intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề 7: Quản trị nguồn vốn trong ngân hàng

Chia sẻ: Fdgvxcc Fdgvxcc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

157
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề 7: Quản trị nguồn vốn trong ngân hàng nhằm trình bày về khái niệm về vốn tự có, vốn cấp 1, vốn cấp 2, đặc điểm vốn tự có như cung cấp nguồn lực cho ngân hàng, ổn định được tích lũy thêm, tỷ trọng nhỏ, quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề 7: Quản trị nguồn vốn trong ngân hàng

  1. Chuyên đề 7 Quản trị nguồn vốn trong ngân hàng Quản trị vốn tự có
  2. Khái niệm về vốn tự có • Theo Luật các TCTD 2011: - VTC gồm giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN. • Theo thông tư 13/2010 /TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN thì VTC gồm: vốn cấp I(vốn cơ bản) và vốn cấp 2 (vốn bổ sung).
  3. Vốn cấp 1 • Vốn cơ bản: vốn điều lệ thực có (gồm vốn đã góp, vốn đã được cấp)  các quỹ dự trữ công khai ( trích lập từ lợi nhuận sau thuê được giữ lại) gồm quỹ dự trữ dự bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, thặng dư vốn cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần mua cổ phiếu quỹ (nếu có) lợi nhuận không chia.
  4. Vốn cấp 2 • Vốn bổ sung bao gồm: Phần giá trị tăng thêm khi định giá lại tài sản cố định và các loại tài sản đầu tư tài chính theo qui định của pháp luật  Quỹ dự phòng tài chính,  Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do ngân hàng phát hành, giấy nợ thứ cấp có thời hạn dài.
  5. Đặc điểm của VTC • Cung cấp nguồn lực cho ngân hàng • Ổn định và được tích luỹ thêm • Tỷ trọng nhỏ • Quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng (giới hạn cho vay, huy động, đầu tư..)
  6. Chức năng của vốn tự có • Chức năng bảo vệ • Chức năng hoạt động • Chức năng điều chỉnh
  7. Quản trị vốn tự có - Nguồn hình thành, quy mô, thành phần, tỷ lệ thành phần đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và có lãi. Bảo vệ tài sản của KH Nâng cao sức đề khàng của NH trước rủi ro và nguy cơ phá sản Quản trị hiệu quả VTC và tăng khả năng sinh lời cho NH Thi hành đúng qui định của pháp luật
  8. Các thành phần của vốn tự có (theo thông tư 13/2010 và thông tư 19/2011) Vốn tự có = VTC cấp 1 + VTC cấp 2 – Các khoản phải giảm trừ khỏi VTC
  9. Vốn cấp 1 • Vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đã góp) - Theo qui định của luật pháp, một tổ chức tín dụng để được phép hoạt động thì vốn điều lệ thực tế ≥ vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định).
  10. Các nguồn hình thành vốn điều lệ • NHTM nhà nước • NHTM liên doanh • Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài • NHTM cổ phần
  11. Các trường hợp điều chỉnh tăng vốn điều lệ của NHTMCP • 5 trường hợp • Vốn điều lệ được sử dụng trong các trường hợp sau: - Xây dựng trụ sở ngân hàng, chi nhánh - Mua sắm các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh - Góp vốn liên doanh, mua cổ phần, cho vay…, đầu tư chứng khoán - Thành lập …
  12. Vốn cấp 1 • Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ  5% lãi ròng hàng năm < vốn điều lệ thực có • Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ  mở rộng quy mô hoạt động, nâng cấp trang thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc  50% lãi ròng hàng năm • Lợi nhuận giữ lại  Là phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, trích lập quỹ và được giữ lại bổ sung vốn cho ngân hàng
  13. Vốn cấp 1 • Thặng dư vốn = phần tăng so với mệnh giá  Chỉ xuất hiện tại các ngân hàng TMCP phát hành thêm cổ phiếu.  Theo quy định kết toán, thặng dư vốn nằm trong phạm trù vốn chủ sở hữu nhưng phải ghi tách riêng với vốn điều lệ.  ghi tăng vốn góp  ghi tăng khoản vốn góp trội hơn mệnh giá  Không được chia, nhưng được sử dụng để tăng vốn điều lệ
  14. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 Phần 1 • Lợi thế thương mại - là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà ngân hàng thương mại phải trả phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại do ngân hàng thương mại thực hiện. • Khoản lỗ kinh doanh bao gồm các khoản lỗ luỹ kế • Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác, của công ty con khác
  15. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 Phần 2 • Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% các khoản được dùng để xác định vốn tự có cấp 1 sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (phần 1) • Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% nêu trên nếu tiếp tục vượt mức 40% các khoản được dùng để xác định vốn tự có cấp 1 sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (phần 1), phần vượt mức đó sẽ bị trừ.
  16. Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung) Phần 1 Bao gồm vốn định giá lại tài sản và một số nguồn vốn huy động dài hạn: • 50 % phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật. • 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật. • Quĩ dự phòng tài chính
  17. Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung) Phần 2 • Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm. • Các công cụ nợ thứ cấp Lưu ý: Theo thoâng leä quốc tế, voán töï coù boå sung cuûa ngaân haøng coøn bao goàm Thu nhaäp töø caùc coâng ty thaønh vieân vaø töø nhöõng toå chöùc maø ngaân haøng naém coå phaàn sôû höõu.
  18. Quĩ dự phòng tài chính • Trích lập từ lãi ròng nhằm bù đắp các tổn thất về tài sản • Quy định về xử lý tổn thất về tài sản (theo 146/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2005): • Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. • Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. • Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.  Nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng. • tỉ lệ trích bằng 10% lãi ròng hàng năm của ngân hàng, số dư của quĩ không được phép vượt quá 25% vốn điều lệ ngân hàng.
  19. Giới hạn xác định vốn cấp 2 • Tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành và các công cụ nợ khác (mục vốn cấp 2 – phần 2) tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. • Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro. • Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành và các công cụ nợ khác (vốn cấp 2 – phần 2) phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu. • Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1.
  20. Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có • 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; • 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2