Chương V - Luật phá sản
lượt xem 152
download
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn phát đạt, có lãi. Nhiều doanh nghiệp lâm và tình trạng mất thua lỗ, mất khă năng thanh toán nợ. Khi đó, có hai cách giải quyết là giải thể doanh nghiệp và phá sản. Hai phương thức này có vẻ như giống nhau, vì nó đều liên quan đến vấn đề chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên phá sản và giải thể là hai khái niệm khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ về phá sản, phân biệt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương V - Luật phá sản
- Chương V Luật phá sản Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn phát đạt, có lãi. Nhiều doanh nghiệp lâm và tình trạng mất thua lỗ, mất khă năng thanh toán nợ. Khi đó, có hai cách giải quyết là giải thể doanh nghiệp và phá sản. Hai phương thức này có vẻ như giống nhau, vì nó đều liên quan đến vấn đề chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên phá sản và giải thể là hai khái niệm khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ về phá sản, phân biệt phá sản với giải thể I. Khái niệm phá sản 1. Định nghĩa Luật phá sản năm 1993 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là lâm vào tình trạng phá sản là "doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn". Như vậy theo luật năm 1993, doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản phải thỏa mãn ba điều kiện là Thứ nhất: Doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thứ hai: Doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Thứ ba: Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục việc mất khả năng thanh toán nhưng không khắc phục được. Sau nhiều năm áp dụng, quy định này có nhiều bất hợp lý và do vậy Luật phá sản năm 1993 ít được áp dụng trên thực tế vì về phía chủ nợ nếu đợi doanh nghiệp đủ các điều kiện bị coi là lâm vào tình trạng phá sản mới yêu cầu phá sản thì khả năng 1
- lấy lại các khoản nợ là rất khó. Về phía chủ doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đã đủ các điều kiện để được coi là lâm vào tình trạng phá sản theo luật thì khả năng phục hồi của doanh nghiệp cũng rất khó, chủ doanh nghiệp không thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bị đòi nợ Khắc phục nhược điểm trên, luật phá sản năm 2004 đã có sửa đổi. Theo đó doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu. Như vậy theo luật mới doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản chỉ phải thỏa mãn điều kiện không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu. Quy định trên phù hợp hơn vì đối với chủ nợ, nếu yêu cầu phá sản doanh nghiệp thì khả năng đòi nợ của họ vẫn còn, đối với chủ doanh nghiệp khả năng phục hồi doanh nghiệp vẫn còn, mà chủ doanh nghiệp lại có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng vỡ nợ hơn so với quy định của luật 1993. Trên đây là khái niệm phá sản, xin nhắc lại doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn khi chủ nợ yêu cầu Như đã trình bày ở trên phá sản và giải thể là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn trên thực tế, vì đều dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, nhưng về bản chất phá sản và giải thể là hai khái niệm khác nhau. Phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu những nét khác nhau này 2. Phân biệt phá sản với giải thể Phá sản khác với giải thể ở những nét cơ bản sau: Ở chương 1 chúng ta đã tìm hiểu khái niệm giải thể. Xin nhắc lại Giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc một doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh, không còn tồn tại trên thị trường với tư cách là một chủ thể kinh doanh nữa. Như vậy hậu quả của giải thể doanh nghiệp là mất đi các chủ thể kinh doanh trên thị trường. 2
- Giữa phá sản và giải thể có những điểm khác nhau cơ bản sau: - Thứ nhất là về lý do dẫn đến phá sản và giải thể. Chỉ có một lý do dẫn đến phá sản là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu. Lý do dẫn đến giải thể rộng hơn so với phá sản có thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong vòng 6 tháng liên tục, do bị thu hồi giấy phép kinh doanh, hay do quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp) - Thứ hai; Khác nhau về thủ tục giải quyết. Thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp hợp tác xã là thủ tục tư pháp, do toà án có thẩm quyền giải quyết. Trong khi đó thủ tục giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành chính do chủ doanh nghiệp tiến hành. Thông thường thời gian để tiến hành giải quyết phá sản kéo dài và tốn kém hơn so với giải thể. Điều đó lý giải tại sao trên thực tế các doanh nghiệp thường chọn giải pháp giải thể hơn là phá sản - Thứ ba là giải thể bao giờ cũng sự chấm dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn còn có thể hoạt động nếu được người khác mua lại (ví dụ năm 1995 ngân hàng Baring Bank của Anh tuyên bố phá sản và được công tybaor hiểm ING, Tập đoàn Tài chính có trụ sở tại Hà Lan, mua với giá 1 bảng.) - Thứ tư là thái độ của nhà nước đối với người quản lý. Thái độ của nhà nước đối với người quản lý doanh nghiệp bị phá sản bị cấm đảm nhiệm chức vụ này trong một thời gian nhất định, còn người quản lý doanh nghiệp bị giải thể thì không Trên đây là bốn khía cạnh giúp chúng ta phân biệt được phá sản với giải thể. Xin nhắc lại đó là nguyên nhân dẫn đến phá sản và giải thể, thủ tục tiến hành giải thể và phá sản, hậu quả giải thể và phá sản, thái độ của nhà nước đối với người quản lý doanh nghiệp bị giải thể và phá sản Nguyên nhân dẫn đến phá sản thì có một nhưng hình thức phá sản thì có nhiều. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các hình thức phá sản 3. Các hình thức phá sản 3
- Trên thực tế, các vụ phá sản thường rất đa dạng. Căn cứ vào góc độ xem xét và mục đích của việc xem xét, người ta chia thành phá sản gian trá và phá sản trung thực, phá sản bắt buộc và phá sản tự nguyện, phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân a. Phá sản trung thực và phá sản gian trá - Phá sản trung thực là trường hợp phá sản do những nguyên nhân khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng. Nghĩa là doanh nghiệp buộc phải phá sản để đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ và cho cả chủ doanh nghiệp - Khác so với phá sản trung thực, phá sản gian trá là hình thức phá sản do ý muốn chủ quan của chủ quản lý doanh nghiệp, nhằm mục đích chiếm dụng tài sản bất hợp pháp của người khác, hoặc chi tiêu cá nhân quá mức. Ví dụ chủ doanh nghiệp tư nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân, vay vốn của các cá nhân, tổ chức khác sau đó sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các mục đích cá nhân rồi yêu cầu tuyên bố phá sản để trốn tránh việc trả nợ. Hình thức phá sản gian trá thực chất là một hình thức lừa đảo mà pháp luật cấm b. Phá sản bắt buộc và phá sản tự nguyện - Phá sản tự nguyện có nghĩa là chủ doanh nghiệp tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Phá sản có thể nói là khai tử cho doanh nghiệp. Vậy tại sao trong nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp lại tự nguyện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Chúng ta thấy rằng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa là nó đã lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Vậy nên trong hoàn cảnh đó việc mở thủ tục phá sản nhiều khi là một lối thoát giải thoát cho con nợ khỏi những gánh nặng nợ nần và tạo điều kiện cho họ có sự khởi đầu mới (ví dụ sau khi mở thủ tục phá sản, hội nghị chủ nợ có thể đưa ra phương án phục hồi doanh nghiệp hiệu quả, nếu không thì thanh lý tài sản của doanh nghiệp để thanh toán nợ) - Phá sản bắt buộc là trường hợp phá sản mà người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ. Rõ ràng trong trường hợp này, việc phá sản không xuất 4
- phát từ ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp, mà chủ doanh nghiệp bị bắt buộc mở thủ tục phá sản c. Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân Hiện nay nhiều nước trên thế giới thừa nhận hai hình thức là phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân. Việt Nam và Trung Quốc mới chỉ thừa nhận phá sản doanh nghiệp. Về bản chất, phá sản cá nhân cũng là hình thức giúp các con nợ thoát khỏi tình trạng nợ nần mà họ không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên các nước quy định thủ tục phá sản cá nhân khác so với phá sản doanh nghiệp II. Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản Phá sản là một thủ tục tư pháp do tòa án tiến hành, vậy nên nó phải tuân theo các trình tự, thủ tục cơ bản sau: Bước thứ nhất nộp đơn yêu cầu mở và mở thủ tục phá sản - Tòa án chỉ xem xét việc có mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hay không khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ thể có quyền hoặc nghĩa vụ nộp đơn. Về chủ thể nào có quyền và nghĩa vụ nộp đơn thì phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ - Đơn yêu cầu phải có đầy đủ các nội dung chính theo quy định tại điều 15 luật phá sản (Ngày, tháng, năm làm đơn, Tên, địa chỉ của người làm đơn, tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động, căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản) - Đơn yêu cầu phải được gửi đến đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Thẩm quyền giải quyết phá sản của tòa án các cấp được quy định tại điều 7 Luật phá sản. + Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó. 5
- + Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó. + Trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện. - Ngoài ra trong trường hợp người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợ tác xã, cố đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì ngoài đơn yêu cầu, người làm đơn còn phải gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật - Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng phí phá sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp họ là đại diện của người lao động - Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì bước tiếp theo sẽ là tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Sau đó tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản - Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Toà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án. - Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuấ t t rình biên lai nộ p ti ền tạm ứng phí phá sả n. Trườ ng hợ p ngườ i nộ p đ ơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn. - Thủ tục đối với các doanh nghiệp đặc biệt. Các tiêu chí để xác định doanh nghiệp đặc biệt (các doanh nghiệp an ninh quốc phòng, doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu, trực tiếp phục vụ cuộc sống ) được quy định tại nghị định 67/2006/NĐ-CP Ngày 11 Tháng 7 Năm 2006. Khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 6
- đối với doanh nghiệp này, tòa án không thụ lý đơn mà phải thông báo về việc có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho các doanh nghiệp có thẩm quyền. Tòa chỉ thụ lý đơn sau khi đã nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền Sau khi thụ lý đơn yêu cầu, tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục phá sản * Ra quyết định mở thủ tục phá sản - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản - Quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn và có thể gây ra những hậu quả xấu đối với doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp có thể mất các hợp đồng, mất các đối tác làm ăn (chẳng mấy ái muốn làm ăn với một doanh nghiệp có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản). Do vậy tòa án phải xem xét, nghiên cứu rất kỹ tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp trước khi ra quyết định. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. - Nếu có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quyết định này phải được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá 7
- sản trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định. Đồng thời thẩm phán được giao phụ trách vụ việc ra quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản * Thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản Việc thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản có ý nghĩa nhằm đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã không bị thất thoát khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản, - Thành viên của tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm + Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng; + Một cán bộ của Toà án; + Một đại diện chủ nợ; + Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản; + Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định - Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ quản lý, thanh lý tài sản được quy định cụ thể tại điều 10 Luật phá sản năm 2004 Hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh a. Hội nghị chủ nợ Thành phần tham gia Hội nghị chủ nợ gồm có người có quyền và nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ - Người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ bao gồm + Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. 8
- + Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền. Trong trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ; +. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm. - Người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ gồm có: + Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp không tham gia được thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ. Người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền nếu họ tham gia Hội nghị chủ nợ; đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia Hội nghị chủ nợ. + Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản tham gia Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó tham gia Hội nghị chủ nợ. - Điều kiện để tiến hành Hội nghị chủ nợ Vì Hội nghị chủ nợ quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các chủ nợ và của cả doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản, nên các quyết định của Hội nghị chủ nợ phải phù hợp với ý chí của đa số các chủ nợ. Theo quy định của Luật phá sản, Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: + Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia; + Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ theo quy định trên 9
- - Hội nghị chủ nợ có thể được triệu tập đến hai lần. - Hội nghị lần thứ hai được triệu tập trong các trường hợp sau: + Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất bị hoãn (nếu không đủ các điều kiện tiến hành Hội nghị nêu trên, hoặc quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn Hội nghị chủ nợ ) + Theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm, thẩm phán có thể triệu tập Hội nghị chủ nợ sau Hội nghị lần thứ nhất vào bất cứ lúc nào - Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất phái đảm bảo các nội dung sau: Về nguyên tắc, việc tiến hành Hội nghị chủ nợ là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên có một số trường hợp không cần tiến hành Hội nghị chủ nợ, toàn án vẫn có thể tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Các trường hợp này phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu Việc triệu tập Hội nghị chủ nợ sẽ đưa tới các kết quả sau: - Nếu Hội nghị chủ nợ thành công thì có thể xảy ra hai trường hợp sau +Một là tiến hành thanh lý tài sản theo quyết định của Hội nghị chủ nợ + Hai là thực hiện phục hồi kinh doanh theo quyết định của Hội nghị chủ nợ. Nếu phục hồi kinh doanh thành công thì doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản, nếu không thì sẽ tiến hành tuyên bố phá sản - Nếu Hội nghị chủ nợ không thành thì tiến hành mở thủ tục thanh lý tài sản - Bước ba là thanh lý tài sản, các khoản nợ; - Bước bốn tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Trên đây là trình tự, thủ tục tiến hành phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã nói chung. Như đã nói việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến xã 10
- hội nói chung, đến doanh nghiệp và các cón nợ nói riêng. Nhiều doanh nghiệp có thể không lâm vào tình trạng phá sản nhưng bị các chủ thể khác nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp đó với mục đích hạ thấp uy tín của doanh nghiệp. Vậy để tránh tình trạng này, Luật phá sản quy định rõ những chủ thể nào có quyền hoặc nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản III. Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Không phải bất cứ chủ thể nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Luật phá sản quy định rõ quyền này như sau: a. Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm - Thứ nhất là các chủ nợ không có đảm bảo, các chủ nợ có đảm bảo một phần Có ba dạng chủ nợ là chủ nợ có đảm bảo, chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần + Chủ nợ có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Ví dụ ngân hàng cho doanh nghiệp vay có thế chấp tài sản + Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. Ví dụ cho vay 1 tỷ nhưng tài sản đảm bảo chỉ là chiếc xe ô tô trị giá 500 triệu + Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Luật quy định khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó ( không cần phải đáp ứng điều kiện Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà 11
- không được doanh nghiệp thanh toán nợ như quy định của luật phá sản năm 1993) . Luật phá sản không quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ có đảm bảo vì quyền đòi nợ của chủ nợ có đảm bảo đã được đảm bảo bằng tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, hợp tác xã - Thứ hai là quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Như vậy người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá san rdoanh nghiệp khi có hai điều kiện + Một là doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động (không nhất quyết phái là ba tháng liên tiếp theo như quy định của Luật phá sản năm 1993) + Hai là người lao động nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Sau khi nộp đơn, người lao động hoặc đại diện người lao động được coi là chủ nợ Như vậy các chủ nợ không có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần, người lao động đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp có các dấu hiệu lâm vào tình trạng phá san. Tuy nhiên việc nộp đơn này phải xuất phát từ yêu cầu đòi nợ chính đáng của các chủ nợ, của người lao đôgn. Nếu nộp đơn vì các mục đich khác (hạ thấp uy tín của doanh nghiệp) thì đơn yêu cầu đó sẽ bị tòa án tuyên hủy 12
- - Trên đây là quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động và các chủ nợ. Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động, chủ doanh nghiệp, chủ nợ, Luật phá sản quy định chủ doanh nghiệp cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản + Thứ ba Chủ doanh nghiệp nhà nước. Khi thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thì đại diện chủ sử hữu doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó + Thứ tư quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông công ty cổ phần. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó. + Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty hợp doanh Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó. Như vậy có thể nói đối với người lao động, các chủ nợ không có đảm bảo và các chủ nợ có đảm bảo, các cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh công ty hợp danh thì nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là quyền của họ. Bên cạnh các chủ thể có quyền, thì nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản còn là nghĩa vụ của một số chủ thể 13
- - Các đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Luật quy định khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Ngoài các đối tượng trên thì không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Để phá sản đạt được hiệu quả như mong muốn thì các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được bảo toàn trong suốt quá trình giải quyết phá sản. Do đó cần phải có các biện pháp bảo tàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản IV. Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp. Gồm các biện pháp sau 1. Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Toà án và xác định giá trị các tài sản đó; nếu thấy cần có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày. Việc kiểm kê tài sản nhằm mục đích giúp cho các chủ nợ nắm được giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã 2. Lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ Để lập được danh sách chủ nợ thì trước tiên các chủ nợ phải tiến hành gửi giấy đòi nợ đến tòa án. Luật phá sản quy định Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và 14
- chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan khác thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc những trở ngại khách quan không tính vào thời hạn 60 ngày kể trên Giấy đòi nợ của chủ nợ là căn cứ để lập danh sách chủ nợ. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Chỉ có những chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ mới được giải quyết thanh toán nợ. Bên cạnh lập danh sách các chủ nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản còn phải lập danh sách người mắc nợ (những người nợ doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản). việc lập danh sách người mắc nợ là một trong những biện pháp giúp thu hồi được các khoản cho vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, làm tăng khả năng trả nợ và phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài các biện pháp trên thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng được áp dụng trong những trường hợp cần thiết 3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời Trong nhiều trường hợp, theo yêu cầu của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản: 15
- - Biện pháp thứ nhất là cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; Ví dụ hàng hóa là thực phẩm dễ hư hỏng. Nếu cứ máy móc không cho bán thì rõ ràng là hàng hóa sẽ bị hòng không dùng được, mục đích bảo toàn tài sản không thực hiện được - Biện pháp thứ hai là kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Biện pháp thứ ba là phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng. Nhằm tránh hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản - Biện pháp thứ tư là niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã; Nhằm tránh những gian lận (sửa chữa sổ sách) trong quá trình bảo quản tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Ví dụ nhằm trốn tranh nghĩa vụ thanh toán nợ, doanh nghiệp A có thể sửa chữa sổ sách làm giảm số nợ trên sơ sách so với số nợ thực tế... - Biện pháp thứ năm là cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định. là cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định. là cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định. Ví dụ buộc doanh nghiệp, hợp tác xã không được ký kết các hợp đồng mới... Ngoài các biện pháp trên, thì còn nhiều biện pháp nữa nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Ví dụ trong thực tế, doanh nghiệp có thể trốn tránh nghĩa vụ nợ bằng các biện pháp như thực hiện các giao dịch tặng cho tài sản, thanh toán các khoản nợ chưa đến 16
- hạn...vì vậy một số giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu trong thời gian doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Đó là các giao dịch sau: + Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác; + Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia; + Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn; + Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ; + Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài các biện pháp trên, cũng với mục đích bảo toàn tài sản của doah nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Luật còn quy định các hoạt động bị cầm hoặc bị hạn chế của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản 4. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án - Mở thủ tục phá sản không có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã đó đã bị phá sản (quyết định đó chưa có nghĩa là một tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mà chỉ thông báo về nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, để các chủ nợ và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan có biện pháp khôi phục hoạt động kinh doanh và áp dụng các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Do vậy nguyên tắc là Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên vì đã được coi là lâm vào tình trạng phá sản nên pháp luật có quy định một số những hoạt động nhất định của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cầm hoặc bị hạn chế. Quy định đó nhằm mục đích bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, 17
- tránh tình trạng tẩu tán tài sản, gian lận trong xử lý tài sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản - Những hoạt động của doanh nghiệp hợp tác xã bị cấm khi lâm vào tình trạng phá sản là + Cất giấu, tẩu tán tài sản + Thanh toán nợ không có bảo đảm; + Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ + Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp - Những hoạt động bị hạn chế khi lâm vào tình trạng phá sản (phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện) gồm: + Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản + Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng; + Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; + Vay tiền; + Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; + Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã. Những hoạt động trên bị hạn chế vì nó ánh hưởng nhiều đến tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, đến lợi ích của người khác. Ví dụ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản vay tiền thì rõ ràng khả năng hoàn trả số tiền vay của doanh nghiệp, hợp tác xã đó bị hạn chế. Thẩm phán cần xem xét khả năng hoàn trả số tiền đó của doanh nghiệp thì mới có thể quyết định đồng ý cho vay hay không 18
- Trên đây là các biện pháp cơ bản để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, giúp tăng khả năng thanh toán nợ hoặc phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Tuy nhiên bảo toàn tài sản mới chỉ bảo đảm khả năng thanh toán nợ hoặc phục hồi kinh doanh chứ chưa giải quyết được các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Để giải quyết được thì phải tiến hành công việc thanh lý tài sản. Phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu về thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ IV. Quy định về thanh lý tài sản và thanh toán nợ 1. Thanh lý tài sản a. Các trường hợp tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản - Trường hợp thứ nhất quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt Trường hợp đặc biệt được hiểu là trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Trong trường hợp này Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi.( Bởi nhà nước đã không thể phục hồi được thì việc tổ chức phục hồi hoạt động kinh doanh của Hội nghị chủ nợ cũng khó có thể đạt được kết quả) Tuy nhiên cần phân biệt việc Nhà nước thủ tục phục hồi kinh doanh sau khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và trước khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. +Nếu việc hỗ trợ của nhà nước thực hiện sau khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp 19
- đặc biệt cho Nhà nước trước khi thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định tại Điều 37 của Luật phá sản. + Nếu việc hỗ trợ của Nhà nước thực hiện trước khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì khoản coi như một khoản nợ của doanh nghiệp và được xem xét phân chia theo quy định tại Điều 37 của Luật phá sản. - Trường hợp thứ hai Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành. Hội nghị chủ nợ không thành là Hội nghị chủ nợ không đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 65 Luật phá sản năm 2004. Theo quy định của luật phá sản 2004 thì Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp sau đây: + Một là Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này;(người nộp đơn là các chủ nợ không có đảm bảo hoặc chủ nợ có đảm bảo một phần, người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động). Ví dụ Hội nghị chủ nợ của doanh nghiệp A (do chủ nợ không có đảm bảo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản) không có sự tham gia của người nộp đơn). Khi đó Hội nghị chủ nợ này được coi là không thành và Thẩm phán có quyền ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản + Hai là Không đủ số chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này tham gia sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật này (Hội nghị chủ nợ được coi là hợp lệ khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia). Nghĩa là sau 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn