intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình giáo dục đại học chuyên ngành chăn nuôi ( thú y) của Trường Đại học Nông nghiệp I

Chia sẻ: Ngoc Lanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

561
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình này nhằm đào tạo kỹ sư chăn nuôi (ngành chính)đồng thời với cử nhân thú y (ngành phụ) có kiến thức và kỉ năng về chọn lọc, nhân giống , nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình giáo dục đại học chuyên ngành chăn nuôi ( thú y) của Trường Đại học Nông nghiệp I

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Ðại học nông nghiệp I Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Trình độ đào tạo: Ðại học Ngành chính: Chăn nuôi (Animal Science) Ngành phụ: Thú y (Veterinary Medicine) Loại hình đào tạo : Chính quy tập trung (Ban hành tại quyết định số 25 ngày 14/1/2004 của Hiệu trưởng trường Ðại học nông nghiệp I) 1. Mục tiêu đào tạo: 1.2. Mục tiêu chung: Chương trình này nhằm đào tạo cán bộ có trình độ đại học với những thái độ, kiến thức và kỹ năng cần thiết sau: - Có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn (xem mục 1.2). - Có sức khoẻ tốt, có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp. - Biết làm việc tập thể, có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực. - Có khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, khuyến nông, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. 1.2. Mục tiêu chuyên môn: Chương trình này nhằm đào tạo kỹ sư chăn nuôi (ngành chính) đồng thời với cử nhân thú y (ngành phụ) có kiến thức và kỹ năng về chọn lọc, nhân giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. 2. Thời gian đào tạo: 4 năm 3. Khối lượng kiến thức toàn khoá : 216 đơn vị học trình (đvht) 4. Ðối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
  2. - Quy trình đào tạo: Ðào tạo tập trung liên tục tại trường tuân theo Quy chế của Bộ GD & ÐT và Quy định dạy và học của Trường đại học Nông nghiệp I. - Ðiều kiện tốt nghiệp: Theo Quy chế của Bộ GD & ÐT và Quy định dạy và học của Trường đại học Nông nghiệp I. 6. Thang điểm: Thang điểm 10 7. Nội dung chương trình: 7.1. Kiến thức giáo dục đại cương SỐ TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN ĐVHT Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh A 22 1 Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin 5 2 Chủ nghĩa xã hội khoa học 4 3 Triết học Mác Lê Nin 6 4 Lịch sử Ðảng Cộng sản Việt Nam 4 5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 B Khoa học xã hội 5 1 Pháp luật đại cương 3 2 Xã hội học 2 C Nhân Văn Nghệ thuật 5 1 Tâm lý học đại cương 2 2 Soạn thảo văn bản 3 D Ngoại ngữ 10 E Giáo dục thể chất 5 G Giáo dục quốc phòng 165 tiết H Toán, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Môi trường 43 Bắt buộc: 35 1 Hoá học 6 2 Hoá phân tích 3 3 Sinh học 5 4 Vật lý 4
  3. 5 Toán cao cấp 4 6 Xác suất-Thống kê 4 7 Nhập môn tin học 3 8 Phương pháp tiếp cận khoa học 3 9 Sinh thái môi trường 3 Tự chọn: chọn 8 đvht trong các học phần sau 8 1 Công nghệ sinh học (2) 2 Thống kê nông nghiệp (2) 3 Viết tài liệu khoa học (2) 4 Hệ thống nông nghiệp (3) 5 Thực vật học (3) 6 Khí tượng nông nghiệp (3) Cộng 90 7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp MÃ SỐ SỐ TT TÊN HỌC PHẦN Đ VHT Kiến thức cơ sở A 35 1 Ðộng vật học 4 2 Giải phẫu động vật 4 3 Tổ chức và phôi thai học 3 4 Sinh hoá động vật 4 5 Sinh lý động vật 6 6 Di truyền động vật 3 7 Dinh dưỡng động vật 4 8 Thiết kế thí nghiệm 3 9 Vi sinh vật đại cương 2 Tự chọn 10 Trồng trọt đại cương 2 11 Marketing (2) 12 Sinh học phân tử (2)
  4. MÃ SỐ SỐ TT TÊN HỌC PHẦN ĐVHT B Kiến thức ngành Bắt buộc: 1 Chọn lọc và nhân giống vật nuôi 5 2 Thức ăn và đồng cỏ 4 3 Chăn nuôi lợn 4 4 Chăn nuôi trâu bò 4 5 Chăn nuôi gia cầm 4 6 Vi sinh vật chăn nuôi 2 7 Vệ sinh chăn nuôi 3 8 Công nghệ sinh sản 3 9 Thú y cơ bản. 4 10 Bệnh ký sinh trùng thú y 3 11 Bệnh truyền nhiễm gia súc, gia cầm 4 12 Kinh tế và quản trị kinh doanh chăn nuôi 4 13 Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi 3 14 Dược độc chất 3 15 Chẩn đoán Nội Khoa 3 16 VSV và miễn dịch học thú y 3 17 Bệnh lý thú y 3 18 Ngoại khoa thú y 3 Tự chọn 3 1 Nuôi trồng thuỷ sản (3) 2 Nuôi chim (3) 3 Nuôi ong mật và bệnh ong (3) 4 Vệ sinh và an toàn thực phẩm (3) D Kiến thức bổ trợ 10 Bắt buộc: 1 Chăn nuôi dê và thỏ 3
  5. MÃ SỐ SỐ TT TÊN HỌC PHẦN ĐVHT 2 Sản khoa thú y 2 3 Tự chọn 5 1 Tin học chuyên ngành (3) 2 Ngoại ngữ chuyên ngành (3) 3 Latinh (2) 4 Chăn nuôi chó và mèo (2) D Thực tập nghề nghiệp 5 1 Thực tập giáo trình 3 2 Rèn nghề 2 E Khoá luận tốt nghiệp 15 Cộng 126 Ghi chú: Học phần Thú y cơ bản của ngành Chăn nuôi đã được tách thành các học phần màu đỏ 8. Mô tả vắn tắt các học phần 8.1. Kiến thức giáo dục đại cương A. Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 22 đvht Nội dung các học phần thuộc 22 đvht này tuân theo quy định và giáo trình chung của Bộ GD & ÐT cho tất cả các trường đại học. B. Khoa học xã hội 1/ Nhà nước và pháp luật 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht Nội dung: Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht Nội dung: Các kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Giới thiệu một số ngành luật trong hệ thống pháp luật hiện nay của Nhà nước Cộng hoà XHCNVN. 2/ Xã hội học 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht
  6. Nội dung: Ðối tượng và chức năng của xã hội học. Quy luật và các phạm trù cơ bản của xã hội học. Cơ cấu và động thái phát triển của xã hội. Phương pháp điều tra xã hội học. Một số vấn đề về xã hội học nông thôn. C. Nhân Văn Nghệ thuật 5 đvht 1/ Tâm lý học đại cương 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht Nội dung: Các khái niệm về tâm lý học và các quá trình tâm lý. Nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách. Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành vi xã hội. Các loại tâm lý của các nhóm đối tượng khác nhau. 2/ Soạn thảo văn bản 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 1,5 đvht, thực hành 0,5 đvht. Nội dung: Phân loại các loại văn bản. Nội dung và hình thức trình bày các loại công văn, thư từ giao dịch, biên bản làm việc, văn bản hợp đồng, văn bản Chính phủ điện tử. Văn phong và kỹ năng viết các loại văn bản. Quản lý văn bản. D. Ngoại ngữ 10 đvht Sinh viên có thể chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Nội dung: Các hiện tượng ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản. Các kỹ năng nói, đọc, nghe, viết bằng ngoại ngữ. E. Giáo dục thể chất 5 đvht Nội dung của 5 đvht này tuân theo quy định chung của Bộ GD & ÐT cho tất cả các trường đại học. G. Giáo dục quốc phòng 165 tiết Nội dung của 165 tiết giáo dục quốc phòng này tuân theo quy định chung của Bộ GD & ÐT cho tất cả các trường đại học. H. Toán, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Môi trường 1/ Hoá học 6 đvht Cấu trúc: gồm 3 phần: đại cương (2 đvht), hoá vô cơ (1 đvht), hoá hữu cơ (2 đvht) và thực tập (1 đvht). Nội dung: Gồm 3 phần: - Hoá đại cương: Các khái niệm và định luật cơ bản của hoá học. Các nguyên lý nhiệt động hoá học. Cấu tạo chất. Các loại phản ứng hoá học. Dung dịch. Ðiện hoá. Khái niệm về hệ keo. - Hoá vô cơ: Một số hợp chất vô cơ quan trọng. - Hoá hữu cơ: Các khái niệm cơ bản về lý thuyết hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ quan trọng (Hydrocacbon, dẫn suất halogen, ancol và phenol, andehit và xeton, axit cacboxylic và
  7. dẫn suất, gluxit, các hợp chất chứa nitơ, các hợp chất dị vòng và ancaloit, terpenoid-carotenoit và steroit). 2/ Hoá phân tích 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht. Nội dung: Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu phân tích. Các dụng cụ và thao tác cơ bản trong phân tích hoá học. Phương pháp pha chế hoá chất, dung dịch. Phân tích định tính. Phân tích định lượng. Phân tích thể tích. Phân tích bằng công cụ (so màu, sắc ký, điện hoá). 3/ Sinh học 5 đvht Cấu trúc: Sinh học đại cương (2 đvht lý thuyết và 1 đvht thực tập), sinh học hiện đại (2 đvht) Nội dung: Tổng quan về tổ chức của các cơ thể sống, các phương thức trao đổi chất, sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển. Cảm ứng và thích nghi. Sự tiến hoá của sinh vật. Các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Phân loại sinh vật. Sinh học phân tử, công nghệ sinh học và những vấn đề khác trong sinh học hiện đại. 4/ Vật lý 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Chuyển động của chất điểm. Nguyên lý tương đối. Nguyên lý bảo toàn động lượng và mômen động lượng. Sóng cơ. Cơ học chất lỏng. Lưu biến. Cơ học lượng tử. Cơ điện tử. Nguyên lý bảo toàn năng lượng. Hệ nhiệt động học. Chuyển động và các quá trình nhiệt. Khí động học. Ðiện từ trường. Sóng điện từ và sóng ánh sáng. Lượng tử điện và quang. Phóng xạ trong sinh học. Các quá trình vật lý trong cơ thể sinh vật. 5/ Toán cao cấp 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, bài tập 1 đvht Nội dung: Các vấn đề về giới hạn và hàm số, đạo hàm và vi phân, tích phân, phương trình vi phân, hàm nhiều biến, ma trận. 6/ Xác suất-Thống kê 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, bài tập 1 đvht Nội dung: Phép thử và sự kiện. Các định nghĩa và các định lý của phép tính xác suất. Ðại lượng ngẫu nhiên. Chọn mẫu. Lý thuyết và các bài toán ước lượng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy, phân tích phương sai. Giới thiệu một vaì phần mềm xử lý thống kê. Chú ý: cần đưa ra các ví dụ thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp. 7/ Nhập môn tin học 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Giới thiệu những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính. Xử lý văn bản, quản lý dữ liệu. Giới thiệu về Internet và cách truy cập. 8/ Phương pháp tiếp cận khoa học 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, Thực tập 1 đvht
  8. Nội dung: Kiến thức khoa học và các nguồn kiến thức (tài liệu). Cách tiếp cận (khai thác) kiến thức về sinh học. Khái niệm và chứng minh giả thiết. Các bước tiến hành nghiên cứu. Kỹ năng truyền đạt thông tin và trình bày seminar. 9/ Sinh thái môi trường 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht Nội dung: Các nguyên lý sinh thái học cơ bản cần cho việc quản lý, bảo vệ và khôi phục các tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các hệ sinh thái. Việc sử dụng hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên (nước, đất, rừng, v.v.). Liên quan giữa sinh thái học và bảo vệ môi trường đến sự phát triển nông, lâm và ngư nghiệp. * Tự chọn 1/ Công nghệ sinh học 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 1,5 đvht, thực hành 0,5 đvht. Nội dung: Các khái niệm cơ bản trong công nghệ sinh học. Lịch sử phát triển của công nghệ sinh học. Các công nghệ vi sinh vật. Công nghệ mô và tế bào. Công nghệ gen. Công nghệ vacxin và dược phẩm. 2/ Thống kê nông nghiệp 2 đvht 3/ Viết tài liệu khoa học 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht Nội dung: Các kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận và trao đổi thông tin. Cách lập đề cương các bài viết và báo cáo khoa học. Kỹ năng tổ chức ý và bố cục đoạn văn khoa học. Phương pháp minh hoạ và trích dẫn tài liệu tham khảo. Phương pháp diễn thuyết. Kỹ năng chuẩn bị và trình bày seminar khoa học . 4/ Hệ thống nông nghiệp 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht Nội dung: Lý thuyết hệ thống. Lịch sử ra đời và sự phát triển của hệ thống nông nghiệp. Nguyên lý vận hành và các yếu tố xác định hệ thống nông nghiệp. Các loại hệ thống nông nghiệp. Quản lý hệ thống nông nghiệp. Phương pháp nghiên cứu cải tiến hệ thống nông nghiệp. Phổ biến kết quả nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp. Các hệ thống chăn nuôi. 5/ Thực vật học 3 đvht 6/ Khí tượng nông nghiệp 3 đvht 8.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp A. Kiến thức cơ sở 1/ Ðộng vật học 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Khái quát về tổ chức và hệ thống động vật. Ðộng vật đơn bào. Ðộng vật không xương sống. Ðộng vật có xương sống. Các dạng hoạt động sống chung của các động vật. 2/ Giải phẫu vật nuôi 4 đvht
  9. Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Cấu tạo cơ thể của các loại gia súc và gia cầm: hình thái, cấu tạo và vị trí của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. 3/ Tổ chức và phôi thai học 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Cấu trúc vi thể và siêu vi thể tế bào và mô. Tổ chức học chuyên khoa của các hệ cơ quan trong cơ thể. Phôi thai học. 4/ Sinh hoá động vật 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht. Nội dung: Khái quát về hoá sinh, chức năng của tế bào sống. Cấu trúc, chức năng hoá học và trao đổi chất của protein, gluxit, lipit và axit nucleic. Ðộng thái, cơ chế điều hoà hoạt động của enzym. Mối tương quan giữa các quá trình trao đổi chất ở động vật. Sinh hoá cơ và co cơ. Sinh hoá học máu và cơ chế đông máu. Sinh hoá học của quá trình miễn dịch. 5/ Sinh lý động vật 6 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 4 đvht, thực tập 2 đvht Nội dung: Sinh lý hưng phấn, sinh lý cơ-thần kinh, sinh lý thần kinh trung ương, stress và sinh lý thích nghi . Sinh lý tim và tuần hoàn máu, nội tiết, bài tiết, hô hấp, tiêu hoá và hấp thu, bài tiết. Ðiều hoà trao đổi chất và năng lượng, sinh lý sinh sản, sinh lý tiết sữa. 6/ Di truyền động vật 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht Nội dung: Di truyền cơ bản. Di truyền phân tử. Di truyền miễn dịch. Di truyền dị tật. Di truyền quần thể. Di truyền số lượng. 7/ Dinh dưỡng động vật 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Dinh dưỡng nước. Dinh dưỡng vitamin. Dinh dưỡng khoáng. Dinh dưỡng năng lượng. Dinh dưỡng protein và axit amin. Các chất kháng dinh dưỡng. Các hệ thống đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu dinh dưỡng, thu nhận thức ăn và tiêu chuẩn khẩu phần. 8/ Thiết kế thí nghiệm 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Thiết kế các mô hình thí nghiệm trong chăn nuôi thú y. Phân tích kết quả thí nghiệm. Viết đề cương nghiên cứu và báo cáo khoa học. 9/ Vi sinh vật đại cương 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 1,5 đvht, thực hành 0,5 đvht. Nội dung: Lịch sử ra đời và phát triển của ngành vi sinh vật. Vai trò của vi sinh vật trong sản xuất và đời sống. Cấu tạo và phân loại vi sinh vật. Sinh lý vi sinh vật. Di truyền vi sinh vật (virus, vi khuẩn và nấm). ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến hoạt động của vi sinh vật. Sự phân bố vi sinh vật trong tự nhiên.
  10. 10/ Trồng trọt đại cương 2 đvht 11/ Marketing 2 đvht 12/ Sinh học phân tử 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht Nội dung: Những kiến thức cơ bản về các quá trình sinh học ở mức độ phân tử đặc trưng cho sự sông diễn ra trong tế bào: Các quá trính điều khiển, kiểm soát chúng trong phân chia tế bào và sự phát triển của sinh vật Prokaryota và Eukaryota B. Kiến thức ngành (chuyên môn) * Bắt buộc 1/ Chọn và nhân giống vật nuôi 5 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 4 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Nguồn gốc và đặc điểm chung các giống vật nuôi. Các tính trạng chọn lọc. Di truyền số lượng ứng dụng trong chọn giống. Các phương pháp nhân giống. Chương trình giống và tổ chức công tác giống. 2/ Thức ăn và đồng cỏ 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Bản chất các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Công nghệ sản xuất và sử dụng thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung. Sản xuất thức ăn xanh. Ðồng cỏ và chăn thả. Dự trữ và chế biến thức ăn. Phân tích và kiểm tra chất lượng thức ăn. 3/ Chăn nuôi lợn 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht. Nội dung: Tổng quan về chăn nuôi lợn. Nguồn gốc và đặc điểm của các giống lợn phổ biến. Công tác giống lợn. Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống, lợn cái sinh sản, lợn con và lợn thịt. 4/ Chăn nuôi trâu bò 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Tổng quan về chăn nuôi trâu bò. Nguồn gốc và đặc điểm của các giống trâu bò phổ biến. Công tác giống trâu bò. Ðặc điểm dinh dưỡng gia súc nhai lại. Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò đực giống, trâu bò cái sinh sản, bê nghé, trâu bò sữa, thịt và cày kéo. 5/ Chăn nuôi gia cầm 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Tổng quan về chăn nuôi gia cầm. Nguồn gốc và đặc điểm của các giống gia cầm phổ biến. Công tác giống gia cầm. Trứng và kỹ thuật ấp trứng. Kỹ thuật chăn nuôi các loại gia cầm. 6/ Vi sinh vật chăn nuôi 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 1,5 đvht, thực tập 0,5 đvht
  11. Nội dung: Các loại vi sinh vật có lợi. Những ứng dụng vi sinh vật học trong sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và trong bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi. 7/ Vệ sinh chăn nuôi 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Vệ sinh môi trường (không khí, đất, nước), vệ sinh thức ăn và nước uống, vệ sinh vận chuyển, vệ sinh chuồng trại. Vệ sinh liên quan đến sức khoẻ cộng đồng (phòng bệnh, kiểm dịch và kiểm soát giết mổ). 8/ Công nghệ sinh sản 3đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Sức sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của gia súc. Kích thích động dục, gây động dục đồng loạt, gây siêu bài noãn. Công nghệ thụ tinh nhân tạo. Công nghệ phôi. Bệnh sinh sản. 10/ Bệnh ký sinh trùng thú y 3đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Ký sinh trùng đại cương. Các loại ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thường gặp ở vật nuôi. 11/ Bệnh truyền nhiễm gia súc gia cầm 4đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Ðặc tính sinh học của vi sinh vật gây bệnh cho động vật. Các bệnh truyền nhiễm chủ yếu ở vật nuôi, gồm cả các bệnh chung giữa vật nuôi và người. 12/ Kinh tế và quản trị kinh doanh chăn nuôi 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, tiểu luận và seminar 1 đvht. Nội dung: Nguyên lý về kinh tế và quản trị kinh doanh nông nghiệp. Tổ chức và quản lý các cơ sở chăn nuôi. Hệ thống marketing (sản xuất-tiêu thụ) các sản phẩm chăn nuôi. Hạch toán kinh doanh trong chăn nuôi. 13/ Bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi 3đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht. Nội dung: Thịt và bảo quản chế biến thịt. Sữa và bảo quản chế biến sữa. Bảo quản và chế biến trứng. Bảo quản và chế biến các sản phẩm phụ. Tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 14/ Dược và độc chất 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực hành 1 đvht Nội dung: Khái niệm cơ bản về dược lý học và độc chất. Phân loại độc chất. Các quá trình dược động học và cơ chế tác dụng của thuốc và chất độc. Thuốc tác dụng ưu tiên trên các hệ cơ quan của cơ thể . Thuốc tác dụng chuyển hoá, kích thích sinh trưởng. Thuốc chống vi trùng, ký sinh trùng. Các loại ngộ độc 15/ Chẩn đoán Nội khoa 3 đvht
  12. Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Khái niệm cơ bản về chẩn đoán. Phương pháp kiểm tra lâm sàng. Kiểm tra các cơ quan trong xoang ngực, xoang bụng. Kiểm tra hệ thống tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, thần kinh. Kỹ thuật xét nghiệm phi lâm sàng: máu, nước tiểu. Các nguyên lý điều trị học thú y. Bệnh ở các hệ thống tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, cơ quan tạo máu, tiết niệu, thần kinh, nội tiết. 16/ Vi sinh vật và miễn dịch thú y 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân loại miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kháng nguyên, kháng thể, phản ứng kháng nguyên - kháng thể. Ðáp ứng miễn dịch. Miễn dịch bệnh lý. Những ứng dụng thực tế trong thú y.Ðặc tính sinh học của vi sinh vật gây bệnh cho động vật. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật hoc thú y. Nguyên lý chế tạo, bảo quản và sử dụng vac-xin, kháng huyết thanh. 17/ Bệnh lý thú y 4 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 3 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Khái niệm cơ bản về sinh lý bệnh. Viêm. Rối loạn chuyển hoá các chất. Rối loạn điều hoà thân nhiệt. Rối loạn hệ thống máu. Bệnh lý học các cơ quan hệ thống: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, cơ, xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tiết. Bệnh lý học các bệnh vi khuẩn, virus, nấm, , ký sinh trùng. 18/ Ngoại khoa thú y 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Ðại cương về viêm, nhiễm trùng, tổn thương ngoại khoa. Các bệnh ngoại khoa thú y thường gặp ở gia súc. Phẫu thuật ngoại khoa thú y. * Tự chọn 1/ Nuôi trồng thuỷ sản 3đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực tập 1 đvht Nội dung: Các nguyên lý về nuôi trồng thuỷ sản. Hành vi của cá. Nguồn cung cấp và chất lượng nước. Ðặc điểm của một số loài cá nuôi . Thức ăn và phân bón dùng cho cá. Quản lý và phòng trừ dịch bệnh cho cá. Kỹ thuật nuôi cá giống và sinh sản nhân tạo. Kỹ thuật ươm cá con. Kỹ thuật vận chuyển cá giống. Kỹ thuật nuôi cá thịt. 2/ Nuôi chim 3 đvht Cấu trúc : Lý thuyết 1.5 đvht, thực hành 0.5 đvht Nội dung: Kỹ thuật thủy cầm, đà điều, chim cút v à chim bồ câu 3/ Nuôi ong mật và bệnh ong 3 đvht 4/ Vệ sinh an toàn thực phẩm 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực hành 1 đvht Nội dung: Các bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm. Tồn dư hoá chất, kháng sinh, hocmon trong thực phẩm. Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo các luật về kiểm tra thực phẩm và dược phẩm. Vệ sinh, tiêu độc cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm động vật. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm..
  13. C. Kiến thức bổ trợ 10 đvht * Băt buộc 1/ Chăn nuôi dê và thỏ 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực hành 1 đvht. Nội dung: Tầm quan trọng của chăn nuôi dê thỏ. Ðặc thù sinh học và tình hình chăn nuôi dê và thỏ trong nước và trên thế giới. Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm của các giống dê và thỏ phổ biến. Công tác giống dê và thỏ. Ðặc điểm dinh dưỡng và thức ăn của dê và thỏ. Chuồng trại nuôi dê và nuôi thỏ. Kỹ thuật chăn nuôi dê cái sinh sản, dê sữa, dê thịt. Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt. 2/ Sản khoa thú y 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 1,5 đvht, thực hành 0,5 đvht. Nội dung: Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục. Sinh lý chửa và đẻ. Hộ lý và chăm sóc gia súc đẻ. Các bệnh trong thời gian mang thai, sinh đẻ, sau khi đẻ, bệnh tuyến vú, rối loạn sinh sản. *Tự chọn 1/ Tin học chuyên ngành 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 1,5 đvht, thực hành 0,5 đvht. Nội dung: Các chương trình xử lý thống kê ứng dụng trong chăn nuôi và thú y. Các các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực chăn nuôi-thú y. Quản lý dự liệu chăn nuôi-thú y bằng máy tính. Các cơ sở dự liệu chuyên ngành chăn nuôi-thú y. 2/ Ngoại ngữ chuyên ngành 3 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 1.5 đvht, thực hành 1.5 đvht Nội dung: Gồm các bài học tiếng Anh theo các chủ đề khác nhau liên quan đến chuyên môn chăn nuôi và thú y. Mỗi bài học bao gồm: Giới thiệu chủ đề, từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc, đọc hiều và thảo luận, bài tập. 3/ Tiếng La-tinh 2 đvht Cấu trúc: Lý thuyết 2 đvht, thực hành 0 đvht Nội dung: Ngữ pháp cơ bản tiếng latin, phát âm, đọc và viết tiếng latin. Nguyên tắc cấu tạo danh pháp khoa học, thành lập từ chuyên ngành. Nguyên tắc kê đơn thuốc bằng tiếng latinh. 4/ Chăn nuôi chó và mèo 2đvht Cấu trúc : Lý thuyết 1,5 đvht, thực hành 0,5 đvht Nội dung : Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện và khám bệnh cho chó mèo. Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở chó mèo. Một số phẫu thuật thường sử dụng trong thực tế. D. Thực tập nghề nghiệp 1/ Thực tập giáo trình 3 đvht
  14. Sinh viên được tổ chức đi thực tập giáo trình chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm và thức ăn- đồng cỏ tại các cơ sở sản xuất theo các đề cương do giáo viên phụ trách xây dựng và được bộ môn thông qua. Cuối đợt thực tập mỗi môn sinh viên phải nộp báo cáo tường trình theo từng môn học và được chấm điểm (1 đvht/học phần). 2/ Rèn nghề 2 đvht Cấu trúc: Thực hành 2 đvht Nội dung: Sinh viên thực hiện các qui trình kỹ thuật chăn nuôi do giáo viên thực hành hướng dẫn tại các trại chăn nuôi . E. Khoá luận tốt nghiệp 15 đvht Sau khi kết thúc các học phần bắt buộc nói trên mỗi sinh viên phải thực tập tốt nghiệp theo một trong các hình thức sau: 1.Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có hướng dẫn của giáo viên, có báo cáo thông qua bộ môn và bảo vệ trước hội đồng. 2. Thực tập tốt nghiệp tại cơ sở sản xuất có hướng dẫn của giáo viên và viết báo cáo thông qua bộ môn, nhưng không bảo vệ trước hội đồng mà thi các môn thi tốt nghiệp theo qui chế. 9. Cơ sở vật chất phục vụ học tập - Hệ thống giảng đường phục vụ lên lớp lý thuyết có trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy. - Các phòng và khu thực tập thuộc các bộ môn phục vụ cho bài thực tập theo yêu cầu của từng học phần. - Các phòng thí nghiệm phục vụ các đề tài thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu ngoại khoá. - Các trại chăn nuôi và bệnh viện thú y phục vụ thực tập và rèn nghề. - Các cơ sở sản xuất phục vụ thực tập giáo trình và thực tập tốt nghiệp. - Thư viện chuyên môn ở Khoa và thư viện chung của Trường phục vụ tra cứu tài liệu. 10. Hướng dẫn thực hiện chương trình - Các bộ môn liên quan triển khai viết đề cương chi tiết (theo mẫu chung), bài giảng và giáo trình của từng học phần (trừ các học phần đã có giáo trình chung của Bộ) có đầy đủ các nội dung như đã ghi trong phần mô tả tóm tắt của học phần đó. - Khoa chuyên môn và Phòng đào tạo phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khoá học đảm bảo phân phối hợp lý khối lượng kiến thức cho mỗi học kỳ và trình tự lôgic của các học phần, không vi phạm điều kiện tiên quyết ghi trong đề cương chi tiết của mối học phần. Hà Nội, ngày tháng năm 2005 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2