YOMEDIA
ADSENSE
Chương 5.3 Tác dụng địa chất của dòng nước chảy trên mặt
316
lượt xem 49
download
lượt xem 49
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tác dụng xâm thực của nước lũ Nước lũ bào mòn đá mềm, lôi cuốn các s/phẩm bị bào mòn, đá gốc lộ ra và bị phá hủy tai nạn khủng khiếp (đổ chỏm núi lấp làng mạc, đất lở, bùn trôi).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 5.3 Tác dụng địa chất của dòng nước chảy trên mặt
- 5.3. TÁC DỤNG ĐỊA CHẤT CỦA DÒNG NƯỚC CHẢY TRÊN MẶT Nước mặt là 1 bộ phận thủy quyển. Nước mưa rơi xuống chia 3 phần: 1)- Phần lớn chảy trên mặt dồn vào vùng trũng; 2)- Một phần ngấm xuống đất; 3)- Một phần nhỏ bốc hơi. Nước chảy trên mặt có t/dụng ph/hủy và t/dụng x/dựng. + T/dụng ph/hủy = xâm thực + v/chuyển. + T/dụng x/dựng = sự trầm tích.
- 5.3.1. Tác dụng xâm thực của dòng nước chảy trên mặt 5.3.1.1. Tác dụng xâm thực của nước lũ Nước lũ bào mòn đá mềm, lôi cuốn các s/phẩm bị bào mòn, đá gốc lộ ra và bị phá hủy tai nạn khủng khiếp (đổ chỏm núi lấp làng mạc, đất lở, bùn trôi). Các v/liệu ph/hủy di chuyển theo nước bằng 2 cách: mịn (cuốn trong nước), thô (lăn, trượt trên sườn dốc). Dòng lũ có lưu lượng nước + v/tốc lớn, tải nhiều v/liệu (tảng, cuội đến cát, bùn). V/liệu tích tụ = lũ tích (proluvi); TP phức tạp, k/thước khác nhau (cát, bột, sét, mảnh đá ...), độ chọn lọc, bào mòn kém, luôn th/đổi hướng ph/bố.
- 5.3.1.2. Tác dụng xâm thực của nước mặt Đối với nước chảy tràn trên mặt: rửa trôi là t/dụng chính. Nước x/hiện (mưa lớn, tuyết tan) thường không có dòng, hướng chảy không cố định, phủ trên d/tích rộng, động năng + lưu lượng nhỏ, khả năng ph/hủy yếu. Tốc độ rửa trôi t/chất đá. T/dụng x/thực của nước chảy tràn địa hình "ống khói nàng tiên" (nơi v/chất tr/tích không đồng nhất) hoặc đào khoét tạo các mương xói trên các sườn núi. Các mương xói gây tác hại: làm khô cạn khu vực dẫn tới hạ thấp mực nước ngầm thuận lợi ph/hóa v/lý, cho t/dụng gió.
- 5.3.1.3. Tác dụng xâm thực của dòng chảy Tác dụng xâm thực của dòng chảy tạm thời Dòng chảy tạm thời (miền núi) có nước vào mùa mưa, tuyết tan và khô cạn vào mùa khô. Q/trình ph/hủy: đào khoét tạo rãnh sâu = xâm thực dọc (xâm thực sâu). Q/trình ph/hủy đá 2 bên bờ dòng chảy, mở rộng thung lũng (do động năng dòng + v/liệu cứng va đập khi dòng nước di chuyển) = xâm thực ngang (xâm thực bên). Q/trình v/chuyển: 2 cách: v/liệu mịn, nhỏ cuốn trôi theo dòng nước; v/liệu thô lăn, trượt trên bề mặt đáy khe rãnh. Q/trình tích tụ: tại cửa tỏa nước, động năng dòng giảm, v/liệu tích tụ nón (quạt) phóng vật (proluvial fan) = hình nón, đỉnh quay về nguồn, miệng tỏa xuống đồng bằng với sự ph/bố tr/tích theo q/luật: các tảng, hạt thô hơn nằm gần đỉnh, các hạt nhỏ thì nằm xa đỉnh nón. Ở miền núi: nhiều nón phóng vật hợp lại tạo vạt gấu trước núi. Dòng chảy tạm thời có đ/điểm x/thực ngược (dòng đào lòng ph/triển về phía thượng lưu).
- Tác dụng xâm thực của sông Dòng chảy thường xuyên (sông, suối) = dòng chảy quanh năm không khí hậu. Nguồn c/cấp: nước mưa, băng tuyết tan, nước hồ, nước dưới đất Các y/tố chính của sông: + Nguồn sông (nơi bắt đầu), đoạn chảy (dòng chảy v/chuyển nối nguồn với cửa sông); + Cửa sông (sông chảy vào 1 sông lớn hoặc vào hồ, ra biển nơi có mực gốc thấp - nơi bắt đầu có tr/tích); + Độ dài sông (từ nguồn đến cửa sông); + Đường chia nước - đường phân thủy (phân chia lưu vực sông); + Hệ thống sông (gồm nhiều sông lớn nhỏ đổ nước vào một khu vực); + Phân đoạn sông (thượng lưu - xâm thực đào lòng; trung lưu - v/chuyển; hạ lưu - lắng đọng).
- + Hệ số uốn khúc (tỷ lệ: độ dài sông/kh/cách thẳng từ nguồn đến cửa >1); + Lòng sông (nơi có nước chảy thường xuyên), bờ sông, đáy sông; + Thung lũng sông (phần d/tích, theo đó nước chảy đổ dồn vào lòng sông; theo m/cắt ngang có các dạng: hẻm - dạng chữ V, dạng chữ U, dạng không đối xứng);
- Một số địa hình l/quan với sự ph/triển của sông: Bãi bồi (flood-plain): phần đ/hình có phù sa lắng đọng trong lũng sông, mùa mưa bị nước sông phủ ngập, trên bãi bồi có cây cối mọc. Thềm (terrace): phần d/tích t/đối bằng phẳng của Cặp đôi lũng sông (hơi nghiêng dốc ra sông) dạng bậc, phân bố dọc sông do sông đào sâu lòng. - Khác bãi bồi, thềm không bị ngập nước dù vào mùa lũ. - Sự x/hiện thềm chứng tỏ kh/vực sông bị nâng lên. Một sông có thể nhiều thềm, đánh số từ dưới lên. Doi cát (spit): d/tích nhỏ ph/bố dọc sông hay giữa lòng sông, mùa nước ngập, mùa cạn lộ ra, nhiều cát. = bãi bồi. Tác dụng xâm thực (erosion) của sông - là sự phá hoại cơ học với 2 dạng: + Xâm thực dọc hay xâm thực sâu (đào sâu lòng sông theo chiều thẳng đứng); + Xâm thực ngang (lateral erosion) hay xâm thực bên (mở rộng lòng sông).
- a- Tác dụng xâm thực dọc hay xâm thực sâu: Là q/trình đào sâu lòng: mạnh mẽ ở trung lưu (lưu lượng nước, v/tốc dòng chảy lớn). Dừng lại khi sông đạt trắc diện cân bằng (mặt nước ở hạ lưu gần ngang mặt cơ sở, ở trung lưu thoải và thượng lưu có độ dốc lớn nhất). Khi sông đạt trắc diện cân bằng = sông đã thực hiện xong 1 chu kì x/thực, trắc diện dọc của sông = đường cong trơn (dốc ở thượng lưu, t/đối bằng phẳng ở hạ lưu). Q/trình x/thực dọc còn dẫn tới hiện tượng cướp dòng - river capture (dòng sông này thu một phần nước ở vùng thượng nguồn của một dòng chảy khác). b- Tác dụng xâm thực ngang hay xâm thực bên: X/thực dọc + x/thực ngang luôn x/ra đồng thời. Khi v/tốc dòng lớn, nước chảy thẳng, xói mòn sâu là ch/yếu, x/thực dọc đóng v/trò chính. Khi độ dốc thoải hơn (t/đối bằng) thì v/tốc nhỏ đi x/thực ngang mới đóng v/trò q/trọng. Xâm thực ngang (lateral erosion) là sự ph/hoại x/thực vào 2 bên bờ do động năng của dòng chảy và do các v/liệu vụn của dòng mang theo. X/thực ngang ph/triển ch/yếu ở hạ lưu sông khi x/thực dọc giảm đi nhiều.
- Nguyên nhân phát sinh x/thực ngang: + Địa hình thấp giảm thế năng nước giảm v/tốc dòng, giảm t/dụng x/thực dọc, thuận lợi ph/triển x/thực ngang. + Sự b/đổi đ/điểm đ/chất: đất đá 2 bờ không đều nhau, 1 bên mềm hơn, 1 bên cứng hơn hoặc do thế nằm đá hay do đ/gãy k/tạo. + Ch/động k/tạo hạ xuống làm x/hiện sự tr/tích. Những y/tố ảnh hưởng đến sự x/thực ngang: + Ở chỗ uốn cong, dòng chảy mạnh sẽ có sức ly tâm đẩy nước văng ra ngoài gây xói mòn vào bờ cong và bồi lắng về phía đối diện. + Mực nước b/đổi làm cho dòng chính đổi hướng. Ở chỗ uốn cong, dòng nước do chảy vòng chịu ảnh hưởng của lực ly tâm nên chảy theo ph/thức chảy vòng đơn hướng ngang. Phần chảy trên xói vào chỗ cong, phần chảy ở đáy sẽ mang v/liệu bị phá vỡ ở bờ đưa đến lắng đọng ở bờ lồi tạo các bãi bồi, các gờ bồi tụ.
- Quá trình hình thành hồ móng ngựa - H/thành uốn khúc rồng rắn (meander - quanh co) chứng tỏ sự x/thực ngang của dòng sông đã đến thời kỳ cuối. - X/thực ngang có x/hướng làm dòng chảy quanh co uốn khúc → bên lở bên bồi. Tại chỗ 2 khúc uốn gần nhau, khi nước lớn dòng đào lòng tắt qua chỗ gần nhất → tạo dòng mới, tách khúc uốn của sông ra hồ móng ngựa. - X/thực ngang của sông còn chịu ả/hưởng của v/động tự quay TĐ (sông hướng k/tuyến) và vào c/trúc đ/chất và độ cứng đá.
- 5.3.2. Tác dụng vận chuyển của dòng nước chảy trên mặt 2 phương thức v/chuyển: 1- Vận chuyển của sông theo phương thức cơ học: a- Phương thức lăn đẩy - kéo lê (traction): lực đẩy nước sông > lực ma sát v/liệu thì v/liệu sẽ bị đẩy đi. Các cuội gần dòng chảy chính có trục dài gần // phương chảy → dạng mái ngói ứng dụng ph/đoán dòng sông cổ. b- Phương thức nhảy bước (saltation): do ả/hưởng dòng chảy rối, chảy xoáy, có lúc sẽ tạo ra dòng đẩy từ dưới lên → các hạt vụn bị lôi lên khỏi đáy sông cuốn đi một khoảng, sau đó dưới t/dụng trọng lực lại chìm xuống đáy → di chuyển có tính nhảy bước (hạt đẩy lên, cuốn trôi, lắng xuống đáy rồi lại bị đẩy lên, cuốn trôi). → nguyên nhân tạo các gợn cát dạng sóng (sand wave): dạng không đối xứng, mặt xuôi: theo hướng nước chảy, dốc hơn: mặt đón hướng nước chảy.
- - Q/trình chảy của dòng sông làm gợn cát dịch chuyển dần về trước. -Nếu ch/độ thủy văn th/đổi, tốc độ nước di chuyển lớn hơn → nước bào mòn các gợn cát có trước → các lớp xiên chéo (oblique bedding) giống như do gió.
- c- Phương thức nổi lơ lửng (suspension): khi trọng lực hạt nhỏ hơn sức đẩy của dòng chảy thì các v/liệu sẽ trôi lơ lửng trong nước. Đ/trưng v/chuyển dòng sông theo ph/thức cơ học là: - Càng đi xa thì hạt càng được mài tròn. - Càng đi xa những k/vật không ổn định (felspat, k/vật Fe-Mg) sẽ bị ph/hủy, phân giải, số lượng giảm bớt đi; trái lại, các k/vật bền vững tập trung hơn.
- Stream Erosion (dòng xói mòn): Downcutting (cắt) Slotted Canyon - rãnh Potholes - ổ gà
- 2- Vận chuyển của sông theo phương thức hóa học: Nước sông có thể hòa tan 1 số k/vật (đá) thành d/dịch (keo) và v/chuyển đi nơi khác. a- Vận chuyển theo dạng dung dịch: trong MT nước xáo động di chuyển thì ion của Cl, S, Ca, Na, Mg, K dễ bị hòa tan trong nước. 1)- Những muối dễ hòa tan nhất: NaCl, MgCl2, KCl, MgSO4, CaSO4; 2)- Kém hơn: CO3 của các ng/tố kiềm, kiềm đất như: CaCO3, MgCO3, Na2CO3; 3)- Kém hơn nữa: hợp chất của (P2O5), Si, Mn, Fe. - Hai loại sau cùng có thể tồn tại ở dạng keo để di chuyển. - Những y/tố ả/hưởng đến độ hòa tan tạo ra d/dịch: To, P, Eh, pH, h/lượng CO2 trong nước.. b- Vận chuyển theo dạng keo: các chất keo đều mang dấu điện tích nh/định (chất keo SiO2 mang dấu âm). Trong MT cùng dấu như vùng kh/hậu ẩm, nước ph/lớn có điện tích âm và các ion cùng dấu sẽ đẩy xa nhau. Khi đến biển = MT có nhiều ion âm + dương, chất keo trên kết hợp với ion dương → lắng đọng lại. Các ng/tố dễ tồn tại trong tr/thái keo: Al, Fe, Mn, Si; đôi khi: P2O5, CaCO3.
- 5.3.3. Tác dụng trầm tích của dòng nước chảy trên mặt Tác dụng tr/tích x/ra với các đ/kiện: - V/tốc sông giảm thấp khi sông đổ vào biển (hồ), hoặc nhánh sông lớn đổ vào vùng khô cạn = sông đạt tới trắc diện cân bằng. - Địa hình có sự th/đổi: trong 1 khúc sông có đoạn lòng sông thoải, hoặc từ hẹp sang mở rộng. Ở chỗ uốn khúc phía lõm: bị x/thực ngang, ở phía lồi: tr/tích lắng đọng. - S/lượng v/liệu vụn quá nhiều, sông không đủ sức tải đi và sẽ tr/tích lắng đọng lại. - MT h/học b/đổi, các d/dịch, chất keo có thể kết tủa lắng đọng các s/phẩm tr/tích h/học. Sườn tích (deluvi) - trên sườn. Lũ tích (proluvi)- tích tụ ở chân núi, tạo nón phóng vật. Bồi tích (aluvi)- tích tụ thành bãi bồi hoặc ở lòng sông. - Tr/tích aluvi có thể tạo thành các lớp song song và phân lớp xiên chéo.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn