intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chướng ngại vật của "lên chức, tăng lương"

Chia sẻ: Nguyễn Nhật Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được lên chức, tăng lương là ước muốn “muôn thuở” của dân công sở. Tuy nhiên, có những “chướng ngại” quan trọng bạn không nên bỏ qua mà cần cân nhắc thận trọng khi nhận được quyết định cất nhắc của cấp trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chướng ngại vật của "lên chức, tăng lương"

  1. Chướng ngại vật của "lên chức, tăng lương" Được lên chức, tăng lương là ước muốn “muôn thuở” của dân công sở. Tuy nhiên, có những “chướng ngại” quan trọng bạn không nên bỏ qua mà cần cân nhắc thận trọng khi nhận được quyết định cất nhắc của cấp trên. 1) Thêm “kho” stress Bạn tiến thêm một bậc trong công ty, tức là bạn có tiếng nói hơn trong các quyết định của công ty. Công việc của bạn vì thế cần chú trọng nhiều hơn đến chi tiết và cần cái nhìn toàn diện vì sẽ không ai “kèm cặp” và chỉnh sửa cho bạn. Điều này khiến bạn lúc nào cũng “căng như dây đàn” vì đứng trước áp lực hoàn thành công việc mà không được mắc sai sót. Theo nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel Daniel Kahneman, “Mức lương cao hơn là dấu hiệu cho thấy người ta có ít thời gian hơn để làm những điều mình thích, phải dành nhiều thời giờ để hoàn thành những việc bắt buộc phải làm và tăng lên cả ‘kho’ stress.” 2) Thiếu thời gian rảnh Suốt ngày cứ bị “quay” bởi hạn chót, kế hoạch, nên những người ở vị trí quản lý luôn phải làm việc nhiều giờ hơn. Với những ai làm việc liên quan nhiều đến mảng khách hàng thì họ thậm chí còn không có thời gian làm việc cố định vì phải xuôi theo các yêu cầu và lịch họp với khách hàng. Theo nhà kinh tế học Dalton Conley, “Một trong những yếu tố chính khiến những người thành công làm việc cật lực là chi phí cơ hội khi không làm việc”. Ví dụ, nếu bạn kiếm được 15 đôla mỗi giờ, bạn không ngại một vài tiếng đồng hồ thoải mái xem tivi, nhưng nếu số tiền đó lên đến 75 đôla mỗi giờ thì đối với bạn, thời gian bỏ ra cho tivi là xa xỉ. 3) Tiền bạc không đi đôi với hạnh phúc Tiền lương cao hơn giúp bạn sắm nhà tậu xe, đi chơi ở các khu nghỉ dưỡng cao cấp nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn hạnh phúc. Thiếu thời gian cho bản thân và áp lực tăng cao buộc con người tự phân định “ranh giới” với bạn bè, người thân. Càng kiếm đuợc nhiều tiền, chúng ta càng muốn giàu hơn và giàu hơn. Theo số liệu thống kê của Fidelity Investment khi khảo sát các triệu phú trên thế giới, 2 triệu đôla là mốc khiến người ta cảm thấy mình giàu có, còn 7,5 triệu đôla là mức mà những người này còn muốn nhắm tới. 4) Việc “trái tay” Thăng chức đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận những thay đổi đáng kể trong công việc thường ngày vốn đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng mới, trong đó có thể có những việc “trái tay” không thuộc sở trường của bạn hoặc bạn không thích đảm nhiệm. Chẳng hạn, nếu là chuyên viên đầu tư, bạn chỉ phụ trách phân tích các cơ hội đầu tư và xây dựng danh mục đầu tư. Tuy nhiên, nếu ở cương vị quản lý, bạn phải gặp khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư. Do đó, trước khi nhận nhiệm vụ mới bạn cần cân nhắc xem mình có thể thực hiện tốt vai trò mới hay không. 5) Kiếm ít tiền hơn Ở vị trí cao, bạn dành nhiều thời gian cho công việc hơn trong khi mức lương tăng có hạn. Nếu không có sự tương xứng giữa phần trăm lương tăng và công việc thì có nghĩa là thời gian bạn bỏ ra nhiều hơn, stress nhiều hơn “cả núi” nhưng thù lao kiếm đựơc trên mỗi giờ tính ra là
  2. ít hơn. Hãy cân nhắc những cơ hội thăng chức “nằm ngang” tức thêm công việc phụ trách và mức lương nhích lên một tỷ lệ phần trăm nào đó hay là “thẳng đứng”, tức thêm quyền quyết định và đãi ngộ tương xứng. Thăng quan, tiến chức là “chuẩn” cần đạt được trong đời sống công sở. Tuy nhiên, khi được cất nhắc, bạn cần suy xét các ảnh hưởng nếu có nếu bạn tiếp nhận vị trí mới và điều này có phù hợp với tính cách, mục tiêu, và kỹ năng của bạn hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1