intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương III: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ

Chia sẻ: Dinh Le Bao Ngoc Ngoc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

1.687
lượt xem
272
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LKKTQT là mối quan hệ kinh tế vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia được hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển. Các LKKT-TMQT được hiểu là loại hình liên kết dưới hình thức diễn đàn hoặc tổ chức do các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế và phù hợp với luật pháp quốc tế hiện đại nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định liên quan đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương III: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ

  1. Chương III LIÊN KẾ KINH TẾ QUỐC TẾ
  2. I. Những hiểu biết về LKKTQT 1. Khái niệm - LKKTQT là mối quan hệ kinh tế vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia được hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển. Các LKKT-TMQT được hiểu là loại hình liên kết dưới hình thức diễn đàn hoặc tổ chức do các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế và phù hợp với luật pháp quốc tế hiện đại nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định liên quan đến lĩnh vực kinh tế - thương mại quốc tế
  3. - Từ những quan niệm trên các LKKTQT có những đặc điểm sau : • Các LKKTQT được thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế và trên cơ sở điều lệ của mình • Các LKKTQT được thành lập và hoạt động có mục đích nhất định được ghi rõ trong điều lệ của tổ chức • Các LKKTQT có các hệ thống cơ quan thường trực duy trì hoạt động của tổ chức và liên hệ với các thành viên
  4. 2. Nguyên nhân hình thành các LKKTQT Sự hình thành và phát triển các LKKTQT là một tất yếu khách quan trên các cơ sở sau: - Phân công lao động quốc tế ngày càng mở rộng, chuyên môn hoá ngày càng cao thì sự hợp tác lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng nhiều đòi hỏi phải có sự ra đời của các LKKTQT để đáp ứng các nhu cầu trong hợp tác và trong giải quyết các vấn đề chung của khu vực và toàn cầu - Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng phát triển chung của kinh tế và thương mại quốc tế thì sự ra đời và phát triển các LKKTQT phù hợp với xu hướng chung đó
  5. - Mở cửa kinh tế và hội nhập kinh tế là xu hướng chung của các quốc gia hiện nay trên thế guới do đó sự hình thành và phát triển của các LKKTQT phù hợp với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia - Các LKKTQT ra đời và phát triển mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia thành viên và cả khối LKKTQT như: • Khai thác triệt để hơn lợi thế của nền kinh tế và khắc phục những yếu kém • Các thành tựu KHKT được phố biến rộng rãi và nhanh hơn • Tính cạnh tranh của nền kinh tế và của sản phẩm tăng cao • Sự hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết nhiều vấn đề của khối ngày càng có hiệu quả
  6. II. Các hình thức LKKTQT 1. Phân loại chung - Các LKKT-TM chung: là các LKKT-TM được thành lập bởi sự cam kết của các quốc gia là thành viên với một điều ước có tính chất liên quốc gia được các quốc gia tự nguyện tham gia có phạm vi và thẩm quyền hoạt động mang tính chất toàn cầu như LHQ (UN) và các tổ chức chuyên môn của nó, tổ chức TMTG (WTO), phòng TMQT (ICC) - LK chính phủ: là tổ chức do nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thành lập để tiến hành các hoạt động vì lợi ích chung của mình. Có nhiều hình thức liên minh như Cộng đồng KT(EEC), Hiệp hội tự do thương mại (EFTA, NAFTA,AFTA), Hiệp hội tư vấn KT (ECA, OECD)
  7. - Tổ chức phi chính phủ: bao gồm các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, là các cơ quan của các nhóm quốc gia riêng biệt hoạt động theo các công việc quốc tế như Hiệp hội các liên đoàn Khoa học (ICSU), Liên đoàn các hiệp hội kỹ thuật QT (UITA), Hội đồng chè QT (ITC) - Các LKKT-TM khu vực: là các LKKT được thành lập bởi một hiệp định hợp tác có tính chất khu vực nhằm hợp tác hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt chủ yếu là KT-TM. Việc thành lập các LK này mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia như làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, hình thành nên cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực, giúp các quốc gia tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế, hạn chế những bất lợi nhằm phát triển nhanh kinh tế của quốc gia
  8. - Các LKKT-TM chuyên ngành: là tổ chức thành lập bởi các hiệp định liên chính phủ hoạt động chuyên về các lĩnh vực khac nhau phục vụ lợi ích của quốc gia phù hợp với luật lệ quốc tế như: • Hiệp hội vận tải hàng không(IATA) • Liên đoàn các hiệp hội giao nhận QT(FIATA) • Tổ chức sở hữu trí tuệ TG(WIPO) • Tòa án QT của LHQ(ICJ) • Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư QT(ICSID) • Tổ chức hàng hải QT(IMO) • Tổ chức hàng không dân dụng QT(ICAO) • Tổ chức du lịch QT(WTO) • Quỹ tiền tệ QT(IMF) Ngoài ra theo ngành hàng còn có các hiệp hội của ngành hàng như: FAO, OPEC, ICO…
  9. - LKKTQT tư nhân: là LKKTQT ở tầm vi mô để thành lập các công ty quốc tế bao gồm các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia. Theo phương thức hoạt động, các công ty quốc tế có những loại như Tờ rớt QT (Trust), Công-xóoc-xi-om QT (Consotium), Xanh-đi-ca QT (Syndicat), Các-ten QT (Cartel)
  10. 2. Các hình thức LKKTQT nhà nước - Hiện nay trên thế giới có khoảng gần 300 LKKTQT khu vực và liên khu vực mà chủ yếu là LKKTQT nhà nước - Các LKKTQT ngày càng phát triển nhanh. Số lượng các LKKTQT hình thành chủ yếu vào những năm 90 trở lại đây và theo xu hướng khu vực, liên khu vực là chủ yếu - Các hình thức LKKTQT nhà nước bao gồm các loại LK sau :
  11. 1. FTA – FREE TRADE AREA (Khu vực mậu dịch tự do) - Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 150 FTA - Đặc điểm của FTA: 1. Các nước cam kết giảm thuế và biện pháp phi thuế để tăng cường TM giữa các nước thành viên FTA. 2. Tùy vào điều kiện kinh tế mình mà từng nước lựa chọn mặt hàng cắt giảm thuế hay tiếp tục bảo hộ theo quy định tỷ lệ của FTA. 3. Giữa các nước thuộc FTA có nhiều chương trình hợp tác KT 4. FTA là hình thức liên kết kinh tế lỏng lẻo: – Các nước tự định chính sách giảm thuế – Mỗi nước tự chủ hoàn toàn trong chính sách phát triển kinh tế đối nội và đối ngoại. – Mỗi nước có quyền gia nhập các FTA khác
  12. 2. HÌNH THỨC LIÊN MINH VỀ THUẾ QUAN (CU) • Là hình thức liên kết có hình thức tổ chức cao hơn so với FTA, nó mang toàn bộ những đặc điểm FTA và còn có thêm đặc điểm “Các nước có chung nhau về chính sách thuế quan như: thủ tục, mức thuế, cách tính thuế…”
  13. 3. THỊ TRƯỜNG CHUNG (CM) • Mang toàn bộ đặc điểm của CU, ngoài ra còn có những đặc điểm thêm sau: - Có chung luật điều tiết thị trường - Thuế XNK hàng hóa giữa các nước thuộc CM bằng không. - Công dân được tự do di chuyển qua biên giới - Các nước có hiến chương hoạt đông chung.
  14. 4. LIÊN MINH VỀ KINH TẾ (EU) • Mang toàn bộ đặc điểm của CM, ngoài ra còn có thêm đặc điểm: - Xây dựng chung một chính quyền điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội của các nước thành viên - Vai trò Nhà nước của từng quốc gia bị suy giảm - Các nước có chung nhau chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại
  15. 5. LIÊN MINH VỀ TIỀN TỆ (MU)  Đây là hình thức liên kết kinh tế Nhà nước có tổ chức mang tính thống nhất cao Mang toàn bộ các đặc điểm của EU, ngoài ra còn có thêm đặc điểm: - Có đồng tiền chung - Có Ngân hàng TW chung - Có chung chính sách tiền tệ - Có chung chính sách đối ngoại
  16. - Những nhận xét: thông qua các hình thức LKKTQT ở trên có những nhận xét sau:  Hình thức LKKTQT chủ yếu hiện nay là khu vực mậu dịch tự do vì mục tiêu trước tiên của các LK là tự do hóa TM và giảm thuế quan  Các LKKTQT ngày càng có xu hướng chặt chẽ hơn thường là chuyển từ hình thức FTA sang các hình thức tiếp theo như EEC sang EU, sang MU, AFTA trong thời gian tới sau khi hoàn thành có thể hình thành thị trường chung (CM) vào khoảng năm 2020  Các LKKTQT ngày càng có xu hướng mở rộng phạm vi quy mô để tăng sức mạnh và sức cạnh tranh của từng quốc gia và của cả khối LK.
  17. III. Một số LKKTQT quan trọng 1. Hiệp hội các nước ĐNÁ – ASEAN  Sự hình thành phát triển của ASEAN • Được thành lập ngày 8/8/1967 bao gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan; 1984 kết nạp thêm Brunei; tháng 7/1995 kết nạp Việt Nam; tháng 7/1997 Lào và Myanmar; 30/4/1999 Campuchia; 2006 Đông Timor tách khỏi Indonesia. Hiện nay có 11 thành viên
  18. • Mục tiêu ban đầu của ASEAN là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực, sự cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề quan tâm, duy trì sự hợp tác chặt chẽ có hiệu quả cùng có lợi • Đặc điểm lớn trong 30 năm hoạt động đầu tiên là sự hợp tác về kinh tế giữa các nước ASEAN còn ở mức độ thấp, hiệu quả chưa cao nhưng hiện nay quan hệ kinh tế đã chặt chẽ hơn và ngày càng được mở rộng • Các mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế của các nước, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc tổ chức của ASEAN (nghiên cứu trong sách)
  19.  Các chương trình hợp tác kinh tế: • Mục tiêu của AFTA: thúc đẩy buôn bán giữa các nước nhờ chế độ ưu đãi thuế quan (CEPT), tăng khả năng cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, xây dựng các cơ chế và điều kiện chung để phát triển kinh tế • 9 chương trình hợp tác kinh tế: 1. Chương trình hợp tác thương mại bao gồm: • Chương trình xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do AFTA bằng việc thực hiện chương trình CEPT • Chương trình hợp tác hàng hóa, hội chợ TM ASEAN • Chương trình tham khảo ý kiến tư nhân • Chương trình phối hợp lập trường trong các vấn đề thương mại quốc tế
  20. 2. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan bao gồm thực hiện thống nhất phương pháp định giá tính thuế, thực hiện hài hòa các thủ tục hải quan, thực hiện áp dụng 1 danh mục biểu thuế thống nhất 3. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp 4. Chương trình hợp tác trong các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và lương thực 5. Chương trình hợp tác về đầu tư 6. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ 7. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản và năng lượng 8. Chương trình hợp tác về tài chính và ngân hàng 9. Các chương trình hợp tác kinh tế khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2