CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRÊN VÙNG LÃNH THỔ.
lượt xem 52
download
Kết cấu hạ tầng : là một tổ hợp các cơ sở của các ngành được tổ chức, bố trí trên một vùng lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, phục vụ cho đời sống của dân cư, phục vụ cho an ninh quốc phòng. Cũng có thể kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành và các loại hình hoạt động phục vụ quá trình sản xuất xã hội nhằm đảm bảo tính liên tục của các chu chuyển kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để cho sản xuất và sức lao động...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRÊN VÙNG LÃNH THỔ.
- CHƯƠNG III KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRÊN VÙNG LÃNH THỔ. I. Vai trò của kết cấu hạ tầng trong đời sống kinh tế - xã h ội và qu ốc phòng: 1. Kết cấu hạ tầng : là một tổ hợp các cơ sở của các ngành được tổ ch ức, bố trí trên một vùng lãnh thổ để phục vụ cho quá trình tái sản xuất m ở rộng, ph ục vụ cho đời sống của dân cư, phục vụ cho an ninh quốc phòng. Cũng có thể kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành và các loại hình hoạt động phục vụ quá trình sản xuất xã hội nhằm đảm bảo tính liên t ục c ủa các chu chuyển kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để cho sản xuất và sức lao động hoạt động được bình thường Nếu hiểu một cách khái quát nhất thì kết cấu hạ tầng là những điều kiện vật chất của lãnh thổ nhằm phục vụ cho sản xuất đời sống và quốc phòng. Ví dụ về kết cấu hạ tầng: - Kết cấu hạ tầng ngành giao thông vận tải: h ệ th ống đ ường bộ (xây d ựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi,..), đường sắt (nâng cấp đường sắt B ắc – Nam,…) , cảng biển (hệ thống các cảng biển nước sâu ở miền Trung ,…) ,….. - Kết cấu hạ tầng ngành năng lượng: Nhà máy th ủy đi ện Hòa Bình, t ập đoàn điện lực EVN, nhà máy điện hạt nhân( Ninh Thuận),…. - Kết cấu hạ tầng ngành bưu chính viễn thông: Mạng bưu chính, m ạng v ận chuyển, Đầu tư các thiết bị như máy ATM, máy bán ấn phẩm tự động, máy bán tem tự động, máy bán đồ uống, xây dựng mạng vô tuyến băng rộng công ngh ệ Wimax, mạng Internet: triển khai thiết bị truy nhập DSLAM đến trung tâm các huyện, các xã có kinh tế phát triển trong tỉnh, ….. - Kết cấu hạ tầng cấp nước và vệ sinh môi trường: xây dựng hệ th ống c ấp thoát nước ở các tỉnh - thành phố, hệ thống xử lý ch ất thải ở các tỉnh, thành ph ố, doanh nghiệp,….
- - Kết cấu hạ tầng của an ninh quốc phòng: tập trung xây dựng cơ s ở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang b ị kỹ thu ật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh. - Kết cấu hạ tầng về văn hóa - y tế: các công trình văn hóa th ể thao, tr ường học, bệnh viện,... 2. Vai trò của kết cấu hạ tầng : Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, kết cấu hạ tầng được hình thành dựa trên hai yếu tố : - Sự phát triển của lực lượng sản xuất - Trình độ phân công lao động xã hội Khi kết cấu hạ tầng được xây dựng và phát triển thì s ẽ t ạo ra nhi ều tác động tích cực đến nhiều mặt: - Kết cấu hạ tầng là điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển của sản xuất, đời sống và quốc phòng. - Trong phân vùng quy hoạch, trong phân bố lực lượng sản xu ất thì k ết c ấu hạ tầng hiện có và khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng trong tương lai sẽ trở thành căn cứ để các chuyên gia cân nhắc, xem xét nên phân bố nhà máy nào, ngành nào vào vùng lãnh thổ là hợp lý. - Trên một cấp vùng lãnh thổ hành chính - kinh t ế ( t ỉnh, thành ph ố tr ực thuộc trung ương ) thì kết cấu hạ tầng là điều ki ện , là ph ương ti ện đ ể khai thác tài nguyên, để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống - Trong thời kỳ mở cưả, kết cấu hạ tầng là y ếu t ố đ ầu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. - Đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo. - Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến th ức và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đ ẳng về mặt xã hội cho người nghèo.
- - Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát tri ển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan tỏa lôi kéo các vùng liền kề phát triển. - Phát triển kết cấu hạ tầng góp phần vào việc giữ gìn môi trường. Tóm lại, kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đ ối với s ự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại s ẽ thúc đ ẩy tăng tr ưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp ph ần gi ải quy ết các v ấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó h ấp th ụ vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu h ạ tầng” ảnh h ưởng trực ti ếp đ ến tăng trưởng kinh tế. Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là nh ững nước có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển đang có hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển hạ tầng đang là ưu tiên c ủa nhi ều qu ốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, với quan điểm “kết cấu h ạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu t ư cao cho phát triển kết cấu hạ tầng. Khoảng 9-10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh, một tỷ lệ đầu t ư k ết c ấu h ạ tầng cao so với chuẩn quốc tế. Dưới đây là những thành tựu rất đáng ghi nhận của kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian qua: Trong kết cấu hạ tầng giao thông, về cơ bản đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống quốc lộ chính, gồm Trục dọc B ắc Nam v ới qu ốc l ộ I, đường Hồ Chí Minh – giai đoạn I; hệ thống quốc lộ h ướng tâm là qu ốc l ộ 2, 3, 5, 6, 32, 13, 51, 22, Xuyên Á; hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ là các quốc lộ 279, 4A, 4B, 14, 14C – giai đoạn I, N2 –
- Đức Hòa – Thạch Hóa, NI – Châu Đốc – Tịnh Biên; các tuyến quốc lộ nối đến các cửa khẩu quốc tế, các vùng kinh tế trọng điểm và hệ thống đường cao tốc đang triển khai xây dựng. Từng bước nâng cấp, hiện đại hóa các tuy ến đường s ắt hi ện có; tri ển khai dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân và nghiên c ứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam; mật độ đường sắt nước ta là 0,8km/100km 2. Hoàn thành nâng cấp hai tuyến đường thủy thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau và TP Hồ Chí Minh- Kiên Lương; vận tải thủy phục vụ thủy điện Sơn La, tuyến vận tải thủy Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; đang triển khai luồng cho tầu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, kênh Chợ Gạo. Hoàn thành nâng c ấp giai đoạn I các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu như các cảng Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Tiên Sa, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài gòn, Cần Th ơ và hoàn thành một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng l ượng hang hóa thông qua. Đang triển khai Cảng Quốc tế Cái Mép- Thị Vải; chuẩn bị triển khai cảng cửa ngõ quốc tế Vân Phong. Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không quốc t ế Nội Bài, Tân Sơn nhất và các cảng hàng không nội địa nh ư Cảng Cam Ranh, Phú Bài, Phú Cát, Côn Sơn, Vinh, Điện Biên Phủ, Pleiku, Đồng Hới, Liên Kh ương, C ần Th ơ giai đoạn I. Đang triển khai nhà ga hành khách cảng hàng không quốc t ế Đà N ẵng v ới việc kéo dài đường cất hạ cánh 35R-17L và nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Ngành điện đã có bước phát triển vượt bậc, từ năm 2000 đến nay, nhiều dự án sản xuất điện được khởi công, công suất và sản lượng điện đã tăng 4 lần; đã đạt được và vượt kế hoạch một số chỉ tiêu trong Chiến lược phát tri ển ngành điện.Về sản xuất và cung ứng điện, tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện đến năm 2010 khoảng trên 20.000MW, tăng 3,2 lần so với năm 2000; s ản lượng điện sản xuất ước đạt khoảng trên 100 tỷ kwh, bằng 3,7 lần năm 2000 và 1,8 lần so với năm 2005. Đến năm 2009, hệ th ống lưới đi ện có trên 3.400 km đường dây và 11 trạm 500kv với tổng dung lượng7.500 MVA. Lưới điện 220 kv có gần 85.000 km với dung lượng 19.000 MVA; lưới 110kv và lưới trung hạ thế
- bao phủ 98% các huyện, 97,9% các xã. Cả nước có 96% hộ gia đình được c ấp điện lưới quốc gia. Hầu hết các dự án quy mô l ớn, đa m ục tiêu đ ều do các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư xây dựng theo quy hoạch phát triển điện l ực qu ốc gia. Đã đưa vào vận hành khai thác khoảng 6.500 MW thủy đi ện, chi ếm 34,2% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống (19.400 MW). Đã có một số dự án đầu tư theo hình thức BOT như điện Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, thủy điện Cần Đơn… Kết cấu hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin được khẩn trương xây dựng và củng cố với hệ thống đường truyền dẫn hữu tuyến, vô tuyến, cột trạm phát sóng (BTS), hệ thống bể ngầm, cống ngầm dẫn cáp…v ận hành, khai thác, thực hiện chiến lược tăng tốc, mạng thông tin mở rộng nhanh, đi vào kỹ thuật hiện đại hòa nhập quốc tế. Các dịch vụ bưu chính vi ễn thông đang có nhi ều cải thiện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế - xã h ội và thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển. Sự phát triển nhanh chóng hệ thống đô thị, trong đó có các công trình hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bước đầu tạo lập nền tảng phát triển đô thị bền vững. Đến thàng 10/2010, cả nước có 754 đô thị, trong đó 2 đô thị loại đặc biệt, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II… với dân s ố khoảng 26,8 triệu người, mức tăng bình quân 3,4%/năm, tỷ lệ đô th ị hóa năm 2010 đạt khoảng 30%. Hệ thống nước sạch đã cung cấp đến hầu hết người dân thuộc khu vực thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một ph ần khu vực th ị tr ấn, th ị tứ. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải được đầu tư xây dựng.V ề cấp thoát n ước và vệ sinh môi trường, năm 2009, cả nước có 31 dự án ODA cấp nước với tổng mức đầu tư 23.194 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài 16.297 tỷ đồng, vốn trong nước 6.897 tỷ đồng. Các dự án vận động ODA giai đoạn 2006-2010 gồm 18 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 20.376 tỷ đồng. Đã có 3 dự án FDI trong lĩnh v ực cấp nước với số vốn 73 triệu USD tại Tiền Giang (18,2 triệu USD), t ại Đình Vũ Hải phòng (19 triệu USD) và Bình An Bình Dương (35,8 triệu USD).
- Năm 2009, cả nước có 27 dự án ODA về thoát nước và xử lý rác thải với tổng mức đầu tư 39.389 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài 32.440 tỷ đồng, vốn trong nước 6.949 tỷ đồng. TP Hà Nội có 5 dự án (3 dự án thoát n ước th ải, 2 d ự án xử lý rác thải) với tổng mức đầu tư 7.133 tỷ đồng TP Hồ Chí Minh có 2 d ự án thoát nước thải và xử lý rác thải với tổng mức đầu tư 15.830 tỷ đồng; tỉnh Kiên Giang có 2 dự án thoát nước thải và xử lý rác thải với tổng mức đầu tư 334 t ỷ đồng; tỉnh Sơn La có 2 dự án thoát nước thải và xử lý rác th ải với t ổng m ức đ ầu tư 1.185 tỷ đồng. Các dự án xã hội văn hóa y tế đã cải t ạo, nâng c ấp và xây mới bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Trung ương tuyến cuối đã được hỗ trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước như Bệnh viện Tai Mũi họng, Bênh viện Nội ti ết Trung ương, Phụ sản Trung ương, Bênh viện Trung ương Huế, Y dược TP Hồ Chí Minh nằm trong chương trình nâng cấp 18 bệnh viện công được Chính phủ phê duyệt. Vốn tín dụng đầu tư cho chương trình kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu cho hàng ngàn ha trồng cây lương thực, hoa màu có ý nghĩa đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kích cầu đầu tư.; các dự án xã hội hóa giáo dục ngày càng phát huy hiệu quả, giảm tải cho hệ thống trường học, tăng thêm năng l ực đào tạo khoảng 1.500 học sinh/năm, đào tạo nghề cho 3.500 lao đ ộng/năm, ch ủ yếu các nghề trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, dịch vụ… 3. Phân loại kết cấu hạ tầng : Dựa vào chức năng của mỗi loại kết cấu hạ tầng người ta chia kết cấu hạ tầng thành 2 loại : - Kết cấu hạ tầng sản xuất ( kỹ thuật ) là hệ thống nh ững ngành trực ti ếp phục vụ quá trình sản xuất như : giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung ứng vật tư kỹ thuật, các trạm và hệ thống truyền tải điện năng, nhiên liệu - Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm các ngành đảm bảo đi ều ki ện chung cho việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, nhà ở, dịch vụ đời s ống, các công trình công cộng
- Sự phân chia kết cấu hạ tầng như trên chỉ là tương đối vì trong th ực tế mỗi ngành của kết cấu hạ tầng đều thực hiện chức năng ph ục v ụ s ản xu ất và phục vụ các yêu cầu khác của xã hội. Ngoài cách phân loại trên, toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên tiêu chí khác nhau. Cụ thể như: - Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế - xã h ội, thì kết c ấu h ạ t ầng có th ể đ ược phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết c ấu h ạ t ầng ph ục v ụ ho ạt động xã hội, và kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trên th ực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngựơc lại. - Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghi ệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội,... - Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ thì k ết c ấu h ạ t ầng có th ể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu h ạ t ầng nông thôn, k ết c ấu hạ tầng kinh tế biển (ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn... II. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng kết cấu hạ t ầng k ỹ thu ật trên m ỗi vùng lãnh thổ : Kế hoạch h óa phát triển kết cấu hạ tầng theo phương châm “Hạ tầng đi trước một bước, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội”. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Giải quyết vận chuyển hành khách và hàng hoá tốt hơn; phục vụ bưu chính và thông tin thuận tiện và nhanh chóng hơn; cung cấp điện, nước đủ hơn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; ngành bưu chính viễn thông đặc biệt phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu hội nhập...
- 1. Những đặc điểm chủ yếu của kết cấu hạ tầng kỹ thuật với quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật : - Vì kết cấu hạ tầng có chức năng chủ yếu là phục vụ s ản xu ất và đ ời sống, phục vụ an ninh quốc phòng nên phải được nghiên cứu và xây d ựng s ớm, đi trước về thời gian và tốc độ phát triển so với sản xuất và đời sống - Tự bản thân các ngành này không tạo ra giá trị sử dụng mới vì thế hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đánh giá qua hoạt động của các ngành khác. - Các loại công trình trong kết cấu hạ tầng nói chung là tồn tại lâu dài. Vì thế khi xây dựng các loại công trình cần chú ý đến việc : Thăm dò, điều tra điều kiện của lãnh thổ để tránh những thiệt hại, hư hỏng công trình trong tương lai Khi xây dựng mỗi công trình kết cấu hạ tầng đều phải cơ dự báo đáp ứng nhu cầu tương lai Chú ý hạn chế bớt hao mòn vô hình của công trình, bảo đảm tính thẩm mỹ lâu dài, nhất là những công trình kiến trúc công cộng - Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thường cần vốn lớn, thời gian xây dựng lâu, thu hồi vốn chậm. Từ đó đặt ra vấn đ ề c ần coi tr ọng vi ệc l ựa ch ọn những công trình trọng điểm để đầu tư, xây dựng. Cần đa dạng hóa nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng. 2. Kế hoạch hóa xây dựng một số mạng lưới kết cấu h ạ t ầng k ỹ thu ật chủ yếu Trong những năm tới mức vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải tăng lên 11-12% GDP thay vì ở mức 9-10% như hiện nay. a. Kế hoạch hóa xây dựng mạng lưới cung cấp năng lượng trên vùng lãnh thổ - Vai trò của năng lượng trong sản xuất đời sống và quốc phòng. Năng lượng là một nhu cầu không thể thiếu, nhiều khi mang tính quyết định đối với quá trình phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và trong quốc phòng.
- Nhu cầu năng lượng trên thế giới ngày càng tăng. Trong thời kỳ 1876-1950 nhu cầu năng lượng tăng bình quân hàng năm là 1,4%. Th ời kỳ 1950-1972 là 5,3%. Thời kỳ 1972-1992 là 10%. Báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2005, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ tăng 50% vào năm 2030, cao hơn 5,5 tỷ tấn so với mức tiêu thụ hiện nay. Theo chiến lược năng lượng của chính phủ cho giai đoạn 2006-2015, mỗi năm Việt Nam phải tăng công suất điện từ 17-20%. Nhu cầu năng lượng điện ở Việt Nam dự báo đến năm 2020 cần 175-208 tỷ kwh, cần tổng công su ất tương ứng là 30 ngàn đến 36 ngàn Mw. Trong khi đó khả năng các dạng năng lượng ở Việt Nam đến năm 2020 là : Than 15 triệu tấn/năm, d ầu mỏ : 30-35 triệu tấn/năm, thủy điện : 50-60 tỷ kwh, nhiệt điện : 200Mw và ph ải tính đ ến phương án xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Về hệ thống cấp điện hiện nay đã được thống nhất chung trong cả nước, đặc biệt là hệ thống đường dây 500 KV từ Bắc vào Nam là một bước tiến mới của mạng phân phối điện hiệu quả ở các vùng. Hiện nay, 100% số huyện đã có điện lưới quốc gia. Điện năng có thời điểm chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong các trung tâm công nghiệp. Chi phí cho điện năng và viễn thông còn cao... Ở các nước công nghiệp phát triển thì mức tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người rất cao. Một người Mỹ tiêu dùng năng lượng nhiều hơn người dân Nam Á 17 lần.. Nước Pháp một năm tiêu dùng khoảng 200 triệu tấn xăng dầu. Nhiều cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ tham vọng giải quyết nhu cầu năng lượng. - Năng lượng là một điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của một quốc gia, trong một vùng lãnh thổ. Ch ẳng hạn nh ư ở Việt Nam do thi ếu năng lượng nên một số vùng nông thôn rất khó thực hiện quá trình công nghi ệp hóa nông nghiệp. Những đặc điểm chủ yếu của năng lượng : - Tồn tại dưới nhiều dạng vật lý khác nhau : lỏng, rắn, h ơi. Từ đó đò h ỏi phải có các phương tiện chuyển tải, công nghệ sử dụng phù hợp.
- - Một số dạng năng lượng không dự trữ được hoặc khó dự trữ. Quá trình sản xuất và tiêu dùng xảy ra cùng một lúc. Vì thế trong điều hành sản xuất cung cấp và sử dụng cần bảo đảm cân đối giữa khả năng sản xuất cung cấp và tiêu dùng để tránh bị lãng phí Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng trên m ỗi vùng lãnh th ổ : - Nhịp độ phát triển sản xuất, nhất là phát triển công nghiệp, xây dựng, v ận tải.... - Cơ cấu sản xuất của lãnh thổ, vì khi sản xuất sản phẩm mỗi ngành đều có nhu cầu năng lượng khác nhau - Cơ cấu nghề nghiệp của dân cư, vì mỗi tầng lớp, mỗi nghề nghiệp có nhu cầu tiêu dùng năng lượng khác nhau. - Mức sống và cách tổ chức cuộc sống văn minh hay lạc hậu - Công nghệ cũng là một yếu tố tác động đến nhu cầu năng lượng Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng năng lượng trên mỗi vùng lãnh th ổ - Điều kiện tự nhiên tài nguyên của mỗi vùng lãnh thổ - Trình độ khoa học công nghệ. Chẳng hạn như Việt Nam có điều kiện phát triển thủy điện, dầu khí nhưng nếu thiếu khoa học kỹ thuật, nếu không h ợp tác với nước ngoài thì không thể khai thác được. Việc sử dụng năng lượng m ặt trời, năng lượng gió phổ biến ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam vẫn còn hạn ch ế vì thiếu công nghệ để sử dụng. - Quan hệ quốc tế : tức là sử dụng hoạt động ngoại th ương để tăng kh ả năng năng lượng. Chẳng hạn như Nhật Bản nhập kh ẩu 100% than đá, d ầu thô. Ở Pháp 60% nhu cầu năng lượng dựa vào nhập khẩu Vấn đề xây dựng bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh thổ : Để cân đối nguồn năng lượng trên mỗi vùng lãnh th ổ cần ti ến hành qua các b ước sau :
- - Bước 1 : Tiến hành điều tra cơ bản để nám : trữ lượng, ch ủng lo ại, ch ất lượng mỗi dạng năng lượng - Bước 2 : Xác định khả năng sản xuất năng lượng tại mỗi vùng và phần yêu cầu trung ương cung cấp - Bước 3 : Hình thành nội dung bảng cân đối năng lượng trên mỗi vùng lãnh t hổ : Cần xác định sẽ sử dụng loại năng lượng nào là thích hợp Bố trí địa điểm các cơ sở sản xuất các dạng năng lượng Cân đối nguồn và phương tiên chuyển tải Xác định khả năng tham gia vào mạng lưới năng lượng quốc gia. Với những chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong những năm qua Việt Nam đã dành lượng vốn hàng năm chiếm khoảng 9- 10% GDP đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng. Bảng các cơ chế cấp vốn đầu tư kết cấu hạ tầng (% GDP) Nguồn vốn Điện Viễn thông Nước Tổng Giao thông Người sử dụng 0,9 0,3 0,1 1,3 ODA 1,7 1,2 0,3 0,3 3,5 Ngân sách 0,8 0,1 0,1 1,0 Trái phiếu CP 1,2 1,2 NHTMNN 0,1 0,2 0,3 Tư nhân 0,2 1,2 0,6 2,0 Cộng đồng 0,1 0,1 T ổ ng 4,0 3,4 1,4 0,6 9,4 Nguồn: Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2006).
- b. Kế hoạch hóa quá trình xây dựng hệ thống cung c ấp n ước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ Vai trò của nước trong đời sống kinh tế - xã hội : - Nước đối với sản xuất : trong sản xuất công nghiệp luôn luôn c ần đ ến nước, trong sản xuất nông nghiệp nước là yếu tố quy ết định ( nh ất n ước, nhì phân, tam cần, tứ giống ). Muốn tăng hệ số sử dụng đất thì phải có đủ nước. Vì vậy cần cung cấp đủ nước cho mọi hoạt động sản xuất. Ở Việt Nam đầu tư vào thủy lợi thường chiếm 80-90% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp - Nước đối với đời sống : Nước là một yếu tố của sự sống. Không có n ước thì không thể tồn tại sự sống. Hàng năm thế giới phải chi 300 t ỷ USD đ ể góp phần giải quyết nhu cầu nước ngọt cho dân cư. Nội dung kế hoạch xây dựng hệ thống cung cấp nước và thoát n ước trên mỗi vùng lãnh thổ : - Tiến hành điều tra thăm dò nguồn nước trên lãnh thổ. Nắm số lượng nước, chất lượng nước trên bề mặt : sông, ao, hồ....Điều tra thăm dò kh ả năng nước ngầm của vùng. Nắm quy luật, tình trạng phân bố nước theo thời gian và không gian. Hệ thống cung cấp nước sạch được chú ý, tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sạch tăng lên. Dựa trên cơ sở những thông tin đó mới có cơ sở để bố trí các công trình cung cấp nước và thoát nước đạt hiệu quả cao. - Xác định nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Để xác định nhu c ầu nước cho sản xuất cần nắm quy mô, tốc độ phát triển của mỗi ngành, định mức tiêu dùng nước để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của mỗi ngành trong công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp cần nắm diện tích các loại cây trồng và thời vụ để xác định nhu cầu nước cho sản xuất nông nhiệp, lâm nghiệp. Để xác định nhu cầu nước cho tiêu dùng phải nắm quy mô dân cư, nghề nghiệp và định mức tiêu dùng nước bình quân trên đầu người
- - Nắm thực trạng về cơ sở vật chất hiện có của hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ Sau đó cân đối giữa thực trạng và nhu cầu để xác đ ịnh c ần xây d ựng thêm những công trình cấp thoát nước, trung ương hay địa phương xây dựng, nguồn vốn xây dựng .... Hiện nay chính phủ Việt Nam đã tính toán, dự báo nhu cầu vốn đầu tư để tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc cung cấp nước sạch từ năm 2000- 2020 là 29.065 tỷ đồng và 1052 triệu USD . - Rà soát lại, hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cung cấp nước và thoát nước trên mỗi vùng lãnh thổ. Quy hoạch này phải được xây dựng theo từng khu vực sản xuất, từng điểm dân cư. - Xây dựng bảng cân đối nước và thoát nước cho toàn vùng, cho m ỗi ngành và từng điểm dân cư bao gồm : Cân đối nước cho sản xuất công nghiệp: cân đối theo từng cụm xí nghiệp, từng ngành Cân đối nước cho sản xuất nông nghiệp: cân đối theo th ời vụ, theo từng loại cây trồng Cân đối nước cho đời sống: theo từng điểm dân cư - Để xây dựng có hiệu quả mạng lưới cung cấp nước và thoát nước cần nắm được đặc điểm của nước : Nước trong thiên nhiên vận động theo chu kỳ : mưa theo mùa, th ủy triều lên xuống theo chu kỳ. Ở Việt Nam theo tính toán thì trữ lượng nước đạt 850 tỷ m3/năm, có thể bảo đảm đủ nước cho sản xuất và đời sống. Song mùa m ưa chiếm đến 80% lượng nước, mùa khô chỉ có 20%. Trong mùa mưa th ường gây lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Một số vùng núi thì lại khan hiếm n ước đặc biệt là miền núi phía Bắc. Nước luôn luôn liên hệ mật thiết với vùng lãnh thổ, với h ệ th ống sông, ao, hồ, biển, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Ch ẳng hạn nh ư đ ồng b ằng
- Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long có lượng nước phong phú h ơn miền Trung và Tây Nguyên Từ hai đặc điểm trên đòi hỏi phải biết khai thác nước theo đi ều ki ện tự nhiên, phải coi trọng việc dự trữ nước cho mùa khô và ph ải có sự h ợp tác gi ữa các vùng, giữa các quốc gia trong sử dụng nguồn nước. Đến nay nước vẫn là loại tài nguyên không thể thay th ế được, loài người mới có khả năng biến nước mặn thành nước ngọt với mức độ h ạn ch ế và giá thành cao. Từ đó việc sử dụng tiết kiệm nước là một yêu cầu bức thiết. Tùy theo mục đích sử dụng nước mà nước có chức năng khác nhau : lúc thì đóng vai trò là tư liệu tiêu dùng, lúc thì đóng vai trò tư li ệu s ản xu ất, đ ối tượng lao động. c. Kế hoạch hóa xây dựng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trên mỗi vùng lãnh thổ : * Kế hoạch hóa xây dựng hệ thống giao thông vận tải địa phương. - Đặc điểm của giao thông vận tải địa phương : Khả năng phát triển giao thông vận tải địa phương rất đa dạng và rất khác nhau : Vùng có sông có biển mới phát triển được giao thông vận tải đường sông đường biển. Có vùng thuận lợi cho phát triển đường sắt đường bộ, trái lại có vùng rất khó khăn. Từ đó mỗi vùng lãnh th ổ phải tận dụng th ế m ạnh c ủa mình để khai thác, phát triển giao thông vận tải cho phù hợp. Ở đồng bằng sông Cửu Long dự báo cơ cấu vận chuyển theo đường thủy, đường bộ như sau : Năm 2000 2005 2010 1. Hàng hóa (triệu tấn) 45,8 77,2 118,7 - Đường thủy 26,6 46,3 73,6 - Đường bộ 19,2 30,9 45,1 2. Hành khách (triệu lượt 562 825 1.104 khách) 169 241 321 - Đường thủy 393 584 773 - Đường bộ
- Thành phố cần chú trọng tăng khả năng phục vụ cho giao thông công cộng. Vào năm 2010 ở Việt Nam giao thông công cộng phải đảm nhận 50% nhu cầu đi l ại của nhân dân thành phố. - Thực trạng về hệ thống giao thông vận tải địa phương : Hệ thống đường bộ do địa phương quản lý : Tỉnh quản lý kho ảng 15.000km trong đó đường loại vừa và tốt chỉ chiếm 25%. Đường bộ huy ện quản lý khoảng 47.000km mà chủ yếu là đường đất. - Đường bộ: xét trên bình diện cả nước và cụ thể trên các vùng, đã hình thành hệ thống đường bộ toàn quốc với các trục Bắc- Nam, Đông- Tây nối liền các vùng kinh tế với các nước láng giềng. Về mật độ giao thông, theo đánh giá của OECF OECF thì mật độ đường của Việt Nam cao hơn một số nước 2 2 ASEAN, đạt 0,64 km/km , trong khi đó Thái Lan đạt 0,2 km/km , Philippin 2 2 đạt 0,45 km/km , Malaysia đạt 0,25 km/km . - Đường biển: đến nay, cả nước có hơn 100 cảng biển với năng lực thông qua hơn 50 triệu tấn/năm, được phân bố thành 8 nhóm cảng. Đó là: (1) Nhóm cảng phía Bắc (bao gồm các cảng từ bờ biển Quảng Ninh đến Ninh Bình); (2) Nhóm cảng Bắc Trung Bộ (bao gồm các cảng từ bờ biển Thanh Hoá đến Hà Tĩnh); (3) Nhóm cảng Trung Trung Bộ (bao gồm các cảng từ bờ biển Quảng Bình đến Quãng Ngãi); (4) Nhóm cảng Nam Trung Bộ (bao gồm các cảng từ bờ biển Bình Định đến Bình Thuận); (5) Nhóm cảng Thành phố Hồ Chí Minh- Vũng Tàu- Thị Vải; (6) Nhóm cảng Đồng bằng Sông Cửu Long; (7) Nhóm cảng các đảo Tây Nam; và (8) Nhóm cảng Côn Đảo. Các hệ thống cảng biển này được gắn kết với mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ tạo mối liên kết bền vững trên lãnh thổ cả nước. Thị phần vận tải biển đạt 12% hàng xuất khẩu và 16,5% hàng nhập khẩu. Đã hiện đại hoá khâu bốc dỡ container, tăng cường kho tàng, bến bãi nhằm từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng cảng. Đường thuỷ nội địa với công suất các cảng sông hiện nay là hơn 5
- triệu tấn/năm. Năng lực vận tải thuỷ là gần 40 triệu tấn hàng, bằng gần 30% hàng vận chuyển nội địa. - Hàng không: hiện nay đang khai thác 16 sân bay, không kể một số sân bay có các tuyến bay không thường lệ như Cam Ly, Côn Sơn… Có ba cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng). - Đường sắt: mạng đường sắt chủ yếu là đường trục nối thủ đô Hà Nội đến các vùng trong cả nước. Mạng đường sắt quan trọng là: Lạng Sơn- Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội- Lào Cai; Hà Nội- Quảng Ninh (Bãi Cháy); Hà Nội- Hải Phòng. Mật độ đường sắt đạt 0,04 km/1.000 dân. Kinh phí đầu tư cho giao thông vận tải cả nước nói chung, và cho giao thông vận tải địa phương nói riêng đều bị hạn ch ế. Nên so với các nước tiên tiến khác trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam ở dưới mức trung bình. Hàng năm kinh phí để trùng tu, bảo dưỡng đường do địa phương quản lý mới đáp ứng được 30% nhu cầu. Trong khi đó nếu không đảm bảo nhu cầu đầu tư cho bảo dưỡng đường sẽ có hại cho lâu dài. Chẳng hạn như để bảo dưỡng hệ thống đường bộ hiện có, ngành giao thông vận tải Việt Nam cần chi 360 triệu USD /năm, n ếu đ ể đ ến m ức đ ường h ư hỏng nặng thì phải chi 2 tỷ USD mới khôi phục l ại được loại đường b ộ h ư h ỏng đó. + Các trục giao thông liên vùng đã cơ bản được nâng cấp, xây dựng mới nhiều trục giao thông quan trọng, nhờ đó làm cho thời gian đi lại giảm nhiều so với trước đây. Thí dụ, thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng giảm khoảng 50%, đến Thanh Hoá, Nghệ An giảm 30%; từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu giảm 40%; từ Đà Nẵng đi Dung Quất giảm 30%... - Yêu cầu của kế hoạch phát triển giao thông vận tải địa phương : Kế hoạch cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông vận tải địa ph ương phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và đặc điểm của từng địa ph ương. Ch ẳng hạn như các tỉnh duyên hải miền Trung đòi hỏi phải phát triển h ệ th ống giao thông
- vận tải khá toàn diện : phải có hệ thống giao thông vận t ải đ ể khai thác vùng ven biển, phải phát triển giao thông vận tải đô thị, phải có hệ th ống giao thông v ận tải để khai thác vùng núi phía Tây Bảo đảm phát triển cân đối các loại phương tiện vận tải trên mỗi vùng lãnh thổ ( cân đối giữa các loại phương tiện giao thông v ận t ải, gi ữa v ận t ải cơ giới và vận tải thô sơ ), tổ chức tốt các đầu mối giao thông, tổ ch ức các liên hiệp vận tải giữa các phương tiện vận tải nhằm tạo điều kiện thuận l ợi nh ất cho khách hàng Trong phát triển giao thông vận tải địa phương thì việc xây dựng, phát tri ển giao thông vận tải nông thôn có vị trí hết sức quan trọng vì vùng nông thôn Vi ệt Nam chiếm 76,5% dân số và 68% lao động xã hội (1999) - Nội dung của kế hoạch xây dựng giao thông vận t ải trên m ỗi vùng lãnh thổ : Kế hoạch phát triển giao thông địa phương : Mỗi địa phương phải lập kế hoạch phát triển giao thông của địa phương cho thời kỳ từ 10 đến 20 năm. Chẳng hạn nh ư thành ph ố Hồ Chí Minh đã có quy hoạch phát triển giao thông thành phố : phát triển mạnh giao thông công cộng để đến năm 2010 có thể bảo đảm 50% nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố, sẽ xây dựng 1 tuyến tàu điện ngầm, xây dựng h ệ th ống xe đi ện n ổi bánh lốp. Đến năm 2010 giao thông thành phố Hồ Chí Minh có th ể đáp ứng yêu cầu đi lại cho 2,1 tỷ lượt người đi lại ở khu vực đô thị mới của thành phố. Có dự án xây dựng đường, cầu, cống thoát nước : nhu cầu này s ẽ rất l ớn vì Việt Nam sẽ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời gian đ ến. Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp đường. Nhiệm vụ này rất nặng đối với địa phương nhất là khu vực miền Trung, vì đây là nơi thường x ảy ra lũ lụt. Kế hoạch phát triển vận tải địa phương Xác định nhu cầu vận chuyển hàng hóa : có thể xác định theo tốc độ tăng của các ngành sản xuất và tỷ suất hàng hóa của mỗi ngành, có thể xác định
- theo tốc độ tăng của ngành vận tải địa phương hoặc xác định theo nhu cầu vận chuyển của địa phương và trung ương Xác định nhu cầu đi lại của dân cư : có thể dựa vào số liệu năm báo cáo, dựa vào quy mô dân số, dựa vào nhu cầu của khách vãng lai, ho ặc có th ể d ựa vào tốc độ tăng của ngành vận tải hành khách Cân đối giữa năng lực vật chất và nhu cầu v ật ch ất : n ếu th ừa năng l ực thì phải tiếp thị, phải hợp đồng vận chuyển cho địa phương khác, cho trung ương. Nếu thiếu năng lực vận chuyển thì có kế hoạch yêu cầu các đ ịa ph ương khác h ổ trợ Kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn : Giao thông nông thôn thường phát huy tác dụng trên địa bàn huyện, xã và thôn xóm Hệ thống giao thông nông thôn gồm : Hệ thống đường làng, thôn xóm. Hệ thống đường xã, liên xã. Hệ thống đường chuyên dùng (đường ph ục v ụ cho sản xuất ở nông thôn). Cả ba hệ thống đó kết h ợp v ới h ệ th ống đ ường ph ục vụ cơ giới hóa nông nghiệp tạo thành mạng lưới giao thông nông thôn. Các nguyên tắc cần quán triệt khi xây dựng hệ thống giao thông nông thôn : - Phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất mà xây dựng giao thông nông thôn, đồng thời phải kết hợp với quá trình xây dựng h ệ th ống th ủy l ợi, c ơ gi ới hóa nông nghiệp nhằm tiết kiệm đất. - Bảo đảm tính liên tục và linh hoạt của hệ thống giao thông nông thôn. Để phát triển nhanh giao thông nông thôn, cần bảo đảm nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, đa dạng hóa nguồn vốn trong xây dựng giao thông nông thôn. * Kế hoạch hóa xây dựng mạng lưới thông tin liên l ạc trên m ỗi vùng lãnh thổ Ý nghĩa : Bưu chính, viễn thông là bộ phận quan trọng trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, góp phần rất quan trọng
- phát triển kinh tế- xã hội từng vùng và cả nước, vì vậy, phát triển mạnh mạng bưu chính viễn thông là góp phần lớn vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh ở các vùng và cả nước. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế- xã hội trong từng vùng và nâng cao dân trí. Trong nền kinh tế thị trường, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn có thông tin thì phải thu thập xử lý, bảo quản và truy ền thông tin. Trong đó hệ thông thông tin liên lạc đóng vai trò quan tr ọng v ề chuy ển t ải thông tin. Từ đó thông tin liên lạc góp phần trực tiếp và gián tiếp phát tri ển s ản xuất. Hệ thống thông tin liên lạc góp phần giảm chi phí giao dịch, đi lại, chi phí quản lý kinh tế, quản lý nhà nước Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại tạo điều kiện cho các vùng lãnh th ổ tiếp cận với bên ngoài, thúc đẩy chính sách mở cửa Hệ thống thông tin liên lạc là điều kiện quan trọng trong hoạt động của an ninh, quốc phòng. Trong những năm gần đây hệ thống thông tin liên l ạc Việt Nam phát triển nhanh. Song so với yêu cầu ph ục vụ s ản xuất và đ ời s ống vẫn còn hạn chế. Cụ thể là tốc độ truyền thông tin còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giá cước thông tin liên lạc còn cao h ơn so v ới các nước trong khu vực. Mức độ phối hợp giữa các loại thông tin liên l ạc nh ư vô tuyến, phát thanh, truyền hình, giữa hiện đại và thô sơ chưa tốt. Nội dung kế hoạch xây dựng mạng lưới thông tin liên l ạc trên m ỗi vùng lãnh thổ Mỗi vùng lãnh thổ cần xác định lại thực trạng về mạng lưới thông tin liên lạc về số lượng, chất lượng, mức độ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thông tin liên l ạc th ời kỳ 2001-2010 phải nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các loại phương tiện thông
- tin liên lạc và chú ý đến những yêu cầu cơ bản về thông tin liên lạc. Chẳng h ạn như phải đảm bảo 100% số xã phải liên lạc được với huyện, với các xã bạn Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư xây dựng mới, vừa coi trọng cải tạo nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc hiện có nhất là ở các thành phố lớn, các sân bay quốc tế, các bến cảng lớn phải đạt trình độ quốc tế Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về kỹ thuật, v ề kinh t ế cho các ngành thông tin liên lạc trên mỗi vùng lãnh th ổ. Đảm b ảo đ ủ v ề s ố l ượng, chất lượng và đảm bảo tính đồng bộ của đội ngũ. Trên cơ sở có đội ngũ cán bộ lành nghề đó mà xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả cao. Ví dụ về kết cấu hạ tầng của kết cấu hạ tầng vùng Tây Nguyên Đến nay vùng Tây Nguyên đã có khoảng trên 2.000 km đường quốc lộ, trên 3.000 km đường tỉnh lộ, trên 4.000 km đường huyện lộ và trên 5.000 km đường giao thông nông thôn. Bưu chính viễn thông phát triển khá. Hệ thống thuỷ lợi được xây dựng khá nhanh, với hơn 900 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, bảo đảm tưới cho khoảng 40 nghìn ha lúa đông xuân, 70 nghìn ha lúa mùa và 150 nghìn ha cà phê. Mạng lưới điện đã được chú ý đầu tư phát triển. Từ năm 1996 đến nay, đã hoàn thành nhiều đường dây và trạm trực tiếp phục vụ cho Tây Nguyên, chủ yếu là các đường dây và trạm 110 KV tuyến Krông Búk- Buôn Ma Thuột (40 km); đoạn Pleiku- Chư Sê- AjunPa (102 km), đường 220 KV Pleiku- Krông Búk- Nha Trang (300 km), đường 500 KV Yaly- Pleiku (27km), đường Pleiku- Phú Lâm (538 km) và phát triển lưới điện hạ thế về các huyện, xã. Hệ thống kết cấu hạ tầng các đô thị được nâng cấp: hệ thống đường nội thị, thoát nước, công viên, cây xanh, vỉa hè, cấp điện… được cải thiện rõ rệt. Những yếu kém của kết cấu hạ tầng ở 1 số vùng trên cả nước: Sự yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng ở từng vùng thể hiện qua một số mặt sau đây: - Đối với vùng trung du, miền núi phía Bắc, h ệ thống đường giao thông còn quá thiếu và xấu. Hiện nay, vẫn còn nhiều xã ch ưa có đ ường giao thông t ới trung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn