intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chụp hình chức năng thận

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chụp hình chức năng thận" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, dược chất phóng xạ, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, xử trí hình ảnh, phân tích kết quả trong chụp hình chức năng thận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chụp hình chức năng thận

  1. CHỤP HÌNH CHỨC NĂNG THẬN I. ĐẠI CƢƠNG - Xạ hình chức năng thận với DTPA là kỹ thuật sử dụng đồng vị phóng xạ để chụp hình động học hệ thống tiết niệu nhằm đánh giá chức năng lọc và phát hiện các rối loạn chức năng lọc của cầu thận trong các bệnh lý suy thận, sỏi thận, cao huyết áp... - Là phương pháp có độ chính xác cao cho các thông tin chức năng từng thận riêng biệt, khách quan, an toàn, không xâm nhập vào thêm, và đặc biệt có thể thực hiện trong các trường hợp có dị ứng với các thuốc cản quang. Xạ hình chức năng thận chiếm t lệ khá lớn trong các xét nghiệm Y học hạt nhân. II. DƢỢC CHẤT PH NG XẠ 99m - Đồng vị phóng xạ: Tc với T1/2 là 6 giờ; Bức xạ gamma có đỉnh năng lượng: 140KeV. - Hợp chất đánh dấu: + DTPA (Diethylenetriaminepentaacetic acid) được lọc qua cầu thận dùng để đánh giá chức năng lọc của cầu thận. + MAG3 (Mercapto acetyl triglycine) đánh giá khả năng lọc và bài tiết của ống thận. - Kiểm tra chất lượng: T lệ đánh dấu (sắc ký) phải đạt >90 . Sử dụng trong 1giờ. - Liều dùng: 3-10 mCi với DPTA và 5mCi với MAG3. Người bệnh nhi khoa tính theo thể trọng (có bảng tính sẵn). - Đường dùng: Tiêm tĩnh mạch (dạng bolus: đẩy nhanh thuốc vào sâu cơ thể bằng nước muối). - Có thể kết hợp với Lasix hoặc Captopril tuỳ chỉ định. III. CHỈ ĐỊNH - Đánh giá chức năng lọc cầu thận - Đánh giá tưới máu thận - Đánh giá cao huyết áp do hẹp động mạch thận. - Đánh giá thận ghép. - Đánh giá thận chấn thương. IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 453
  2. - Không có chống chỉ định tuyệt đối. - Người bệnh có thai, cho con bú cần theo hướng dẫn của thầy thuốc. - Người bệnh mới chụp Xquang có cản quang trong vòng 24 giờ, hoặc mới làm xét nghiệm Y học hạt nhân khác. V. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời bệnh - Kiểm tra y lệnh. Thực hiện quy tắc 3 kiểm tra 5 đối chiếu. - Giải thích r quy trình xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh uống đủ nước (0,5l) và đi tiểu trước khi chụp hình. Bệnh nhi không hợp tác trong quá trình chụp thì xét khả năng gây ngủ dưới sự giám sát của bác sỹ gây mê hồi sức chuyên khoa nhi. - Nếu đánh giá hẹp động mạch thận cần ngừng các thuốc ức chế men chuyển ACE 2-3 ngày trước khi chụp hình. - Yêu cầu người bệnh đi tiểu ngay trước khi chụp hình, tháo bỏ tất cả nhưng vật gây ảnh hưởng chất lượng hình ảnh: thắt lưng, điện thoại di động... Chú ý túi dẫn lưu nước tiểu, hậu môn nhân tạo... 2. Phƣơng tiện, thiết bị - Gamma camera. - Collimator năng lượng thấp, phân giải cao LEHR, hoặc LEGP. - Chế độ ghi hình (Computer setup):  Pha Fullsyringe: 1phút, matrix size 128.  Pha tưới máu Flow: 1-2 giây/ảnh x 60 giây. Matrix: 128x128.  Pha Dynamic: 20 giây/ảnh x 19 phút. Matrix 128x 128.  Pha Emptysyringe: 1 phút, matrix size 128.  Pha Prevoid: 2 phút. Matrix size 256.  Pha Postvoid: 2 phút. Matrix size 256. Xếp hàng các file trên theo đúng thứ tự. Chụp tất cả các pha trên cùng một detector. VI. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Pha cơ bản (Baseline) - Chụp file Fullsyringe, Emptysyringe: Dược chất phóng xạ để ở trung tâm và cách mặt collimator 20-30 cm. Lưu lại số đo cân nặng và chiều cao người bệnh. 454
  3. - Đặt người bệnh nằm ngửa, camera nằm ở phía dưới (những người bệnh cấy ghép thận thì camera được đặt nằm ở phía trên bao trùm qua phần bụng dưới) - Camera bao trùm qua phần xương ức, rốn và phần xương mu (có thể kiểm tra bằng nguồn điểm). Thận và một phần bàng quang phải nằm trong trường nhìn. - Đặt cố định đường truyền tĩnh mạch bằng kim bướm. - Tiêm thuốc, đẩy nước muối nhanh và bắt đầu chụp file Flow cùng lúc đẩy nước muối. - Nếu cần thiết có thể chụp thêm 1 pha Static sau khi kết thúc pha Dynamic. - Chụp các file theo tiến trình đã xếp hàng, đối với file Emptysyringe vị trí dặt bơm tiêm đã tiêm phải trùng vào vị trí của file Fullsyringe. 2. Test Lasix: Nếu có chỉ định dùng kết hợp Lasik liều 0,5mg/kg, tiêm tĩnh mạch ở phút thứ 20 khi đồ thị thời gian hoạt tính không thấy T1/2. 3. Test Captopril - Có thể thực hiện test Captopril trong cùng 1 ngày hoặc khác ngày với pha cơ bản. Ca chụp Captopril có thể được thực hiện đầu tiên; nếu trong trường hợp bình thường, không nhất thiết phải chụp pha cơ bản. - Dược chất phóng xạ thường dùng là 99mTc-MGA3 tiêm tĩnh mạch dạng bolus liều 5mCi ghi hình trong 30 phút, hẹn người bệnh 3-4 giờ sau quay lại uống Captopril, chờ 1 giờ sau đó ghi hình trong 30 phút. - Cho người bệnh uống Captopril 25mg x 2 viên với nước (không quá 1lít, nhai kỹ trước khi nuốt). Đặt sẵn một đường truyền dịch chảy chậm đề phòng có cấp cứu. Trước khi uống thuốc không ăn thức ăn đặc để thuốc được hấp thu tốt. - Sử dụng máy đo huyết áp để theo d i người bệnh 15 phút 1 lần trong vòng 1 giờ. - Tại thời điểm 1 giờ sau uống thuốc thì người bệnh phải được đi tiểu trước khi lên bàn chụp. - Quy trình chụp giống như chụp pha cơ bản. - Trong quá trình chụp hình phảỉ luôn theo d i người bệnh. VII. XỬ TRÍ HÌNH ẢNH - Chọn Protocol thích hợp, điền các thông số được yêu cầu. - Vẽ thận và marker động mạch chủ bụng, background cho mỗi thận. - Chọn file Fullsyringe và Emptysyringe cho máy xử trí. - Truyền các dữ liệu vào hệ thống mạng máy tính. VIII. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 1. Phân tích hình ảnh theo thời gian bằng mắt 2. Phân tích hình ảnh trên đồ thị thời gian hoạt tính 3. Kết quả 3.1. Pha cơ bản và test Lasix 455
  4. - Bình thường hai thận xuất hiện với kích thước, mật độ phóng xạ tương đương với đồ thị đạt đỉnh từ 2-5 phút. GFR: 125ml/phút. - Có thể nhìn thấy 1 thận to, hoặc không xác định được hình thể, giảm tập trung phóng xạ, hoặc không nhìn thấy 1 thận. - Đồ thị thời gian hoạt tính có thể ở các dạng bình thường, suy thận, tắc nghẽn ở các mức độ khác nhau. 3.2. Test Captopril - Uptake (chỉ số chức năng) giảm > 5 hoặc > 10 do C-R được coi là giảm nhiều. - Tmax (thời gian đỉnh tối đa) > 5 phút, < 2 phút là bất thường. - RCA (tỉ số đếm giữa phút 20 và phút thứ 3) ≥ 0,8 với MAG3 được coi là bất thường. - Về chỉ số bài xuất, tính T75 (thời gian hoạt độ giảm 75 so với Tmax). + Độ 0: mọi chỉ tiêu bình thường. + Độ 1: uptake giảm nhẹ và Tmax dài (6 ≤ Tmax ≤ 11 phút). + Độ 2: uptake giảm và Tmax > 11 phút. + Độ 3: uptake ở nhu mô giảm rất nhiều huặc hoàn toàn không có. 4. Sai số - Người bệnh không uống đủ nước, đồ thị thận sẽ có dạng như tắc nghẽn. - Tiêm Bolus không đạt tiêu chuẩn. - Người bệnh không ngừng thuốc ức chế men chuyển ACE. III. BIẾN CHỨNG Không có biến chứng do liều phóng xạ đưa vào cơ thể rất thấp 456
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2