intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương XVII: Phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo

Chia sẻ: Cường Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

157
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu trình bày phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Kinh qua quan hệ gia đình, gia tộc, dòng họ; tổ chức làng xóm và quan hệ láng giềng và tín ngưỡng thờ Mẫu. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương XVII: Phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo

Chương XVII<br /> PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO<br /> 1. PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA<br /> NGƯỜI VIỆT/KINH<br /> 1.1. Phong tục tập quán<br /> 1.1.1. Quan hệ gia đình, gia tộc, dòng họ<br /> - Quan hệ gia đình<br /> Gia đình là tập hợp những người có quan hệ gắn bó với nhau bằng huyết thống,<br /> hôn nhân và kinh tế... Gia đình là môi trường đầu tiên có tác động rất lớn đến sự hình<br /> thành và phát triển của con người về thể chất cũng như tinh thần. Gia đình có ảnh hưởng<br /> sâu sắc tới lối sống của mỗi con người, góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách<br /> đối với xã hội. Với tính chất đặc biệt của mình nên gia đình được xem là mô hình thu<br /> nhỏ của xã hội, nó thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản: Chức năng tái sản xuất con<br /> người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng giáo dục và chức năng văn hóa.<br /> Hình thái gia đình người Việt/Kinh ở Quảng Trị chủ yếu có hai dạng: gia đình nhỏ<br /> và gia đình lớn. Dạng thứ nhất là gia đình nhỏ hay gia đình hạt nhân: chỉ có một cặp vợ<br /> chồng và con cái cùng chung sống trong một ngôi nhà, có ruộng đất và tài sản riêng.<br /> Dạng thứ hai là gia đình lớn hay gia đình nhiều thế hệ.: Gồm cặp vợ chồng, con<br /> cái cùng chung sống với bố mẹ, các anh chị em chưa lập gia đình trong một ngôi nhà.<br /> Mọi tài sản trong nhà đều là của chung, các thành viên ăn chung, làm chung. Ở Quảng<br /> Trị đa số là các hình thái gia đình từ 2 đến 3 thế hệ cùng chung sống, ngoài ra còn có<br /> một số ít gia đình 4 thế hệ.<br /> Trong các hình thái gia đình, mặc dù người phụ nữ trực tiếp tham gia vào những<br /> công việc nhưng quyền quyết định quan trọng nhất vẫn thuộc về nam giới. Người đàn<br /> ông (người ông, người cha có quyền hành lớn nhất), con cháu mang dòng họ cha. Khi<br /> ông mất quyền hành được trao cho người con trai trưởng. Như vậy, hình thái gia đình<br /> phụ quyền và gia trưởng từ xưa đến nay vẫn tồn tại trong hầu khắp làng quê của Quảng<br /> Trị. Tính chất phụ quyền này được thể hiện qua quyền uy tối cao của người cha đối với<br /> con, của người chồng đối với người vợ, đặc biệt quyền thừa kế chỉ dành cho con trai,<br /> thường là con trai út. Việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ trách nhiệm lớn nhất phải là con trai<br /> trưởng.<br /> 1<br /> <br /> Quan hệ giữa ông bà với con cháu: Các mối quan hệ trong gia đình luôn được chú<br /> trọng và vô cùng thiêng liêng, đó là quan hệ giữa ông bà và con, cháu, chắt; theo quan<br /> niệm xưa của người Việt/Kinh, trong một gia đình có từ hai đến ba, bốn thế hệ cùng<br /> nhau sinh sống trong một mái nhà thì gia đình đó được đánh giá là gia đình có phúc đức.<br /> Mặc dù trong một gia đình chung sống 3 - 4 thế hệ, có mối quan hệ phức tạp và chồng<br /> chéo, song vẫn có một trật tự rõ ràng thể hiện qua cách ứng xử và xưng hô hàng ngày. Ở<br /> những gia đình này yếu tố tình cảm luôn là điểm nỗi trội nhất, trọng tình, trọng hiếu.<br /> Lúc này vai trò của ông bà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong việc xây dựng<br /> và duy trì nếp sống truyền thống gia đình. Họ chính là người giáo dục, giữ gìn nề nếp<br /> gia phong, nhân cách đạo đức đối với các thành viên, chỉ bảo cho cháu con biết điều hơn<br /> lẽ thiệt trong đối nhân xửi thế hàng ngày và dặn dò con cháu ứng xử theo cách "một điều<br /> nhịn là chín điều lành". Khi con cháu có điều xích mích, ông bà thường đứng ra khuyên<br /> nhủ, giải hòa các mâu thuẩn để gia đình có cuộc sống trên ấm dưới êm; lúc này gia đình<br /> mới thực sự là tổ ấm cho mọi thành viên. Trách nhiệm của con cháu cũng phải thực hiện<br /> tốt nhiệm vụ của bề dưới, giữ trọn chữ hieeis, nghĩa. Khi ông bà già cả, đau yếu con<br /> cháu phải có trách nhiệm chăm lo, phụng dưỡng để đền đáp công sinh thành dưỡng dục.<br /> Quan hệ giữa cha mẹ với con cái: Trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ và con cái<br /> là mối quan hệ quan trọng, chính yếu và thiêng liêng nhất. Từ xưa đến nay, cha mẹ luôn<br /> có vai trò quan trọng trong việc sinh thành nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái thành người. Cha<br /> mẹ là thầy giáo đầu tiên truyền đạt cho con những kinh nghiệm sống, kiến thức cơ bản<br /> trong việc ứng xử với gia đình và xã hội. Ngược lại con cái cũng phải có nghĩa vụ và<br /> trách nhiệm đối với các đấng sinh thành, muốn như vậy con cái phải thấu hiểu tâm lý,<br /> tâm tư tình cảm của cha mẹ để thông cảm, động viên, chăm sóc. Mọi hành vi ứng xử,<br /> kính trọng, lễ phép, chân thực, thành tâm của con cái đối với cha mẹ sẽ tác động một<br /> cách tự nhiên tới tâm hồn con trẻ, trẻ thơ sẽ tiếp thu một cách sâu sắc những giá trị nhân<br /> bản đó để làm nếp sống của mình. Có thể nói: cha mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu để con<br /> trẻ noi theo và học tập.<br /> Quan hệ giữa vợ và chồng: Trong mỗi gia đình cần lấy phương châm cơ bản<br /> "thuận vợ thuận chông tát bể đông cũng cạn". Người chồng quan trọng nhất là là phải<br /> giữa nghĩa với vợ và vợ thì phải giữ tiết hạnh với chồng. Trong gia đình người chồng là<br /> trụ cột, là chổ dựa về vật chất và tinh thần lớn nhất cho vợ và con. Người vợ trên thời<br /> phụng dưỡng cha mẹ chồng, dưới thời chăm sóc, nuôi dạy con cái và phải hội đủ 4 yếu<br /> tố "Công, Dung, Ngôn, Hạnh". Của cải trong gia đình truyền thống là "của chồng, công<br /> vợ", mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều được bàn tính và thỏa thuận của hai vợ chồng. Tuy<br /> 2<br /> <br /> nhiên, trước đây ở một số gia đình giàu có thì người chồng nắm hết mọi quyền lực và tài<br /> sản trong nhà, vợ con chỉ được phép sử dụng và thừa hưởng khi được gia trưởng cho<br /> phép. Người chồng có quyền sở hữu đối với vợ con, sai vợ làm bất kỳ công việc gì cho<br /> mình và gia đình. Thậm chí bỏ vợ này để lấy vợ khác, độc đoán trong việc dựng vợ gã<br /> chồng cho con cái. Mối quan hệ giữa vợ chồng trong gia đình người Việt/ Kinh ngày<br /> xưa có sự khác biệt giũa gia đình bình dân và gia đình quyền quý. Vấn đề đặt ra là cần<br /> gạt bỏ những quan niệm lạc hậu. phong kiến khắt khe. trọng nam kinh nữ, quyền gia<br /> trưởng, giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực... làm cho không khí gia đình bất hòa, không<br /> thực sự là tổ ấm của mọi thành viên.<br /> Quan hệ giữa con cái với nhau: Đó là các mối quan hệ giữa anh em trong một nhà<br /> có cùng chung huyết thống: anh em trai, chị em gái, anh em trai và chị em gái. Đây là<br /> mối quan hệ máu thịt, cần phải yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau.<br /> Phúc lớn của tổ tiên gia đình là anh em hòa thuận, chia sẽ , cưu mang, bảo vệ lẫn nhau.<br /> Sống có thứ bậc, tôn ti "trên bảo dưới nghe" ; đã là anh chị thì phải độ lượng, khoan<br /> dung, nhường nhịn, yêu thương, không được lấy quyền chửi mắng, đập đánh, xúc phạm<br /> đến em út. làm em thì phải vâng lời anh chị. Thông thường, khi đang còn sống với cha<br /> mẹ thông thường các anh em trai bao giờ cũng được cha mẹ quan tâm nhiều hơn các chị<br /> em gái.<br /> - Quan hệ gia tộc, dòng họ<br /> Trong đời sống gia đình người Việt/Kinh quan hệ gia tộc rất được chú trọng, gia<br /> tộc là nhiều gia đình có cùng huyết thống gần xa có cùng một thỉ tổ hợp thành một dòng<br /> họ. Tổ chức họ tùy theo số thế hệ và quy mô mà chia thành nhiều cấp độ như: Chi, phái<br /> có trưởng họ, trưởng phái là người đứng đầu. Họ có nhà thờ họ, nơi thờ tỉ tổ và các loại<br /> bằng sắc như: sắc phong, sắc tặng của triều đình phong kiến ban cho các thành viên<br /> trong họ tộc đã có công với làng với nước và gia phả ghi chép rõ ràng tên tuổi, ngày giỗ,<br /> mộ phần có nơi còn ghi rõ cả thân thế của từng thành viên (kể cả những người con dâu)<br /> qua các thế hệ. Quan hệ dòng họ thể hiện rõ nhất trong việc thờ cúng tổ tiên và chăm sóc<br /> mộ phần của những người đã mất. Đến nay những dòng họ người Việt/Kinh Quảng Trị<br /> thường đã trải qua trên 20 đời (ngoại trừ những dòng họ đến nhập cư muộn), nhiều dòng<br /> họ có những truyền thống tốt đẹp lưu danh vào sách sử.<br /> Đa số các dòng họ, đặc biệt là các dòng họ khai canh, khai khẩn đều có nguồn gốc<br /> từ phía Bắc vào đây lập nghiệp, số đông là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh. Từ xưa<br /> đến nay các dòng họ đều đóng vai trò to lớn đối với đời sống người dân và cộng đồng,<br /> được thể hiện qua các mặt sau:<br /> 3<br /> <br /> + Tập hợp, cố kết thành viên bên nội, bên ngoại vào một tổ chức ổn định và bền<br /> lâu đó là gia tộc, dòng họ. Tổ chức dòng họ bằng cả quyền lực và sự liên hệ sâu xa đầy<br /> vẻ huyền bí đã ràng buộc gắn kết các cá nhân và gia đình lại với nhau, tạo nên sức mạnh<br /> cộng đồng.<br /> + Chuyển tải, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của ông bà tổ tiên từ thế<br /> hệ này sang thế hệ khác, làm nên các nét đẹp của văn hóa làng góp phần làm rạng danh<br /> cho các làng quê.<br /> + Giáo dục động viên con cháu những điều hay lẽ phải, Noi gương học tập các<br /> dòng họ khác trong làng. Đứng ra điều hòa quan hệ, giải quyết thắc mắc va chạm, tranh<br /> chấp giữa các gia đình, các dòng họ với nhau, để tạo sự bình yên cho cộng đồng.<br /> + Đứng ra tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đế cuộc sống hàng ngày<br /> như lễ hội, giúp đỡ cho những gia đình gặp khó khăn...<br /> + Vai trò về mặt tâm linh là những gì liên quan đến đời sống tinh thần của dòng<br /> họ. Nó thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ, tổ chức các ngày giỗ, chạp, kỵ húy<br /> tên tuổi, ghi chép gia phả, truyền thống dòng họ.<br /> Tổ chức gia tộc, dòng họ: Cách tính họ của người Việt/Kinh là tính đơn hệ phụ hệ,<br /> đó là tính họ theo dòng cha / họ nội đã hình thành từ lâu đời; họ nội bao gồm những<br /> người con trai, những người con gái chưa lấy chồng hoặc không lấy chồng và những<br /> người con dâu của họ. Đây là những thành viên được tập hợp và ràng buộc nhâu trên cơ<br /> sở dòng máu, hôn nhân, kinh tế và tâm linh. Trong dòng họ những người con trai bao<br /> giờ cũng được đề cao, họ luôn giữ vị trí trọng yếu về kinh tế và tài sản.<br /> Đứng đầu một dòng họ có ông trưởng họ/tộc trưởng, cho dù truyền nối hay được<br /> con dân họ lựa chọn bầu ra thì đây cũng phải là người có uy tín, hiểu biết và có trách<br /> nhiệm với dòng họ của mình. Đối với các dòng họ lớn, còn có rất nhiều nhánh phái và<br /> các chi. Trưởng họ cùng với các trưởng nhánh phái, chi có nhiệm vụ đứng ra quản lý<br /> điều hành giải quyết các công việc liên quan đến dòng họ trên phương diện đối nội như<br /> việc đóng góp để tổ chức giỗ chạp, tu sữa xây dựng nhà thờ, lăng miếu các vị cao tổ; về<br /> đối ngoại đó là vai vế của dòng họ trong cộng đồng làng đó.<br /> Mỗi dòng họ đều có các hoạt động của riêng mình, nhưng tựu chung lại thì giỗ,<br /> chạp, tảo mộ, thờ cúng tổ tiên gia tộc là việc quan trọng nhất. Mỗi dòng họ đều có một<br /> nhà thờ họ riêng, đây làm nơi thờ cúng tổ tiên, gia tộc, nơi cất giữ gia phả, sắc phong,<br /> các đồ tế tự và còn là nơi hội họp của cả dòng họ vào những lúc có công việc như tảo<br /> mộ, kỵ húy ngài thủy tổ. Tất cả các ngày giổ tổ của các dòng họ đều được tính theo Âm<br /> 4<br /> <br /> lịch. Ngoài ra, các dòng họ còn tổ chức rất nhiều công việc như: Lo việc tang ma, cưới<br /> xin, thăm hỏi động viên khi ốm đau hoạn nạn... cho những gia đình trong họ tộc; tổ chức<br /> sao và ghi chép gia phả.<br /> 1.1.2. Tổ chức làng xóm và quan hệ láng giềng<br /> - Tổ chức làng xóm<br /> Lịch sử thành lập làng của người Việt Quảng Trị được hình thành qua các cuộc di<br /> dân tập trung hoặc lẽ tẻ, tự phát hoặc do nhà nước tổ chức của những người Việt ra đi từ<br /> đất Bắc qua nhiều đợt của các thế kỷ (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI). Vùng phía bắc tỉnh,<br /> được người Việt nhập cư sớm, từ cuối thế kỷ XI. Vùng phía nam tỉnh phải đến sau thế<br /> kỷ XIV. Đa phần các làng xã ở Quảng Trị đều được thành lập dưới thời Hồ Quý Ly và<br /> Lê Thánh Tông.<br /> Trong các đợt di dân ấy, người Việt từ phía Bắc vào lập nghiệp mang theo cả văn<br /> hóa gốc của mình đến nơi quê hương mới. Đó là tên tông tộc, tên làng xã ở quê cha đất<br /> tổ để đặt tên cho làng mới: Xuân yên, Cang Gián, Hà Trung, Cổ Trai, Diên Khánh... (tên<br /> các làng xã có gốc ở Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tỉnh); Mai Xá, Ngô Xá, Hà Xá...(tên họ<br /> của các vị khai khẩn); Nhiều làng được hihf thành từ các nơi đồ trú quân dưới thời Chúa<br /> Nguyễn như: Tiền Kiên, Trung Kiên, Hậu Kiên, Tả Kiên; lại có làng giữ nguyên tính<br /> bản sơ của người bản địa: Trà Trì, Trà Bát, Kẻ Diên... Tuy nhiên càng về sau xu thế làng<br /> mẹ đẻ làng con là phổ biến nhất.<br /> Làng thường tập trung các vùng ven sông, các dãi đất cao và chayi dài trên các<br /> vùng đồng bằng, trung du. Làng không khép kín bởi không gian là lũy tre làng mà có xu<br /> hướng mỡ hơn. Làng dầu to, nhỏ khác nhau đều có phân định ranh giới rõ ràng. Mốc<br /> giới có thể là đường sá, bờ đập, sông hói, hay là những mốc nhân tạo bằng đá, gỗ. Quy<br /> hoạch làng xóm được tổ chức một cách khá quy cũ, có làng chia làm nhiều xóm, nhiều<br /> phe, giáp. Khi có một bộ phận dân cư tách ra từ làng mẹ để hình thành một làng mới thì<br /> được gọi là phường.<br /> Làng là một đơn vị hành chính cấp cơ sở nên có một tổ chức quản trị gồm một hội<br /> đồng tư vấn và một cơ quan chấp hành. Hội đồng tư vấn là Hội đồng kỳ mục có tiên chỉ,<br /> á chỉ, hào mục và các tộc biểu, về danh nghĩa thành viên hội đồng được dân làng cử ra,<br /> nhưng trên thực tế đó là những người có ruộng đất, của cải, thế lực hay chức vụ. cơ<br /> quan chấp hành là Hội đồng lý dịch đứng đầu là xã trưởng (về sau gọi là lý trưởng).<br /> Giúp việc cho lý trưởng ngoài phó lý còn có ngũ hương:<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0