intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 6: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Giang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:51

201
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thực hiện quá trình vận tải, chuyển giao hàng hóa, người bán, người mua phải thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau như: đóng gói, bao bì hàng hóa, lưu kho bãi, chuyên chở hàng hóa, làm các thủ tục gửi hàng, giao hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa dọc đường, dỡ hàng, giao hàng cho người nhận, vận chuyển hàng hóa về kho…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 6: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

  1. Chương 6: GIAO NHẬN HÀNG HÓA XNK Biên soạn: Ngô Quang Mỹ-Trần Văn Nghiệp Bộ môn: Kinh doanh quốc tế Khoa Thương mại - Du lịch 1
  2. GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1. Khái quát về giao nhận hàng hóa XNK 2. Nghiệp vụ giao nhận 3. Dịch vụ giao nhận 2
  3. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN Để thực hiện quá trình vận tải, chuyển giao hàng hóa, người bán, người mua phải thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau như: đóng gói, bao bì hàng hóa, lưu kho bãi, chuyên chở hàng hóa, làm các thủ tục gửi hàng, giao hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa dọc đường, dỡ hàng, giao hàng cho người nhận, vận chuyển hàng hóa về kho… Tập hợp tất cả các công việc trên gọi là giao nhận hàng hóa 3
  4. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN 1. Khái niệm về giao nhận: Hợp đồng mua bán Người Giao hàng Nhận hàng Người bán Người C.chở mua Người GN Tập hợp tất cả các công việc diễn ra trước, trong và sau quá trình vận chuyển nhằm chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua gọi là giao nhận  Trên phương diện chủ hàng XNK: Nghiệp vụ giao nhận  Trên phương diện người KD dịch vụ: Dịch vụ giao nhậ4n
  5. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN 2. Các yêu cầu trong giao nhận a. Thời gian giao nhận phải ngắn nhằm giảm được hư hỏng, mất mát về hàng hóa, tránh ứ đọng vốn, tranh thủ được thị trường. Muốn vậy, trong giao nhận phải giảm thời gian lưu kho bãi, thời gian lập chứng từ, kiểm tra, giám định hàng hóa. b. Chất lượng giao nhận phải tốt, thể hiện bằng việc đảm bảo sự chính xác, đáp ứng tốt nhất yêu cầu giao nhận, đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Muốn vậy, người giao nhận phải lựa chọn chính xác phương tiện vận tải, lập đúng và đủ chứng từ vận tải, có đủ kho hàng, các công cụ vận tải đường ngắn, có sự am hiểu về đặc tính của hàng hóa xuất nhập khẩu c. Chi phí giao nhận thấp 5
  6. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN 3. Phân loại giao nhận a. Căn cứ vào phạm vi hoạt động  Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở quốc tế  Giao nhận nội địa: hoạt động phục vụ chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước b. Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh giao nhận - Giao nhận thuần túy: chỉ bao gồm việc gửi hàng đi hoặc nhận hàng về - Giao nhận tổng hợp: hoạt động ngoài giao nhận thuần túy còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho hàng 6
  7. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN 3. Phân loại giao nhận c. Căn cứ vào phương thức vận tải - Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển - Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sông - Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường pha sông biển - Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt - Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường ô tô - Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không - Giao nhận hàng chuyên chở kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau 7
  8. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN 3. Phân loại giao nhận d. Căn cứ vào tính chất của giao nhận - Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sử dụng lao vụ của người giao nhận - Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty chuyên nghiệp kinh doanh giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng 8
  9. KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN 4. Các cơ quan liên quan đến giao nhận - Cơ quan kiểm soát thuộc Chính phủ như Hải quan, Giám sát xuất nhập khẩu, Giám sát ngoại hối, Y tế, Lãnh sự,… - Các công ty xuất nhập khẩu, là người thực hiện hay ủy thác cho người khác thực hiện giao nhận - Các ga, cảng: nhận, giao hàng, lưu kho, xếp dỡ, cấp giấy ra vào cảng - Các công ty vận tải, vận tải biển: vận chuyển hàng - Công ty đại lý tàu biển: là người thay mặt cho người vận chuyển - Công ty bảo hiểm: cấp đơn bảo hiểm, bồi thường - Công ty giám định: giám định khi được ủy thác, cấp biên bản giám định - Các chủ hàng nội địa (không có điều kiện xuất nhập khẩu) 9 - Ngân hàng: thanh toán tiền, bảo lãnh
  10. NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN  Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận: Nghiệp vụ giao nhận là tập hợp tất cả các nghiệp vụ diễn ra trước, trong, sau quá trình vận tải mà người bán hay người mua phải thực hiện nhằm chuyển giao hàng hóa từ người bán (giao hàng) sang người mua (nhận hàng)  Căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ giao nhận • Hợp đồng mua bán, các hợp đồng, thỏa thuận khác • Luật pháp quốc gia • Luật pháp, tập quán thương mại quốc tế 10
  11. Phạm vi hoạt động giao nhận hàng hóa Xuất Nhập Khẩu tại cảng Trước • Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở, giao cho người mua • Tổ chức chuyên chở nội địa (Kho-cảng/Cảng-kho) • Tổ chức xếp dỡ, lưu kho bãi hàng hóa • Làm thủ tục hải quan xuất khẩu/nhập khẩu • Giao hàng cho cảng/người chuyên chở/người nhận Trong hàng • Nhận hàng từ cảng/người chuyên chở/người bán • Lập các chứng từ liên quan • Theo dõi quá trình chuyên chở • Thu xếp chuyển tải hàng hóa Sau •Thanh toán các chi phí và giải quyết các vấn đề phát sinh 11
  12. Các bên liên quan trong nghiệp vụ giao nhận hàng hóa Xuất Nhập Khẩu tại cảng Người Cảng Người Cảng dỡ Người giao bốc hàng Chuyên hàng nhận hàng chở hàng 12
  13. Những nguyên tắc chung 1. Hàng lưu cảng sẽ do cảng tiến hành 2. Nếu giao nhận hàng không lưu tại cảng: chủ hàng giao trực tiếp với tàu, 3. Bốc dỡ trong phạm vi cảng do cảng thực hiện. 4. Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì giao theo phương thức đó 5. Người nhận hàng phải xuất trình các chứng từ hợp lệ để xác nhận quyền nhận hàng. 6. Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng hóa đã rời khỏi kho bãi (trừ khi có thư dự kháng) 13
  14. Nhiệm vụ của các bên  Nhiệm vụ của cảng: • Ký hợp đồng bốc dỡ, lưu kho/bãi, giao nhận, bảo quản với chủ hàng • Nhận hàng từ tàu giao hàng cho chủ hàng; Nhận hàng từ chủ hàng giao hàng cho tàu theo sự ủy thác của chủ hàng • Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa, lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng • Tiến hành bốc, xếp, dỡ, vận chuyển, lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa trong phạm vi cảng • Chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa trong phạm 14
  15. Nhiệm vụ của các bên  Nhiệm vụ của chủ hàng: • Ký hợp đồng ủy thác giao/nhận hàng với cảng (Giao nhận qua cảng) • Ký hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho bãi với cảng • Cung cấp thông tin về hàng hóa, tàu; cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa với tàu • Giao nhận hàng với cảng/ trực tiếp với tàu • Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết vấn đề phát sinh • Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để giải quyết khiếu nại • Thanh toán phí cho cảng theo hợp đồng 15
  16. Nhiệm vụ của các bên  Nhiệm vụ của Hải quan: • Tiến hành TTHQ, kiểm tra, giám sát hải quan • Đảm bảo thực hiện các qui định của nhà nước về XNK, Thuế XK, thuế NK  Đại lý hãng tàu (đại lý hàng hải và đại lý hàng hóa)  Công ty kiểm kiện  Bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm dịch… 16
  17. Đối với hàng XK phải lưu kho bãi của cảng 1. Chuẩn bị giao hàng: a. Chuẩn bị hàng hóa để giao: chuẩn bị hàng hóa đúng, đủ theo qui định hợp đồng  Tập trung, thu gom hàng hóa hàng hóa  Đóng gói, bao bì, kẽ ký mã hiệu b. Làm các thủ tục, chuẩn bị các chứng từ để giao hàng:  Kiểm dịch, kiểm định (số lượng, chất lượng)  Thủ tục hải quan (Khai báo, đăng ký tờ khai)  C/O, Cargo List… c. Chuẩn bị phương tiện vận tải nội địa  Công ty tự tổ chức vận tải  Ký HĐ với các công ty KD vận tải nội địa 17
  18. Đối với hàng XK phải lưu kho bãi của cảng d. Liên hệ người mua/đại lý hãng tàu để biết thời gian dự kiến tàu đến cảng (ETA), chấp nhận NOR e. Ký hợp đồng cung ứng dịch vụ bốc xếp, lưu kho bãi… với cảng, giao danh mục hàng XK (Cargo List) và đăng ký phòng điều độ để bố trí kho/bãi, lên phương án xếp dỡ, thông báo ETA cho cảng f. Lấy lệnh nhập kho/bãi, thông báo với Hải quan Cảng để giám sát g. Chuẩn bị về nhận sự, tài chính 18
  19. Đối với hàng XK phải lưu kho bãi của cảng 2. Vận chuyển hàng ra cảng và giao hàng: a. Giao hàng cho cảng: lấy lệnh nhập kho/bãi, vận chuyển hàng giao hàng vào kho/bãi b. Cảng giao hàng cho tàu:  Trên cơ sở Cargo List, phòng điều độ và thuyền phó phụ trách hàng hóa lên sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan/ Stowage Plan)  Cảng tiến hành bốc xếp hàng lên tàu, HQ cảng giám sát  Nhân viên kiểm đếm của cảng ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày lập Daily Report, xếp xong lô hàng hoặc tàu lập Final Tally Report on Loading  Đại diện phía tàu: lập Tally Sheet để đối chiếu  Cảng lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report): cơ sở để lập B/L 19  Lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để đổi lấy B/L
  20. Đối với hàng XK phải lưu kho bãi của cảng 3. Lập bộ chứng từ thanh toán và các công việc sau giao hàng: a. Nhận vận đơn đường biển (từ thuyền trưởng/đại lý hãng tàu) b. Lập và tập hợp các chứng từ để hoàn thành bộ chứng từ thanh toán: C/I, B/E, C/Quality, C/Quantity, Packing List… c. Thông báo cho người mua về việc giao hàng d. Mua BH cho hàng hóa (nếu cần) e. Thanh toán phí cho cảng và các cơ quan liên quan f. Hoàn tất thủ tục hải quan g. Theo dõi quá trình chuyên chở và giải quyết các vấn đề phát sinh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2