CHƯƠNG HAI MƯƠI BẢY TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC HAI GIÒNG TƯ TƯỞNG: LẠC HẬU VÀ TIẾN BỘ
lượt xem 82
download
Đang lúc đất nước Việt Nam trải qua những ngày đen tối, do việc Pháp chiếm đóng Gia Định năm 1862 và Thăng Long thất thủ năm 1873, thì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng phải trải qua những ngày đau thương do triều đình Huế, Văn Thân và Cần Vương gây nên. Họ tàn sát hàng chục nghìn người Công giáo viện cớ là Công giáo theo Tây. 1 Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, một số người can đảm biểu lộ sự thật, nói lên tiếng nói lương tâm cho triều đình và nhân dân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG HAI MƯƠI BẢY TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC HAI GIÒNG TƯ TƯỞNG: LẠC HẬU VÀ TIẾN BỘ
- CHƯƠNG HAI MƯƠI BẢY TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC HAI GIÒNG TƯ TƯỞNG: LẠC HẬU VÀ TIẾN BỘ Đang lúc đất nước Việt Nam trải qua những ngày đen tối, do việc Pháp chiếm đóng Gia Định năm 1862 và Thăng Long thất thủ năm 1873, thì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng phải trải qua những ngày đau thương do triều đình Huế, Văn Thân và Cần Vương gây nên. Họ tàn sát hàng chục nghìn người Công giáo viện cớ là Công giáo theo Tây.1 Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, một số người can đảm biểu lộ sự thật, nói lên tiếng nói lương tâm cho triều đình và nhân dân Việt Nam rõ lập trường cứu nước thương dân của mình. Nhưng triều đình lạc hậu, mù quáng, cố chấp, cứ một mực thi hành đường lối khát máu đối với giáo dân và người ngoại quốc. Đường lối đó đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của đất nước và đưa người dân Việt Nam vào vòng nô lệ của thực dân Pháp. Lúc bấy giờ xuất hiện hai tư tưởng chống đối nhau. Một bên là các nho sĩ gồm các vua chúa phong kiến của triều đình cùng những sĩ phu Văn Thân và Cần Vương hiếu chiến. Họ tự đắc tự mãn với những bằng cấp kiến thức nho học của mình. Do đó bàn đến quốc sự, họ chiũ biết đến Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu của Trung Quốc. Hạng người này lại có quyền bính trong tay, cai trị đất nước bằng cách ngâm thơ, vịnh phú, rung đùi bên tách trà sen thơm nóng, rồi khi đứng, khi ngồi, khi tỉnh, khi say mà tưởng mình là nhất thiên hạ, không ai văn minh hơn mình, không ai hùng mạnh hơn mình,2 và cho thiên hạ là man di mọi rợ, chính đang lúc thiên hạ tiến một bước dài trên việc mở mang thương mại, công nghệ, cơ khí và khoa học kỹ thuật. Đại diện cho nhóm nhà nho bảo thủ có thế lực là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và ông đồ nho Nguyễn Đình Chiểu, là người rêu rao việc tiêu diệt Phật Giáo và Gia Tô giáo để làm vinh quang cho Nho giáo.3 Đối chọi với nguồn tư tưởng lạc hậu phong kiến trên là nguồn tư tưởng phóng khoáng, tiến bộ, đòi canh tân xứ sở cấp tốc không thì mất nước. Tư tưởng này do người Công giáo chủ trương mà đại diện nổi bật là linh mục Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Trương Vĩnh Ký, và một số người Công giáo khác. Người Gia Tô giáo trí thức lúc bấy giờ, trước sự tiến bộ của khoa học phương Tây, mở to đôi mắt để quan sát học hỏi. Họ là nhóm người duy nhất đi du học nước ngoài, hoặc chính họ không đi học thì họ gởi con cái đi, như trường hợp của thánh Hồ Đình Hy,4 của y sĩ Xuân. Ngoại trừ Nguyễn Trường Tộ, thì Linh mục Đặng Đức Tuấn, giáo sư Hán văn tại Pénang trong 10 năm, Trương Vĩnh Ký và biết bao người Công giáo khác vào thế kỷ XVIII, XIX5 như các linh mục Vinh Sơn Liêm, Gioan Thi Công, Phêrô Gioan Huy6 tốt nghiệp tại Đại Học Thánh Thomas ở Manila, Philippines. Du học tại Pénang, Malaysia có Phan Văn Minh, Hồ Đình Thịnh, Lê Văn 1 Xem Chương Hai Mươi Lăm. 2 Thời nay Cộng Sản Việt Nam cũng tự gán cho mình đỉnh cao trí tuệ loài người. 3 Nguyễn Đình Chiểu, Dương Từ Hà Mậu (Long An, 1982), trg 12. Trong thời kỳ này Nho giáo được cho là chính đạo. Xem: - Chương Mười Sáu. - ĐNTL - ĐIIK, Dưới Triều Minh Mạng, Tập 17, trg 244, Hà Nội. 4 Lm. Hồ Đình Thịnh, con của Hồ Đình Hy, được gởi đi học Pénang. Con của y sĩõ Xuân tử đạo cũng đuợc gởi đi học ở Pénang. Trương Bá Cần và Quốc Oai trong Nguyệt San Công Giáo và Dân Tộc, số 657-663, 1988 lên án việc Hồ Đình Hy gởi con đi du học là một tội chính trị! 5 Nhằm canh tân hóa quốc gia trong các lãnh vực xã hội, kinh tế và quốc phòng. 6 Bùi Đức Sinh, Dòng Đaminh Trên Đất Việt (Sài Gòn, 1993), Tập I, trg 83.
- Lộc, Đoàn Văn Quy, Lê Văn Huấn,7 Trần Ngọc Vịnh,8 Đoàn Trinh Hoan, Đoàn Trinh Khoan;9 và du học Pháp có Nguyễn Ngọc Tuyên.10 Vào thời gian này, các quan ở triều Nguyễn không có lấy một người đi du học thì làm sao mà trông xa thấy rộng. Nhãn giới của họ không vượt quá bốn bức tường dầy đăỉc và đen tối của kinh thành Huế. Hầu hết những người đi du học có tên ở trên đều bị triều đình Huế, Văn Thân hoặc Cần Vương giết sạch. Cũng có dư luận rằng Nguyễn Trường Tộ bị đầu độc mà chết.11 Phong trào đổi mới do Nguyễn Trường Tộ chủ xướng được nhiều đồng bào trí thức trong nước hưởng ứng như Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Điền, Nguyễn Hiệp, Đinh Văn Điền12, Lê Đĩnh, Phan Liêm13, Bùi Phùng và Cao Bá Quát14. Tất cả đề nghị cải cách của những người trí thức nà cũng như của Nguyễn Trường Tộ đều bị đình thần cản trở.15 I. LINH MỤC ĐẶNG ĐỨC TUẤN 1. Tiểu Sử Đặng Đức Tuấn16 sinh năm 1806 tại Bồng Sơn, Bình Định, đã tỏ ra là một người thông Nho. Dưới triều Minh Mạng và các vua chúa kế vị sau xảy ra liên tiếp nhiều cuộc cấm đạo, nên Giáo hội không thể tổ chức chủng viện ở trong nước mà đành phải gởi các thanh niên đi du học ở Pénang, Malaysia. 7 Lm. Lê Văn Huấn sinh năm 1840 tại An Vân, Thừa Thiên, con ông lý trưởng Lê Văn Khuê (ông bị đày ra Lạng Sơn và chết vì đạo tại đây năm 1861). Cha Huấn học tại Pénang từ năm 1864-1870, chịu chức linh mục 1882 và làm phó Nhu Lý năm 1883. Năm 1885, cha Huấn theo cha Khoan từ Nhu Lý về Dương Lộc với giáo hữu và 65 nữ tu. Cha bị Cần Vương giết ngoài nhà thờ ngày 8-9-1885 và được an táng trong lăng tử đạo Dương Lộc. 8 Lm. Trần Ngọc Vịnh sinh tại Mậu Tài, Phú Vang, Thừa Thiên, con quan tham tri Trần Ngọc Giao, học tại Quốc Tử Giám và tại Pénang từ 1864-1870. Được cử làm cha sở Đại Lộc. Lúc Cần Vương nổi lên, cha Lộc từ Đại Lộc chạy về Dương Lộc tỵ nạn, bị thiêu sát với giáo dân trong nhà thờ ngày 8-9-1885. 9 Lm. Đoàn Trinh Khoan, cháu ruột của thánh Đoàn Trinh Hoan, học tại chủng viện Pénang, chịu chức linh mục tại Huế năm 1863 và được cử làm cha chính xứ Nhu Lý. Năm 1885, cha đưa nữ tu và giáo hữu Nhu Lý về Dương Lộc tỵ nạn. Cha bị thiêu sát cùng với giáo hữu trong nhà thờ Dương Lộc ngày 8-9-1885. 10 Lm. Nguyễn Ngọc Tuyên sinh tại Phụ Việt, Quảng Bình năm 1829, học Mans, Pháp, thụ phong linh mục tại Pháp 1864. Cha là giáo sư Pháp văn tại Thượng Bạc, Huế và được bổ làm tham biện Hải Phòng. Năm 1880 về làm cha sở Thợ Đúc rồi An Truyền và Dương Lộc, bị Cần Vương giết tại Dương Lộc ngày 8-9- 1885. 11 Đào Trinh Nhất, Phan Đình Phùng (Sài Gòn, 1950), trg 29 (1, 2). Trừ hai linh mục không bị giết là Đặng Đức Tuấn và Hồ Đình Thịnh. 12 Lê Thành Khôi, Le Việtnam Histoire and Civilisation (Paris, 1955), trg 364. 13 Ibid, trg 365. 14 Cao Bá Quát, năm 1843, táp tùng phái bộ Đào Tri Phú sang Singapore. Ông đã bàng hoàng nhận định về cường thịnh của người và hèn yếu của mình, và cũng đã từng than thở, Nhai văn nhá chữ buồn ta Con giun còn biết đâu là cao sâu Tân gia từ vượt con tàu Mới hay vũ trụ một màu bao la Giật mình khi ở xó nhà Văn chương chữ nghĩa khéo bè trò chơi Không đi khắp bốn phương trời Vui đầu án sách uổng đời làm trai 15 Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 474. 16 Nguyễõn Tài Thư, Cao Bá Quát, trg 130 viết theo Vũ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn, Tinh Hoa Công Giáo Ái Quốc Việt Nam (1970). - BAVH Le traité de 1862.
- Chủng viện Pénang nhận đào tạo các chủng sinh từ các nước Á đông như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bổn, v.v... Ngoài những môn cần thiết phải học để có thể thụ phong linh mục, các sinh viên Việt Nam phải học thêm Hán Văn vì môn này rất quan trọng lúc trở về truyền giáo. Theo lời yêu cầu của nhà trường, Giám mục Cuénot Thể gởi Đặng Đức Tuấn đi Pénang với tư cách là giáo sư Hán văn. Tại đây, vừa dạy Hán văn, ông vừa học thêm các tiếng như La tinh, Pháp và Anh văn. Sau 10 năm xuất dương, ông trở về nước và được thụ phong linh mục tại Gò Thị bởi tay Giám mục Cuénot Thể. Sau đó ngài coi sóc địa sở Châu Me và Trung Tín được 6 năm thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ dữ dội ở Cửa Hàn và Gia Định. Trong lúc đó triều đình Huế lại ra lệnh bắt giam tất cả các người theo Gia Tô giáo, và đánh phá cướp bóc các nhà thờ, nhà xứ. Cha Tuấn phải lánh xa Quảng Ngãi trở về Bình Định rồi sau lại trở ra Quảng Ngãi. Trên đường bôn tẩu, nhiều lúc cha Tuấn ghé vào nhà người bên lương mà vẫn được tiếp đãi tử tế vì lúc trước cha có dạy Hán văn, được tử sĩ Bình Định và Quảng Ngãi kính trọng. Đối với Tự Đức và triều đình, đạo Gia Tô là đạo dị đoan, là tà thuyết mê hoặc nhân dân, đào tạo nên những phần tử phản quốc và a tòng theo giặc. Muốn sửa đổi những quan niệm sai lầm ấy, linh mục Đặng Đức Tuấn làm một tập điều trần bày tỏ căn nguyên và những điều hiểu lầm về Công giáo. Cha thường phải luôn bôn ba chẳng nơi định kỳ vì triều đình đang truy nã các linh mục ráo riết. Cuối cùng cha bị bắt tại Nghĩa Mân và bị giải đến huyện Mộ Đức. Sau khi hỏi cung, quan huyện soát trong người cha Tuấn, gặp một tập điều trần 6 trang. Trước những lời nói hùng hồn can đảm, lý lẽ gắt gao, quan huyện đùoán ngay tông tích của ngài. Đến tối quan lại đòi cha ra để hỏi chuyện và người nhìn nhận mình là linh mục. Quan huyện làm giấy đem Cha Tuấn lên tỉnh đường. Quan Bố và quan án truyền cho cha Tuấn bước qua Thập giá, nhưng cha từ chối. Cũng vào thời kỳ này có hai quan ở Huế đến quan sát tình hình địa phương. Tỉnh đường trình 6 trang điều trần của cha Tuấn cho các quan xem, và các ông phê: ”Điều trần phân minh, phải gởi lên triều đình.” Tiếp đó, hai quan thanh tra gặp cha Tuấn và truyền cởi gông xiềng. Tỉnh đường gởi bản điều trần và lời khai của cha Tuấn về Cơ Mật để dâng cho Tự Đức. Nhờ bản điều trần minh bạch của cha Tuấn mà sự ác cảm đối với Công giáo được dịu bớt phần nào. Năm hôm sau có chỉ truyền cha Tuấn ra Kinh và mỗi tỉnh phải bổ quân đón ngừa và một số quân 30 người đưa dọc đàng từ địa phương này đến địa phương khác. Giải đến Huế vừa xế chiều, tiếng đồn khắp gần xa, nên dân kinh thành đổ xô đến xem rất đông. Cha Tuấn được dẫn đến Bộ Binh và hội kiến nhiều quan thượng như Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp. Các quan lớn nhỏ ngồi hai hàng nghiêm trang oai vệ. Cha Tuấn ngồi chính giữa điện, trên một chiếc chiếu bông trải trước mặt các quan văn võ triều đình. Phan Thanh Giản chủ tọa buổi hội thảo và bảo rằng: “Nay vua truyền mời đạo trưởng về triều để xét hai điều. Thứ nhất trong đạo Gia Tô có nhiều điều khó hiểu. Thứ hai là do nguyên cớ gì mà tây dương đến đây quấy rối làm ngang. Thầy cứ sự thật tường khai.” Cha Tuấn phân giải cặn kẻ hai câu hỏi của Phan Thanh Giản, và kết thúc bằng cách cắt nghĩa thêm về hai vấn đề quan trọng khác đã gây bao tai hại lớn lao trong thời kỳ bấy giờ. Phan Thanh Giản truyền cho cha viết vào giấy nạp Bộ, rồi bãi triều. Quân đưa cha về ngục thất chờ lệnh trên. Qua hôm sau Phan Thanh Giản đòi cha Tuấn vào hỏi lâu giờ, rồi mời nước thết đãi lịch thiệp. Phan Thanh Giản cho biết trong triều có nhiều quan có ác cảm và hoài nghi với đạo. Ý triều đình và nhà vua cũng muốn làm lơ nhưng các tỉnh cứ đệ sớ tâu xin khắc khe với đạo. Ông khuyên cha hãy nhẫn nại chờ đợi trong lúc nhà vua cứu xét bản điều trần. Ngay sau lúc đọc xong bản điều trần, Tự Đức hạ lệnh mở gông, giải xiềng và ban thưởng cho cha Tuấn. Thừa ân huệ, người lập tức đi thăm các bổn đạo bị cấm cố ở Thừa Phủ, Cung
- Quán, Trấn phủ và Khám đường. Các lao tù thời ấy chật ních những giáo hữu sau sắc dụ phân tháp năm 1860. Ở Gia Hội có một bà góa Công giáo tên là Trần Ngọc Giao, thân mẫu của linh mục Trần Ngọc Vịnh. Cha Vịnh được phúc tử đạo vào đời Văn Thân. Bà nhờ rể hiền là ông Kiến Thoại, một quan lớn trong triều, nên khỏi phải đi phân tháp. Giữa lúc cấm cách nhiều vị linh mục trú ẩn ở nhà bà trá hình làm tôi tớ. Một hôm cha Tuấn đến thăm bà, thấy một khuôn mặt hơi quen nơi một cậu trai với bộ áo nâu bưng trà tiếp khách. Cậu ấy là linh mục Martino Nguyễn Văn Thanh (An Vân).17 Hai linh mục nhìn nhau nỗi lòng đau đớn. Bản điều trần khiến Tự Đức phân vân. Nhưng nhà vua càng trì hoãn quyết định thì tình thế càng nguy ngập. Miền Nam bị chiếm, miền Bắc bị loạn. Để giúp Tự Đức, cha Tuấn soạn thêm hai tập điều trần. Tháng 3-1862, cha dâng hai tập điều trần ấy và Tự Đức thuận theo những lời yêu cầu. Ông hạ chỉ tha nam phụ lão ấu, cho họ lui về quê quán. Thế là vấn đề phân tháp được bãi bỏ dứt khoát. Thượng tuần tháng 3, tàu Pháp ra Huế, yêu cầu ký kết hòa ước với Việỉt Nam. Triều đình hội đàm bàn tính không biết phải cử ai đi làm đại sứ. Lâm Duy Hiệp mời cha Tuấn dò ý kiến, và cha trả lời rằng: ”Trình quan lớn, xin quan lớn dâng sớ tâu Hoàng đế ủy quan lớn vào Đồng Nai, và tôi sẽ tùng hành với ông. Tôi quả quyềt không ai dám làm gì. Hòa được thì tốt, không thì lui ra.” Lâm duy Hiệp vào nội tấu, vua ban sắc hạ y như lời xin. Từ ngày ấy cha Đặng Đức Tuấn được phép ra vào Tả Viện và Hoàng Thành để thương thuyết bàn bạc với hai ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Ngày 22-5-1886, chiếc tàu Hoàng gia Việt Nam rời Thuận An đến Sài Gòn. Lúc hoà ước ký xong, cha Tuấn có đến thăm Giám mục Lefèbvre ở Gia Định. Sau đó cha về Bình Định, và mỗi khi cần hỏi ý kiến, Tự Đức lại xuống chỉ triệu cha về Huế. Nhờ cha mà triều đình giảm bớt ác cảm với đạo và biết rõ quan niệm chân chính ái quốc của người Công giáo. Cha Đặng đức Tuấn mất năm 1874 tại địa sở Chánh Khoan, Phù Mỹ, Bình Định. 2. Sự Nghiệp Tác phẩm lớn của cha Tuấn gồm hai thi phẩm trường thi có liên quan đến quốc sử là Việt Nam Giáo Sử Diễn Ca và Lâm Nạn Phụng Quốc Hành. A. Việt Nam Giáo Sử Diễn Ca Việt Nam Giáo Sử Diễn Ca là quyển sử biên niên, lược thuật sự thăng trầm của Công giáo Việt Nam suốt 3 thế kỷ từ 1528 đến 1874. B. Lâm Nạn Phụng Quốc Hành Lâm Nạn Phụng Quốc Hành là một hành khúc ghi lại 4 sự kiện bản thân gồm có bản thân lâm nạn vì chỉ dụ cấm đạo, phụng chỉ đến kinh đô để điều trần việc cứu quốc, nam du nghị hòa, và giải nạn cho các giáo hữu. Tại kinh đô, cha Tuấn đàm thoại với quan Thượng thư Bộ binh Lâm Duy Hiệp về giáo lý và chứng minh việc Pháp quấy rầy ở Cửa Hàn năm 1856-1857 không liên quan đến Công giáo. Cha viết: Đạo mà nội ứng với tàu Lang Sa Thì khi tàu ấy mới qua 17 Nguyễn Văn Hội, Lịch Sử Giáo Phận Huế, trg 274, Huế, 1993. Bốn linh mục đang trốn tại nhà bà Trần Ngọc Giao là cha Anrê Nguyễn Văn Lành, cha Anrê Nguyễn Van Thoại, cha Tađêô Phan Văn Thân và cha Martinô Nguyễn Văn Thanh.
- Kéo nhau bỏ xứ chạy hoà theo Tây. Sau đó cha Tuấn quả quyết lòng trung thành đối với quốc gia của người Công giáo. Họ là một công dân của đất nước, tuân giữ các luật lệ và nghĩa vụ cũng như các công dân khác: Phụng công thủ pháp mọi đường Binh thuế như chúng kiều lương như người18 Đạo chẳng dám xuất, bỏ đi, Là trọng Thiên Chúa, đâu vì Lang sa!19 Tháng 5-1862, phái đoàn Việt Nam gồm Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp, Đặng Đức Tuấn vào Gia Định dự hội nghị với Pháp và Espanha. Theo như cha Tuấn thuật lại trong Nam Du Nghị Hòa, tàu Loan Phụng ra cửa Thuận An, có tàu Forbin của Pháp đón tiếp, cột giây kéo vào Gia Định. Dân chúng Nam Kỳ nghe tin tàu vua đến, ra đứng bờ sông trông đợi, tỏ tình quyến luyến phái đoàn. Quang cảnh thành Gia Định bấy giờ khác hẳn năm xưa: ngoại kiều đông đảo, phố xá nghinh ngang. Phái đoàn Việt Nam đến đất cũ của mình mà như đặt chân lên một miền xa lạ. Hội nghị giảng hoà khai diễn ngày 6-5-1862, một bên là Pháp và đồng minh Espanha, và bên kia là Việt Nam. Pháp đòi bồi thường khoảng 5 triệu đồng và cắt giao trọn 6 tỉnh Nam Kỳ. Phan Thanh Giản cùng Lâm Duy Hiệp thấy điều kiện giảng hòa khá nặng, nên hỏi ý kiến cha Tuấn: Phan, Lâm đòi Tuấn hỏi han: Tây xin nhiều quá, Tuấn bàn làm sao? Tuấn rằng: ”Ông lớn lượng cao, Đòi bồi thì chịu, đừng giao tỉnh thành.”20 Giáo luật Công giáo bắt buộc giáo dân phải tuân giữ các lề luật quốc gia như người công dân khác, không thể là một Công giáo tốt nếu không phải là một công dân tốt. Những tư tưởng này Đặng Đức Tuấn có dịp trình bày cho triều đình lần trước trong 2 tập điều trần. Chính hai tập điều trần này vẫn còn tồn tại. Tập thứ I là Hoành Mao Hiến Bình Tây Sách và tập thứ II là Minh Đạo Bình Tây Sách. Cha Tuấn biên soạn 6 bản điều trần nhưng bây giờ chỉ còn 2 bản quan trọng này.21 Trong lúc bị bắt giải đi, cha Tuấn để 2 tập điều trần này trong túi hành lý. C. Hoành Mao Hiến Bình Tây Sách22 Đây là Sách Lược Bình Giặc Tây Của Một Kẻ Sĩ ở Nhà Tranh. Trong bản điều trần này cha Tuấn chỉ đề cập đến 2 việc thiết yếu là kế hoạch bình Tây và sách lược chiến thắng Tây. - Kế Hoạch Bình Tây Về kế hoạch bình Tây thì phải biết Tây là ai? Binh pháp cơ bản là biết người biết ta, trăm trận đánh không mỏi mệt. Bọn Mọi Biển23 rất là mạnh dữ, tinh nhuệ, rất giỏi nghề bắn súng, và thuốc súng của chúng rất mãnh liệt. Đánh nhau trên sông, trên biển hay trên đất liền, chúng đều giở hết những sở trường của chúng là đánh trên biển, chiến thuyền và hỏa thuyền của chúng lui tới rất lanh, không ai ngăn chặn được. Chính thế mà Mọi Biển vùng vẫy khắp nơi, được tiếng vô địch từ lâu. Đến nơi nào cũng thắng như tại các nước A-lập-Bá, Angiêri, Amédia ở bên đất Tây, và các nước Đại Thanh, Xiêm La, Triều Tiên, Nhật bản ở bên đất Đông. Hễ bọn Giặc Biển đến là chúng gây ra mối họa chiến tranh, chiếm đất giữ thành theo kiểu chim tu hú đẻ nhờ ổ quạ. 18 Giáo dân vẫn đi lính, đóng thuế cho triều đình, những việc công ích như làm cầu làm đường, giáo dân đều vâng chịu như lương dân, không bao giờ dám khinh lệnh của triều đình. 19 Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn (Sài Gòn, 1970), trg 73. 20 Ibid, trg 159. 21 Ibid, trg 125. 22 Ibid, trg 223. 23 Lính viễn chinh Pháp.
- Binh của chúng ta tuy nhiều, nhưng chưa chắc mạnh mẽ tinh nhuệ bằng binh của chúng, chưa chắc giỏi nghề bắn súng bằng chúng, thuốc đạn của chúng ta chưa chắc mau chóng, dữ dội bằng thuốc đạn của chúng. Vì cớ đó mà chúng lấn được vào bờ cõi ta, dám chiếm đất vua, sang đoạt thành trì, chỉ vì binh ta yếu kém hơn mà thôi. Nay muốn xua chúng ra biển, khôi phục đất đai Gia Định, ắt phải lo liệu việc binh ngoài cách thức thông thường, không thể vịn vào lối cũ. Cái đạo dùng binh là theo tình thế của quân địch mà ứng chiến, không thể bo bo theo kiểu như xưa được. Do đó chúng ta cần lưu ý đến 3 điều thiết yếu sau: Điều 1 là tuyển lính. Những người cường tráng, từ 20 tuổi trở lên và từ 40 tuổi trở xuống cần được chiêu mộ. Thời gian phục vụ là 5 năm. Số lính ở quân ngũ được hưởng lương tiền gấp đôi lần trước. Binh lính đều được miễn mọi siêu dịch như việc chặt cây xúc đất. Như thế là cốt cho quân lính cường tráng tăng thêm nhuệ khí chiến đấu và tập luyện tinh tuyền thuần thục cơ thể để chống nhau với kẻ thù. Bọn Giặc Biển sẽ phải thua! Điều 2 là thao diễn chiến pháp. Phép thao diễn không gì quan trọng hơn việc tập bắn súng.24 Lũ lính trên các chiến thuyền giặc Biển bắn súng rất giỏi. Quả thực bọn chúng đối với ta là kẻ thù cách nhau một trời một vực, đâu phải chuyện tầm thường. Nếu chúng ta cứ dùng cái lối võ nghệ gươm dao, côn dài, cung mạnh thì thật là ứng chiến không phải phép vậy. Chỉ cần cho quân ta giỏi nghề bắn súng, biết dùng các thứ súng lớn, súng lửa, súng trái phá, súng thần công, súng máy là đủ vậy. Điều 3 là luyện chế thuốc súng. Thuốc súng không cần số lượng nhiều, mà cần ở sức công phá mạnh, và thuốc bắn súng không dùg thứ cũ, chỉ lấy thứ mới. Phàm các thứ thuốc súng lâu quá 3, 4 năm thì vất bỏ đi. Trong 3 điều quan trọng nói trên mà thiếu đi một điều thì dẫu Hoàng triều có những vị tướng văn, tướng võ ngang trời dọc đất, vận trù quyết sách, mưu mẹo như thần cũng không làm gì xuể bọn Giặc Biển này được. - Sách Lược Chiến Thắng Tây Việc thiết yếu thứ hai là sách lược quyết thắng Mọi Biển. Cái đạo dùng binh trước hết phải rõ cái lý khúc trực,25 cái thế mạnh yếu. Binh Mọi Biển lý khúc phi chính nghĩa mà thế mạnh, binh ta lý trực có chính nghĩa mà thế yếu. Luận về lý thì chúng khúc mà ta trực, luận về thế mạnh yếu thì chúng mạnh mà ta yếu. Cho nên binh ta đông mà không chắc thắng nổi số lượng ít của binh chúng. Huống chi Giặc Biển có đủ chiến thuyền lưu hành khắp thiên hạ bốn phương, đó là một lý do mà ta chưa dễ thắng nổi chúng vậy. Do đó muốn thắng chúng, trước hết chúng ta phải phòng ngự vững vàng rồi mới đi cầu viện binh. Nay xin vua sai kẻ hùng biện đem quốc thư đi đường biển sang Hạ Châu (Singapore) cầu viện quân Anh, kể đủ việc binh Phú lang Sa vô cớ xâm hiếm bờ cõi nước Nam, đoạt ngang thành trì, làm lắm điều trái nhân đạo, tàn hại sinh linh, tội ác của chúng đầy dẫy. Nên biết rằng Phú Lang Sa tiếng là cường thịnh, nhưng từ trước đến giờ vốn sợ binh Anh Cát Lợi. Nay nếu về mặt thủy chiến, có binh Anh Cát Lợi, về mặt lục chiến, có quân ta ngăn trên bộ, thuyền Giặc Biển quyết sẽ lâm vào cảnh dứt đường lui tới, ra vào đều khó. Dầu chúng có cánh bay lên trời đi nữa, cũng khó mà trốn thoát vậy. Việc chế ngự bọn Giặc Biển là công việc khẩn cấp của triều đình. Bản điều trần trên là một bản điều trần quan trọng, biểu lộ được lòng yêu nước thiết tha của một người Việt, mà lại là một người Công Giáo - còn hơn thế nữa, của một linh mục. Điều đó làm cho Tự Đức và triều đình phải suy nghĩ đường lối chém giết người Gia Tô giáo mà nhà 24 Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 22-23, mục Việc Tập Bắn ở Thuận An. 25 ĐNTL - ĐIVK, CBTTĐ, Tập 36, trg 244, Hà Nội.
- vua đang ráo riết thi hành là một đường lối sai trái. Sự truyền cảm của bài văn chứa đầy nhiệt tình yêu nước tất phải có hiệu quả vì: Bát canh nấu với máu gan, Dâng trời cũng thấu lời van cho mình. Mũi tên dồn hết tinh thành Bắn vào đá quí tan tành như chơi.26 D. Minh Đạo Bình Tây Sách “Hiện giờ bọn Giặc Biển ngang dọc ở chốn biên thùy. Lũ giặc thù đó là quân mạnh bạo tuyệt vời, tài xuất chúng hơn hẳn rợ Nghiêm Doãn thời Chu, rợ Hung nô đời Hán, rợ Hốt Tất Liệt Đột Quyết đời Đường, rợ Khiết Đan Kim Liên đời Tống. Nay ta phải chống nhau với bọn giặc dữ đó, mà binh sĩ ta đều là dân quen an hưởng thái bình đã lâu năm, 50, 80 năm không từng trải chiến trận, như vậy mà muốn chiến thắng thành công tưởng thiệt là khó vậy. Rủi như thất thủ chốn biên cương thì những kẻ đương nhiệm lại không chịu biết rằng quân ta yếu, quân giặc mạnh, chiến trận diễn biến theo thế tấât nhiên, việc phải đến nó đến. Bèn quay ra đổ oán hờn tội lỗi cho người theo đạo Giatô, ức đoán rằng những người này làm nội ứng cho giặc, giặc nhờ thế mà thỏa chí xâm lăng27... Một người nói ra 10 người phụ họa, khiến cho những người có đạo phải chịu cái hiềm nghi đen tối rồi hết thảy đều sa vào tù ngục oan khiên. Những người có trách nhiệm làm như vậy tưởng đâu trừ được mối lo nội phản, thì có thể tránh được nạn xâm lăng từ bên ngoài. Họ có biết đâu rằng bọn dân hèn ở chốn thảo dã, chịu oan ưổng tức là đã làm loạn làm cho tai họa bên ngoài càng thêm rắc rối, nhiễu nhương, rốt cuộc chưa có được phương lược đúng tốt để dẹp trừ quốc nạn. Ngày xưa đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế gặp lúc Tây Sơn dấy loạn núp mình rồng trong chốn dân gian, từng gặp người Tây dương là Bá Đa Lộc. Người theo đạo Gia Tô này từng lui tới giúp đỡ nhà vua, đánh binh Tây Sơn thống nhất đất nước. Đương hồi quốc triều mới mở nước, ngoài đạo Giatô chưa từng phụ ơn. Đến khi gặp vận hội trung hưng, người đạo ấy lại may được có công phò tá. Nay quân Pháp xâm lấn cương thổ, quân ta bèn nghi người có đạo sanh lòng giặc, bắt phải chịu hình phạt thiệt nghiêm, há phải rằng đạo ấy lúc đầu thì yêu nước trung vua, mà nay biến chất thành ra phản nghịch. Làm gì có sự quái lạ ấy trên đời? Vì thế đức Thế Tổ Cao Hoàng ta còn trị vì, ngài chuẩn cho đạo ấy được thịnh hành không bao giờ cấm đoán. Phàm các địa phương có người theo đạo đều được phép cất nhà thờ, rao giảng công khai. Việc ấy kể đã lâu lắm. Chính vì đạo Thiên Chúa là đạo thanh minh, đổi biến loạn thành bình trị. Đức Cao Hoàng sáng lập nghiệp lớùn truyền ngôi lại cho con cháu, mở mang nguồn lợi, sắp đặt công việc, thành tích kiến thiết rõ ràng có thể truyền đến muôn đời mà không gây ra mối tệ. Đương thời buổi ấy sống trong biển lặng, vua khoanh tay ngồi rỗi ở chốn cửu trùng và muôn vật cường thịnh, dân chúng yên vui, cảnh tượng thái bình, bút nào tả cho xiết được. Kể đến năm Minh Mạng thứ 13, nhân có người thù hiềm với giáo dân, lúc đầu chỉ là việc vu cáo hãm hại28 để trả thù riêng mà về sau oan nghiệt liên miên, gây thành họa lớn. Từ đó mới bắt đầu có chỉ cấm đạo. Tiếng ty ngôn đưa xuống, sợi tơ vụt lớn như bánh xe. Người trong nước đều coi giáo dân là phường không vua, không cha rồi những kẻ hiếu sự bất cứ việc gì cũng cứ vịn theo lệ ấy để thỏa bạo, lấy của người làm giàu cho mình, thành ra những người Giatô kế tiếp 26 Phan Bội Châu do Lâm Giang dẫn trong Đặng Đức Tuấn (Sài Gòn, 1970), trg 244. 27 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXII, 1859, Tờ 23-26, 77-79, CRO 2: CB 242. ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXII, 1859, Tờ 275-276, CRO 2: CB 239. 28 Xem Chương Mười Bảy, số II. Vụ làng Dương Sơn và Mông Phụ.
- nhau vào nhà tù, bi lụy vô cùng, xiềng xích gômg cùm không mở miệng kêu oan vào đâu được, đến nỗi dưới ánh mặt trời sáng sủa trong vòng giáo hóa nhân ái của nhà vua, mà một lũ dân trung tuân giữ phép nước phụng sự hoàng triều lại chịu hàm oan thảm thiết. Ngày xưa chỉ một phụ nữ nước Tề chịu hình phạt oan uổng mà Trời còn cảm ứng, biến loạn đến ba năm, huốâng chi ngày nay số tù ngục oan khiên nhiều hơn nước Tề gấp mấy. Nếu bảo rằng người đạo Thiên Chúa đều có tội đáng xử phạt, trường hợp này không thể so sánh với oan ngục nươc Tề, thế thì tại sao lũ dân cày ruộỉng, đào giếng làm ăn lương thiện đời vua Gia Long nay lại biến ra bọn tù phạm đáng chém, thắt cổ, đáng kết án khổ sai, đáng chịu đi đày hết cả?29 Há rằng đạo ấy ngày xưa thì phải mà ngày nay lại trái sao? Và những người theo đạo ấy ngày xưa so với những giáo dân ngày nay có một sự cách biệt khác nhau một trời một vực? Huống chi là người theo đạo ấy, về các việc dân việc lính chịu sưu chịu thuế cũng y như hạng bình dân khác, sao lại đối xử riêng với họ theo cách ấy, làm sao cho khỏi tổn thương đến cái lòng nhân ái công bình của nhà vua, xem muôn dân như con đỏ, không phân biệt chút nào. Cái nghĩa trị dân một cách bình đẳng, khiến cho xa gần vui phục có phải vì việc cấm đạo mà sứt mẻ đi chăng? Vì những kẻ mà so sánh với đời Gia Long yên vui vô sựỉ thì ngày nay thậât là rối rắm, nhiễu nhương, cái thế ngày trước khỏe, ngày nay mệt đã được chứng nghiệm một cách rõ ràng, nhìn qua là thấy được nét lớn ngay. Trộm nghĩ rằng: Sau cơn sấm sét thì có gió mưa, đó là cái lòng vô tư của Tạo Hóa. Việc hình phạt oai nghiêm phải lấy đức khoan hòa, nhân ái làm tiêu chuẩn, đó là việc của vua thánh bắt chước theo Trời. Cúi xin Hoàng Thượng thể theo lòng che chở bao bọc của Trời Đất noi gương đại đức của tổ tiên, nuôi dưỡng muôn dân cho được cùng sống, ban hành lịnh mở tù, bỏ ngục, tha hết lũ dân có đạo Giatô ra, phàm hiện giờ tất cả những người bị giam cầm, bị đi đày, bị làm việc khổ sai, đều nhất loạt tha hết, cho phép bọn họ được tùy tiện kiếm đường làm ăn, khỏi chịu các thảm cảnh chết đói, chết rét.”30 Những tác phẩm của cha Đặng Đức Tuấn Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca, Lâm Nạn Phụng Quốc Hành, và nhất là qua hai bản điều trần Hoành Mao Hiến Bình Tây Sách và Minh Đạo Tây Sách biểu lộ một luồng tư tưởng hoàn toàn ngược lại tư tưởng lạc hậu của triều đình Huế và sĩ phu thời bấy giờ. Đó là người Gia Tô giáo có công xây dựng và thống nhất đất nước; quốc sách chém giết người Gia Tô là sai lầm, làm rạn nứt tình đoàn kết dân tộc trong việc chống bọn Mọi Biển xâm lăng; và cần phải xử dụng thế lực người Gia Tô trong chính sách Bình Tây. Cha Đặng Đức Tuấn không lẻ loi, đơn độc trong việc tuyên truyền luồng tư tưởng mới để cứu nước. Một người Gia Tô giáo Nguyễn Trườụng Tộ cũng mạnh mẽ trình bày với triều đình những tư tưởng tiến bộ này.31 II. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830-1871) 1. Tiểu Sử Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 tại thôn Bùi Chu, huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ An, giữa lúc thịnh thời của nhà Nguyễn, nhưng cũng nhằm lúc xã hội Việt Nam đang bắt đầu chuyển mình qua sự tiếp xúc miễn cưỡng với Tây phương.32 29 Xem Chương Hai Mươi Ba, số II, 1-4. 30 Lâm Giang, op. cit., trg 227. 31 Xem Chương Hai Mươi Tám. Triều đình Huế và Văn Thân và Cần Vương làm mất nước. Đặng Đức Tuấn đề nghị triều đình dùng người Gia Tô làm một lực lượng chống Mọi Biển xâm lăng. 32 Muốn biết đầy đủ thêm về Nguyễn Trường Tộ, xem:
- Nguyễn Trường Tộ được hun đúc bởi giáo lý Khổng, Mạnh nhưng nhờ Kitô giáo mà hấp thụ những tư tưởng mới mẻ của nền học thuật Âu Tây. Ông theo học từ thời thơ ấu với thân sinh, cụ Nguyễn Quốc Thư, một Đông Y có tiếng hay chữ, cho tới 17 tuổi, rồi theo học ông Tú Giai, ông Cống Sinh Hiệu, ông cựu tri huyện Địa Linh cho tới năm 27 tuổi thì được đề cử thi tú tài, trường Nghệ, nhưng bị xóa tên vì theo đạo Gia Tô giáo. Ông được mời dạy chữ Hán tại chủng viện Xã Đoài, và đồng thời ông lại học chữ Pháp và các khoa học phổ thông với Giám mục Gauthier Ngô Gia Hậu. Năm 1859, ông theo giám mục qua Italia và Pháp để học hỏi thêm các môn học Tây Phương. Nguyễn Trường Tộ ở lại Âu Châu 3 năm, tận dụng hết thời gian lưu ngoại này để theo học hầu hết các môn thực dụng. 2. Sự Nghiệp A. Các Bản Điều Trần33 Những năm học hỏi, những điều nhận xét tại nước ngoài, Nguyễn Trường Tộ ghi chép tỉ mỉ, tìm hiểu tường tận và trình bày trong 58 tập điều trần từ 1863 đến 1871. Các bản điều trần liên quan tới mọi vấn đề xã hội, quốc kế dân sinh, lãnh vực quốc gia, chính trị, xã hội, giáo dục, kinh tế, tài chính, canh nông, quân sự, ngoại giao, tông giáo, v.v. Có một số bản điều trần được soạn gởi từ hải ngoại về nước, với những lời lẽ thống thiết. - Thiên Hạ Đại Thế Luận34 Trong Thiên Hạ Đại Thế Luận, ông ghi lời Hán Công đã nói: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa.” Do đó ông không nỡ nhìn nước nhà đổ nát, trăm họ lưu ly mà không nói lên lời nói ngay thẳng. Theo ông thì học ở thực sự thì có chỗ thực dụng, còn học viển vông thì chẳng đi đến đâu. - Trong Lãnh Vực Chính Trị35 Nguyễn Trường Tộ chủ trương một chế độ pháp trị, phân biệt hành pháp và tư pháp. Từ thế kỷ XIX ông đã có tư tưởng sáng suốt như thế rồi. Sự phân biệt ấy cho đến ngày nay trên thế giới cũng còn nhiều nước36 chưa thực hiện được điều đó. Ông đề nghị nghiêm trị bất công, tham nhũng, cải tổ cơ sở chính quyền, làm sao cho địa vị vua là quý, quan là trọng, dân là cơ bản quốc gia. - Lê Thức, Nguyễn Trường Tộ Tiên Sinh Tiểu Sử (Nam Phong), Tập 18 (phần chữ Nho), trg 4. - Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Truờng Tộ trong Lịch Sử Việt Nam (Nam Phong), Tập 32, trg 1. - Đào Đăng Vỹ, Page Historique, Nguyễn Trường Tộ et son temps Patrie Anamite, Nov 22 et ssq. - Tú Ngọc Nguyễn Lân, Nguyễn Trường Tộ (Huế, nhà in Viễn Đệ, 1941). - Vài tác giả ghi năm sinh của ông khác nhau: a. Lê Thành Khôi, Le Việtnam Histoire and Civilisation (Paris, 1955), trg 363 ghi năm 1828. b. Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu (Sài Gòn, 1958), trg 330 ghi năm 1827. c. Thái Văn Kiểm, Phương Đông, Số 16, trg 292 ghi năm 1828. d. Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ - Con Người và Di Thảo (TPHCM, 1988), trg 19 ghi năm 1830. 33 Điều Trần hay Di Thảo là những bài luận văn chi tiết về một đề tài nào đó. Tuy nhiên nếu được đệ trình lên cơ quan chính phủ, trong trường hợp của Nguyễn Trường Tộ được đệ trình cho Tự Đức, thì được gọi là bản Điều Trần. Xem: - Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ - Con Người và Di Thảo (TPHCM, 1988), trg 103-105. 34 Trương Bá Cần, op. cit., trg 107-114. Di Thảo số 1, 1863. 35 Trương Bá Cần, op. cit., trg 120. Điều Trần 1, 13, 27. Tế Cấp Bát Điều Trần: Điều 5, 7 và bản đồ. 36 Điển hình là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tại đây hiện giờ (1996) hành pháp, tư pháp, lập pháp là một. Quốc Hội chỉ làm kiểu, Quốc Hội là bù nhìn. Tòa Án lệ thuộc vào chính phủ!
- - Trong Lãnh Vực Kinh Tế Ông chủ trương kiểm tra tài nguyên, khai thác triệt các nguồn lợi quốc gia, kêu gọi đầu tư của tài phiệt quốc nội và hải ngoại, đặt sở thống kê để hàng tháng hàng năm biết mức trồi sụt của các ngành,37 và đặt quan thuế mới đánh vào cách ăn chơi xa xỉ (cờ bạc, rược chè, thuốc lá, thuốc phiện) để khuyến khích sự tiết kiệm và điều độ. Nhà nước tăng thuế các hàng nhập cảng, thứ nhất là xa xỉ phẩm và các hàng trong nước đã có để khuyến khích tiêu thụ hàng nội hóa và công nghệ bản quốc. Trong lãnh vực này ông chủ trương không chỉ làm giầu cho công quỹ, mà còn phải lo tính cho dân trong nước làm giàu. Bởi vậy ông thôi thúc: - Tổ chức một số địa dư và vẽ họa đồ để biết hình thể và tài sản trong nước rồi mới theo đó mà khởi hành các công tác như đường sá, đê điều, dẫn thủy nhập điền v.v... - Chấn hưng nông nghiệp bằng cách đặt nông quan và các cơ sở chuyên môn để cải lương cách làm ruộng, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, kinh lý việc dẫn thủy nhập điền, v.v. (Điều trần số 53 năm 1871) - Chấn hưng công nghệ, khuyến khích và ban thưởng cho những người sáng chế những đồ dùng mới mẻ và tiện lợi, hoặc tìm ra cách chế hóa đồ ăn, đồ uống cho hương vị tăng lên hay để lâu mà không hỏng. - Chấn hưng thương nghiệp, khuyến khích và ban thưởng cho những người biết hợp cỗ để buôn bán, hoặc đóng và mua được các tàu biển để thông thương với các nước khác. - Khai khẩn các mỏ.38 Ông bàn lúc đầu phải cộng tác với các công ty khai mỏ người Pháp để họ đứng chủ trương việc tìm khoáng sản, trông nom cách khai mỏ và huấn luyện các thợ chuyên môn để sau này người nước ta có thể thay họ mà làm các việc ấy được. Ông lại xét cẩn thận các điều khoản về bản hợp đồng phải ký với công ty ấy thế nào để cho lợi và tránh những sự xung đột về sau. - Trong Lãnh Vực Giáo Dục39 Sau lúc chỉ trích những sai lầm và thiếu thốn của lối học cũ, ông đề nghị: - Cải cách việc học và thi cử trong nước. Ông quan niệm “Cho người ta một con cá thì chỉ nuôi sống một ngày, nhưng nếu cho người ta một cái lưới đánh cá thì có thể nuôi sống cả đời.”40 Do đó ông chủ trương mở trường bách nghệ dạy các khoa thực dụng như canh nông, thiên văn, cơ khí và định lại chương trình thi cử là không chỉ có văn chương mà còn phải có các môn khoa học hợp thời.41 - Dùng quốc văn (viết bằng chữ Nôm mà ông gọi là Quốc Âm Hán tự) trong việc dạy học, làm sách và các giấy tờ việc quan. Ông chỉ trích sự bất tiện của chữ Nho khiến các nhà Nho thủ cựu ở triều đình phải bực tức, và do đó họ tìm cách ngăn chận cuộc cải cách do ông chủ trương.42 37 Trương Bá Cần, op. cit., Dụ Tài Tế Cấp Bẩm Từ: Điều Trần 5, 1864 chỉ dẫn người dân cách thức trở nên phát đạt sung túc hơn. - Điều Trần 53 năm 1871 về nông nghiệp; Điều Trần 5 về kinh tế; Điều Trần 27 khoản 3 về thuế má. 38 ĐNTL - ĐIVK, CBTTĐ, Tập 31, trg 33. - Điều Trần 8 - Khai Hoang Từ. - Trương Bá Cần, op. cit., trg 159. 39 Điều Trần 18, 1-9-1866. 40 Thái Văn Kiểm, Phương Đông Giai Phẩm Hướng Về Dân Tộc, trg 29. 41 Dương Quảng Hàm, op. cit.. Nguyên Chương 4 đề cập về đề nghị cải tổ của Nguyễn Trường Tộ trong mỗi lãnh vực. 42 Ông Tộ chắc đã biết đến các sách in bằng tiếng Quốc ngữ như Bài Giảng Tám Ngày (Cathechismus) hay Tự điển Việt-Bồ-La của Cha Đắc Lộ xuất bản tại Vatcan năm 1651. Ông cũng có thể biết đến cuốn Nam Việt Dương Hiệp Tự Vựỉng của Taberd, có thể in trước 1840. Tuy nhiên ông lại không đề nghị lấy tiếng Quốc ngữ thay thế chữ Nho.
- - Du học (điều trần 17-7-1866): Nên gửi nhiều học sinh đi học ở ngoại quốc, và khuyến khích việc dịch thuật phổ thông ngoại ngữ như Espanha, Anh, Pháp, Nhật, Miên, Lào. Việc giáo dục ông chú trọng nhiều về đào tạo con người có kỷ thuật thực dụng (homo faber) hơn là con người trí thức thuần túy (homo sapi-ens). Do đó ông cũng chủ trương cải tổ hoàn toàn phương thức thi cử tuyển dụng nhân tài để xử dụng ưu tiên vào việc phát triển kinh tế.43 - Trong Lãnh Vực Học Tập Trữ Tài44 Theo ông thì học ở thực sự thì có chỗ thực dụng, còn học viển vông thì chẳng đi đến đâu. Một trăm năm về trước, Nguyễn Trường Tộ đã đề cập đến nhiều vấn đề quốc kế dân sinh mà tới nay vẫn còn giá trị. Nếu đem ra thi hành đúng mức thì nước nhà sẽ tiến bộ nhanh chóng. - Trong Lãnh Vực Xã Hội45 Ông đề cập đến việc thành lập những cô nhi viện, nhà dục anh, những cơ sở giáo hóa côn đồ và thiếu nhi phạm pháp, làm thế nào trừ khử ba tính xấu gia truyền của người Việt là ích kỷ, lười biếng và dị đoan mê tín. - Trong Lãnh Vực Quốc Phòng46 Bản điều trần ngày 10-4-1871 đề cập đến việc mở trường võ bị. Ông bàn về chiến thuật tốc chiến đem đến thắng lợi mặc dù với tổn thất cao, còn hơn cứ kéo dài cuộc chiến nhưng chẳng đạt được chiến thắng. Ông cũng khuyến cáo nên gởi một phái đoàn xuất ngoại, tìm mua những chiến xa, súng ống tối tân, ngựa tốt, học kỹ thuật chế tạo binh khí, đúc đạn dược, v.v. để mai sau có thể tự túc tực cường.47 - Trong Lãnh Vực Ngoại Giao48 Ông chủ trương giao hòa với Pháp, vì chống nhau với người Pháp thế nào cũng thua và có hại. Còn nếu giao kết với Pháp thì bên ngoài có thể chống lại với cường quyền khác muốn dòm ngó đất nước ta, và bên trong được bình yên mà lo việc cải cách cho nước giàu mạnh lên. Trần Tiến Thành đề nghị áp dụng những kế hoạch của Nguyễn Trường Tộ đối với Pháp để chờ dịp thuận lợi làm áp lực buộc Pháp trao trả 6 tỉnh miền Nam mà Pháp chiếm đóng bất hợp pháp.49 Ông cũng chủ trương giao thiệp với các cường quốc khác, đặt sứ thần lãnh sự ở các nước ấy để giữ tình giao hiếu và để biết rõ tình thế trong thiên hạ. Do đó họ sẽ có cảm tình và giúp không để nước nào xâm chiếm đất nước ta được.50 43 Thái Văn Kiểm, op. cit., trg 298. 44 Điều Trần 45. 45 Tế Cấp Bát Điều Trần, Điều 27, Tháng 8, 1867. 46 Thiên Hạ Đại Thế Luận, Điều 1; Tế Cấp Bát Điều Trần, Điều 27; Tu Chính Võ Bị, Điều 50. 47 Vào thời kỳ này - thời kỳ chống Pháp xâm lăng - chỉ có Lm. Đặng Đức Tuấn và Nguyễn Trường Tộ đề nghị với chính quyền những biện pháp khoa học thiết thực để chống lại giặc Pháp. Trái lại, triều đình nhà Nguyễn, Văn Thân và Cần Vương không có một kế hoạch nào khả dĩ ngăn ngừa xâm lăng, ngay cả Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp và Nguyễn Tri Phương. Xem: - Chương Hai Mươi Bảy, số 2 C. 48 Thiên Hạ Đại Thế Sự, Điều 1; Điều 19: Nhượng Bộ Tạm Thời cho Pháp. Hòa Từ 1861. Điều 36: Thành lập bang giao với nước Anh, Esphana và Nga hầu có thể làm áp lực với Pháp để trao trả những tỉnh bị mất. 49 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, 30-11-1870, Tờ 90-94, CRO 2: CB 364. 50 Dương Quảng Hàm, op. cit., trg 332. Bản điều trần thứ 4 (3-9-1866) và bản điều trần thứ 6 (12-3-1868). - ĐNTL - ĐIVK, Dưới Triều Tự Đức, Tập 32, trg 59. Về mặt quân sự, Lm. Đặng Đức Tuấn đề nghị liên lạc với nước Anh, hiện có quân đóng tại Singapore, để chận đứng Pháp xâm lăng.
- - Trong Lãnh Vực Tông Giáo51 Vấn đề tự do tông giáo được nêu lên trong bản điều trần Giáo Môn Luận viết ngày 11-2 năm Tự Đức 16 (tức 29-3-1863). Ông mạnh dạn chống đối chính sách bắt đạo của Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức là một đường lối man rợ làm từng vạn người vô tội phải thiệt mạng một cách oan uổng do các sắc dụ cấm đạo năm 1833, 1836, 1838, 1848,1851, 1853,1854, 1857,1859, 1860 và 1861. Ông đề nghị áp dụng hình pháp nghiêm ngặt đối với bất cứ ai, Công giáo hay không Công giáo, phản nghịch loạn thường để duy trì công bình và luật lệ trong nước.52 Nhưng triều đình và sĩ phu không chấp thuận đường lối sáng suốt của Nguyễn Trường Tộ. Trái lại họ vẫn tiếp tục dùng vũ lực quyền thế để hiếp đáp những kẻ yếu thế không cùng tín ngưỡng, khiến Nguyễn Trường Tộ phải phản kháng một cách mạnh mẽ để cứu những người đồng đạo của mình:53 “Tôi sau khi từ kinh đô về đến Xã Đoài tỉnh Nghệ An, những điều mắt thấy quả đúng với những gì đã nghe được và còn hơn thế nữa là đàng khác. Cứ theo cái đà này thì sự việc sẽ lan ra mãi chưa biết khi nào mới chấm dứt. Đầu mối của sự việc là do sĩ phu, nhưng cái gốc của nó cũng do những người có quyền lực gây ra nữa. Cho nên tôi cứ nói ra không sợ oán trách, dù sau này vì nói những điều này mà phải chết tôi cũng không quản. Bởi vì đã dùng quyền lực mà sinh sự thì muốn yên việc cũng phải dùng đến quyền lực mới được. Trước đây nhân chuyện người Tây đột nhiên đến, triều đình chưa rõ vì lý do gì đã tiến hành việc Phân Tháp54 để tạm thời giải tỏa sự nghi ngờ. Những việc làm của triều đình là do ý muốn yên dân chứ không như việc làm của bọn ngoại gian, lửa đổ thêm dầu, làm điều ác độc ngoài pháp luật, rắp tâm muốn giết cho hết mới thôi. Hiện nay ở tỉnh hai bên lương giáo lòng đang sôi sục, một bên nói không thể nào chung sống, phải giết cho hết mới thôi, một bên nói con thú mà bị khốn quẫn còn cắn càn huống chi là con người. Nếu bên kia không để cho cùng sinh sống thì bên này cũng không để bó tay chịu trói. Nhà nào ngõ nào cũng xôn xao bàn tán chuyệỉn đó. Đúng như đạo dụ của Thánh Thượng trước đây có nói: Giáo dân tỉnh Nghệ An có hơn 8 vạn trong đó có nhiều tay không vừa, trừ phi có chiếu chỉ rõ ràng của triều đình mới không dám kháng cự, còn giữa dân với nhau thì như nhau cả, nếu bức bách họ thì làm sao họ chịu yên được. Ở Phương Tây trước kia đã có lần đại loạn gọi là chiến tranh tông giáo. Đó là cái gương soi cho chúng ta, vả lại hai chữ “lương,”55 “dữu”56 chẳng có quan hệ gì đến sự thế quốc gia cả. Thế mà khắp cả tỉnh người ta đều luôn mồm lấy hai chữ đó để nhục mạ nhau. Một lời nói mà không chịu trách nhiệm là xách dao đâm chém nhau. Nhưng trong làng xóm người ta còn cậy thế lực hào lý áp chế nhau, còn dựa vào tục lệ mà tích oán thành họa. Lại còn một tệ đoan nữa là trong bình dân có nhiều người quyền quý và những người có thế lực quan trọng liên kết với nhau dễ bề bày đặt khiến mọi người nghe theo. Ngay như trước đây khi triều đình Phân Tháp họ đã làm những điều ác độc phi pháp, khắp nước chưa có đâu như tỉnh Nghệ. Ý họ muốn giết cho hết không sót một ai, như thế họ ăn nuốt mới trôi. Bởi vậy nghe nói có chiếu của vua, họ liềàn nói: Triều đình hành sự như trẻ con. Thủ đoạn đó thật quá lắm vậy. Nay sợ giáo dân kiện quan, bắt 51 Trương Bá Cần, op. cit., trg 115. Điều 2 về tự do tôn giáo (Giáo Môn Luận). 52 Dương Kinh Quốc, Việt Nam (Hà Nội, 1981), Tập I, trg 51. - Trương Bá Cần, op. cit., trg 115-119. 53 Công Giáo và Dân Tộc, số 650, ngày 28-2-1988. Thư viết ngày 22 tháng 4 năm Tự Đức XIX tức 4-6-1866 gởi Trần Tiến Thành và Phan Thanh Giản. 54 Supra, Phân Tháp. Xem Chương Hai Mươi Ba, số II, 4. 55 Lương dân chỉ người lương thiện, tức người ngoài Công giáo. 56 Dữu có nghĩa là dại. Dữu dân chỉ người ngu dại, xấu, tức người Công giáo.
- bồi thường những của cải mà trước kia họ đã lấy càn của dân nên họ nói đủ những điều đe dọa. Nay thì nói triều đình sắp phá hòa ước sẽ giết chúng bay, mai thì nói chúng tao sắp cùng nhau giết chúng mày. Triều đình có chiếu lệnh điều hòa lương giáo thì các phủ huyện giữ kín không chịu thông tư ra, giáo dân chỉ nghe phong thanh mà thôi. Như việc lần trước triều đình miễn thuế cho những giáo dân sau khi bị phân tháp trở về, thế mà dân chúng chẳng biết. Vì vậy nhiều làng bị lý dịch vẫn cứ trưng thu đủ số. Tuy có đại ân mà cùng dân chẳng hưởng đựơc gì, việc lớn còn vậy, thì biết việc nhỏ như thế nào?” Bức thư phản kháng của Nguyễn Trường Tộ không những trình bày tình trạng nghi kỵ giữa giáo và lương, mà còn đề cập đến sự bất lực của triều đình để xóa bỏ nghi kỵ này.57 B. Những Thực Hiện Cụ Thể58 Nguyễn Trường Tộ là một con người không những chịu khó học hỏi mà còn thực tế, đem sự học hỏi của mình ra áp dụng vào đời sống để giúp đỡ xã hội. Trong lãnh vực kiến trúc, ngay tại Sài Gòn trên đại lộ Cường Để59 có dòng nữ tu Saint Paul, thường gọi là Nhà Trắng, là một công trình kiến trúc vĩ đại do Nguyễn Trường Tộ xây cất năm 1862 sau khi ông đi Rôma và Pháp về. Cũng vào thời kỳ này tại giáo xứ Xã Đoài thuộc địa phận Vinh, ông xây tòa nhà hình chữ Thập với kiến trúc cổ điển Tây phương. Tòa nhà bao gồm trụ sở Giám mục và chủng viện 3 tầng lầu. Nhằm lúc về quê nhà tại thôn Xuân Mỹ, ông thấy dân tình nghèo đói, sống trên mảnh đất chật hẹp. Ông bèn tìm một khu đất rộng lớn để di dân Xuân Mỹ tới đó, tạo thành một khu trù mật thời bấy giờ. Công trình vĩ đại nhất của ông là việc đào Kinh Sắt nối liền Cửa Lò với Vinh. Theo lời kêu gọi của Tổng Đốc An Tịnh Hoàng Tá Viêm năm 1866, ông điều hành việc khai kênh sau khi quan Tổng đốc chịu thua vì gặp phải nhiều lớp đá cứng rắn xung quanh chân núi. Nguyễn Trường Tộ biết không thể phá nổ lớp đá ấy, nên quyết định đào con kinh vòng quanh chân núi. Sau mấy tháng đốc thúc, ông hoàn thành công trình mà trước kia Cao Biền cũng như Hồ Quí Ly đã đều bỏ dở. Tháng 9-1866 Nguyễn Trường Tộ theo lệnh Tự Đức hướng dẫn một phái đoàn sang Pháp để mua các tài liệu liên hệ tới khoa học, địa chất, hải quan, phương pháp biến chế quân nhu, vũ khí, cùng tuyển mộ chuyên viên, kỹ sư, giáo sư về nước mở trường dạy học. Phái đoàn tới Pháp chưa được bao lâu thì được lệnh gọi về nước vì tình thế nước nhà rối ren. Có lần Nguyễn Trường Tộ đảm nhận trách nhiệm thông dịch viên giữa triều đình Huế và phái bộ Charner, nhưng vì công việc quá tế nhị mà cũng chẳng được bên nào tin cậy, ông bèn rút lui về quê quán. Năm 1868 ông được chỉ định công cán sang Pháp lần thứ hai và một lần nữa vào cuối năm 1870, nhưng lần này ông không đi được vì bệnh tình trầm trọng. Năm 1871 Nguyễn Trường Tộ lìa trần sau một năm nằm tê liệt trên giường bệnh.60 Thái Văn Kiểm phê bình Nguyễn Trường Tộ như sau: 57 So sánh với bản điều trần Minh Đạo Bình Tây Sách của Lm Đặng Đức Tuấn ở phần I, 2, D. 58 Trương Bá Cần, op. cit., trg 89-95. 59 Cường Để nay (2000) là đường Tôn Đức Thắng. 60 Thái Văn Kiểm, Phương Đông, trg 300. - Đào Trinh Nhất, Phan Chu Trinh (Sài Gòn, 1950), trg 29 ghi rằng khi đi Âu châu về, Nguyễn Trường Tộ dâng lên một số điều trần những phương lược cải cách, và xin nhà vua làm ngay theo gương nước Nhật; nếu không thì đất nước sẽ mất. Tự Đức họp đình thần để bàn, đình thần cho là nói càn, không chịu theo. Nguyễn Trường Tộ buồn đến nỗi uất ức mà chết.
- “Cái chết của Nguyễn Trường Tộ giữa lúc quốc sự đa đoan đã tạo nên một khoảng trống lớn trong giới sĩ phu đương thời. Nhưng tiếc thay vua quan đời đó chẳng mấy ai để ý tới. Tuy nhiên mạng ấy yểu mà danh ấy thọ.” Nguyễn Trường Tộ để lại cho hậu thế một bài học đáng được suy gẫm và lưu truyền. Rất tiếc cho người sinh bất phùng thời đã gào thét hết hơi giữa bãi sa mạc mênh mông đúng như lời than của một thi sĩ phương Tây: “Tôi đã đến quá sớm trong một thế giới quá cũ.”61 Trong một chuyến Tây Du, ông đã gặp Ito Hirobumi, một người Nhật trên đường tìm kiếm phương cách đổi mới nước nhà và đã thành công rực rỡ trong cuộc canh tân nước Nhật Bản. Còn Việt Nam thì trái lại sắp sửa chìm ngập trong máu lửa chiến tranh. Rất tiếc ông phải chịu số phận hẩm hiu vì đã lỡ sinh ra giữa đám người mù quáng lạc hậu mà kiêu căng, chẳng khác nào: “Phụng Hoàng đậu chốn cheo leo Sa chân lỡ bước phải theo đàn gà...” Đối với xã hội đương thời, Nguyễn Trường Tộ là một lãnh tụ chủ nghĩa xét lại. Ông không những là một kẻ canh tân mà còn là một chí sĩ chủ trương một cuộc cách mạng toàn diện nhằụm biến cải hoàn toàn xã hội Việt Nam. Trước khi vĩnh biệt cõi trần, Nguyễn Trường Tộ đã để lại một sự nghiệp to lớn. Tinh thần dân tộc của ông được đề cập đến rất nhiều trong vùng quốc gia kiểm soát từ 1946-1975.62 Tạp chí Văn Hóa Á Châu đã cho dịch lại những bản văn bằng chữ Hán của Nguyễn Trường Tộ và đăng trên tạp chí Nam Phong từ 1925 trở đi. Tờ báo Tinh VIệt Văn Đàn có công cổ vũ cho tinh thần quốc gia lúc nói về “Người yêu nước sáng suốt” Nguyễn Trường Tộ. Quả thật ông là sự hy sinh hiến dâng cho Tổ Quốc, tấm gương yêu nước của ông phải được treo cao cho toàn thể soi chung.63 III. TRƯƠNG VĨNH KÝ Cùng với Đặng Đức Tuấn và Nguyễn Trường Tộ, Petrus Trương Vĩnh Ký đã viết nhiều cho cuộc canh tân xứ sở. Nhưng thay vì dùng bút lông như hai vị trước, ông đã dùng ngòi bút sắt, viết tiếng quốc ngữ hoặc tiếng Pháp để biểu lộ tư tưởng canh tân của mình. Giám mục Gauthier trong thư đề ngày 1-11-1871 viết là người giáo hữu Việt Nam mà tôi đem theo năm 1867 và người ta gọi là kiến trúc sư đã là nạn nhân của một âm mưu đầu độc. - Trương Bá Cần, op. cit., trg 447 viết lúc Nguyễn Trường Tộ chết đã thổ ra một cục máu lớn, hưởng dương 43 tuổi. Năm 1925, Khải Định truy phong Nguyễn Trường Tộ là Hàm Trực Học Sĩ. 61 “Je suis venu trop tôt dans un monde trop vieux.” 62 Trong Di Thảo số 27 ngày 15-11-1867 Nguyễn Trường Tộ cho biết: hiện có một hoàng tử và 35 người cùng đến Paris và đã thiết lập ở đó một đại học xá. Hoàng tử ấy có thể là Ito Hirobumi. 63 Thái Văn Kiểm, Phương Đông, trg 300 và tiếp. - Ngày 22-11-1971 nhằm kỷ niệm 100 năm ngày từ trần của ông, Tinh Việt Văn Đoàn tổ chức Bách Chu Niên Nguyễn Trường Tộ để ra mắt Ủy Ban Quốc Gia Nguyễõn Trường Tộ với mục đích dựng tượng đài kỷ niệm Nguyễn Trường Tộ; sưu tầm, nghiên cứu, phiên dịch và phổ biến các văn bản của ông; lập giải thưởng Nguyễn Trường Tộ để tặng thưởng những ai bằng tác phẩm của mình đã đóng góp vào công cuộc phát triển Quốc Gia Việt Nam. Trong lúc đó ở Bắc Việt từ 1954 đến 1975 rất ít nói đến Nguyễn Trường Tộ ngoại trừ một cuốn sách của Chương Thâu, Nguyễn Trường Tộ và Những Đề Nghị Cải Cách Của Ông, xuất bản tại Hà Nội năm 1961. - Trương Bá Cần, op. cit., trg 11-13 đã xuyên tạc mục đích thuần túy Văn Hóa của tạp chí Văn Hóa Á Châu (Saigon) lúc tạp chí này đã dịch và đăng lại những bản văn chương chữ Hán mà Nguyễn Trường Tộ đã đăng trên Nam Phong trước dây. Đồng thời Trương Bá Cần cũng nói lên rằng con người Nguyễn Trường Tộ là con người Việt Nam với dòng máu anh hùng được truyền từ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh. Đồng ý là Nguyễn Trường Tộ có cùng dòng máu với qúy vị anh hùng ấy nhưng chỉ thắc mắc một điều là không lẽ một con người chính trực ngoan đạo và yêu nước như Nguyễn Trường Tộ lại là con người có cùng dòng máu với Hồ Chí Minh sao.
- 1. Tiểu Sử Trương Vĩnh Ký sinh tại Cái Mơn, Vĩnh Long năm 1837, lúc mới 5 tuổi, cậu học chữ nho và sau đó học chữ quốc ngữ với linh mục Nam, tục là “Cụ Tám.” Sau lúc Cụ Tám mất mẹ trao cho một thừa sai Pháp, Cố Long64, cha sở Cái Mơn. Ngay từ buổi đầu, nhận thấy sự thông minh xuất chúng của Ký, cố Long không những dạy quốc ngữ mà còn dạy thêm chữ La Tinh. Trong nước lúc bấy giờ dưới thời Tự Đức, những người Gia Tô giáo bị tàn sát khắp nơi, từ Bắc chí Nam. Do đó cố Long với năm ba học trò tùy tùng, trong đó có Trương Vĩnh Ký, tìm kế thoát thân: có khi phải giả dạng làm con buôn, có lúc mặc y phục đám cưới, rồi nào dù, nào võng, nào nghi lễ, cứ thế mà qua hết rừng nọ tới sông kia. Hễ ở yên được một chỗ trong ít lâu là cố Long lại đem chữ Latinh ra dạy. Thế rồi Trương Vĩnh Ký thông thạo được chữ Latinh và vài ngoại ngữ khác. Năm 11 tuổi cố Long gởi Ký vào trường Pinhalu ở Hà Tiên. Tại đây Ký có dịp tiếp xúc với học sinh các nước, nên đã được bạn bè dạy thêm cho tiếng Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Cambodia. Vì là học sinh xuất sắc nên Ký được gởi sang chủng viện Penang ở Malaysia.65 Sau cuộc hành trình vất vả gian nan, Ký tới chủng viện năm 1858.66 Tại Pénang ông học thêm tiếng Hy Lạp, India và Anh. Năm 21 tuổi ông trở về quê hương để thọ tang mẹ67 và quyết định không trở lại Pénang vì ông không có chí hướng làm linh mục. Ông muốn trở thành một giáo dân bình thường nhưng chân thật. Năm 1862 Pháp chiếm Gia Định, ông Jauréguiberry chỉ huy hải quân Pháp, nhờ Giám mục Lefèbvre kiếm cho một người thông ngôn thạo hai thứ tiếng Pháp-Việt để tiện việc điều đình giữa hai nước. Từ một viên thông ngôn, ông trở nên một nhà ngoại giao mà sứ mạng là làm sao cho người Pháp hiểu người bản xứ, và cho các Nho sĩ có thể nhìn vào sự thực, vào sự yếu hèn của nước nhà trước sự văn minh của người để canh tân xứ sở. Mặc dầu trái với ý nguyện, tình huống lúc bấy giờ đẩy đưa ông vào chính trị, một con đường đầy cạm bẫy, đầy trở ngại và làm cho ông chán ngán. Vì là một thông dịch viên tài ba, ông được nhiều người chú ý. Dần dà ông trở nên trung gian giữa Việt Nam và Pháp. Thời buổi lúc bấy giờ, một người vừa am hiểu sâu xa văn hóa Á Đông, vừa tường tận nếp sống của người Âu thì thật không ai hơn ông. Qua sự tiếp xúc với một người trí thức như ông, người Pháp biểu lộ thái độ kính trọng ông cách riêng, và qua ông, họ cũng kính trọng dân tộc Việt Nam nói chung. Năm 1863, ông theo phái đoàn của Phan Thanh Giản sang Pháp và Espanha68 và được yết kiến Pháp hoàng Napoléon III. Tại Pháp ngoại giao đoàn rất khâm phục về những hiểu biết rộng rãi, cũng như sự thông thạo ngoại ngữ của ông. Tại Paris, ông được các câu lạc bộ văn hóa đón tiếp như một danh nhân. Những người nổi tiếng trong giới nhà văn như Victor Hugo, Renan, Dury trở nên bạn hữu của ông, và ông được đề cử làm thành viên của hội Dân Tộc học.69 64 Cố Long là thừa sai Emile Boullevaux, Mep. Cha sinh năm 1823, đến Nam Kỳ năm 1848 và mất năm 1913. Xem: - Launay, Memorial de la Société des MEP (Paris, 1916), trg 78. 65 Đoàn Bích, Famous Men of Việt Nam ghi trường này là Jesuits’ Far East Catholic Mission. Đúng hơn là trường của các Thừa sai Truyền Giáo Paris. 66 Lm. Đặng Đức Tuấn làm giáo sư Hán văn tại Penang từ 1841 đến 1851; còn Trương Vĩnh Ký học ở đây từ 1852 đến 1858, nên Pétrus Ký không có học chữ Hán với Lm. Tuấn. Hai người hình như không biết nhau cho đến lúc ký kết hòa ước 1862. 67 Đoàn Bích, op. cit., trg 15. 68 Supra. Xem Chương Hai Mươi Bốn, số IV, 2. 69 Đoàn Bích, op. cit., trg 16.
- Lúc phái bộ Việt Nam về nước thì ông ghé thăm Rôma và được yết kiến Giáo Tông Piô IX. Năm 1866 ông được chỉ định làm Giám đốc trường Sư Phạm, và Giáo sư trường Hậu Bổ.70 Sau một thời gian ngắn làm việc cho toàn quyền Paul Bert, vua Đồng Khánh bổ nhiệm ông vào Viện Cơ Mật của triều đình Huế. Trong chức vị này, ông luôn gặp trở ngại và sự ghen tuông của các quan đại thần trong triều, nhưng nhờ kinh nghiệm bản thân, ông thành công trong sứ mạng của mình, và càng khiến cho những kẻ thù địch thêm bực tức. Chính ở đây đụng đầu mộỉt lần nữa hai luồng tư tưởng lạc hậu và tiến bộ, một bên là triều đình Huế với những quan đại thần được hun đúc trong một lối giáo dục Nho Giáo đóng kín cũ rích, một bên là con người trí thức Công giáo với những tư tưởng phóng khoáng cởi mở. Không may, sau lúc toàn quyền Pháp Paul Bert mất, Pétrus Ký mất tất cả ảnh hưởng và quyền hành về phía Việt Nam cũng như về phía Pháp. Cả hai bên đều nghi kỵ ông, và từ đấy ông xin nghỉ hưu. Cuộc đời chính trị của ông chấm dứt ở đây. Có người gán cho ông là việt gian.71 Thật ra trong thâm tâm, lúc ông bắt tay với Pháp là có dụng ý cải thiện sự liên lạc giữa triều đình Huế và chính phủ Pháp, hầu tránh một cuộc chiến tranh đẫm máu mà ông biết chắc sự thất bại sẽ thuộc về quê hương ông. Bằng ngoại giao ông chủ mưu việc bảo tồn danh dự cho triều đình Huế, cho Việt Nam và đồng thời muốn nhờ sự văn minh của Tây phương, mà cụ thể lúc bấy giờ là văn minh của người Pháp, để gây cuộc phục hưng cho tổ quốc, để giải phóng người mình về phương diện tinh thần vẫn còn bị giam hãm trong một bầu khí xã hội, chính trị và văn hoá quá lạc hậu. Ông là một trong những người đầu tiên đứng ra bắt tay với người Pháp, để rồi cùng ngang hàng với họ trên con đường tiến bộ chứ không phải để làm nô lệ. Nhiều người có cảm tưởng rằng Pétrus Ký là một tín đồ Việt Nam theo đạo Gia Tô với ý nghĩ và hành động gần với ngưới Pháp hơn là người Việt Nam. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ lưỡng đời sống gia đình, chính trị, văn hóa của ông thì phải chấp nhận rằng ông không những là một tín đồ Công giáo mà còn là một tín đồ Nho Giáo. Thật vậy, trong gia đình, ông thường tụ tập con cháu, đem những sách cổ ra giảng để cho biết thế nào là hiếu, nghĩa, lễ, trung, tín. Ông soạn hoặc dịch các tác phẩm như Kiếp Người, Nữ Tặc, Mẹ Dạy Con Gái Làm Dâu, Huấn Nữ, Gia Huấn, Bất Cương Thanh Bì, Thái ca, Minh Tâm Bửu Giám, v.v. để làm phương tiện đúc nắn hậu bối theo khuôn mẫu Nho giáo. Ông được người Pháp kính nể, và được lĩnh Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp. Thế nhưng lúc bằng hữu viết thư yêu cầu ông nhập tịch Pháp, ông vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam, và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.72 Một số người đã phê bình rằng trên phương diện chính trị, nếu ông Trương Vĩnh Ký có những lỗi lầm đi nữa, thì sự nghiệp văn hóa mênh mông vĩ đại của ông đã che lấp tất cả những lỗi lầm đó, như nước thủy triều dâng cao, ngập tràn rồi san bằng những mô cát trên bờ biển và không để lại dấu vết. Sau lúc rời bỏ cuộc đời chính trị, ông đem tất cả trí tuệ, sức khỏe và thời giờ vào công việc văn hóa. Cũng như vận mệnh chung của những người tận tụy cho lý tưởng, ông mất trong cảnh nghèo nàn liêm chính ngày 1-9-1898. 2. Sự Nghiệp Văn Hóa 70 Ibid. In 1866 he was appointed director of the “Collège des Interprètes” in Saigon and six years later became the director of Việtnam’s first normal school. 71 Ibid, trg 13. 72 Lê Thanh, Trương Vĩnh Ký, trg 26. On m’écrit depuis trois couriers de suite en m’engageant à me faire naturaliser... J’y refuse carrément et je ne change pas d’opinion. (Thư gởi cho Lm. Sietert ngày 15-9-1888.)
- Nếu các thừa sai trước Alexandre de Rhodes đã có công sáng chế ra chữ quốc ngữ, thì Trương Vĩnh Ký, qua sự nghiệp văn chương của ông, đã mở đường cho chữ quốc ngữ được phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Trước Petrus Ký, chữ quốc ngữ chỉ dùng trong giới Công giáo, chỉ có người Công giáo mới dùng chữ qước ngữ để giảụng dạy, nhất là dạy giáo lý. Truớc ông cũng đã có những tác phẩm bằng chữ quốc ngữ, về những đề tài ngoài tông giáo, nhưng thật hiếm hoi như Truyện Nước Annam Đàng Ngoài Chí Đàng Trão của Philipphê Bỉnh. Đây là tác phẩm không tông giáo trong số 26 tác phẩm của linh mục Philliphê Bỉnh S.J. Để phổ biến chữ quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký dùng hai phương pháp là dịch sách Trung Hoa, chữ Nôm, chữ Pháp ra tiếng quốc ngữ, vàụ sáng tác những tác phẩm bằng tiếng quốc ngữ.73 Đọc qua những tác phẩm sáng tác hay phiên dịch của ông, độc giả sẽ có những nhận xét sâu xa về Việt Nam. Điển hình là quyển Lịch sử Việt Nam viết bằng tiếng Pháp. Qua tiếng Pháp, người Pháp và một số học thức gia trên thế giới biết được rằng nếu nước Pháp hãnh diện với một cô gái dũng cảm như Jeanne d’Arc, thì Việt Nam đã có Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên chống quân Hán xâm lược; nếu Châu Âu đã quỳ gối trước lực lượng vũ bão của Mông Cổ do Attila chỉ huy, thì ở Việt Nam, Trần Quốc Tuấn đã đánh tan quân Mông Cổ. Ở Pháp có Napoléon thì Việt Nam có Quang Trung, sống cùng một thời gian nhưng ở hai địa bàn khác nhau. Chỉ qua bấy nhiêu sự kiện, người Pháp cũng đủ hiểu khí phách anh hùng dân tộc của người Việt là thà chết chứ không làm nô lệ ngoại bang. Ông viết sách văn phạm Việt Nam bằng tiếng Pháp. Với mục đích gì mà ông biên soạn sách dạy thực hành tiếng Việt cùng từ điển Pháp-Việt? Chẳng qua là để qua tiếng Pháp, người 73 Sách Trung Hoa và chữ Nôm dịch ra tiếng quốc ngữ: - Gia Huấn Ca, Trần Hy Tăng - Kim Vân Kiều, Nguyễn Du - Đại Nam Sử Ký Diễn Ca, Lê Ngô Cát - Gia Huấn Ca, Nguyễn Trãi - Lục Súc Tranh Công - Phan Trần Truyện - Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu - Đại Học - Trung Dung - Minh Tâm Bửu Giám Sách sáng tác bằng chữ quốc ngữ: - Kiếp Phong Trần, Sài Gòn, 1885 - Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi, 1881 - Phép Lịch Sự Annam, Sài Gòn, 1883 - Sách Dạy Chữ Quốc Ngữ - Sách Dạy Chữ Nho - Huấn Nữ Ca - Thơ Mẹ Dạy Con - Mẹo Luật Học Tiếng Phú Lang Sa - Chuyện Đời Xưa, Sài Gòn, 1886 - Bất Cượng Chớ Cượng Làm Chi, Sài Gòn, 1882 Sách viết bằng tiếng Pháp: - Tóm Tắt Văn Phạm Chữ Quốc Ngữ, Sài Gòn, 1883 - Lớp Quốc Ngữ Thực Hành - Imprimerie Impériale, 1868, 69 trang - Lớp Địa Lý Xứ Nam Kỳ , 1875 - Từ Điển Pháp Việt, 1884 - Lịch Sử Việt Nam, 1875
- Hình 48: Hình bìa quyển Voyage Au Tonking en 1876 (Chuyến Đi Bắc-Kỳ năm Ất Hợi 1876) của Trương Vĩnh Ký, xuất bản năm 1881. Pháp và dân trí thức trên thế giới hiểu được nền văn hóa Việt Nam phong phú đến mức nào. Họ sẽ đọc được Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên mà ông đã có công dịch ra tiếng Pháp. Sở dĩ Kim Vân Kiều có thể trở nên Kinh thánh của người Việt Nam như Lê Thành Khôi viết,74 là nhờ công của 74 Lê Thành Khôi, op. cit., trg 346: “Le Kim van Kieu est devenu la bible du peuple Vietnamien, Il n’est personne. qui n’en connaisse quelques strophes et n’en feuillette les pages avec ferveur pour y retrouver un écho de ses joies et de ses peines comme pour essayer d’y deviner l’énigme de sa destinée...”
- Trương Vĩnh Ký. Đằng khác người Pháp và người học tiếng Việt75 có thể hiểu và thưởng thức Kiều cũng nhờ Trương Vĩnh Ký đã phiên dịch ra quốc ngữ. Làm cho người đọc hiểu Kiều, thưởng thức Kiều, tức là thưởng thức những cái gì tinh hoa nhất trong văn chương thi phú Việt Nam. Công trình ấy thuộc về Trương Vĩnh Ký. Nếu người nước Pháp thích đọc Andromaque của Racine, người nước Anh thích đọc Hamlet của Shakespeare thì người Việt thích đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, sách Việt bằng tiếng quốc ngữ. Nếu Trương Vĩnh Ký không phiên dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ, thì thử hỏi sẽ có bao nhiêu người Việt có thể đọc được Kiều bằng chữ Nôm? Ông đã hé mở vườn hoa văn chương Việt Nam cho người Việt và người ngoại quốc thưởng thức. Ông còn muốn độc giả thấm nhuần những tư tưởng Nho giáo bằng cách dịch ra quốc văn toàn bộ Tứ Thư, Đại Học, Trung Dung, và Minh Tâm Bửu Giám. Bộ Tứ Thư có một căn bản về triết học và luân lý của Đông phương. Dịch được bộ sách này, Trương Vĩnh Ký có một ảnh hưởng lớn trong nền giáo dục gia đình cũng như trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ.76 Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu đã không đánh giá đúng mức vị trí của Pétrus Ký trong nền văn học nước nhà.77 Nếu Đặng Đức Tuấn và Nguyễn Trường Tộ nổi tiếng về những tư tưởng chính trị xã hội, giáo dục, quân sự qua những bản điều trần, thì Trương Vĩnh Ký là một con người vĩ đại trong lãnh vực văn chương và văn hóa qua những bộ sách mà ông dịch như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Gia Huấn Ca và bộ Tứ Thư.78 Đào Duy Anh viết: “Người đầu tiên có công khiến văn học ta thành sinh diện mới ấy là Trương Vĩnh Ký, một nhà học giả trứ danh ở Việt Nam. Ngay từ khi Việt Nam mới thành thuộc địa ông đã dùng chữ quốc ngữ để chuyển những văn Nôm,79 rồi lại dùng Việt Ngữ để phiên dịch sách Tàu,80 sách Tây,81 và sáng tác các loại sách bằng một loại văn rất giản dị.” Năm 1867, ông Kerguda đang làm thống đốc Nam Kỳ mời Trương Vĩnh Ký ra làm quan. Ông từ chối, nhưng xin thành lập một tờ tuần báo quốc ngữ Gia Định Báo.82 Trương Vĩnh Ký là ông tổ báo chí quốc ngữ ở nước ta. Ông điều khiển tờ báo năm 1869 với sự cộng tác của Paulus Huỳnh Tịnh Của,83 Trương Minh Ký và Tôn Thọ Tường. Tờ Tuần báo Gia Định trở nên phong phú với những bài khảo cứu, những bài sưu tầm về tục ngữ, ca dao, thi ca và chuyện cổ tích. Đặt vào tay Trương Vĩnh Ký một tờ báo như Gia Định Báo, là trao cho ông một phương tiện mà tự trong tâm can, ông coi như là một khí giới sắc bén tối tân, để chiếm lại cho quê hương về mặt văn hóa những gì mà triều thần lạc hậu đã làm mất về chính trị ngoại giao và lãnh thổ. 75 Hiện giờ (1988) tiếng Việt là tiếng đứng thứ 7 về phương diện được thông dụng. Sau tiếng Anh, Pháp, Espanha, Nga, Trung Hoa, Ả rập là Việt Nam. Sở dĩ được như vậy là vì sau 30-4-1975 người Việt di tản đến hầu hết các nước trên thế giới tự do, cần cù sinh sống chịu khó học hành và ra sách báo bằng tiếng Việt. Phần khác, chính phủ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại “xuất khẩu lao động” đến các nước Xã Hội Chủ Nghĩa để trả nợ. Do đó người Việt Nam có mặt khắp nơi và tiếng Việt trở nên phổ biến. 76 Người ta tiếc rằng Pétrus Ký chưa có thời giờ để dịch bộ Thánh Kinh ra tiếng Việt. Việc ấy phải chờ đến Lm. Schlicklin năm 1913 và Lm. Nguyễn Thế Thuấn năm 1977. 77 Dương Quảng Hàm, op. cit., trg 330 dành nguyên Chương 14 viết về Nguyễn Trường Tộ, cònTrương Vĩnh Ký chỉ được cước chú bằng chữ nhỏ ở trang 395. 78 Dương Quảng Hàm, op. cit., trg 395 không đề cập đến việc Trương Vĩnh Ký dịch Kim Vân Kiều, Tứ Thư, v.v. là những tác phẩm có giá trị. 79 Kim Vân Kiều, Lục Văn Tiên, Nam Sử Diễn Ca, Phan Trần Truyện. 80 Tứ Thư. 81 Manuel des Écoles Primaires, Petit DictionnaireFrancais Annamite. 82 Nguyễn Việt Chước (Hồng Hà), Lược Sử Báo Chí Việt Nam (Sài Gòn, 1974), trg 30. 83 Tác giả của Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (1895-1896).
- Cùng với Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trườụng Tộ và một số người Công giáo khác, Trương Vĩnh Ký đã cố hướng dẫn triều đình Huế về một chính sách cởi mở để cứu nước. Nhưng sĩ phu Văn Thân và Cần Vương la ó lên án rằng: ”Triều đình mở cửa cho kẻ cướp vào.”84 Một sự đấu tranh quyết liệt giữa hai luồng tư tưởng tiến bộ và lạc hậu đã diễn ra trên sân khấùu Việt Nam vào thế kỷ 19. Đại diện cho tư tưởng tiến bộ là linh mục Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký và một loạt người Công giáo đi du học nước ngoài.85 Đại diện cho tư tưởng lạc hậu là triều đình Huế, sĩ phu Văn Thân và Cần Vương hiếu chiến. Cuộc đấu tranh tạm kết thúc bằng sự thắng thế của hạng người lạc hậu, dùng sức mạnh của gươm đao để cướp bóc, chém giết người Công giáo và xô đẩy đất nước đến chỗ sụp đổ và làm nô lệ cho ngoại bang Pháp gần 100 năm. 84 Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ(TPHCM, 1988), Dụ Tài Kê Cấp Bẩm Từ, Di thảo số 5, trg 69. 85 Sau đây là một số sách về Trương Vĩnh Ký: - Jean Bouchot, Petrus Trương Vĩnh Ký, Erudit Cochinchinois (Sài Gòn, 1925). - Nguyễn Văn Trấn, Trương Vĩnh Ký, Con Người Và Sự Thật (NXB Khoa Học Xã Hội, TPHCM, 1993). - Nguyễn Văn Trung, Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa (NXB The Writers Asso-ciation). - Bằng Giang, Sương Mù Trên Tác Phẩm Trương Vĩnh Ký (NXB Văn Học).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn