YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Chương 5: MÔ HÌNH HÓA LOGIC TIẾN TRÌNH
120
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Biểu đồ luồng dữ liệu đủ tốt để xác định các ti ến trình, nh ưng nó không ch ỉ ra đ ầy đủ logic bên trong của mỗi tiến trình. Ngay đối với các ti ến trình ở...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 5: MÔ HÌNH HÓA LOGIC TIẾN TRÌNH
- MÔ HÌNH HÓA LOGIC TIẾN TRÌNH Biểu đồ luồng dữ liệu đủ tốt để xác định các ti ến trình, nh ưng nó không ch ỉ ra đ ầy đủ logic bên trong của mỗi tiến trình. Ngay đối với các ti ến trình ở bi ểu đ ồ lu ồng d ữ liệu sơ cấp cũng chưa chỉ ra tất cả nội dung xử lý của nó. Trong phần này sẽ trình bày các kỹ thuật để mô hình hóa các tiến trình ra quyết định và logic thời gian. 5.1. Mô hình hóa logic với tiếng Anh cấu trúc Tiếng Anh có cấu trúc được cải biên từ tiếng Anh thông dụng để đặc tả n ội dung của các tiến trình trong một biểu đồ luồng dữ liệu. Các động từ hành động dùng đ ể đặt tên các tiến trình cũng được dùng trong ti ếng Anh có c ấu trúc. Nó bao g ồm các động từ như: read, write, print, sort, move, merge, add, multiply, và divide . Tiếng Anh có cấu trúc cũng dùng cụm danh từ để mô tả c ấu trúc d ữ liệu nh ư customer-name and customer – address. Tiếng Anh cấu trúc không sử dụng tính từ và tr ạng t ừ. Nó di ễn t ả các tiến trình ở dạng ngắn gọn để dễ đọc, dễ hiểu. Nó không phải là phiên b ản chuẩn, mỗi nhà phân tích có thể có một cách dùng riêng c ủa mình. Ti ếng Anh có c ấu trúc được dùng để biểu diễn cả ba cấu trúc điển hình trong lập trình có c ấu trúc: tuần tự, tuyển chọn và lặp. Tiến trình tuần tự không đòi hỏi một cấu trúc gì đặc biệt. Cấu trúc tuyển chọn có thể được biểu diễn bằng một cấu trúc có dạng: BEGIN IF IF (số lượng tồn kho nhỏ hơn số dự trữ tối thiểu) THEN GENERATE (đơn đặt hàng mới) ELSE DO (không làm gì cả) END IF. Một cấu trúc có điều kiện khác là tuyển chọn nhiều nhánh, tức là có rất nhiều hành động mà chương trình có thể làm, nhưng chỉ một hành động được chọn như sau: READ (số lượng tồn kho một mặt hàng) SELECT CASE CASE 1 (số lượng tồn kho lớn hơn số dự trữ tối thiểu) DO (không làm gì cả) CASE 2 (số lượng tồn kho bằng số dự trữ tối thiểu) DO (không làm gì cả) CASE 3 (số lượng tồn kho nhỏ hơn số dự trữ tối thiểu) GENERATE (đơn đặt hàng mới) CASE 4 (kho rỗng) INITIATE (tình trạng khẩn cấp, lập đơn hàng) Tiến trình có thể có dạng các vòng DO – UNTIL ho ặc các vòng DO – WHILE. Vòng DO – UNTIL có thể biểu diễn như sau: DO READ (các bản ghi lưu kho) BEGIN IF IF (số lượng tồn kho nhỏ hơn số dự trữ tối thiểu) THEN GENERATE (đơn đặt hàng mới) ELSE DO (không làm gì cả)
- END IF UNTIL (kết thúc tập tin) Vòng lặp DO – WHILE có thể biểu diễn như sau: READ (các bản ghi lưu kho) WHILE NOT (kết thúc tập tin) DO BEGIN IF IF (số lượng tồn kho nhỏ hơn số dự trữ tối thiểu) THEN GENERATE (đơn đặt hàng mới) ELSE DO (không làm gì cả) END IF END DO Ví dụ sau đây là đặc tả tiếng Anh có c ấu trúc c ủa m ột bi ểu đ ồ ti ến trình đ ược xác định hệ thống quản lý kho ở hình 5.1 Phiếu giao 1 2 Nhà cung c ấp C ập nhật hàng C ập nhật hàng nhập mớ i s ử dụng Đ ơ n hàng Phiếu giao Tổng bổ sung 3 Hóa đơ n thanh toán Tạo đơ n hàng 4 B ộ phận t ồn kho Lượ ng t ồn kho Tạo hoá đơ n thanh toán Thẻ kho D1 Mứ c dự trữ t ối thiểu Hình 5.1. Biểu đồ luồng dữ liệu logic hiện thời về quản lý kho Có 4 tiến trình được mô tả trong hình 5.1: cập nhật các mặt hàng nhập mới, cập nhật các mặt hàng sử dụng, tạo đơn hàng, tạo hóa đơn thanh toán . Biểu diễn tiếng Anh có cấu trúc của mỗi tiến trình được mô tả ở bảng 5.1. Trong ti ếng Anh c ấu trúc, các thuật ngữ, ký hiệu, các phép so sánh logic như lớn hơn hay nhỏ hơn đều được viết ra mà không sử dụng các ký hiệu số học. Tiến trình 1: cập nhật hàng nhập mới DO ĐỌC (phiếu giao hàng tiếp theo) TÌM (thẻ-kho tương ứng) CẬP NHẬT (thẻ kho) UNTIL hết phiếu giao hàng
- Tiến trình 2: Cập nhật hàng xuất sử dụng DO ĐỌC (phiếu xuất kho tiếp theo) TÌM (thẻ kho tương ứng) CẬP NHẬT (thẻ kho) UNTIL hết phiếu xuất kho Tiến trình 3: lập đơn hàng DO ĐỌC (thẻ kho tiếp theo) IF(số lượng tồn kho) IS LESS THAN (số dự trữ tối thiểu) THEN (lập đơn hàng) ENDIF UNTIL hết thẻ kho Tiến trình 4: Tạo hoá đơn thanh toán READ (ngày hiện thời) SORT (bản ghi phiếu giao) BY date DO READ (bản ghi phiếu giao tiếp theo) IF (date IS 30 OR GREATER THAN (ngày hiện tại) THEN (lập giấy thanh toán) UNTIL END OF FILE Bảng 5.1. Biểu diễn tiếng Anh cấu trúc cho biểu đồ hình 5.1 Chú ý rằng, định dạng của một tiến trình bằng ti ếng Anh có c ấu trúc đã b ắt ch ước định dạng sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình, đặc bi ệt là chi ti ết th ụt vào đ ầu dòng của nó. Khi sử dụng tiếng Anh có c ấu trúc thì không phải lo l ằng gì v ề vi ệc t ạo các biên, mở và đóng các tập tin, hoặc tìm các bản ghi liên quan trong các t ập tin khác nhau. 5.2. Mô hình hóa logic với bảng quyết định Một bảng quyết định là một biểu đồ của một ti ến trình logic, mà ở đó logic đ ược làm phức tạp một cách hợp lý. Tất cả các lựa chọn có thể và các đi ều ki ện l ựa ch ọn phụ thuộc vào nó được biểu diễn trong dạng bảng. Bảng 5.2 là mô hình logic c ủa m ột hệ thống trả lương tổng quát. Bảng gồm 3 phần: góc các điều kiện, góc các hành động và các luật. Góc điều kiệ có 2 yếu tố: loại nhân viên và gi ờ làm vi ệc. Lo ại nhân viên có 2 giá trị: “S” chỉ nhân viên ăn lương và “H” chỉ nhân viên làm việc theo giờ. Số giờ làm việc có 3 giá trị: nhỏ hơn 40, bằng 40, và lớn hơn 40. Góc hành động chứa tất cả các khả năng có thể là kết quả của việc tổ hợp các giá tr ị c ủa góc các đi ều ki ện. Có 4 khả năng có thể của hành động được ghi trong b ảng: trả theo lương cơ bản, tính lương theo giờ, tính giờ làm thêm và ghi báo cáo vắng mặt. Không phải tất cả mọi cách kết hợp từ các điều kiện đã cho đ ều là h ợp lý và có một hành động tương ứng. Sự kết hợp cụ thể cho ra những hành động cụ th ể. M ột phần của bảng liên kết các điều kiện với cá hành động là phần chứa các quy tằc.
- Để đọc các quy tắc ta bắt đầu đọc các giá trị của các điều ki ện trong c ột đầu tiên: Đây là loại ăn lương tháng “S” hay là loại ăn lương giờ và làm việc theo giờ với số giờ làm việc nhỏ hơn 40. Khi đó góc hành động tương ứng với 2 điều kiện trên là dòng trả lương cơ bản. Ô tương ứng với cột 1 và dòng này được đánh dấu “x”. Trong cột tiếp theo, các giá trị tương ứng với 2 điều kiện là “H” và “< 40 “, nghĩa là nhân viên làm theo giờ và số giờ làm việc ít hơn 40. Trong trường hợp này, sẽ có 2 dòng tương ứng với điều kiện trên ở góc hành động là trả lương theo giờ và ghi báo cáo vắng mặt cho số giờ thiếu. Trong bảng quyết định 2 ô tương ứng được đánh dấu “x”. Tương tự, quy tắc 3 dành cho trường hợp nhân viên ăn lương và làm việc quá 40 giờ . Dòng tương ứng ở góc hành động là trả lương cơ bản như trường hợp quy tắc 1. Quy tắc 4 tính lương theo giờ. Quy tắc 5 trả lương cơ bản cho nhân viên ăn lương làm việc trên 40 giờ. Quy tắc 5 hoạt động giống như quy tắc 1, 3. B ằng cách quan sát nhân viên ăn lương ta thấy: Số giờ làm việc không tác động tới kết quả của quy tắc 1,3 và 5. Trong những quy tắc này, số giờ làm việc là một điều kiện trung lập, nghĩa là không ảnh hưởng đến hành động được đưa ra. Quy tắc 6 tính lương theo gi ờ và ghi gi ờ làm thêm cho nhân viên làm việc theo giờ mà đã làm trên 40 giờ. Do có điều kiện trung lập cho các quy tắc 1,3 và 5, ta có thể giảm số lượng các quy tắc bằng cách hợp nhất các quy tắc 1,3 và 5 vào một quy tắc, nh ư hình 5.3. Đi ều ki ện trung lập được biểu diễn bằng một dấu gạch ngang. Nhu vậy, từ một bảng quyết định có 6 quy tắc, giờ đây ta có một bảng đơn gi ản h ơn ch ứa thông tin t ương t ự ch ỉ có 4 quy tắc. Khi xây dựng các bảng quyết định này, ta đã tuân thủ m ột số cá nguyên tắc cơ bản như sau: ĐIỀU KIỆN Quy tắc 1 2 3 4 5 6 Loại nhân viên S H S H S H Giờ làm việc 40 HÀNH ĐỘNG Trả lương cơ bản X X X Tính lương theo giờ X X X Tính giờ làm thêm X Ghi báo cáo vắng X Bảng 5.2. Bảng quyết định đầy đủ cho hệ thống trả lương a) Đặt tên cho các điều kiện và xác định các giá trị mà mỗi điều kiện có thể có. Xác định tất cả các điều kiện liên quan đến vấn đề của ta và sau đó xác đ ịnh t ất c ả các giá trị mà mỗi điều kiện có thể có. Đối với m ột số đi ều kiện, các giá tr ị đ ơn gi ản ch ỉ là “có” hoặc “không”. Đối với các trường hợp khác, như bảng 5.2 và 5.3, các đi ều ki ện có thể có thêm giá trị khác. b) Đặt tên tất cả các hành động có thể xuất hiện: mục đích ở đây là xác định các đặc trưng của hành động với một tập hợp cụ thể các điều kiện đã cho. c) Liệt kê danh sách tất cả các quy tắc có thể. Khi tạo một bảng quyết định lần đầu tiên, ta phải tạo một tập hợp đầy đủ toàn bộ các quy tắc. M ọi sự t ổ h ợp có th ể c ủa các điều kiện phải được biểu diễn nên có thể dẫn đến các k ết qu ả d ư th ừa ho ặc vô nghĩa. Để xác định số lượng các quy tắc, ta nhân số giá trị của m ỗi quy tắc với số giá trị củ quy tắc khác. Trong bảng 5.2 ta có 2 đi ều ki ện, m ột đi ều ki ện có hai giá tr ị và
- một điều kiện có ba giá trị, vì vậy chúng ta cần 2x3=6 quy tắc. N ếu chúng ta thêm điều kiện thứ 3 với ba giá trị thì cần đến 2x3x3=18 quy tắc. QUY TẮC ĐIỀU KIỆN 1 2 3 4 Loại nhân viên S H S H Giờ làm việc 40 HÀNH ĐỘNG Trả lương cơ bản X Tính lương theo giờ X X X Tính giờ làm thêm X Ghi báo cáo vắng X Bảng 5.3. Bảng quyết định rút gọn của hệ thống trả lương. d) Khi tạo bảng trên ta thay đổi các giá tr ị c ủa đi ều li ện đ ầu tiên nh ư đã làm ở b ảng 5.2 đối với mỗi loại nhân viên. Với điều kiện thứ hai, ta thay đổi các giá tr ị nhưng l ập lại giá trị đầu tiên với tất cả các giá trị của điều kiện th ứ nh ất, sau đó l ặp l ại giá tr ị thứ hai với tất cả các giá trị của điều kiện thứ nhất và ti ếp tục. Ta làm theo th ủ t ục này đối với tất cả các điều kiện tiếp sau. Như vậy ta đã lặp lại giá trị “40” e) Định nghĩa các hành động cho mỗi quy tắc : Bây giờ tất cả các quy tắc có thể đã được xác định, ta phải chọn một hành động cho m ỗi quy tắc. N ếu có m ột hành đ ộng không có nghĩa, ta có thể tạo một dòng “không khả thi” trong góc hành đ ộng c ủa b ảng để theo dõi các hành động không khả thi. Nếu không thể chỉ ra đ ược h ệ th ống phải làm gì thì hãy đặt dấu hỏi ở chỗ trống của góc hành động của quy tắc cụ thể đó. f) Đơn giản hóa bảng quyết định : Tạo bảng quyết định càng đơn giản càng tốt bằng cách loại bỏ tất cả các quy tắc có các hành động không khả thi. Hãy h ỏi ý ki ến ng ười dùng về các quy tắc mà hành động của hệ thống là không rõ ràng và quy ết đ ịnh ch ọn một hành động hãy xóa bỏ một quy tắc. Tìm các mẫu trong các quy tắc, đặc bi ệt là các điều kiện trung lập. Chúng ta có thể giảm số lượng các quy tắc trong bảng lương. 5.3. Mô hình hóa logic với cây quyết định Cây quyết định là một kỹ thuật đồ thị để mô tả hay lựa chọn tình huống như m ột loạt các nút hay rẽ nhánh các sự kiện liên quan. Cả bảng quyết đ ịnh và cây quy ết đ ịnh đều là công cụ giao tiếp được thiết kế cho việc giao tiếp giữa nhà phân tích và người sử dụng. Cây quyết định có hao thành phần chính là điểm quyết đ ịnh (decision point) được biểu diễn bằng các nút và các hành động - được biểu diễn bằng các hình elip. Hình 5.4 là một cây quyết định chung nhất. Để đọc một cây quyết định, ta bắt đầu ở nút gốc bên trái nhất. Mỗi nút được đánh số và mỗi số tương ứng v ới m ột l ựa ch ọn. Các l ựa chọn được ghi trong một giải thích của biểu đồ. Mỗi đường đi kh ỏi m ột nút t ương ứng với một tùy chọn của lựa chọn đó. Từ một nút có ít nhất hai đường dẫn đến bước sau mà có thể là một điểm quyết định khác hay một hành đ ộng. Cu ối cùng t ất c ả các hành động có thể sẽ được liệt kê ra ở bên phải biểu đồ vớ các elip lá. Mỗi quy tắc được biểu diễn bằng một hành trình gồm một dãy các đo ạn đ ường t ừ nút g ốc đ ến nút sau và tiếp tục cho đến khi nhậ được một hành động hình elip.
- N gủ hơ n 2 giờ ật nh hủ C Tro ng t uần Ngày thứ D ạy đúng giờ Th mấy ? ng ứ bả Đú Ngày nắng y ấm phải không ? Ngủ hơ n 1 giờ S ai Ngủ tiếp t ục Hình 5.4. Biểu đồ cây quyết định tổng quát Đúng Lươ ng c ơ Trả lươ ng c ơ bản bản ? Sa i Đúng Giờ làm Trả lươ ng giờ , báo việc < 40? c áo v ắng mật Sa i Đúng Giờ làm Trả lươ ng giờ việc = 40 ? Sa i Trả lươ ng giờ Trả giờ làm thêm Hình 5.5. Cây quyết định mô tả tình huống ở bảng 5.2, 5.3 Quay trở lại bảng quyết định đối với logic của hệ thống trả lương (bảng 5.4 và 5.5). Có ít nhất 2 cách để biểu diễn cùng một thông tin như m ột cây quyết đ ịnh. Cách thứ nhất chỉ ra ở hình 5.5. Ở đây tất cả các lựa chọn là h ữu hạn v ới hai giá tr ị: “đúng” hay “sai”. Tuy nhiên, khi nhìn vào các điều kiện làm thành m ột cây trong b ảng quy ết định, ta nhớ lại rằng, giờ làm việc có ba giá trị ch ứ không phải là hai. Ta có th ể gi ả thiết rằng, áp đặt một điều kiện với ba giá trị vào trong m ột tập các đi ều ki ện ch ỉ có hai khả năng “đúng” và “sai” như những giá trị giả định. Để dành cho logic ban đầu của tình huống ra quyết định ta có thể vẽ các quyết đ ịnh nh ư hình 5.6, ở đây ch ỉ có hai điều kiện, điều kiện thứ nhất có 2 giá trị, và điều ki ện thứ hai có 3 giá tr ị đúng nh ư trong bảng quyết định.
- Đúng Lươ ng Trả lươ ng c ơ bản c ơ bản? Sa i Trả lươ ng giờ , báo < 40 Giờ làm c áo v ắng mật =40 việc? >4 0 Trả lươ ng giờ Trả lươ ng giờ Trả giờ làm thêm Hình 5.6. Cây quyết định mô tả tình huống ở bảng 5.4, 5.5 khi co nhiều lựa chọn tại một thời điểm. Cũng như đối với biểu đồ luồng dữ liệu, bảng quyết định và cây quy ết đ ịnh cho kết quả tốt khi thực hiện theo một tiến trình lặp. Ta c ần chia sẻ công vi ệc v ới đ ội khác và những người sử dụng để nhận được các phản hồi về cơ ch ế vận hành và n ội dung đúng đắn của công việc để tiếp tục hoàn thiện cây quyết định. Sau đây là bảng so sánh (bảng 5.5) ưu và nhược điểm của các công cụ nêu trên. Tiêu chuẩn Tiếng Anh Bảng Cây cấu trúc quyết quyết định định Xác định điều kiện và hành động thứ 2 thứ 3 tốt nhất Hình thành điều kiện và hành Tốt nhất thứ 3 tốt nhất động theo trình tự Kiểm tra sự nhất quán và đầy đủ thứ 3 tốt nhất tốt nhất Bảng 5.5. So sánh fĩưa các phương pháp 5.5. Mô hình hóa logic thời gian Đối với các ứng dụng mà thời gian là quan trọng như các ứng d ụng th ời gian th ực, trực tuyến, các nhà phân tích thường sử dụng biểu đồ chuyển trạng thái hay b ảng chuyển trạng thái bổ sung cho các kỹ thuật khác. Các biểu đồ này là m ột phần quan trọng của phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng. 5.5.1. Biểu đồ chuyển trạng thái Một trạng thái như một kiểu hay điều kiện tồn tại cho một tiến trình hoặc một thành phần khác của hệ thống được xác định bằng các thông số hi ện hành. Trong hướng đối tượng, một trạng thái bao gồm tất cả các thuộc tính của đ ối t ượng có th ể là tĩnh hay là những giá trị động của các thuộc tính đó khi t ừ m ột tr ạng thái chuy ển sang một trạng thái khác do sự kích hoạt của các sự kiện gây ra. Một số ký pháp được sử dụng để mô tả biểu đồ chuyển trạng thái. M ỗi trạng thái được biểu diễn bằng một hình chữ nhật, mỗi sự chuyển trạng thái đ ược bi ểu di ễn bằng một mũi tên (hình 5.5). Mỗi sự kiện kích hoạt dẫn đến sự chuyển từ m ột tr ạng thái sang một trạng thái khác được ký hiệu như một nhãn ở bên cạnh mũi tên.
- Môt hành động xãy ra khi một trạng thái m ới đ ược đ ưa vào th ể hi ện b ằng m ột danh sách viết bên cạnh của hình chữ nhật trạng thái tương ứng. Hành đ ộng có th ể được mô tả như một giả lệnh hay tiếng Anh có cấu trúc tùy nhà phân tích lựa ch ọn. Mỗi trạng thái được sắp thứ tự theo thời gian: trạng thái thứ hai tiếp sau trạng thái thứ nhất, trạng thái thứ ba tiếp sau trạng thái thứ hai… phù hợp với bi ểu đồ. Có th ể có nhiều con đường trong một biểu đồ chuyển trạng thái. Nhưng sự chuyển đến m ột trạng thái mới là do sự kích hoạt của một và chỉ một sự kiện. C 1: bật nút on - bật đèn - mở bếp - cho nướ c vào hệ thống cho đến khi đủ 1. N ghỉ 2. Pha cà phê - t ắt đèn - t ắt bếp C 1: bật nút off Hình 5.5. Biểu đồ chuyển trạng thái đối với máy bán cá phê tự động Tại một thời điểm bất kỳ, hệ thống pha cà phê chỉ ở một trong hai trạng thái. Trạng thái mà hệ thống đang có gọi là trạng thái hiện thời. Người pha cà phê có thể quay trở lại hay đi tiếp đến trạng thái sau. Trong m ột vài h ệ th ống, có th ể có m ột s ố trạng thái mà từ đó nó không thể thoát ra khỏi hệ thống. Những trạng thái như vậy gọi là trạng thái cuối cùng. Ta có thể nghĩ về các sự kiện như những tín hiệu kiểm tra có thể mang dữ liệu. Những dữ liệu này được cung c ấp đ ể hành đ ộng chuy ển đ ến m ột trạng thái khác. Trong trường hợp này, các tham số được gửi đi gi ữa các phần của m ột chương trình máy tính. Có hai cấu trúc biểu đồ chuyển trạng thái. Để vẽ được biểu đ ồ tr ạng thái c ần theo các nguyên tắc sau: a) Xác định mọi trạng thái có thể hay trạng thái bắt đầu b) Vẽ hình chữ nhật biểu diễn mỗi trạng thái c) Nối các trạng thái bằng mũi tên chỉ sự trạng thái nếu có d) Mỗi trạng thái có thể chuyển đến một hay một số trạng thái e) Gắn tên của mũi tên chuyển trạng thái với tên sự kiện f) Liệt kê các hành động thích hợp ở dưới mỗi hình chữ nhật chỉ trạng thái g) Xem xét phản ứng của hệ thống đối với những sự kiện không dự kiến h) Nghiên cứu để xác định xem có thể phân rã biểu đồ i) Thảo luận với các thành viên trong đội phát tri ển đ ể phát tri ển bi ểu đ ồ đ ảm b ảo sự chính xác và vững chắc của biểu đồ khi sử dụng các câu hỏi: - Phải chăng mọi trạng thái đã được xác định? - Ta có thể đi đến mọi trạng thái của tiến trình? - Ta có thể đi ra từ mọi trạng thái? - Hệ thống có đáp ứng được mọi sự kiện có thể? 5.5.2 Bảng chuyển trạng thái
- Có thể biểu diễn các thông tin trong m ột bi ểu đồ chuyển tr ạng thái bằng m ột b ảng chuyển trạng thái. Trong bảng chuyển trạng thái, m ỗi dòng bi ểu di ễn m ột tr ạng thái có thể, mỗi cột biểu diễn một sự kiện. Các ô được lấp đầy xác định cái gì xãy ra kho một trạng thái đã cho nhận được một sự kiện cụ thể. Các ô đ ược l ấp đầy b ằng m ột trong ba khả năng sau: 1. Một số trạng thái mới 2. Sự kiện bị bỏ qua - Không thể xãy ra. Ta cần phải thêm chú thích dưới bảng đ ể giải thích đ ầy đ ủ h ơn việ “không thể xãy ra”. Một sự kiện có thể gây ra sự chuyển trạng thái đến chính trạng thái hiện thời. Một số nhà phân tích cho rằng có thể sử dụng cả hai kỹ thuật trên cho nhiều trường hợp. Bảng chuyển hóa trạng thái dùng để ki ểm tra tính không đ ầy đủ và tính không vững chắc tốt hơn so với biểu đồ chuyển trạng thái. Câu hỏi cuối chương 1. Mục đích của mô hình logic hóa là gì? Những kỹ thu ật nào đ ược s ử d ụng đ ể mô hình hóa các logic quyết định? Kỹ thuật nào sử dụng để mô hình logic hóa th ời gian? 2. Tiếng Anh có cấu trúc nghĩa là gì? Sử dụng tiếng Anh có cấu trúc để biểu diễn các cấu trúc tiêu biểu của các quá trình thông tin như thế nào? 3. Các bước để tạo một bảng quyết định? Làm thế nào để rút gọn bảng quyết định? 4. Hãy giải thích cấu trúc của một cây quyết định? 5. Mục tiêu của một biểu đồ chuyển trạng thái là gì? Chúng có lợi như thế nào trong việc phân tích và thiết kế hướng cấu trúc? 6. Khi nào sử dụng tiếng Anh cấu trúc? Bảng quyết định? Hoặc cây quyết định? Giải thích sự khác nhau giữa biểu đồ chuyển trạng thái và bảng chuyển trạng 7. thái?
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)