intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÔTÔ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Chia sẻ: Joon Kill | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:59

237
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Hệ thống nào sau đây không có trên ôtô? a. Động cơ b. Hệ thống truyền động c. Khung gầm bệ xe d. Cơ cấu truyền động. Câu 2: Hệ thống nào sau đây không có trên động cơ ôtô? a. Hệ thống đánh lửa b. Hệ thống định tâm c. Hệ thống bôi trơn d. Hệ thống làm mát. Câu 3: Các chi tiết, cụm chi tiết sau đây thuộc về hệ thống truyền động của ôtô, ngoại trừ? a. Bộ ly hợp b. Bộ vi sai c. Bộ tăng áp d. Hộp số. Câu 4: Để động cơ có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài thì ngoài các hệ thống : hệ thống đánh lửa, hệ thống bôi trơn, hệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÔTÔ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

  1. CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÔTÔ-ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Câu 1: Hệ thống nào sau đây không có trên ôtô? a. Động cơ b. Hệ thống truyền động c. Khung gầm bệ xe d. Cơ cấu truyền động. Câu 2: Hệ thống nào sau đây không có trên động cơ ôtô? a. Hệ thống đánh lửa b. Hệ thống định tâm c. Hệ thống bôi trơn d. Hệ thống làm mát. Câu 3: Các chi tiết, cụm chi tiết sau đây thuộc về hệ thống truyền động của ôtô, ngoại trừ? a. Bộ ly hợp b. Bộ vi sai c. Bộ tăng áp d. Hộp số. Câu 4: Để động cơ có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài thì ngoài các hệ thống : hệ thống đánh lửa, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát thì còn cần có hệ thống nào sau đây ? a. Hệ thống phát lực b. Hệ thống cân bằng c. Hệ thống phối khí d. Hệ thống cung cấp nhiên liệu. Câu 5: Động cơ trên ôtô có công dụng? a. Cung cấp công suất cho chiếc ôtô b. Cân bằng trọng lượng của ôtô c. Cung cấp nhớt bôi trơn cho ôtô d. Cung cấp nước làm mát cho ôtô Câu 6 : Hệ thống làm mát trên động cơ ô tô có công dụng gì? a. Làm mát các các bề mặt ma sát trong động cơ b. Làm mát cho các ống góp c. Làm mát, ổn định nhiệt độ cho động cơ d. Làm mát cho các chi tiết của ô tô. 1
  2. Câu 7: Động cơ đốt ngoài ngày nay không được vì hiệu suất nhiệt nhỏ khoảng ? a. 12% b. 15% c. 18% d. 20%. Câu 8: Trong động cơ xăng “Hỗn hợp giữa hơi xăng và không khí được hòa trộn thật đều và đúng tỷ lệ” được gọi là? a. Chất môi giới b. Chất công tác c. Môi chất công tác d. Hỗn hợp công tác. Câu 9 : Trong động cơ 4 kỳ(thì), thì “kỳ(thì)” được định nghĩa là ? a. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong nửa vòng quay của trục khuỷu b. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong một vòng quay của trục khuỷu c. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong hai vòng quay của trục khuỷu d. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong bốn vòng quay của trục khuỷu. Câu 10 : Trong động cơ đốt trong “Toàn bộ sự thay đổi trạng thái (thể tích, áp suất, nhiệt đô) của MCCT từ khi mới đưa vào xylanh cho tới khi được thải ra ngoài” được gọi là ? a. Một thì b. Một kỳ c. Một chu kỳ d. Một hành trình. Câu 11: Trong động cơ đốt trong, khái niện “Điểm chết/tử điểm” được hiểu là ? a. Là vị trí quan trọng nhất của piston khi nó di chuyển lên xuống trong nòng xylanh b. Là vị trí cuối cùng của piston trong nòng xylanh mà ở đó nó không thể di chuyển được nữa c. Là vị trí của piston nằm ở phía trên nòng xylanh, xa đường tâm trục khuỷu d. Là vị trí của piston nằm ở phía dưới nòng xylanh, gần đường tâm trục khuỷu Câu 12 : Khoảng chạy píttông (S) là gì ? a. Là chiều dài quả píttông b. Là khoảng cách từ ĐCT đến ĐCD c. Là chiều dài nòng xylanh d. Là khoảng cách từ ĐCT đến hết nòng xylanh. Câu 13 : Khi nói về hành trình piston, người ta đưa ra ba khái niệm là : hành trình ngắn; hành trình dài; hành trình vuông. Vậy em hiểu “Hành trình ngắn” là gì ? 2
  3. a. Là hành trình có D = S b. Là hành trình có D > S c. Là hành trình có D < S d. Là hành trình có D S c. Là hành trình có D < S d. Là hành trình có D S c. Là hành trình có D < S d. Là hành trình có D
  4. b. = 7 ÷ 12 c. = 13 ÷ 23 d. = 22 ÷ 30 Câu 20 : Tỷ số nén (ε) trong động cơ diêzel thường ở trong khoảng : a. = 1 ÷ 5 b. = 7 ÷ 12 c. = 13 ÷ 23 d. = 22 ÷ 30 Câu 21 : Thể tích làm việc của xylanh là bao nhiêu nếu biết : đường kính xylanh : D = 100mm, hành trình S = 80mm. a. 500,4 cm3 b. 564,8 cm3 c. 628,0 cm3 d. 694,6 cm3 Câu 22: Xe Toyota Hiace sử dụng loại động cơ 2RZ-FE, là loại động cơ 4 xylanh thẳng hàng có : D = 95mm, S = 86mm. Tính thề tích công tác của động cơ? a. 2.438 cm3 b. 2.500 cm3 c. 3.438 cm3 d. 3.500 cm3 Câu 23: Xe Isuzu Hi-Lander V-Spec sử dụng loại động cơ 4AJ1 Diesel là loại động cơ 4 xylanh thẳng hàng có : D = 93mm, S = 93mm. Tính thề tích công tác của động cơ? a. 1.438 cm3 b. 1.999 cm3 c. 2.499 cm3 d. 2.899 cm3 Câu 24: Xe Mazda Premacy sử dụng loại động cơ 4 xylanh thẳng hàng có : D = 83mm, S = 85mm. Tính thề tích công tác của động cơ? a. 1.539 cm3 b. 1.639 cm3 c. 1.739 cm3 d. 1.839 cm3 Câu 25: Xe Ford Pinto sử dụng loại động cơ 4 xylanh thẳng hàng có : D = 90mm, S = 78,5mm. Tính thề tích công tác của động cơ? 4
  5. a. 1.438 cm3 b. 1.996 cm3 c. 2.438 cm3 d. 2.500 cm3 Câu 26 : Thể tích công tác của động cơ 8 xylanh là bao nhiêu nếu biết : đường kính xylanh : D = 100mm, hành trình S = 120mm. a. 5.468cm3 b. 6.543 cm3 c. 7.536 cm3 d. 9.043 cm3. Câu 27: Xe Suzuki Vitara sử dụng loại động cơ 4 xylanh thẳng hàng có : D = 75mm, Vh = 1.590 cm3. Tính hành trình của piston S=? a. 85 mm b. 87 mm c. 90 mm d. 95 mm Câu 28: Xe Mazda Premacy sử dụng loại động cơ G16B SOHC với 4 xylanh thẳng hàng có Tính thề tích công tác của động cơ Vh = 1.590 cm3. Tính thể tích buồng đốt của một xylanh biết tỷ số nén của động cơ ε = 9,5? a. 36,8 cm3 b. 46,8 cm3 c. 54,8 cm3 d. 62,8 cm3 Câu 29 : Theo em hiểu xupáp hút mở sớm 120 tức là? a. Xupáp hút bắt đầu đóng lại sau khi píttông qua khỏi ĐCT 120 góc quay trục khuỷu b. Xupáp hút bắt đầu mở ra trước khi píttông tới ĐCT 120 góc quay trục khuỷu c. Xupáp hút bắt đầu đóng lại sau khi píttông qua khỏi ĐCD 120 góc quay trục khuỷu d. Xupáp hút bắt đầu mở ra trước khi píttông tới ĐCD 120 góc quay trục khuỷu. Câu 30 : Theo em hiểu xupáp thoát mở sớm 250 tức là? a. Xupáp thoát bắt đầu đóng lại sau khi píttông qua khỏi ĐCT 250 góc quay trục khuỷu b. Xupáp thoát bắt đầu mở ra trước khi píttông tới ĐCT 250 góc quay trục khuỷu c. Xupáp thoát bắt đầu đóng lại sau khi píttông qua khỏi ĐCD 250 góc quay trục khuỷu d. Xupáp thoát bắt đầu mở ra trước khi píttông tới ĐCD 250 góc quay trục khuỷu. Câu 31 : Theo em hiểu xupáp hút đóng trễ 350 tức là? 5
  6. a. Xupáp hút đóng kín sau khi píttông qua khỏi ĐCD 350 góc quay trục khuỷu b. Xupáp hút đóng kín trước khi píttông tới ĐCD 350 góc quay trục khuỷu c. Xupáp hút đóng kín sau khi píttông qua khỏi ĐCT 350 góc quay trục khuỷu d. Xupáp hút đóng kín trước khi píttông tới ĐCD 350 góc quay trục khuỷu. Câu 32 : Theo em hiểu xupáp thoát đóng trễ 180 tức là? a. Xupáp thoát đóng kín sau khi píttông qua khỏi ĐCT 180 góc quay trục khuỷu b. Xupáp thoát đóng kín trước khi píttông tới ĐCT 180 góc quay trục khuỷu c. Xupáp thoát đóng kín sau khi píttông qua khỏi ĐCD 180 góc quay trục khuỷu d. Xupáp thoát đóng kín trước khi píttông tới ĐCD 180 góc quay trục khuỷu. Câu 33 : Góc lệch công tác của động cơ 4 thì 4 xylanh là? a. 900 b. 1200 c. 1800 d. 3600 Câu 34 : Góc lệch công tác của động cơ 4 thì 6 xylanh là? a. 900 b. 1200 c. 1800 d. 3600 Câu 35 : Góc lệch công tác của động cơ 4 thì 8 xylanh là? a. 900 b. 1200 c. 1800 d. 3600 Câu 36 : Góc lệch công tác của động cơ 4 thì 10 xylanh là? a. 560 b. 640 c. 720 d. 800 Câu 37 : Góc lệch công tác của động cơ 4 thì 12 xylanh là? a. 600 b. 1200 c. 1800 6
  7. d. 3600 Câu 38: Thứ tự công tác của động cơ 4 thì 4 xylanh thường là? a. 1 – 2 – 3 – 4 b. 1 – 4 – 2 – 3 c. 1 – 3 – 4 – 2 d. 1 – 4 – 3 – 2 Câu 39 : Thứ tự công tác của động cơ 4 thì 5 xylanh thường là ? a. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 b. 1 – 2 – 4 – 5 – 3 c. 1 – 3 – 4 – 2 – 5 d. 1 – 4 – 3 – 2 – 5 Câu 40 : Thứ tự công tác của động cơ 4 thì 6 xylanh thường là? a. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 b. 1 – 5 – 3 – 6 – 2 – 4 c. 1 – 6 – 5 – 2 – 4 – 3 d. 1 – 5 – 3 – 4 – 2 – 6 Câu 41 : Thứ tự công tác của động cơ 4 thì 8 xylanh thường là ? a. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 b. 1 – 3 – 5 – 7 – 2 – 4 – 6 – 8 c. 1 – 5 – 4 – 8 – 6 – 3 – 7 – 2 d. 1 – 8 – 3 – 6 – 5 – 4 – 7 – 2 Câu 42 : Thứ tự công tác của động cơ 4 thì 12 xylanh thường là ? a. 1-12-5-8-3-10-6-7-2-11-4-9 b. 1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12 c. 1-12-3-10-5-8-7-6-9-4-11-2 d. 1-3-5-7-9-11-2-4-6-8-10-12 Câu 43: Cùng một dung tích, động cơ xăng 2 thì tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn động cơ 4 thì trên cùng một quãng đường hoạt động vì? a. Do xupáp nạp của nó mở quá sớm. b. Do lượng hòa khí nạp vào xy lanh bị khí cháy cuốn theo ra ngoài. c. Do píttông có dạng đỉnh lồi d. Động cơ 2 thì hoạt động nhiều hơn. 7
  8. Câu 44 : Trong động cơ 4 thì có hai lần piston ở ĐCT trong một chu kỳ công tác. Ngoài thời điểm là “cuối nén-đầu nổ”, và thời điểm nào sau đây? a. Cuối hút – đầu thoát b. Cuối cháy – đầu xả c. Cuối xả – đầu hút d. Cuối hút cuối cháy. Câu 45 : Trong thì nạp của động cơ, các điều sau xảy ra, ngoại trừ? a. Pít tông chuyển động xuống. b. Xu páp nạp mở. c. Hỗn hợp nhiên liệu đi vào lỗ nạp d. Buồng đốt cấp nhiệt Câu 46 : Trong thì nén của động cơ, các điều sau xảy ra, ngoại trừ? a. Píttông chuyển động xuống b. Áp suất trong nòng xylanh tăng c. Hỗn hợp nhiên liệu bị nén lại d. Nhiệt độ buồng đốt tăng. Câu 47 : Trong thì cháy của động cơ, các điều sau xảy ra, ngoại trừ? a. Pít tông chuyển động xuống b. Xupáp nạp, thoát mở c. Áp suất trong nòng xylanh tăng d. Buồng đốt cấp nhiệt. Câu 48 : Trong thì thoát của động cơ, các điều sau xảy ra, ngoại trừ? a. Pít tông chuyển động lên b. Xupáp thoát mở c. Áp suất trong nòng xylanh giảm d. Buồng đốt cấp nhiệt. Câu 49 :Trong động cơ xăng, hỗn hợp nhiên liệu bốc cháy do? a. Nhiệt của quá trình nén. b. Nhiệt tia lửa từ bugi c. Tỉ số nén cao. d. Ap suất nhiên liệu cao. Câu 50 :Trong động cơ diesel, nhiên liệu bốc cháy do các nguyên nhân sau, ngoại trừ? a. Nhiệt của quá trình nén cao. 8
  9. b. Nhiệt tia lửa từ bugi c. Nhiên liệu được phun dưới dạng sương d. Áp suất nhiên liệu cao. Câu 51: Động cơ đốt trong tạo ra công suất là nhờ vào yếu tố chính nào sau đây ? a. Sự quay của trục khuỷu. b. Hoạt động của các xu páp. c. Ap suất cháy tác dụng lên đỉnh píttông. d. Chuyển động lên xuống của píttông. Câu 52: Thứ tự công tác của động cơ được hiểu là ? a. Thứ tự đánh số xy lanh b. Thứ tự xylanh thực hiện thì sinh công c. Thứ tự thanh truyền lắp dọc theo trục khuỷu d. Chiều quay của trục khuỷu. Câu 53 : Em hãy cho biết những yếu tố nào dưới đây là sai đối với động cơ Diesel? a. Không dùng bộ chế hòa khí b. Công suất thay đổi do lượng phun nhiên liệu c. Có tỉ số nén cao d. Bugi đánh lửa dễ khởi động động cơ. Câu 54: Suất tiêu hao nhiên liệu ge (g/kW.giờ) của động cơ Xăng khi đầy tải là khoảng ? a. 155 ÷ 220 (g/kW.giờ) b. 220 ÷ 285 (g/kW.giờ) c. 285 ÷ 380 (g/kW.giờ) d. 380 ÷ 410 (g/kW.giờ) Câu 55 : Suất tiêu hao nhiên liệu ge (g/kW.giờ) của động cơ Diesel khi đầy tải là khoảng ? a. 155 ÷ 220 (g/kW.giờ) b. 220 ÷ 285 (g/kW.giờ) c. 285 ÷ 380 (g/kW.giờ) d. 380 ÷ 410 (g/kW.giờ) Câu 56 : Hịêu suất nhiệt của động cơ Xăng ngày nay nằm trong khoảng ? a. 41 ÷ 48 % b. 25 ÷ 45% c. 20 ÷ 32% d. 15 ÷ 25 % 9
  10. Câu 57 : Hịêu suất nhiệt của động cơ Diesel ngày nay nằm trong khoảng ? a. 41 ÷ 48 % b. 25 ÷ 45% c. 20 ÷ 32% d. 15 ÷ 25 % Câu 58: Trong thực tế, người ta thấy hiệu suất nhiệt của động cơ Diesel lớn hơn của động cơ Xăng nhờ vào nhiều yếu tố. Song trong các yếu tố sau, yếu tố nào là chính? a. Phân phối nhiên liệu chính xác hơn nhờ các kim phun b. Diesel có thể cháy với hỗn hợp rất loãng c. Tỷ số nén cao hơn hẳn động cơ Xăng d. Có sử dụng thiết bị tăng áp giúp công suất lớn hơn. Câu 59: Trong thì nạp ở động cơ xăng, nhiệt độ của hỗn hợp nhiên liệu trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 30 ÷ 50 0C b. 50 ÷ 75 0C c. 75 ÷ 130 0C d. 130 ÷ 200 0C Câu 60: Trong thì nạp ở động cơ xăng, áp suất của hỗn hợp nhiên liệu trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 0,05 ÷ 0,07 MPa b. 0,07 ÷ 0,09 MPa c. 0,09 ÷ 1,1 MPa d. 1,1 ÷ 1,3 MPa Câu 61: Trong thì nén ở động cơ xăng, nhiệt độ của hỗn hợp nhiên liệu trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 200 ÷ 300 0C b. 350 ÷ 400 0C c. 400 ÷ 450 0C d. 450 ÷ 500 0C Câu 62: Trong thì nén ở động cơ xăng, áp suất của hỗn hợp nhiên liệu trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 0,09 ÷ 1,1 MPa b. 1,1 ÷ 1,5 MPa c. 1,5 ÷ 1,7 MPa d. 1,7 ÷ 2,0 MPa Câu 63: Trong thì cháy ở động cơ xăng, nhiệt độ của hỗn hợp nhiên liệu trong nòng xylanh vào khoảng ? 10
  11. a. 1100 ÷ 1500 0C b. 1500 ÷ 1700 0C c. 1700 ÷ 2000 0C d. 2200 ÷ 2500 0C Câu 64: Trong thì cháy ở động cơ xăng, áp suất của hỗn hợp nhiên liệu trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 3,5 ÷ 5,0 MPa b. 2,5 ÷ 3,2 MPa c. 2,2 ÷ 2,5 MPa d. 1,7 ÷ 2,2 MPa Câu 65: Trong thì nạp ở động cơ Diesel, nhiệt độ của không khí trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 30 ÷ 50 0C b. 50 ÷ 75 0C c. 75 ÷ 130 0C d. 130 ÷ 200 0C Câu 66: Trong thì nạp ở động cơ Diesel, nhiệt độ của không khí trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 0,05 ÷ 0,075 MPa b. 0,08 ÷ 0,095 MPa c. 1,05 ÷ 1,15 MPa d. 1,15 ÷ 1,30 MPa Câu 67: Trong thì nén ở động cơ Diesel, nhiệt độ của không khí trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 300 ÷ 350 0C b. 400 ÷ 500 0C c. 600 ÷ 650 0C d. 700 ÷ 750 0C Câu 68: Trong thì nén ở động cơ Diesel, áp suất của không khí trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 4,0÷ 5,0 MPa b. 3,5 ÷ 4,0 MPa c. 2,5 ÷ 3,5 MPa d. 1,1 ÷ 2,0 MPa Câu 69: Trong thì cháy ở động cơ Diesel, nhiệt độ của không khí trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 1300 ÷ 1500 0C 11
  12. b. 1500 ÷ 1800 0C c. 1800 ÷ 2000 0C d. 2000 ÷ 2500 0C Câu 70: Trong thì cháy ở động cơ Diesel, áp suất của không khí trong nòng xylanh vào khoảng ? a. 3,5 ÷ 4,0 MPa b. 4,5 ÷ 5,0 MPa c. 5,0 ÷ 6,0 MPa d. 6,0 ÷ 8,0 MPa CHƯƠNG 2 : HỆ THỐNG PHÁT LỰC Câu 71 : Trên các động cơ Xăng đời mới, thân máy thường đươc chế tạo bằng vật liệu nào sau đây ? a. Gang hợp kim b. Nhôm hợp kim c. Thép hợp kim d. Thép cácbon. Đáp án : b Câu 72 : Các động cơ Diesel trên ôtô ngày nay, thân máy thường đươc chế tạo bằng vật liệu nào sau đây ? a. Gang xám b. Thép tấm c. Nhôm hợp kim d. Gang hợp kim. Đáp án : d Câu 73 : Trên các động cơ Diesel công suất lớn, thân máy thường đươc chế tạo bằng vật liệu nào sau đây : a. Gang xám b. Thép tấm c. Nhôm hợp kim d. Gang hợp kim. Đáp án : b Câu 74 : Thân máy trên các động cơ đốt trong loại vừa và nhỏ thường được chế tạo bằng phương pháp nào sau đây : 12
  13. a. Rèn bằng tay b. Hàn c. Dập nóng d. Đúc. Đáp án : d Câu 75 : Các động cơ đốt trong có công suất lớn thì thân máy thường được chế tạo bằng phương pháp nào sau đây : a. Rèn bằng tay b. Hàn ghép lại c. Dập nóng d. Đúc. Đáp án : b Câu 76: Nòng xylanh trong động cơ có công dụng : a. Sinh lực giúp động cơ hoạt động b. Dẫn hướng cho thanh truyền chuyển động c. Dẫn hướng cho píttông chuyển động d. Tăng cường độ cứng vững cho thân máy. Đáp án : c Câu 77: Đối với động cơ đốt trong làm mát bằng chất lỏng, khoảng trống giữa vách ngoài nòng xylanh với vỏ thân máy được gọi là ? a. Khe hở nhiệt b. Khe hở không khí c. Áo nước làm mát d. Khoang làm mát. Đáp án : c Câu 78: Trên các động cơ cỡ lớn các nòng xylanh được đúc rời đối với thân máy nhằm mục đích : a. Thuận tiện cho việc thay thế và sữa chữa b. Để nhớt khỏi lên nòng xylanh c. Để đảm bảo không cho nhớt tiếp xúc với bọng nước làm mát d. Do nhà chế tạo chứ không nhằm mục đích gì. Đáp án : a Câu 79: Chi tiết quan trọng nhất trong kết cấu của thân máy là nòng xylanh. Người ta chia làm mấy loại xylanh : a. 2 loại 13
  14. b. 3 loại c. 4 loại d. 5 loại Đáp án : a Câu 80: Trong các loại nòng xylanh thì loại xylanh liền khối với thân máy chỉ được sử dụng trên loại động cơ ? a. Động cơ có công suất rất lớn b. Động cơ có công suất trung bình và lớn c. Động cơ có công suất nhỏ d. Tất cả các loại động cơ đều sử dụng. Đáp án : c Câu 81: Tầng lót xylanh(sơmi khô, ướt) được ép vào đâu : a. Pittông b. Thân máy c. Ổ đỡ trục cam d. Ống dẫn hướng cho đũa đẩy. Đáp án : b Câu 82: Dùng tầng lót xylanh có ưu điểm: a. Dễ sửa chữa b. Tăng độ bền cho động cơ c. Tiết kiệm vật liệu d. Tăng độ cứng vững. Đáp án : c Câu 83: Đệm làm kín giữa xylanh và thân máy chỉ sử dụng ở loại ? a. Tầng lót xylanh ướt b. Tầng lót xylanh khô c. Xylanh liền khối với thân máy d. Sử dụng ở cả 3 loại nòng xylanh. Đáp án : a Câu 84 : Tầng lót xylanh khô (sơ mi khô) trong động cơ có đặc điểm là ? a. Dày và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát b. Mỏng và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát c. Dày và không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát 14
  15. d. Mỏng và không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Đáp án : d Câu 85 : Tầng lót ướt (sơ mi ướt) trong động cơ có đặc điểm là : a. Dày và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát b. Mỏng và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát c. Dày và không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát d. Mỏng và không tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Đáp án : a Câu 86: Khi ráp sơmi vào thân máy, sơ mi thường cao hơn mặt phẳng thân máy nhằm làm gì : a. Dễ phân biệt sơmi b. Dễ tháo sơmi ra c. Bao kím buồng đốt tốt hơn d. Làm kín khít khe hở giữa thân máy và nắp máy. Đáp án : c Câu 87: Khi xylanh đã bị mài mòn. Ta nhận biết các trình trạng này qua các hiện tượng sau: a. Khởi động động cơ khó, công suất động cơ giảm b. Tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn c. Động cơ nhả nhiều khói trắng d. Động cơ nhả nhiều khói đen. Đáp án : a Câu 88: Nắp quylát trên động cơ Diesel làm mát bằng nước thường được đúc hay rèn bằng vật liệu gì? a. Thép tấm b. Thép hợp kim c. Nhôm hợp kim d. Gang hợp kim. Đáp án : d Câu 89: Nắp quylát trên động cơ Diesel làm mát bằng gió thường được đúc bằng vật liệu gì? a. Thép tấm b. Thép hợp kim c. Nhôm hợp kim d. Gang hợp kim. Đáp án : d Câu 90: Nắp quylát trên động cơ Xăng làm mát bằng nước thường được đúc bằng vật liệu gì? 15
  16. a. Thép tấm b. Thép hợp kim c. Nhôm hợp kim d. Gang hợp kim. Đáp án : c Câu 91: Nắp quylát mà tất cả các xupáp treo trên nắp quy lát gọi là : a. Nắp quy lát dạng chữ I b. Nắp quy lát dạng chữ L c. Nắp quy lát dạng chữ T d. Nắp quy lát dạng chữ F. Đáp án : a Câu 92: Nắp quylát mà tất cả các xupáp đặt trên thân máy gọi là : a. Nắp quy lát dạng chữ I b. Nắp quy lát dạng chữ L c. Nắp quy lát dạng chữ T d. Nắp quy lát dạng chữ F. Đáp án : b Câu 93: Nắp quylát mà có các xupáp vừa đặt trên thân máy vừa treo trên nắp quy lát gọi là : a. Nắp quy lát dạng chữ I b. Nắp quy lát dạng chữ L c. Nắp quy lát dạng chữ T d. Nắp quy lát dạng chữ F. Đáp án : d Câu 94: Nắp quylát (nắp máy) có công dụng : a. Kết hợp với xylanh, píttông tạo thành buồng đốt b. Để lắp các chi tiết như : bơm nước, lọc nhớt, c. Làm kín cho động cơ d. Làm mát cho động cơ. Đáp án : a Câu 95: Ngoài nhiệm vụ là truyền lực khí cháy cho thanh truyền cũng như nhận lực của thanh truyền để nén khí thì quả píttông còn có nhiệm vụ? a. Giúp hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu đồng đều b. Kết hợp với xylanh, nắp máy tạo thành buồng đốt 16
  17. c. Làm kín không cho nhớtlên uồng đốt d. Làm kín không cho khí lọt xuống cạcte. Đáp án : b Câu 96: Píttiông đỉnh bằng có ưu điểm : a. Hòa trộn nhiên liệu tốt hơn b. Đơn giản, dễ chế tạo c. Tăng được tỷ số nén trong động cơ d. Tăng được hiệu suất của động cơ. Đáp án : b Câu 97: Quả píttông thường chế tạo dạng côn, với đường kính : a. Trên to, dưới nhỏ hơn b. Trên nhỏ, dưới to hơn c. Giữa to, dưới nhỏ hơn d. Giữa nhỏ, dưới to hơn. Đáp án : b Câu 98: Quả píttông thường chế tạo dạng ôval, với đường kính : a. Phương song song với chốt lớn hơn phương vuông góc với chốt b. Phương song song với chốt nhỏ hơn phương vuông góc với chốt c. Đầu píttông nhỏ hơn đuôi píttông d. Đầu píttông lớn hơn đuôi píttông. Đáp án : b Câu 99: Nhiệt độ ở đỉnh píttông khi động cơ hoạt động thường là: a. 3000C - 5000C b. 5000C - 8000C c. 12000C - 20000C d. 25000C - 35000C Đáp án : b Câu 100: Phần dưới của quả píttông, nơi chốt píttông được cắt bớt nhằm: a. Giảm trọng lượng quả píttông b. Tiết kiệm vật liệu c. Cân bằng cho píttông d. Bôi trơn píttông tốt hơn. Đáp án : a 17
  18. Câu 101: Động cơ công suất cao thường sử dụng píttông: a. Píttông dập nóng b. Píttông đúc c. Píttông hàn d. Píttông rèn. Đáp án : a Câu 102: Bờ cản nhiệt ở píttông có công dụng: a. Tăng khả năng cháy b. Giảm nhiệt độ do píttông truyền xuống xéc măng c. Tăng khả năng làm kín d. Tạo công suất cao. Đáp án : b Câu 103: Nếu đầu píttông quá nóng sẽ dẫn đến : a. Hiện tượng cháy tự động trong động cơ b. Hoà chộn hỗn hợp nhiên liệu tốt hơn c. Hao mòn các chi tiết lớn d. Công suất động cơ tăng. Đáp án : a Câu 104: Khi động cơ hoạt động, phần giản nở nhiều nhất của píttông là: a. Phần đỉnh píttông b. Phần đầu píttông c. Phần thân pittông d. Phần đuôi píttông Đáp án : b Câu 105: Trên một số loại píttông ở động cơ xăng người ta có sẻ rãnh bên hông quả píttông nhằm mục đích ? a. Giảm bớt khối lượng cho píttông b. Giảm được chi phí vật liệu c. Giảm tiếng khua khi động cơ hoạt động d. Tránh hiện tượng bó kẹt píttông khi động cơ hoạt động. Đáp án : d Câu 106: Chốt píttông là một chi tiết nối ghép giữa píttông với thanh truyền, nó được chế tạo từ vật liệu nào sau đây? 18
  19. a. Gang xám b. Thép hợp kim c. Nhôm hợp kim d. Gang hợp kim. Đáp án : b Câu 107: Việc lắp chốt píttông với píttông và thanh truyền thường có: a. 2 cách b. 3 cách c. 4 cách d. 5 cách Đáp án : b Câu 108: Nhìn vào hình vẽ bên, hãy cho biết đây là phương pháp lắp ghép chốt píttông gì? a. Cố định chốt trong lỗ chốt b. Cố định chốt trong đầu nhỏ thanh truyền c. Lắp tự do ở cả 2 mối ghép d. Lắp có độ dôi Đáp án : a Câu 109: Nhìn vào hình vẽ bên, hãy cho biết đây là phương pháp lắp ghép chốt píttông gì? a. Cố định chốt trong lỗ chốt b. Cố định chốt trong đầu nhỏ thanh truyền c. Lắp tự do ở cả 2 mối ghép d. Lắp có độ dôi Đáp án : b Câu 110: Nhìn vào hình vẽ bên, hãy cho biết đây là phương pháp lắp ghép chốt píttông gì? a. Cố định chốt trong lỗ chốt b. Cố định chốt trong đầu nhỏ thanh truyền c. Lắp tự do ở cả 2 mối ghép d. Lắp có độ dôi Đáp án : c Câu 111: Chốt píttông lệch tâm có công dụng? a. Tăng tỉ số nén cho động cơ 19
  20. b. Giảm khua mỗi khi píttông đổi chiều ở DCT c. Giảm khua khi đổi chiều tại DCD d. Cạo nhớt bôi trơn tốt hơn. Đáp án : b Câu 112: Chốt píttông bắt cứng trong lỗ chốt píttông có ưu điểm chính là ? a. Thường mòn đều hai bên đầu lỗ chốt b. Giảm được chi phí sản xuất c. Tháo ráp đơn giản d. Không cần bôi trơn giữa chốt với bệ chốt . Đáp án : d Câu 113: Trục píttông bắt cứng trong lỗ chốt píttông có nhược điểm chính là ? a. Chế tạo quả píttông phức tạp b. Tăng thêm kích thước píttông c. Chốt píttông bị mài mòn không đều d. Chế tạo chốt píttông phức tạp Đáp án : c Câu 114: Chốt píttông gắn cứng trong đầu nhỏ thanh truyền có ưu điểm chính là ? a. Không cần bôi trơn giữa chốt với đầu nhỏ thanh truyền b. Giảm được chi phí sản xuất c. Tháo ráp đơn giản d. Thường mòn đều hai bên đầu lỗ chốt. Đáp án : a Câu 115:Chốt píttông gắn cứng vào đầu nhỏ thanh truyền có nhược điểm chính là ? a. Chế tạo quả píttông phức tạp b. Tăng thêm kích thước píttông c. Chốt píttông bị mài mòn không đều d. Chế tạo chốt píttông phức tạp Đáp án : c Câu 116: Chốt píttông xoay tự do có ưu điểm chính là ? a. Chốt píttông được mài mòn đều b. Giảm trọng lượng píttông c. Tháo ráp đơn giản d. Giảm được chi phí sản xuất . 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2