YOMEDIA
ADSENSE
CHUYÊN ĐỀ 2 - MUỐI CACBONAT
750
lượt xem 47
download
lượt xem 47
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cho 100 ml dung dịch HCl 1 M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 thu được dung dịch X chứa 3 muối. Cho dung dịch X vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch Na2CO3 ban đầu: A. 0,75 M. B. 0,65 M. C. 0,85 M. D. 0,9 M.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ 2 - MUỐI CACBONAT
- CHUYÊN ĐỀ 2 - MUỐI CACBONAT Bài tập 1. Cho 100 ml dung dịch HCl 1 M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 thu được dung dịch X chứa 3 muối. Cho dung dịch X vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch Na2CO3 ban đầu: A. 0,75 M. B. 0,65 M. C. 0,85 M. D. 0,9 M. Bài tập 2. Hãy cho biết khi cho a mol SO2 vào 200 ml dung dịch chứa Ba(HCO3)2 0,4 M và BaCl2 0,5 M thu được 23,3 gam kết tủa và V lít khí CO2 (đktc). Xác định V. A. 3,854 lít. B. 3,136 lít. C. 4,480 lít. D. 2,240 lít. Bài tập 3 (TSDH 2007A). Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là: A. V = 22,4(a – b). B. V = 11,2(a – b). C. 11,2(a + b). D. V = 22,4(a + b). Bài tập 4 (TSDH 2009A). Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5 M và KHCO3 1 M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1 M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là: A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Bài tập 5. Cho 115 gam hỗn hợp ACO3, B2CO3 và R2CO3 tác dụng hết HCl dư thì thu được 0,896 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là: A. 120 g. B. 115,4 g. C. 110 g. D. 116,22 g. Bài tập 6 (TSĐH 2008B). Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl dư, sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là: A. Na. B. Li. C. Rb. D. K. Bài tập 7. Cho rất từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHO3 vào 100 ml dung dịch HCl 2 M. Hãy cho biết thể tích khí CO2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Giáo viên: Lê Thị Thanh Bình www.hoc360.vn
- A. 3,36 lít. B. 2,8 lít. C. 2,24 lít. D. 3,92 lít. Bài tập 8. Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 20 g. B. 21 g. C. 22 g. D. 23 g. Bài tập 9. Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 và c mol NaHCO3 thu được dung dịch X và khí CO2. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Vậy mối liên hệ giữa m với a, b, c là: A. m = 100(2b + c – 2a). B. m = 100(b + c – a). C. m = 100(b + c – 2a). D. m = 100(2b + c – a). Bài tập 10. Hòa tan hoàn toàn 27,4 gam hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít CO2 (đktc). Kim loại M là: A. Rb. B. Li. C. K. D. Na. Bài tập 11. Cho từ từ 200 ml dung dịch H2SO4 1,0 M vào 500 ml dung dịch chứa Na2SO3 0,3 M và NaHSO3 0,5 M thu được dung dịch X và khí SO2. Tính thể tích khí SO2 (đktc). (Giả thiết toàn bộ lượng SO2 tạo thành đều thoát ra): A. 3,36 lít. B. 5,6 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. Bài tập 12. Cho 455 gam hỗn hơ hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với HCl 1 M vừa đủ tạo ra 1,12 lít CO2 (đktc). 1. Hai kim loại trên là: A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs. 2. Thể tích HCl cần dùng là: A. 0,05 lít. B. 0,1 lít. C. 0,2 lít. D. 0,15 lít. Giáo viên: Lê Thị Thanh Bình www.hoc360.vn
- Bài tập 13. Cho 200 ml dung dịch HCl từ từ vào 200 ml dung dịch Na2CO3 thấy thoát ra 22,24 lít CO2 (đktc). Thêm nước vôi trong dư vào xuất hiện 10 gam kết tủa nữa. Vậy nồng độ mol/l của dung dịch HCl và dung dịch Na2CO3 tương ứng là: A. 1,5 M và 1,0 M. B. 2,5 M và 1,5 M. C. 2,0 M và 1,5 M. D. 2,0 M và 1,0 M. Bài tập 14. Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra được hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30 %. Khối lượng muối natri trong dung dịch thu được là bao nhiêu gam? A. 16,8 gam NaHCO3. B. 106 gam Na2CO3. C. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3. D. 79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3. Bài tập 15. Cho V1 lít dung dịch NaOH 1 M trộn với V2 lít dung dịch Ba(HCO3)2 1 M. Tính tỷ lệ V1/V2 để sau phản ứng thu được dung dịch Na+ và HCO3-? A. 3/2. B. 1/2. C. 1. D. 2. Bài tập 16. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1 M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl biết rằng dung dịch X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaHCO3 0,5 M. A. 0,5 M. B. 1,5 M. C. 0,5 M và 1,5 M. D. 0,5 M và 2,0 M. Bài tập 17. Cho 150 ml dung dịch Na2CO3 1 M và K2CO3 0,5 M vào 250 ml dung dịch HCl 2 M thì thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là bao nhiêu lít? A. 3,36 lít. B. 2,52 lít. C. 5,60 lít. D. 5,04 lít. Bài tập 18. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít CO2 (đktc) và dung dịch sau phản ứng có chứa 21,4 gam hỗn hợp muối. Xác định V. A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 5,6 lít. D. 3,92 lít. Giáo viên: Lê Thị Thanh Bình www.hoc360.vn
- Bài tập 19. Hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 trong đó % khối lượng của Na2CO3 là a %. Cho 29,7 Ba(OH)2 0,5 M. Tính a để kết tủa thu được la lớn nhất. A. 55,56 %. B. 38,68 %. C. 43,33 %. D. 53,53 %. Bài tập 20. Cho rất từ từ từng giọt 100 ml dung dịch HCl 2,5 M vào dung dịch chứa 0,15 mol Na2CO3. Sau khi dung dịch HCl hết cho dung dịch nước vôi trong dư vào thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 7,5 gam. B. 10 gam. C. 5,0 gam. D. 15 gam. Bài tập 21. Cho 200 ml dd NaHCO3 1,25 M vào dd chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol BaCl2. Tính khối lượng kết tủa thu được: A. 19,7 gam. B. 59,1 gam. C. 39,4 gam. D. 49,25 gam. Bài tập 22. Cho từ từ từng giọt của dd chứa b mol HCl vào dd chứa a mol Na2CO3 thu được V lít CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dd chứa a mol Na2CO3 vào dd chứa b mol HCl thu được 2V lít CO2. So sánh a và b. A. a = 0,5b. B. a = 0,35b. C. a = 0,8b. D. a = 0,75b. Bài tập 23. (ĐHA – 2010): Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1 M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2 M và NaHCO3 0,2 M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là: A. 0,020. B. 0,030. C. 0,015. D. 0,010. Bài tập 24. (ĐHA – 2010): Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dchj X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là: A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,14 và 2,4. D. 0,07 và 3,2. Giáo viên: Lê Thị Thanh Bình www.hoc360.vn
- Bài tập 25. Đun nóng dung dịch X chứa a mol BaCl2 và b mol NaHCO3 thu được 19,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được 29,55 gam kết tủa. Vậy giá trị a và b tương ứng là: A. 0,15 và 0,15. B. 0,1 và 0,2. C. 0,2 và 0,15. D. 0,15 và 0,2. Bài tập 26. Trộn 2 dung dịch Ba(HCO3)2; NaOH có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỷ lệ 1:1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. (Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước). A. Ba2+, HCO3- và Na+. B. Ba2+, Na+ và OH-. C. Na+, HCO3-. D. Na+, HCO3- và CO32-. Bài tập 18: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1 M vào dung dịch chứa NaHCO3 và BaCl2 thu được a gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng chứa 2 ion (Bỏ qua sự điện ly của nước). Tính a. A. 19,7 gam. B. 39,4 gam. C. 29,55 gam. D. 9,85 gam. Giáo viên: Lê Thị Thanh Bình www.hoc360.vn
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn