /> những hộ thu gom.<br /> <br /> 68<br /> <br /> cho các nhà bán buôn chợ Bãi Dâu, 6% nấm rơm từ hầu hết của các hộ trồng nấm qui<br /> mô lớn được cung ứng cho các nhà bán buôn và chỉ có 2% nấm rơm được hộ trồng nấm<br /> bán trực tiếp đến người tiêu dùng địa phương. Trong tất cả các chuỗi cung ứng nấm rơm<br /> ra thị trường thì chuỗi mà hộ trồng nấm rơm xã Phú Lương bán cho các thu gom để<br /> cung ứng cho bán buôn chợ Đông Ba là lớn nhất, chiếm khoảng 73,2%. Chuỗi cung ít<br /> nhất nấm rơm ra thị trường Thừa Thiên Huế đó là chuỗi mà người trồng nấm xã Phú<br /> Lương bán trực tiếp đến người tiêu dùng, khoảng 2,4%2.<br /> <br /> 9%<br /> <br /> Thu gom<br /> <br /> Bán buôn các tỉnh<br /> (ĐN, QB, QT)<br /> 9%<br /> <br /> 72%<br /> <br /> Hộ trồng nấm rơm<br /> <br /> Bán lẻ:<br /> - Đà nẵng<br /> - Quảng Bình<br /> - Quảng Trị<br /> <br /> 63%<br /> <br /> Bán buôn Đông ba<br /> <br /> 6%<br /> <br /> 20%<br /> <br /> Bán buôn Bãi Dâu<br /> <br /> 2%<br /> <br /> 60%<br /> <br /> Bán lẻ:<br /> -Chợ TP Huế<br /> - Chợ địa<br /> phương<br /> - Siêu thị<br /> <br /> Người<br /> tiêu<br /> dùng<br /> (ĐN,<br /> QB, QT)<br /> <br /> Người<br /> tiêu<br /> dùng<br /> (Thừa<br /> Thiên<br /> Huế)<br /> <br /> Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang<br /> <br /> Trong 82% nấm rơm tiêu thụ tại thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế thì 60% nấm<br /> rơm được cung ứng bởi các nhà bán buôn chợ Đông Ba, 20% được cung ứng bởi các<br /> nhà bán buôn Bãi Dâu. Như vậy có thể nói bán buôn, đặc biệt bán buôn nấm rơm ở chợ<br /> Đông Ba giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ nấm sản xuất ở xã Phú<br /> Lương. Những nhà bán buôn nấm rơm là những người điều khiển, chi phối hầu hết các<br /> chuỗi cung ứng nấm rơm cũng như thị trường tiêu thụ từ quyết định khối lượng giao<br /> dịch đến giá mua và giá bán nấm rơm hằng ngày trên thị trường và phương thức thanh<br /> toán.<br /> Bán buôn nấm rơm ở chợ Đông Ba dựa vào giá nấm rơm ngày hôm trước, giá tại<br /> các chợ khác, khối lượng nấm sản xuất ở tỉnh Thừa Thiên Huế và nhu cầu thị trường để<br /> quyết định giá mua và giá bán nấm rơm. Hằng ngày, vào lúc 3h sáng, bán buôn chợ<br /> Đông Ba sẽ gọi điện thoại thông báo giá mua cho các nhà thu gom ở xã Phú Lương để<br /> nhà thu gom quyết định thông báo giá mua nấm rơm cho hộ trồng nấm. Tuy nhiên, hộ<br /> trồng nấm thường chỉ được các nhà thu gom thanh toán tiền sau 5 đến 7 ngày và tùy<br /> thuộc vào giá thực tế mà người bán buôn Đông Ba quyết định vào thời điểm thanh toán.<br /> Nếu giá tại thời điểm thanh toán cao thì hộ trồng nấm sẽ được thanh toán với giá thông<br /> báo lúc thu gom, còn nếu giá tại thời điểm thanh toán thấp thì giá thanh toán cho hộ<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,732 = 0,6/0,82; 0,024 = 0,02/0,82<br /> <br /> 69<br /> <br /> trồng nấm sẽ thấp hơn so với giá thông báo lúc thu gom. Như vậy, hộ trồng nấm vừa là<br /> tác nhân chịu sức ép về giá vừa phải chia sẻ các rủi ro từ biến động của thị trường nấm<br /> rơm.<br /> Bán buôn chợ Bãi Dâu trực tiếp thu gom nấm rơm từ các hộ trồng nấm theo hình<br /> thức “khoán” tức là người trồng nấm sau khi thu hoạch thì bỏ nấm sẵn vào bao để người<br /> thu gom đến nhận. Khi nhận nấm rơm từ các hộ trồng nấm thì bán buôn Bãi Dâu chưa<br /> thông báo giá mua cho hộ trồng nấm. Giá bán được nhà bán buôn xác định theo giá từng<br /> ngày ở chợ dựa vào giá của ngày hôm trước, lượng cung, cầu ngày hôm đó và chất<br /> lượng của nấm. Từ giá bán nấm rơm thực tế, bán buôn Bãi Dâu sẽ quyết định mức giá<br /> mua trả cho hộ trồng nấm. Hộ trồng nấm sẽ được bán buôn Bãi Dâu thanh toán tiền<br /> trong vòng 1 đến 2 ngày sau. Như vậy, giao dịch với các nhà bán buôn chợ Bãi Dâu thì<br /> hộ trồng nấm vẫn là người bị động về các thông tin trên thị trường và cũng phải chia sẻ<br /> rủi ro từ những biến động trên thị trường nấm hằng ngày.<br /> 3.2. Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị nấm rơm<br /> Khi tham gia vào các chuỗi giá trị khác nhau, vị thế tài chính của các tác nhân sẽ<br /> khác nhau. Như đã đề cập ở trên, hầu hết (97,6%) nấm rơm tiêu thụ ở thị trường Thừa<br /> Thiên Huế được cung ứng bởi các nhà bán buôn, trong đó bán buôn Đông Ba cung ứng<br /> 73,2 % và bán buôn Bãi Dâu cung ứng 24,4%. Để hiểu rõ vị trí tài chính của các tác<br /> nhân, nghiên cứu sẽ đi vào phân tích các chuỗi giá trị cung ứng nấm rơm cho các bán<br /> buôn chợ Đông Ba và Bãi Dâu.<br /> 3.2.1. Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nấm rơm chợ<br /> Đông Ba<br /> Bảng 1 trình bày vị thế tài chính của các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị<br /> nấm rơm chợ Đông Ba, cho thấy rằng lợi nhuận biên của toàn chuỗi đối với 1kg nấm<br /> rơm là 60.000 đồng, trong đó chi phí gia tăng trên 1kg nấm là 25.555 đồng chiếm<br /> 42,6% và lợi nhuận là 34.445 đồng trên 1kg nấm rơm, chiếm 57,4%3. Trong tổng chi<br /> phí gia tăng của 1kg nấm rơm (25.555đồng) thì chi phí gia tăng hộ trồng nấm rơm bỏ ra<br /> là nhiều nhất với 20.155 đồng, chiếm 78,9%. Tác nhân bỏ ít chi phí gia tăng nhất trên<br /> 1kg nấm rơm đó chính là bán buôn (1,500 đồng, chiếm 5,9%). Chi phí gia tăng của hộ<br /> trồng nấm rơm chiếm 78,9% trong tổng chi phí gia tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ<br /> nhận được chỉ chiếm 72,1% trong tổng lợi nhuận thu được từ 1kg nấm rơm bán ở chợ<br /> Đông Ba. Ngược lại, tỷ lệ chi phí gia tăng mà bán buôn chợ Đông Ba bỏ ra chỉ chiếm<br /> 5,9% nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được từ 1kg nấm rơm bán ra lên tới 11,6%. Như<br /> vậy, có thể nói rằng bán buôn chợ Đông Ba không phải là tác nhân giữ vị thế tài chính<br /> <br /> 3<br /> <br /> Trong bài viết này, lợi nhuận biên là sự chêch lệch giữa giá bán và giá mua của các tác nhân trong chuỗi.<br /> Như vậy, tổng lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia trong chuỗi sẽ là giá bán lẻ 1kg nẩm rơm trên thị<br /> trường. Lợi nhuận bao gồm cả tiền công lao động.<br /> <br /> 70<br /> <br /> cao nhất trong chuỗi nhưng là tác nhân hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi giá trị nấm rơm ở<br /> chở Đông Ba. Tác nhân hưởng lợi sau bán buôn đó chính là các nhà bán lẻ, tiếp đó là<br /> nhà thu gom và cuối cùng là hộ trồng nấm rơm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với<br /> những nhận xét về vai trò lãnh đạo, điều khiển chuỗi giá trị của các bán buôn nấm rơm<br /> ở phần trên.<br /> Bảng 1. Chi phí, lợi nhuận và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia<br /> vào chuỗi giá trị nấm rơm chợ Đông Ba<br /> Chi phí<br /> Tác nhân<br /> tham gia<br /> chuỗi<br /> <br /> Tổng<br /> chi phí<br /> (đ/kg)<br /> <br /> Chi<br /> phí gia<br /> tăng<br /> (đ/kg)<br /> <br /> Chi<br /> phí gia<br /> tăng<br /> <br /> Hộ trồng nấm<br /> rơm<br /> <br /> 20.155<br /> <br /> 20.155<br /> <br /> 78,9<br /> <br /> Thu gom<br /> <br /> 47.000<br /> <br /> 2.000<br /> <br /> Bán buôn<br /> <br /> 51.000<br /> <br /> Bán lẻ<br /> <br /> 56.900<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Lợi nhuận<br /> Đơn<br /> giá<br /> <br /> Lợi nhuận biên<br /> <br /> đ/kg)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> (đ/kg)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> 45.000<br /> <br /> 24.845<br /> <br /> 72,1<br /> <br /> 45.000<br /> <br /> 75,0<br /> <br /> 7,8<br /> <br /> 49.500<br /> <br /> 2.500<br /> <br /> 7,3<br /> <br /> 4.500<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 1500<br /> <br /> 5,9<br /> <br /> 55.000<br /> <br /> 4.000<br /> <br /> 11,6<br /> <br /> 5.500<br /> <br /> 9,2<br /> <br /> 1.900<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 60.000<br /> <br /> 3.100<br /> <br /> 9,0<br /> <br /> 5.000<br /> <br /> 8,3<br /> <br /> 25.555<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 34.445<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 60.000<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> (đ/kg)<br /> <br /> (đ/kg)<br /> <br /> (Nguồn: Số liệu điều tra 2010).<br /> 3.2.2. Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nấm rơm chợ<br /> Bãi Dâu<br /> Vị thế tài chính của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nấm rơm ở chợ Bãi<br /> Dâu cũng không có những thay đổi lớn khi bán buôn Bãi Dâu thực hiện luôn công việc<br /> thu gom nấm rơm trực tiếp từ các hộ trồng nấm rồi sau đó đưa đến chợ Bãi Dâu bán<br /> trực tiếp cho các nhà bán lẻ. Khi thu gom trực tiếp từ các hộ trồng nấm (đây là công<br /> việc chủ yếu của các nhà thu gom) rồi sau đó tiến hành phân loại nấm (bán buôn Đông<br /> Ba thuê người làm) chi phí gia tăng và lợi nhuận thu được trên 1kg nấm của các bán<br /> buôn Bãi Dâu cao hơn so với bán buôn Đông Ba. Cụ thể, bán buôn Bãi Dâu bỏ ra 3.200<br /> đồng (12,5%) trong chi phí gia tăng trên 1kg nấm rơm là 25.555 đồng, họ thu được<br /> 5.800 đồng (16,9%) trên tổng lợi nhuận thu được từ 1kg nấm rơm bán ở chợ Bãi Dâu là<br /> 34.445 đồng. Hộ trồng nấm rơm bỏ ra 20.155 đồng chi phí trên 1kg nấm cho thời gian<br /> trồng nấm trung bình khoảng từ 21-23 ngày và họ thu được 24.845 đồng trên 1kg nấm<br /> rơm. Rõ ràng trồng nấm rơm mang lại lợi nhuận cho người dân nhưng so với các tác<br /> nhân khác trong chuỗi thì họ vẫn là người hưởng lợi thấp nhất. Bảng 2 cho thấy, bán<br /> buôn vẫn là người hưởng lợi cao nhất, tiếp sau đó là nhà bán lẻ nấm rơm. Xét về vị thế<br /> tài chính thì hộ trồng nấm giữ vị thế cao nhất trên cả ba khía cạnh chi phí giá tăng, lợi<br /> nhuận và lợi nhuận biên và không có gì thay đổi khi họ bán nấm rơm cho bán buôn Bãi<br /> Dâu hay bán cho thu gom để cung ứng cho bán buôn Đông Ba.<br /> 71<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2