intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 8KHỬ RUNG (LA DEFIBRILLATION)

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ chế của sự khử rung Các yếu tố xác định sự thành công của khử rung. Cách phát một sốc điện một cách an toàn, hoặc bằng một máy khử rung bằng tay, hoặc bằng một máy khử rung ngoài tự động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 8KHỬ RUNG (LA DEFIBRILLATION)

  1. CHƯƠNG 8 KHỬ RUNG (LA DEFIBRILLATION) NHỮNG MỤC TIÊU CHÍNH Gồm có : Cơ chế của sự khử rung  Các yếu tố xác định sự thành công của khử rung.  Cách phát một sốc điện một cách an toàn, hoặc bằng một máy khử rung bằng tay,  hoặc bằng một máy khử rung ngoài tự động. PHẦN I I/ MỞ ĐẦU Tiếp theo sau sự xuất hiện của rung thất hay tim nhịp nhanh thất vô mạch (tachycardie ventriculaire sans pouls), lưu lượng tim suy sụp và những thương tổn não do thiếu oxy xảy ra trong vòng 3 phút. Nếu muốn đạt được một sự hồi phục thần kinh hoàn toàn, một khử rung thành công, với sự trở lại của tuần hoàn tự nhiên, phải được thực hiện một cách nhanh chóng. Sự khử rung là yếu tố chủ yếu trong chuỗi sinh tồn (chaine de vie) và là một trong vài can thiệp đã tỏ ra cải thiện tiên lượng của một ngừng tim bởi rung thất/tim nhịp nhanh thất. Xác suất của một khử rung thành công và sự sống sót lúc ra viện giảm nhanh với thời gian và khả năng thực hiện một khử rung sớm là một trong những yếu tố quan trọng nhất xác định sự sống còn sau một ngừng tim. Đối với mỗi phút trôi qua giữa lúc ngã qụy và lúc thực hiện khử rung, tỷ lệ tử vong gia tăng 7-10% nếu không có một RCP bởi một người chứng. Thời gian giữa lúc bắt đầu của một FV/TV và lúc thực hiện sốc điện càng ngắn, thì những cơ may của một khử rung có hiệu quả và của một sự sống sót càng lớn. Nếu có sự trì hoãn trong lúc chờ đợi máy khử rung, thì phải bắt đầu xoa bóp lồng ngực và thông khí ngay. Khi một RCP được thực hiện bởi một người chứng, sự giảm tỷ lệ sống sót sẽ từ từ hơn và đạt 3-4% mỗ i phút giữa lúc ngã qụy và lúc khử rung. RCP có thể tăng gấp đôi hay gấp ba tỷ lệ sống sót sau một ngừng tim trước nhân chứng vào bất cứ lúc nào cho đến khi được khử rung.
  2. II/ CÁC CƠ CHẾ CỦA KHỬ RUNG. Sự khử rung là sự đi qua của một dòng điện có một cường độ đủ xuyên qua cơ tim để làm khử cực đồng thời một khối lượng quan trọng của cơ tim, và như thế cho phép máy tạo nhịp của mô thiên nhiên lấy lại sự kiểm soát. Sự thành công được xác định như là chấm dứt của sự rung tim (fibrillation), chính xác hơn, sự vắng mặt của FV/TV 5 giây sau khi cho sốc điện, mặc dầu mục đích tối hậu là phục hồi lại một hoạt động tim bình thường. Để đạt được điều đó, tất cả các máy khử rung có chung 3 đặc điểm : một nguồn năng lượng có khả năng cấp một onde de courant, một máy p hát điện (générateur) có thể được tích điện ở một mức năng lượng được xác định trước và hai điện cực được đặt trên thành ngực của bệnh nhân và xuyên qua đó máy phát điện phóng điện. Sự thành công tùy thuộc vào sự phát ra một luồng dòng điện đủ đi xuyên qua cơ tim. Tuy nhiên dòng điện được phát ra khó xác định được bởi vì nó bị ảnh hưởng bởi sức cản xuyên ngực (impédance transthorcique) và vị trí của các điện cực. Ngoài ra phần lớn dòng điện bị chuyển theo những hướng khác với hướng của tim nơi lồng ngực và chỉ một lượng thấp 4% đến được tim. Vài máy khử rung có thể đo sức cản xuyên ngực và làm thích ứng năng lượng của chúng (bù tuy theo sức cản) Không có mối liên hệ xác định giữa kích thước của thân thể và những nhu cầu năng lượng để khử rung nơi người trưởng thành. Tuy nhiên, những yếu tố khác như tình trạng chuyển hóa của bệnh nhân, sự hiện diện của một thiếu máu cục bộ cơ tim và việc đã cho truớc đây các loại thuốc ảnh hưởng lên sự thành công của những khử rung, tuy nhiên chúng thường không thể biến đổi được trong hồi sức tim-phổi. III/ NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA KHỬ RUNG. 1/ SỨC CẢN XUYÊN NGỰC (IMPEDANCE TRANSTHORACIQUE) Kỹ thuật khử rung phải được tối ưu hóa để giảm thiểu sức cản xuyên ngực (impédance transthoracique) và làm tối đa hóa tiếp vận dòng điện vào cơ tim. Nơi người trưởng thành, sức cản bình thường là 70-80 ohm, nhưng nếu kỹ thuật không hoàn hảo, sức cản có thể tăng lên 150 ohm, làm giảm một nửa dòng điện được phát ra và như thế làm giảm xác suất của một khử rung có hiệu quả. Sức cản xuyên ngực bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc giữa da và điện cực, bởi kích thước của các điện cực hay bởi các palettes, bởi mặt phân giới (interface) giữa các palettes và da, bởi lực đặt lên các palettes và bởi giai đoạn của thông khí. Sự hiện diện của một thuốc dán (patch médicamenteux cutané) trên thành ngực của bệnh nhân có thể cản một sự tiếp xúc tốt và có thể gây nên một cung điện (arc électrique) và những vết bỏng nếu các palettes và các điện cực được đặt trên nó ; phải lấy chúng đi và cọ xát để vùng được khô trước khi đặt các điện cực và khử rung. a/ CẠO THÀNH NGỰC.
  3. Thường khó có được một sự tiếp xúc tốt giữa điện cực và da nơi một bệnh nhân với một lồng ngực đầy lông. Điều này làm gia tăng sức cản, làm giảm tính hiệu quả của khử rung và có thể gây bỏng nơi thành ngực của bệnh nhân. Nếu có sẵn dao cạo, phải sử dụng nó để lấy đi lông lá ở nơi các điện cực được đặt. Tuy nhiên sự khử rung không được chậm trễ nếu không có sẵn dao cạo tức thời. b/ KÍCH THƯỚC CỦA CÁC ĐIỆN CỰC. Tổng số diện tích của các điện cực tối thiểu phải 150 cm2. Những điện cực lớn hơn có những sức cản (impédance) nhỏ hơn, nhưng những điện cực rõ rệt lớn hơn có thể gây nên một sự giảm luồng dòng điện xuyên qua cơ tim. Để thực hiện một khử rung nơi người lớn, ta có thể sử dụng một cách hiệu quả hoặc là những palette cầm trong tay, hoặc là những compresses auto-adhésive có đường kính 8-12 cm. c/ CÁC TÁC NHÂN MÔI GIỚI (agents d’interface) Nếu ta sử dụng các palette manuelle, thì các compresse de gel được ưa thích hơn là gel và các điện cực bởi vì gel có thế trải ra giữa hai palette, tạo khả năng cho một vòng cung điện (arc électrique). Không nên sử dụng các điện cực khô, không bôi gel, bởi vì điều đó gây nên một sự gia tăng sức cản xuyên ngực và có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tất cả các vết bỏng da. Không được dùng gel médical hay gel có tính dẫn điện thấp (thí dụ gel để thực hiện siêu âm). d/ LỰC TRÊN CÁC PALETTE. Nếu ta sử dụng các palette, phải áp chặt chúng vào thành ngực. Điều này làm giảm sức cản xuyên ngực do làm gia tăng sự tiếp xúc điện ở mặt phân giới (interface) các điện cực- da (interface électrodes-peau) và do làm giảm thể tích lồng ngực. Người thực hiện khử rung phải luôn luôn đè chắc lên các palette manuelle, lực tối ưu là 8 kilo nơi người trưởng thành. Một lực 8 kg chỉ có thể đạt được bởi những thành viên costaud nhất của kíp ngừng tim. 2/ VỊ TRÍ CỦA CÁC ĐIỆN CỰC (POSITION DES ELECTRODES) Không có một công trình nghiên cứu trên người nào đã đánh giá vị trí của các điện cực như là yếu tố quyết định cho sự trở lại hoạt động tim ngẫu nhiên hay cho một sự sống còn sau một ngừng tim do Rung thất/ Tim nhịp nhanh thất vô mạch. Dòng điện qua cơ tim trong thời kỳ khử rung có lẽ đạt tối đa khi các điện cực được đặt làm sao cho vùng tim đang rung (fibriller) nằm trực tiếp giữa các điện cực (các tâm thất lúc rung thất/tim nhịp nhanh thất, các tâm nhĩ đối với rung nhĩ). Do đó, vị trí tối ưu của các điện cực có thể không giống nhau đối với loạn nhịp thất và nhĩ. Khi muốn khử rung một bệnh nhân đang bị rung thất/tim nhịp nhanh thất, phương thức
  4. chuẩn là đặt một điện cực ở phía phải của đầu trên xương ức, dưới xuống đòn. Palette đỉnh tim được đặt trên một đường giữa-nách (ligne médio-axillaire), khoảng mức điện cực điện tâm đồ V6 hay ở mức vú nơi phụ nữ. Vị trí này phải được thoáng khỏi tất cả mô vú. Điều quan trọng là điện cực này được đặt khá đúng phía bên ngực. Mặc dầu các điện cực được đánh dấu dương và âm, nhưng mỗi điện cực có thể được đặt trong bất cứ vị trí nào. Những vị trí khác có thể được chấp nhận của các palette là : sự đặt mỗi điện cực ở các thành bên ngực, một điện cực ở bên phải và điện cực  kia ở bên trái (bi-aillaire) ; một điện cực trước (électrode antérieure) ở vùng trước tim trái (précordium  gauche) và điện cực kia ở phía sau, sau tim, ngay d ưới xương bả vai trái ; các điện cực đỉnh (électrode apicale) dạng bất đối xứng có một sức cản thấp hơn  khi được đặt dọc hơn là ngang. Phải hướng trục lớn của palette đỉnh theo hướng đầu-đuôi (direction canio-caudale). 3/ COMPRESSES DE GEL HƠN LA LES PALETTES. Các compresse de défibrillation auto-adhésive mang lại sự an toàn và hiệu quả và được ưa thích hơn những palette standard de défibrillation. Phải dự kiến sử dụng các compresse auto-adhésive trong những tình huống sắp ngừng tim (situations péri-arrêt) và trong những tình huống lâm sàng mà sự lại gần bệnh nhân khó khăn. Các compresse auto-adhésive có một sức cản xuyên ngực tương tự (và như thế có một hiệu quả tương tự) với các palettes manuelles và cho phép người thao tác khử rung bệnh nhân ở một khoảng cách an toàn thay vì phải nghiêng mình lên trên bệnh nhân. Khi chúng được sử dụng để monitoring nhịp lúc khởi đầu, các compresse de gel và các palette cả hai cho phép phát ra nhanh hơn một sốc điện đầu tiên so với các điện cực của điện tâm đồ chuẩn, nhưng các compresse de gel nhanh hơn các palette. Khi các compresse đe gel được sử dụng với các palette, gel trở nên bị phân cực và có thể là một chất dẫn tồi sau khử rung. Điều này có thể gây nên một vô tâm thu giả (fausse asystolie), có thể kéo dài trong 3 đến 4 phút khi các palette được sử dụng để monitorinh nhịp, một hiện tượng không được ghi nhận với các compresse auto -adhésive. Khi ta sử dụng một phối hợp compresse de gel-palettes, phải xác nhận chẩn đoán vô tâm thu với các điện cực điện tâm đồ hơn là với các palette. 4/ CHUỖI 1 SỐC ĐIỆN SO VỚI 3 SỐC ĐIỆN Không có công trình nghiên cứu trên người hay động vật được công bố, so sánh một protocole một sốc điện độc nhất với một protocole 3 sốc điện kế tiếp nhau để điều trị một ngừng tim do Rung thất. Các công trình nghiên cứu động vật cho thấy rằng những gián đoạn tương đối ngắn trong những xoa bóp ngực, hoặc để thông khí hoặc để thực hiện một phân tích nhịp, được liên kết với một loạn năng tâm thất sau hồi sức (dysfonction myocardique post-réanimation) và làm giảm tỷ lệ sống còn. Những gián đoạn trong xoa bóp ngoài tim cũng làm giảm những khả năng biến đổi một rung thất thành một nhịp
  5. khác. Phân tích chất lượng của RCP được thực hiện trong những ngừng tim trong và ngoài bệnh viện đã cho thấy rằng những gián đoạn đáng kể thường xảy ra. Với một tỷ lệ hiệu quả của sốc điện đầu tiên trên 90% đối với các sóng lưỡng pha (ondes biphasiques), sự thất bại của cardioversion hiệu quả của một rung thất gợi ý cần thêm một thời kỳ RCP hơn là một sốc điện bổ sung. Do đó, ngay sau khi đã cho một sốc điện duy nhất mà không phải đánh giá lại nhịp hãy tìm kiếm một mạch, phải tiếp tục RCP (30 đè ép đối với hai thông khí) trong hai phút trước khi cho một sốc điện khác (nếu có chỉ định). Mặc dầu sự khử rung thành công và cho phép tái lập một nhịp với sự thông máu, nhưng hiếm khi một mạch được ấn chẩn ngay sau khi khử rung và thời hạn cần thiết để thử bắt một mạch có thể làm phương hại hơn nữa cơ tim nếu một nhịp với sự thông máu không được tái lập. Nếu một nhịp với sự tái thông máu được tái lập, việc thực hiện những đè ép ngực sẽ không làm gia tăng khả năng tái phát rung thất. Trước sự hiện diện của một vô tâm thu sau sốc điện (asystolie post-choc), các đè ép ngực có thể gây nên một rung thất mới. Chiến lược cho một sốc điện duy nhất có thể áp dụng đồng thời đối với những máy khử rung đơn và lưỡng pha (défibrillateurs mono et biphasiques). 5/ NĂNG LƯỢNG CỦA SỐC ĐIỆN VÀ CÁC SÓNG KHỬ RUNG(ENERGIE DU CHOC ET ONDES DU DEFIBRILLATEUR). Mặc dầu các mức năng lượng được chọn lựa để thực hiện khử rung, nhưng chính luồng dòng điện đi xuyên qua cơ tim cho phép sự khử rung. Dòng điện tương quan với sự thành công của défibrillation hay cardioversion. Dòng điện tối ưu để khử rung bằng một máy đơn pha (monophasique) là khoảng 30-40 ampères. Nhũng bằng cớ gián tiếp bằng những đo lường được thực hiện trong lúc cardioversion hay défibrillation nhĩ gợi ý rằng dòng điện trong khi khử rung với các sóng hai pha (ondes biphasiques) là vào kho ảng 15-20 ampères. Liều lượng năng lượng tối ưu cho một khử rung là liều lượng cho phép đạt được một sự khử rung và một hoạt động tim ngẫu nhiên đồng thời gây nên những thương tổn tối thiểu lên cơ tim. Phải sử dụng một liều lượng năng lượng thích đáng để làm giảm số sốc điện lập lại, điều này cuối cùng cho phép giới hạn các thương tổn cơ tim. 1/ MÁY KHỬ RUNG MỘT PHA (DEFIBRILLATEURS MONOPHASIQUES). Các máy khử rung một pha hiện nay không còn được chế tạo nữa mặc dầu vẫn còn nhiều máy được sử dụng. Những máy này phát ra một dòng điện chỉ đi theo một hướng. Có hai dạng chính sóng một pha : một sóng sinusoidale amortie hạ dần xuống 0 và một sóng tronquée lũy tiến hạ tức thời. Trước đây, các sốc điện một pha đầu tiên và thứ hai được sử dụng để khử rung là ở một mức năng lượng thấp (200 joules) và yếu hơn những sốc điện
  6. tiếp theo (360 joules). Vì lẽ tính hiệu quả của một sóng một pha thấp hơn so với một sóng hai pha, nên năng lượng khởi đầu được khuyến nghị đối với sốc điện đầu tiên bởi một máy khử rung đơn pha bây giờ là 360 joules. Mặc dầu những năng lượng ở mức cao hơn có nguy cơ gây nên những thương tổn cơ tim lớn hơn, nhưng những lợi ích của một sự biến đổi (conversion) sớm hơn thành một nhịp mang lại sự tưới máu vẫn là cơ bản. Việc sử dụng các sốc điện riêng rẽ hơn là 3 sốc điện liên tiếp cũng làm quan trọng hơn sự kiện đạt tối đa tính hiệu quả của sốc điện đầu tiên. Nếu sốc điện đầu tiên không có hiệu quả, hãy cho sốc thứ hai và những sốc tiếp theo ở mức 360 joules. 2/ MÁY KHỬ RUNG HAI PHA (DEFIBRILLATEURS BIPHASIQUES). Các sóng hai pha (ondes biphasiques) phát ra một dòng điện đi theo một hướng dương tính trong một khoảng thời gian xác định trước khi theo hướng ngược lại trong suốt thời gian còn lại của phóng điện (décharge électrique). Có hai loại sóng hai pha : onde exponentielle biphasique tronquée (BTE) và onde biphasique rectilinéaire (RLD). Hiệu quả của sốc điện đầu tiên đối với một FV/TV kéo dài là ưu việt hơn đối với một sóng hai pha (86-98%) so với sóng một pha (54-91%) và chính vì vậy sự sử dụng các máy khử rung hai pha được khuyến nghị mỗi khi có thể được. Một khử rung hai pha cần ít năng lượng hơn và do đó những máy này có những máy phát điện nhỏ hơn, cần một batterie ít mạnh hơn, và dạng sóng của chúng có thể được kiểm soát bởi những circuits không cần inducteur. Do đó, máy nhỏ hơn, nhẹ hơn và dễ mang. Không có bằng cớ rằng một dạng đặc biệt sóng hai pha hay một máy là hiệu quả hơn so với một sóng hay máy khác. Tuy nhiên, năng lượng ban đầu của một sốc điện hai pha không được dưới 120 J đối với một sóng loại RLB và 150 J dối với một sóng loại BTE ; Người ta khuyến nghị rằng sốc điện hai pha khởi đầu ít nhất là 150 J dầu cho dạng sóng là gì. Nếu người cho sốc điện không hay biết những giới hạn hiệu quả của máy, phải sử dụng một liều 200J đối với sốc điện đầu tiên. Năng lượng 200 J này đã được chọn lựa bởi vì nó nằm trong những vùng liều lượng được chọn lựa được báo cáo có hiệu quả đồng thời đối với sốc điện đầu tiên và những sốc điện hai pha tiếp theo và bởi vì năng lượng này có thể được phát ra bởi mọi máy khử rung hai pha được sử dụng bằng tay hiện có. Nếu sốc điện đầu tiên không có hiệu quả, sốc điện thứ hai và những sốc điện tiếp theo có thể được phát ra theo một năng lượng cố định, hoặc một năng lượng có cường độ tăng dần (150-360J), tùy theo loại máy được sử dụng. Nếu người dùng máy không được thông báo về những giới hạn hiệu quả của máy hai pha và nếu một liều 200J đã được cho đối với sốc điện đầu tiên, phải sử dụng một liều hoặc bằng, hoặc lớn hơn đối với sốc điện thứ hai và những sốc điện tiếp theo, tùy theo các khả năng của máy. 3/ RUNG THẤT TÁI DIỄN Nếu một nhịp cần sốc điện xuất hiện trở lại sau một khử rung có hiệu quả (có hay không
  7. có sự trở lại của một hoạt động tim hiệu quả), phải cho những sốc điện tiếp theo với mức năng lượng vốn trước đây đã có hiệu quả. IV/ AN TOÀN (SECURITE) Những cố gắng khử rung phải được thực hiện mà không tạo nên nguy cơ cho các thành viên của kíp hồi sức. Phải thận trọng với một môi trường và các quần áo ướt (lấy nước khỏi thành ngực của bệnh nhân trước khi khử rung). Không có bộ phận nào của bất cứ người nào có thể tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với bệnh nhân. Không nên cầm các tiêm truyền tĩnh mạch hay brancard của bệnh nhân trong khi thực hiện sốc điện. Người sử dụng máy khử rung không thể sờ bất cứ phần nào của bề mặt các điện cực và gel không thể được phân tán trên khắp bề mặt của thành ngực. Các compresses ngấm gel làm giảm nguy cơ này và phải sử dụng chúng chừng nào có thể được.Người thực hiện sốc điện phải đảm bảo rằng tất cả mọi người ở một khoảng cách an toàn đối với bệnh nhân trước khi cho sốc điện. 1/ SỬ DỤNG AN TOÀN OXY TRONG KHI KHỬ RUNG. Trong một bầu không khí giàu oxy, một cung điện từ các palettes của máy khử rung được đặt không phải lúc có thể gây nên các ngọn lửa. Có một vài báo cáo về các đám cháy gây nên bởi phương cách này và phần lớn gây nên những vết bỏng đáng kể nơi bệnh nhân. Nguy cơ của các ngọn lửa trong khi khử rung có thể được giảm thiểu bởi vài thận trọng : Lấy đi mọi nguồn oxy, được cho qua mặt nạ hay một canun mũi, và đặt nó cách  xa thành ngực ít nhất 1 m. Để yên quả bóng thông khí (ballon de ventilation) được nối với ống khí quản hay  với bất cứ thiết bị khác của đường khí. Khi một quả bóng thông khi được để nối với ống khí quản, không có sự gia tăng nồng độ oxy trong vùng khử rung, ngay cả với lưu lượng oxy 15L/phút. Một cách khác, ta có thể tách rời quả bóng thông khí khỏi ống khí quản (hay bất cứ thiết bị nào khác như mặt nạ thanh quản, combitube hay ống thanh quản) và đặt xa nó ít nhất 1 m khỏi đường khí của bệnh nhân trong lúc khử rung. Nếu bệnh hân được nối với máy thở, thí dụ ở phòng mổ hay trong một phòng điều  trị tăng cường, hãy để ống của máy thở (tuyau du respirateur) (circuit de ventilation) nối với ống nội thông khí quản trừ phi những đè ép ngực cản trở máy thở phát ra một thể tích lưu thông thích đáng. Trong trường hợp này, máy thở thường được thay thế bằng một ballon với mặt nạ thông khí, có thể để nối hoặc tách ra và đặt xa một khoảng cách ít nhất 1 mét. Nếu circuit thông khí được tách ra, hãy đảm bảo rằng nó được giữ cách bệnh nhân ít nhất 1 mét hay tốt hơn ngắt máy thở ; những máy thở hiện đại sinh ra một lưu lượng oxy rất quan trọng khi chúng bị tách ra. Khi sử dụng bình thường, khi máy thở được nối với ống nội thông khí quản, oxy cua một máy thở ở phòng điều trị tăng cường được thông khí ngoài máy thở chính đủ xa vùng khử rung. Những bệnh nhân ở đơn vị hồi sức tăng cường có thể phụ thuộc một áp suất dương tính cuối kỳ thở vào (PEEP) để duy trì oxygénation thích đáng ; trong cardioversion, khi sự tuần hoàn tự nhiên chỉ cho phép máu vẫn được oxy hóa một cách khó khăn, điều đặc biệt quan trọng là
  8. giữ bệnh nhân trong tinh trạng nguy kich này nối với máy thở trong khi phát sốc điện. Giảm thiểu nguy cơ cung điện (arc électrique) trong khi khử rung. Theo lý thuyết,  những compresse tự dính dùng để khử rung ít có khả năng gây một cung điện hơn những palette cầm tay. 2/ SỰ AN TOÀN KHI DÙNG CÁC PALETTES CỦA MÁY KHỬ RUNG. Phải nạp điện một máy khử rung bằng tay chỉ khi các palettes nằm tr ên thành ngực. Khi các palettes được đặt trên ngực của bệnh nhân, phải thông báo các thành viên cua đội là các palettes sẽ được nạp điện hay chúng chỉ được sử dụng để monitoring nhịp tim. Nếu máy khử rung được nạp điện, những sốc điện không còn được chỉ định nữa, những thiết bị hiện đại cho phép loại bỏ nạp điện một cách an toàn bằng cách biến đổi mức năng lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2