intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chụp xạ hình khối u với 99mTc gắn MIBI

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chụp xạ hình khối u với 99mTc gắn MIBI" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, dược chất phóng xạ, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, phân tích kết quả, theo dõi và xử trí biến chứng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chụp xạ hình khối u với 99mTc gắn MIBI

  1. CHỤP XẠ HÌNH KHỐI U VỚI 99mTc GẮN MIBI I. ĐẠI CƢƠNG - Xạ hình khối u với MIBI để chụp hình vùng đầu, cổ, ngực là kỹ thuật sử dụng đồng vị phóng xạ 99mTc gắn với MIBI (Methoxyisobutylisonitril) hay Setamibi. - Tc99m- MDP được vận chuyển khuếch tán qua màng tế bào thông qua lực hút tĩnh điện giữa các phân tử ưa mỡ mang điện tích dương này với diện tích âm của các ty lạp thể. Tập trung cao tại tổ chức ác tính so với u lành và tổ chức xung quanh do được tăng tưới máu, tăng mật độ tế bào, tốc độ chuyển hóa và số lượng ty lạp thể trong tế bào. - Là phương pháp được sử dụng nhiều trong việc phát hiện các khối u bất thường và di căn tại đầu, cổ, ngực: ung thư giáp, ung thư vú, ung thư phối. Độ bắt giữ và thanh lọc MIBI ra khỏi khối u còn cho phép phân tích các đặc điểm về chức năng - chuyển hóa của tổ chức. Do đó đã được coi là yếu tố dự báo đáp ứng điều trị đối với ung thư vú và ung thư phổi trước khi có các xét nghiệm sinh học phân tử. II. DƢỢC CHẤT PH NG XẠ 99m - Đồng vị phóng xạ: Tc với T1/2 là 6giờ; Bức xạ gamma có đỉnh năng lượng 140KeV. - Hợp chất gắn: MIBI (Methoxyisobutylisonitril). - Chuẩn bị dược chất phóng xạ: Trộn Setamibi (MIBI) với 99mTcO4 trong lọ kit MIBI, đặt vào bình nước và đun sôi cách thu trong 10 phút, sau đó để nguội rồi lấy ra sử dụng theo chỉ định. - Kiểm tra chất lượng: T lệ đánh dấu (sắc ký) phải đạt >95 . - Liều dùng: 20-30 mCi. - Đường dùng: tiêm tĩnh mạch III. CHỈ ĐỊNH - Đánh giá ung thư giáp trạng. - Đánh giá ung thư phổi. - Đánh giá hạch di căn ung thư. - Đánh giá di căn ung thư lên não. IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Không có chống chỉ định tuyệt đối. - Người bệnh có thai, cho con bú cần theo hướng dẫn của thầy thuốc. 664
  2. - Người bệnh mới chụp X-Quang có cản quang trong vòng 24 giờ, hoặc mới làm xét nghiệm Y học hạt nhân khác. V. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời bệnh - Kiểm tra y lệnh. Thực hiện quy tắc 3 kiểm tra 5 đối chiếu. - Người bệnh được giải thích r trình tự tiến hành kỹ thuật để hợp tác thực hiện chụp hình. - Yêu cầu người bệnh tháo bỏ tất cả nhưng vật nằm trong trường chụp gây ảnh hưởng chất lượng hình ảnh: Vòng cổ, tiền xu, đồng hồ, điện thoại di động ....Lưu ý vị trí máy tạo nhịp tim và các dụng cụ cấy ghép khác. 2. Phƣơng tiện, thiết bị - Gamma camera SPECT. - Collimator năng lượng thấp, phân giải cao (LEHR- Low Energy High Resolution). VI. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Tư thế: Khi chụp đặt người bệnh nằm ngửa trên bàn, hai tay giơ lên trên đầu (nên kê gối dưới gáy và cố định tay người bệnh), đầu quay ra ngoài, chân hướng vào Gantry. Nếu người bệnh hạn chế cử động khớp vai hay mới mổ mới phải để tay song song xuôi theo thân người. Không thay đổi tư thế trong suốt quá trình chụp hình và thống nhất giữa hai pha sớm và muộn. - Tiêm tĩnh mạch 25-30 mCi Tc99m-MIBI, đẩy thuốc vào sâu trong cơ thể bằng nhiều nước muối sinh lý (đối với u phổi cần tiêm tay đối diện). Đợi sau tiêm 10 phút. - Đưa Detector về vị trí bắt đầu thu nhận, chọn Protocol điều khiển Gantry tương ứng. - Điều khiển sao cho cổ và hai phổi nằm giữa trường nhìn của Camera. - Nếu chụp phổi thì pha SPECT muộn được tiến hành sau 2 giờ kể từ khi tiêm dược chất phóng xạ. - Chế độ ghi hình (Computer setup): Matrix 128 x 128 hoặc theo số đếm 500 - 800 Kcount. 99m + Chụp Static (chụp tĩnh, Plana): 10 phút sau tiêm tĩnh mạch Tc-MDP, với tư thế trước - sau. + SPECT pha sớm (ngay sau khi chụp tĩnh): Quỹ đạo quay 360 độ. 64 thu nhận. 20-25 giây/thu nhận. + SPECT pha muộn (2 giờ sau tiêm): 665
  3. Quỹ đạo quay 360 độ. 64 thu nhận. 20-25 giây/thu nhận. - Yêu cầu người bệnh thở đều, không cử động, không được ngủ trong suốt quá trình chụp hình. Kỹ thuật viên phải liên tục theo d i người bệnh đề phòng những trục trặc có thể sảy ra (mất điện, lỗi Gantry, người bệnh cử động…) làm ảnh hưởng tới chất lượng của kết quả thu nhận ảnh. VII. XỬ TRÍ KẾT QUẢ 1. Truyền file thu nhận vào hệ thống mạng máy tính 2. Lựa chọn phần mềm xử lý cắt lớp và trình bày thành các trục 3. Với chụp phổi - Chọn lát cắt ngang qua vùng tổn thương (khối u) có độ tập trung hoạt tính phóng xạ cao với đường kính lớn nhất. - Vẽ vùng quan tâm (Region Of Interst - ROI) tại u (T: Tumor) nơi có độ tập trung cao nhất, tổ chức lân cận vùng u (N: Normal Lung), tổ chức phổi bình thường bên đối diện tổn thương (C: Contralateral normal) với cùng diện tích. - Đo số đếm phóng xạ tại các vùng quan tâm, lấy số đếm tối đa: max (số xung/picel), số đếm tối thiểu: min. Tính chỉ số T/N, T/C ở các pha sớm và pha muộn. - Đo chỉ số lưu giữ phóng xạ (RI = Retention Index): RI% = 100.(ER-ED)/ER. DR = T/N lúc 2 giờ (pha muộn). ER = T/N (pha sớm). VIII. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 1. Đánh giá định tính mức độ bắt xạ tại tổn thƣơng - Tăng tập trung phóng xạ: cao, vừa, nhẹ. - Không bắt xạ: độ tập trung phóng xạ tại tổn thương tương đương với tổ chức lành. - Khuyết xạ: giảm hoặc không có tập trung phóng xạ tại tổn thương. 2. Tiêu chuẩn chẩn đoán - Tăng cao tập trung phóng xạ tại tổn thương. - Phân bố phóng xạ không đều, rải rác hoặc hình vành khuyên, có khuyết xạ trung tâm. - Tập trung phóng xạ hình dạng bờ nham nhở, có tua gai. - Nghi ngờ hạch viêm và di căn tại các vị trí giải phẫu hạch có tập trung phóng xạ cao. 666
  4. - Nghi ngờ di căn não khi có tập trung phóng xạ cao. 3. Chỉ số định lƣợng: độ tập trung phóng xạ T/N trung bình ở người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ tại pha sớm là 2,8±0,8 và pha muộn là 2,4± 0,7. IX. BIẾN CHỨNG Không có biến chứng do liều phóng xạ đưa vào cơ thể rất thấp 667
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2