intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề kinh tế "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay"

Chia sẻ: Nguyen Minh Trieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

1.242
lượt xem
497
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trò quan trong trong nêng kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa phong phú. Việt Nam là nước có mặt biển rộng với hơn 3200 km bờ biển, có nhiều hồ và sông suối trong đất liền. Phát triển ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta. Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị tăng, vì vậy phát triển ngành thủy sản, đặc biệt phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề kinh tế "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay"

  1. Tiểu luận kinh tế Thực trạng, giải pháp tình hình xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay Giáo viên hướng dẫn :Trương Thị Bích Liên Sinh viên thực hiện :Huỳnh Sa Som
  2. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đối với hầu hết các nƣớc, ngành thủy sản có vai trò quan trong trong nêng kinh tế, đặc biệt đối với những nƣớc có vùng biển và vùng nƣớca nội địa phong phú. Việt Nam là nƣớc có mặt biển rộng với hơn 3200 km bờ biển, có nhiều hồ và sông suối trong đất liền. Phát triển ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế ở nƣớc ta. Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị tăng, vì vậy phát triển ngành thủy sản, đặc biệt phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản, sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp. Hiện nay ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trong quan trong, phát triển thủy sản tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Namtreen trƣơng quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn không tránh khỏi những tồn tại và khó khăn nhƣ thiếu hụt hạ tầng kém trong quản lý, và sự gia tăng tự phát. Bản thân những tác động môi trƣờng cũng gây rủi ro cao, làm nghề nuôi không phát triển đƣợc. Bên canh đó là yêu cầu khắt khe của thị trƣờng xuất khẩu đã gây nhiều áp lực cho thủy sản cho khu vực Đồng bằng sông Cửu long . Với lý do này em chọn dề tài “Thực trạng, giải pháp tình hình xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta hiện nay”. 2. Mục tiêu nghên cứu: Mục tiêu tổng quát: Nhằm phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn đốI với xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giảI pháp trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới Mục tiêu cụ thể: Mô tả tình hình hiện tại của xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta. Phân tích đánh giá chung về những cơ hội và và thử thách của xuất khẩu thủy sản trên thị trƣờng thế giớI đặc biệt là thị trƣờng Châu Âu. Đề xuất chung để nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản của đất nƣớc ta hiện nay. GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 1 SVTH: Huỳnh Sa Som
  3. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu ở trên, việc phân tích chủ yếu dựa vào thứ cấp nhiều nguồn từ Internet, báo chí, tạp chí, các tại liệu lien quan khác…. Các thong tin thu thập, xử lý theo phƣơng pháp thong kê mô tả để phát theo nhiều con số thành những phân tích, nhận định, đánh giá về tình hình xuất khẩu thủy sản của đất nƣớc ta. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của nƣớc ta. Số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 2004 – 2007. GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 2 SVTH: Huỳnh Sa Som
  4. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU MGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 1.1 Thời kỳ khởi đầu 1960-1980. Từ sau 1960, Nhà nƣớc đầu tƣ vốn thành lập cơ sở sản xuất cá giống nhật Tân để đáp ứng nhu cầu nuôi cá nƣớc ngọt. Từ sau năm 1960, Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng một số quốc doanh đánh cá với sự giúp đỡ của Đức, Liên Xô, Bungary và Trung Quốc, hoạt động trong cơ chế bao cấp của nhà nƣớc. Tuy nhiên do chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc và đặc biệt là sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, các tàu đánh cá quốc doanh không có điều kiện ra khỏi hoặc một bộ phận của quốc doanh đánh cá đƣợc giao nhiệm vụ quốc phòng. Nhƣ vậy, có thể nói hầu nhƣ hoạt đông khai thác hải sản trong thời kỳ này do ngƣ dân đảm nhiệm nên chƣa phát triển và kết quả rát hạn chế. Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất ngành thủy sản Việt Nam (1976-1980) Đơn vị Năm 1976 Năm Năm 1978 Năm 1979 Năm 1980 1977 1. Sản Tấn 607.870 595.545 526.707 458.861 402.300 lƣợng khai thác 2. Nghề Tấn 586.744 213.985 491.700 426.022 156.360 cá nhân dân 3. Giá trị Triệu 20,8 18,5 17,6 16,5 11,3 xuất USD khẩu Năm 1976, Bộ thủy sản chính thức đƣợc thành lập thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về phát triển ngành thủy sản. Ở Miền Bắc, Nhà nƣớc tăng cƣơng củng cố hệ thống các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã trong ngành thủy sản. Ở miền Nam đã có 19 xí nghiệp quốc doanh đánh cá; 13 xá nghiệp đông lạnh, 2 xí nghiệp dệt lƣới, 6 xí nghiệp sửa chữa tàu thuyền, 19 nghiệp chế biến nƣớc mắm, 2450 tổ đoàn kết sản xuất, 611 tổ hợp tác và 70 hợp tác xã. Tuy nhiên do thiếu lƣơng thực cung cấp GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 3 SVTH: Huỳnh Sa Som
  5. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay cho ngƣ dân, khó khăn về vật tƣ nguyên liệu, co chế quản lý bao cấp không phù hợp nên đây là thời kỳ suy thoái của ngành thuy sản, biểu hiện ở sản lƣợng khai thác và giá trị xuất khẩu liên tục giảm qua tƣng năm. Cụ thể ở bảng 1.1 1.2 Thời kỳ tích lũy và xây dựng 1980-1990 Trƣớc thực tiển phát triển nêu trên của ngành đã đăth ra yêu cầu cấp bách đổi mới cơ chế quản lý, gắn liền với việc thƣch hiện đổi mới cơ chế quản lý. Nhà nƣớc đã cho phép ngành thủy sản thực hiện cân đối xuất khẩu vật tƣ phục vụ sản xuất, cho phép ngành tự cân đối bằng cách đƣợc quyền sử dụng một phần ngoại tệ làm raddeer nhập khẩu vật tƣ hàng hóa phục vụ sản xuất và dịch vụ cho ngƣ dân; đồng thời có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc theo chỉ tiêu đã đƣợc Nhà nƣớc phê duyệt . Có thể nói đây là việc làm có tính chất quyết định đầu tiên để “cởi trói” cho sự phát triển lực lƣợng sản xuất của ngành, mở đầu giai đoạn chuyển biến chế độ tập trung, bao cấp sang chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh. 1.3 Thời kỳ đổi mới và phát triển 1990-2000 Cùng với quá trình đổi mới toàn diên nên kinh tế đất nƣớc từ sau năm 1986, ngành thủy sản cũng từng bƣớc đổi mới toàn diện về quan hệ sản xuất và lực lƣơng sản xuất. Những quyết sách lớn và toàn diện của Nhà nƣớc đã có vai trò thúc đẩy ngành thủy sản nƣớc ta phát triển toàn diện mọi hoạt động nuôi trồng thủy sản; góp phần tăng trƣởng và phát đầu tƣ tái đầu tƣ tạo nguồn thủy sản; góp phần phát triển ngành thủy sản. Cụ thể qua các năm tăng trƣơng sau đây: Nuôi trông thủy sản đã phát triển cả bề rộng và bề sâu trên khắp đất nƣớc. Nuôi trông thủy sản đƣợc xác định là nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, khoảng thời gian trở lại đây, nuôi trồng thủy sản mới có bƣớc phát triển cả về diện tích nuôi lẫn phƣơng thức và đối tƣợng nuôi. Nhiều phƣơng thức mới đƣợc áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhƣ nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm trên cát, nuôi ở biển. Ở địa phƣơng nuôi trông thủy sản đã trở thành một nghề trọng yếu góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu của hộ nông dân,nông traị. Đối tƣơng nuôi đƣợc mở rộng, trong đó đặc biệt là các đối tƣợng có giá trị xuất khẩu nhƣ: tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh, cá tra, bas a, cá hồng, cá song… nhƣng chủ yếu tập trung vào tôm sú, cá tra, cá ba sa. Các hoạt đông dịch vụ cho nuôi trông thủy sản đã phát triển và tập trung chủ yếu vào việc sản xuất và cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản và một số vật tƣ cho nuôi trồng thủy sản. Dịch vụ sản xuất và cung ứng giống còn ở mức khiêm tốn. Đã quan tâm đến vệ sinh an toàn ngay từ khâu nuôi trồng bằng cách ban hành nhiều văn bản về cấm sử dụng các loại kháng sinh. Tóm lại thời kỳ này là thời chuyển biến tốt của ngành thủy sản nƣớc ta, rút đƣợc nhƣng bài học tốt cho quản lý ngành thủy sản của nƣớc hiện nay. GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 4 SVTH: Huỳnh Sa Som
  6. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu của ngành thủy sản đến năm 2002. Năm So sánh(%) 1980 1990 2000 2002 2002/ 2002/ 1980 2000 - Sản lƣơng thủy sản(T) 558.660 978.880 2.003.700 2.410.900 358,7 120,3 Trong đó: + Khai thác hải sản 402.300 672.130 128.590 1.434.800 318,3 112,0 + Nuôi trồng thủy sản 156.360 306.750 723.110 976.100 562,3 135,0 - Xuất khẩu: +Gí trị (triêi USD) 11,3 205 1.475 2.014 13.053 136,5 +Sản lƣợng (tấn) 2.720 49.332 291.922 444.043 10.732,4 152,1 - Số lƣợng tàu thuyền 48.844 72.328 79.017 81.800 161,7 103,5 - Tổng công suất (CV) 453.871 727.585 3.204.998 4.038.365 706,14 126,0 - Số nhà máy chế biến đông lạnh (cái) 30 99 240 235 800 97,92 - Công suất (tấn/ngày) 180 580 2780 3147 1544,4 113,2 Nguồn : Bộ Thủy sản – Diễn đàn gia nhập WTO – Hà Nội 5/2004 GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 5 SVTH: Huỳnh Sa Som
  7. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG CÁC THỊ TRƢƠNG QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG 2.1 Tìm năng phát triển của ngành. 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cơ cấu tổ chức hành chính của Việt Nam  Vị trí địa lý Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông Dƣơng, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Đông, Nam và Tây Nam giáp biển Thái Bình Dƣơng; phía Tây và phía Bắc gắn liền với lục địa châu Á. Phần đất liền của Việt Nam trải dài từ 23o23' đến 08o02' vĩ độ Bắc và chiều ngang từ 102o08' đến 109o28' kinh độ Đông. Chiều dài tính theo đƣờng thẳng trong đất liền từ Bắc xuống Nam khoảng 1.650 km. Chiều ngang từ Đông sang Tây nơi rộng nhất trên đất liền là 600 km, nơi hẹp nhất 50 km. Việt Nam có biên giới đất liền dài 3.730 km. Phía Bắc giáp nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1.150 km. Phía Tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1.650 km và giáp Vƣơng quốc Cămpuchia - 930 km. Qua biển Đông và vịnh Thái Lan là Cộng hoà Philippin, Cộng hoà Inđônêxia, Cộng hoà Singapo, Cộng hoà Brunây và Liên bang Malaixia  Điều kiện tự nhiên Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền - theo tổng điều tra đất năm 2002 là 329.297 km2 - và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hƣởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á (chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và Đông Nam). Lƣợng mƣa trung bình hằng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm. Độ ẩm trên dƣới 85%. Đại bộ phận lãnh thổ đƣợc bao trùm bởi đồi núi, có nơi núi đâm ra sát biển, thậm chí còn lan ra biển. Hƣớng núi chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam. Núi không cao nhƣng hiểm trở, chia cắt địa hình thành nhiều vùng với những đặc thù riêng. Địa hình Bắc Bộ giống nhƣ chiếc rẻ quạt, ba phía Tây, Bắc và Đông đều là đồi núi, phía Nam là bờ biển và ở giữa là đồng bằng. Địa hình Trung Bộ chạy dài và hẹp; đồi núi, đồng bằng và bờ biển xâm nhập lẫn nhau. Địa hình Nam Bộ ít phức tạp hơn và tƣơng đối bằng phẳng. Nhìn chung, các vùng đồng bằng ven biển đều có diện tích không lớn. GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 6 SVTH: Huỳnh Sa Som
  8. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển. Các cửa sông này chịu ảnh hƣởng của chế độ thuỷ triều khá phức tạp. Ngoài những con sông chảy trực tiếp vào biển, có một số sông chảy qua các đầm phá lớn nhƣ phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan, Thị Nại. Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.860 sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung chảy xiết, do vậy thƣờng làm xói mòn địa hình. Bờ biển của Việt Nam uốn lƣợn - chỗ nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn. Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên nhƣ Hồ Tây (đại diện cho hồ miền đồng bằng); Biển Hồ, Hồ Ba Bể, Hồ Lắk (đại diện cho hồ miền núi). Các hồ đó có mực nƣớc quanh năm ổn định, chu trình vật chất khép kín tự có trong hồ là chính. Diện tích các hồ tự nhiên ở Việt Nam là 20.000 ha. Việt Nam có rất nhiều hồ chứa cỡ trung bình và cỡ nhỏ (hiện chƣa kiểm kê hết), một số hồ chứa lớn là Thác Bà, Hoà Bình (ở miền Bắc), Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Sông Hinh (ở miền Nam). Diện tích hồ chứa trên 180 nghìn ha. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong công tác thuỷ lợi, thuỷ điện và phân lũ, hiện nay nhiều hồ chứa mới đang tiếp tục đƣợc xây dựng. 2.1.2 Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lƣợng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ƣu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nƣớc cả về nuôi biển, nuôi nƣớc lợ và nuôi nƣớc ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nƣớc mặn, lợ và 254.835 ha nƣớc ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tƣợng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới đƣợc xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản nhƣ sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hƣớng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bƣớc khởi động GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 7 SVTH: Huỳnh Sa Som
  9. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nƣớc ngọt đang có bƣớc chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản đƣợc mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhƣng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phƣơng thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003. Từ cuối thập kỷ 80 đến năm 2000, ngành thuỷ sản đã có những bƣớc tiến không ngừng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lƣợc Phát triển Kinh tế - Xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã đƣợc hoàn thành vƣợt mức: CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lƣợng thuỷ sản Trong đó: tấn 1.600.000 2.174.784 - Sản lƣợng khai thác hải sản - 1.000.000 1.454.784 - Sản lƣợng nuôi trồng - 600.000 720.000 thuỷ sản Kim ngạch xuất khẩu thuỷ triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 sản Thu hút lao động thuỷ sản nghìn ngƣời 3.000 3.400 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu thuỷ sản tƣơng đƣơng với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hƣớng công nghiệp hoá. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Công nghiệp - Nông - Lâm - Thuỷ sản Năm Toàn quốc Xây dựng - Dịch vụ Tổng số Riêng Thuỷ sản GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 8 SVTH: Huỳnh Sa Som
  10. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trƣởng bình 13,0 14,9 9,5 14,6 quân Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản 2.1.3 Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lƣơng thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: Thuỷ sản đƣợc đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho ngƣời dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi ngƣời dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/ngƣời) và thịt gia cầm (3,9 kg/ngƣời). Cũng giống nhƣ một số nƣớc châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến ngƣời dân có xu hƣớng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia. Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lƣợng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nƣớc. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu ngƣời (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu ngƣời năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), nhƣ vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn ngƣời. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thƣờng xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nƣớc (2%/năm). Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực nhƣ khai thác, nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lƣợng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ nhƣ vá lƣới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của ngƣời phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90%. GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 9 SVTH: Huỳnh Sa Som
  11. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay 2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam. 2.2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 12 và cả năm 2007 Bảng 2.1: Biểu đồ thể hiện sự tăng trƣởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam Lƣợng xuất khẩu thủy sản việt nam 2005-2006-2007 Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2007 đạt tăng trƣởng khá vƣợt 4,4% kế hoạch đặt ra. Tính toán cho thấy năm 2007, lƣợng thuỷ sản xuất khẩu trung bình cho một tháng đạt 76,44 nghìn tấn tƣơng đƣơng 313 triệu USD. 12 tháng trong năm 2007 vừa qua không có tháng nào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam lại có lƣợng xuất khẩu thấp hơn so với cùng kỳ những năm trƣớc đó. Theo kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2008 sẽ đạt kim ngạch khoảng 4,1 tỷ USD, tƣơng đƣơng với lƣợng xuất khẩu là hơn 1 triệu tấn thuỷ sản, tăng khoảng 11% về lƣợng và 12% về kim ngạch so với năm 2007. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản thế giới đang tăng về cả lƣợng và chất lƣợng, đồng USD mất giá, chi phí đầu vào tăng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng của các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Ôxtrâylia... Đây là những điều kiện thuận lợi nhất để kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2008 đạt 4,1 tỷ USD. Nhu cầu và dự báo: Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trƣờng thế giới tăng mạnh trong năm 2007 và xu hƣớng này sẽ tiếp tục trong năm 2008. Ngành thủy sản toàn cầu sẽ có triển vọng tăng trƣởng nhanh bởi ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thủy sản là thực phẩm mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trƣờng lớn nhƣ EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự tăng trƣởng kinh tế, và nếu các nền kinh tế này tiếp tục tăng trƣởng nhƣ hiện nay thì nhu cầu đối với thủy sản năm 2008 sẽ rất lớn. Nhu cầu tăng sẽ kéo giá thủy sản tăng, giúp cho lợi nhuận của ngành thủy sản cũng sẽ gia tăng trong năm 2008. Những yếu tố này sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Dự báo ngành thủy sản sẽ hoàn GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 10 SVTH: Huỳnh Sa Som
  12. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD trong năm 2008.Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tháng 11/2007. 2.2.2 Thực trang xuất khẩu thủy sản trên các thị trƣờng. 2.2.2.1 Thị trương EU  Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣơng EU Nhìn chung, thuỷ sản của VN đƣợc xuất khẩu sang hầu hết các nƣớc thành viên EU, trong đó có 10 thị trƣờng chính, đạt tỷ trọng khá lớn trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang khối thị trƣờng này. Theo số liệu thống kê Hải Quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Bỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất (18%) trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2005, đạt 76,48 triệu USD. Theo sau là các thị trƣờng Ðức (16%), Italia (15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Pháp (9%), Anh (9%), BaLan (3%), Bồ Ðào Nha (2%), Ðan Mạch và Hy Lạp (chiếm khoảng 1% mỗi nƣớc). Từ năm 2003, nhờ sự nỗ lực cải tiến và quản lý chất lƣợng, quy trình và điều kiện sản xuất thuỷ sản của các doanh nghiệp, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU đã phục hồi và tăng trở lại, đặc biệt là thời gian gần đây. Bằng nhiều nỗ lực, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt đƣợc kết quả mong đợi. Ðến nay, số doanh nghiệp Việt Nam đƣợc công nhận đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) để xuất khẩu sản phẩm vào thị trƣờng này đã đạt tới 209 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vụ kiện chống bán phá giá cá tra và ba sa vào Mỹ năm 2004 đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này chuyển hƣớng vào thị trƣờng châu Âu. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trƣờng EU từ năm 2004. Bảng 2.2: Biểu đồ kim nghạch xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU – 2005 Nguồn: Trung tâm tin học – Bộ Thủy Sản GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 11 SVTH: Huỳnh Sa Som
  13. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay Bảng 2.3: Kim ngạch XK TS Việt Nam sang các thị trƣờng chính EU Ðơn vị: 1000 USD 2003 2004 2005 Bỉ 31.935 51.075 76.482 Ðức 18.245 44.200 67.812 Italia 23.043 32.123 63.202 Tây Ban Nha 8.262 35.115 53.660 Hà Lan - - 41.028 Pháp 14.599 23.803 38.444 Anh 14.976 26.347 38.265 Ba Lan 1.101 3.219 13.763 Bồ Ðào Nha 676 2.277 7.349 Ðan Mạch 1.880 3.161 5.893 Bảng 2.4: Khối lƣợng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU Ðơn vị: tấn 2003 2004 2005 Italia 11.589 14.567 23.711 Tây Ban Nha 3.739 12.427 20.681 Ðức 5.384 12.869 19.899 Bỉ 8.739 13.235 19.499 Hà Lan - - 10.641 Pháp 4.308 6.127 7.653 Anh 2.653 4.176 6.104 Ba Lan 568 1.095 5.761 Bồ Ðào Nha 385 1.019 2.871 Hy Lạp 565 331 1.643 Ngoài ra, sự kiện EU mở rộng lên 25 nƣớc thành viên đã nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng này năm 2004 đạt 231,5 triệu USD, tăng khoảng 88% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng gần 10%. Mặc dù có những thăng trầm, nhƣng EU vẫn giữ đƣợc ƣu thế của khối thị trƣờng lớn đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005, đạt 433 triệu USD. Trong 11 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU đạt hơn 649,4 triệu USD, chiếm GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 12 SVTH: Huỳnh Sa Som
  14. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay khoảng 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đứng thứ 2 sau Nhật Bản (25%), vƣợt trên thị trƣờng Mỹ (19,15%). Bảng 2.5: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, năm 2003-2006 2003 2004 2005 11 tháng 2006 Tấn 38.187 73.459 130.277 196.345 1000 USD 116.739 231.527 433.085 649.398 Nguồn: FICEN  Xuất khẩu thuỷ sản sang EU năm 2007: Tăng 27,9% EU đang là khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của thế giới, năm 2006 EU (25 quốc gia) nhập khẩu khoảng 38,9 tỉ USD, tăng 10,7% so với năm 2005. Ba nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất của thị trƣờng EU hiện nay là Nauy chiếm 9,57%, Trung Quốc chiếm 3,9%, Aixơlen chiếm gần 3,9%…, Việt Nam chiếm 2,05%. Ngoài Mỹ, Marốc, Achentina là những đối thủ cạnh tranh khá lớn của Việt Nam tại thị trƣờng này hiện nay. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của khu vực EU vẫn đang trong xu hƣớng tăng trong thời gian tới. Năm 2006 thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 2,05% nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU. Thêm vào đó các doanh nghiệp của Việt Nam đang đƣợc các nhà nhập khẩu EU đánh giá cao về chất lƣợng sản phẩm. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU năm 2008 sẽ đạt trên 1 tỉ USD và tiếp tục là khu vực xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Tính chung 10 tháng đầu năm 2007, cá đông lạnh vẫn là mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đƣợc EU nhập khẩu lớn nhất. Lƣợng nhập khẩu đạt 166 nghìn tấn với kim ngạch đạt 477,5 triệu USD, tăng 41,4% về lƣợng và 41,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 73,17% về lƣợng và 63,49% về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU. Tiếp theo là tôm đông lạnh với lƣợng xuất khẩu đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá đạt 133 triệu USD, giảm 2,1% về lƣợng và 1,24% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 7,8% về lƣợng và 17,68% về kim ngạch. Mực đông lạnh chiếm 6,93% về lƣợng và 7,36% về kim ngạch, nghêu đông lạnh chiếm 3,04% về lƣợng và 2,03% về kim ngạch. Sau đó là bạch tuộc đông lạnh, chả cá, cá đóng hộp… là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tới EU 10 tháng qua. 2.2.2.2 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ năm 2007 GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 13 SVTH: Huỳnh Sa Som
  15. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay Từ sau năm 2004, do ảnh hƣởng của các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra, basa và tôm của Việt Nam, mức thuế nhập khẩu của các mặt hàng này bị áp đặt với mức rất cao, khiến nhiều nhà NK của Mỹ không thể chịu nổi và các nhà xuất khẩu của Việt Nam cũng không thể đáp ứng yêu cầu đóng kỹ quỹ thuế CBPG với một khoản tiền quá lớn và phức tạp về mặt thanh khoản. Nguyên nhân cơ bản này đã khiến nhập khẩu thủy sản VN của Mỹ đang từ mức tăng trƣởng rất mạnh, gần 20% về giá trị sụt giảm xuống mức tăng trƣởng âm (–24%). Mỹ đã dần trở thành nhà nhập khẩu thứ hai rồi xuống thứ 3 trong số các nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Sang năm 2005 và 2006, các vấn đề về đánh giá hành chính đối với cá tra, basa đã có thuận lợi hơn, nhiều công ty đã đƣợc giảm tƣơng đối về mức thuế CBPG. Những phức tạp về thuế CBPG và đóng ký quỹ cho Hải quan Mỹ cũng một phần đƣợc ổn định. Mức thuế CBPG tôm của Mỹ áp đặt với VN thấp hơn so với một số nƣớc cùng xuất mặt hàng này cho Mỹ, vì vậy xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ đã dần đƣợc cải thiện. Năm 2007 đánh dấu một sự phục hồi đáng kể trên thị trƣờng Mỹ. Sức tăng trƣởng nhập khẩu tăng dần từ quý II sang quý III và quý IV đã tăng trƣởng khá mạnh với 18,4% về giá trị, đƣa tăng trƣởng cả năm lên 8,5% về giá trị. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ sau thời kỳ suy thoái 2004, 2005 và giai đoạn phục hồi 2006, 2007. Cụ thể qua các số liệu sau đây: Bảng 2.6: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ từ năm 2002-2007 Xuất khẩu thủy sản VN sang Mỹ 2002- 2007 Tăng trƣởng Giá trị Tăng trƣởng Năm Khối lƣợng (tấn) (%) (USD) (%) 2002 98.665 39 655.654.511 34 2003 123.472 25 782.238.334 19 2004 89.768 -27 592.824.065 -24 2005 91.674 2 633.984.549 7 2006 98.883 8 664.339.579 5 2007 99.769 1 720.524.455 8 Đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Mỹ vẫn là một thị trƣờng tiêu thụ rất quan trọng, là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 về giá trị, năm 2007 Mỹ đã nhập khẩu gần 100 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tƣơng đƣơng về khối lƣợng so với năm 2006, nhƣng giá trị tăng 8,5%. GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 14 SVTH: Huỳnh Sa Som
  16. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay Hiện nay, thị trƣờng Mỹ chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, sau EU (25,7%) và Nhật Bản (21,1%). Đây là sự phân bố tỷ trọng khá cân bằng và hợp lý cho đầu ra của thủy sản Việt Nam. Vì vậy việc đẩy mạnh và duy trì tỷ trọng giá trị của thị trƣờng Mỹ là rất quan trọng. Trung bình mỗi tháng xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt 7.520 tấn, kim ngạch 58,3 triệu USD. Tháng xuất cao nhất là tháng 7 với 11.100 tấn, tƣơng đƣơng 84,4 triệu USD. Tháng 2 hàng năm là tháng xuất khẩu có lƣợng và kim ngạch thấp nhất (do đây là thời gian Tết Nguyên đán). Giá xuất tăng đã giúp kim ngạch tăng cho dù khối lƣợng không tăng. Nguyên nhân chính là do USD mất giá, giá dầu tăng mạnh trong năm qua đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào và chi phí khác tăng. 2.2.2.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản vào Ôxtrâylia Ôxtrâylia là một thị trƣờng nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2007, trong khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nƣớc vẫn giữ tốc độ tăng trƣởng thì xuất khẩu sang thị trƣờng này lại giảm tới 43,9% về lƣợng, 51,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.  Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm Theo Bộ Thủy sản, mỗi năm Ôxtrâylia phải nhập khẩu tới 50% lƣợng thủy hải sản cho tiêu dùng nội địa. Hiện, New Zealand, Nam phi, Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á đang là những quốc gia cung cấp thủy sản lớn nhất cho Ôxtrâylia. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy kể từ đầu năm đến hết tháng 5/2007, XK thủy sản của Việt Nam sang Ôxtrâylia liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2006. Tháng 5 là tháng có tốc độ giảm nhiều nhất (64,2% về lƣợng và 74% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006). Tháng 6, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng này có dấu hiệu nhích lên, nhƣng vẫn chỉ đạt 1,62 nghìn tấn với kim ngạch 9,1 triệu USD. Nhƣ vậy 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ôxtrâylia đạt 5,4 nghìn tấn với trị giá 22,13 triệu USD, giảm 43,9% về lƣợng và 51,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006. Hầu hết các mặt hàng XK sang Ôxtrâylia giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, trừ mặt hàng cá tra, basa tăng chút ít. Nếu nhƣ năm 2006, Việt Nam xuất khẩu tới trên 30 nhóm hàng thủy sản, thế nhƣng 6 tháng đầu năm nay chỉ còn xuất khẩu là 11 nhóm mặt hàng. Các mặt hàng đông lạnh gồm: cá, tôm, bạch tuộc, mực và chả cá vẫn là những mặt hàng XK chính. Dù là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣng trong 6 tháng đầu năm nay những mặt hàng này cũng giảm so với cùng kỳ.  Mặt hàng lợi thế Là thị trƣờng nhập khẩu rất nhiều cá philê đông lạnh, cá tƣơi... ngƣời tiêu dùng Ôxtrâylia rất thích dùng cá thịt trắng. Vì thế cá tra, basa của Việt Nam trở thành mặt GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 15 SVTH: Huỳnh Sa Som
  17. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay hàng đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng đƣợc những tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao. 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Ôxtrâylia tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2006. Giá xuất khẩu trung bình cũng tăng hơn so với năm ngoái khoảng 0,4USD/kg. Trong tháng 6, giá xuất khẩu trung bình đạt 3,54 USD/kg, giảm 0,241USD/kg so với tháng 5/2007, nhƣng lại tăng 0,19USD/kg so với cùng kỳ năm 2006. Theo dự báo của Trung tâm thông tin Bộ Thƣơng mại, trong thời gian tới, giá xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sang Ôxtrâylia tiếp tục ổn định ở mức 3,5 USD/kg. 2.2.2.4 Tình hình chung thị trường Nhật Bản Với mức tiêu thụ thủy sản theo đầu ngƣời cao nhất thế giới, Nhật Bản là thị trƣờng tiềm năng lớn cho ngành thủy sản xuất khẩu nƣớc ta. Thị trƣờng Nhật Bản đã vƣơn lên số một, chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trƣờng này năm 2006 ƣớc đạt hơn 800 triệu USD; thị trƣờng EU chiếm hơn 21% thị phần xuất khẩu thuỷ sản, Hoa Kỳ (hơn 19%), Hàn Quốc (hơn 6%)... Theo thống kê, nƣớc ta hiện xếp hàng thứ 7 trong tốp 10 nƣớc có sản lƣợng thủy, hải sản xuất khẩu vào Nhật Bản (khoảng 120 nghìn tấn/năm); giá trị kim ngạch xếp hàng thứ 6 (khoảng 800 triệu USD). Nhật Bản là thị trƣờng lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam sau EU, với 21,1% tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên còn nhiều mặt hàng tiềm năng có thể vào thị trƣờng Nhật Bản mà các doanh nghiệp của ta chƣa khai thác hết. Theo Bộ thuỷ sản, 9 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 2,3 tỷ USD, trong đó Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu nhiều nhất, tiếp đến là Mỹ. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm việc 2 doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện nhiễm dƣ lƣợng kháng sinh Chloramphenicol, Nhật Bản đã ban hành lệnh kiểm tra 50%, tiếp đến là 100% đối với các lô hàng sản phẩm cá mực. Đặc biệt, ngày 25/10/2007, cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản Nhật Bản đã yêu cầu kiểm tra 100% các lô tôm xuất xứ từ Việt Nam. Đây thực sự là một thiệt thòi quá lớn vì Nhật vẫn là thị trƣờng xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nạm, làm mất niềm tin đốI vớI thị trƣơng. Ảnh hƣởng lớn đến xuất khẩu thủy sản, nhiều nguy cơ làm mất thị trƣờng. 2.2.2.5 Thị trường ASEAN Tuy các nƣớc ASEAN cũng xuất khẩu thủy sản nhƣng nƣớc ta vẫn có thể thâm nhập vào những thị trƣờng này để phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và chế biến xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 168 triệu USD. Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, việc ký kết thỏa thuận về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, công nhận lẫn nhau với cơ quan quản lý chất lƣợng thực GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 16 SVTH: Huỳnh Sa Som
  18. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay phẩm của các nƣớc ASEAN là rất cần thiết. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 200 triệu USD tăng 20% so với năm 2007. 2.3 Những đánh giá chung và những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng khả năng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam trên thị trƣờng Thế giới . 2.3.1 Những đánh giá chung 2.3.1.1 Nhiều khó khăn bên cạnh những lợi thế Thủy sản Việt Nam - một ngành kinh tế phát triển trên nền tảng của các hệ sinh thái, có quy mô nhỏ bé và sản xuất theo lối truyền thống sẽ phải đối mặt với những thách thức cũng nhƣ những cơ hội không nhỏ khi nƣớc ta là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Nhìn một cách tổng quát, gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam sẽ có thị trƣờng thế giới khổng lồ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng; có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cƣờng năng lực ngành kinh tế thủy sản vốn còn non yếu. Ông Andras Lakatos, một chuyên gia của Ủy ban châu Âu cho rằng, khi gia nhập WTO các nhóm hàng chính đƣợc hƣởng lợi từ tăng trƣởng xuất khẩu là gạo, thủy sản và dệt may. Ngoài ra, Việt Nam sẽ có những ƣu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thƣơng mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trƣờng hợp nếu phía nƣớc ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện. Với công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản mới và tiên tiến của các nƣớc du nhập vào nƣớc ta sẽ giảm thiểu đƣợc các nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh. Khi thủy sản bƣớc vào sân chơi mới này thì “thị trƣờng và môi trƣờng” luôn trở thành những vấn đề quan trọng và nổi lên nhƣ một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, điều mà ngành thủy sản nƣớc ta phải đối mặt thực tế trong thời gian qua và sắp tới. Vào WTO, bên cạnh những cơ hội thì khó khăn và thách thức cũng sẽ không ít và theo dự báo có thể xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ có bƣớc “thụt lùi”, vì chúng ta đã đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều rộng và trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh theo chiều sâu gắn chặt với nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Một thách thức lớn khác là khả năng cạnh tranh và chắc chắn các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải cạnh tranh quyết liệt hơn với sản phẩm thủy sản nhập khẩu có chất lƣợng cao, mẫu mã đa dạng. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu (đánh bắt, nuôi trồng...) và khu vực chế biến xuất khẩu thủy sản bắt GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 17 SVTH: Huỳnh Sa Som
  19. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay nguồn từ nhiều nguyên nhân nhƣ trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất chƣa cao, sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch còn rất yếu; cơ chế phối hợp giữa hai lĩnh vực trên chậm hình thành, trình độ quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Thêm nữa, hàng thủy sản nƣớc ta đang xuất sang các thị trƣờng có điều kiện hơn về công nghệ, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản của ta còn nhỏ bé, manh mún, yếu kém về năng lực sản xuất. Vì thế, chúng ta sẽ rơi vào “thế yếu” khi phải sản xuất hàng hóa với khối lƣợng lớn và đòi hỏi chất lƣợng cao. Trong một sân chơi bình đẳng, thủy sản nƣớc ngoài cũng sẽ “ồ ạt” đầu tƣ vào Việt Nam, do đó chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ vào đƣợc thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu, mà còn phải cạnh tranh với họ ngay tại thị trƣờng Việt Nam, đặc biệt đối với thị trƣờng thủy sản cao cấp. Ngoài ra, vấn đề an ninh thực phẩm của nƣớc ta vẫn còn khó khăn, thực phẩm cho toàn xã hội chƣa dồi dào, thậm chí có gia đình ngƣ dân ven biển không đủ cá ăn hàng ngày và đƣơng nhiên khả năng cạnh tranh tại “sân nhà” cũng sẽ gặp khó khăn. Ngày nay, mức sống của nhân dân trong nƣớc ngày càng cao, đặc biệt ở các khu đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, cộng với một bộ phận ngƣời nƣớc ngoài sống và làm việc tại Việt Nam làm cho cơ cấu ngƣời tiêu dùng hàng hóa thủy sản cũng thay đổi. Vì lẽ này, nhu cầu và thị hiếu hàng thủy sản của thị trƣờng nội địa cũng sẽ thay đổi về cơ bản, sẽ chấm dứt tình trạng “hàng ngon” thì bán ra nƣớc ngoài, còn “hàng xấu” thì ngƣời trong nƣớc sử dụng. Mặt khác, những tác động về xã hội nảy sinh nhƣ khoảng cách giàu nghèo trong ngƣ dân/lao động nghề cá tăng, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng do yêu cầu lao động kỹ thuật cao... và chính ngƣời dân sẽ bị thua thiệt. Bộ trƣởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc cũng đã cảnh báo, gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam mất dần lợi thế về giá, nên khi gia nhập tổ chức này chính Việt Nam đang tạo một thị trƣờng tốt để cho sản phẩm thủy sản nƣớc khác “nhảy vào”. 2.3.1.2 Giải pháp khắc phục Có thể nói, WTO có ảnh hƣởng tích cực đối với nhiều nền kinh tế thông qua Công ƣớc đa phƣơng của một bộ luật hành chính quốc tế mà các nƣớc thành viên phải cam kết. Để nắm bắt thời cơ, giảm thách thức, làm cho “cái khó ló cái khôn” và thoát khỏi sức ép của các nƣớc lớn trong điều kiện nhƣ vậy thì cùng với cả nƣớc, ngành thủy sản phải khẩn trƣơng hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, cơ chế thị trƣờng, cải cách hành chính và doanh nghiệp phù hợp với thể chế toàn cầu. Điều này có nghĩa chính sách phải chứa đựng “yếu tố hội nhập”, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh đó phải hiểu thấu đáo hệ thống pháp luật của các nƣớc thành viên khác nhằm sớm lƣờng trƣớc các rủi ro, vƣớng mắc khi quan hệ thƣơng mại vào thị trƣờng của họ. GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 18 SVTH: Huỳnh Sa Som
  20. Chuyên đề kinh tế Thực trạng và giải pháp đẩy manh xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay Để thủy sản có sức cạnh tranh ngày càng cao, cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển thủy sản thời gian tới theo hƣớng bền vững và có trách nhiệm; chú trọng thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết; không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc trƣng cho thƣơng hiệu thủy sản Việt Nam. Phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu, từ ao nuôi đến bàn ăn. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác; tăng cƣờng năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm; làm tốt công tác xúc tiến thƣơng mại và đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ để chủ động hội nhập quốc tế. Cần phải đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa thị trƣờng một cách linh hoạt, khôn khéo, lƣờng trƣớc các rủi ro, vì trên thực tế tự do hóa thƣơng mại chỉ đem lại lợi ích khi có những bƣớc đi thích hợp. Nói nhƣ Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại Trƣơng Đình Tuyển, nếu chúng ta vƣợt qua trong vài năm đầu, thì chúng ta sẽ ổn, đó là kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc. Ngành thủy sản cần chú trọng phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định, có khả năng cung cấp kịp thời nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng cần cải thiện các phƣơng pháp điều hành và chuẩn mực kế toán; tăng cƣờng quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau để cùng phát triển, tránh “chèn ép” khi khó khăn. Theo xu thế phát triển chung của thế giới rõ ràng nhu cầu hàng thủy sản trên thị trƣờng quốc tế sẽ rất lớn kèm theo những đòi hỏi cao về chất lƣợng. Vậy nên, sản phẩm thủy sản từ khai thác biển, nhất là từ biển sâu, từ nghề nuôi trên biển sẽ đƣợc ƣa chuộng và có giá trị lớn hơn nhiều so với các sản phẩm thủy sản từ nghề nuôi nội địa. Vì thế, ngành thủy sản tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến. Phát huy mạnh mẽ “yếu tố biển” trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản thời gian tới, hƣớng vào giải quyết đồng bộ ba vấn đề then chốt là ngƣ dân, ngƣ nghiệp và ngƣ trƣờng để phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm, tạo sức mạnh mới khi gia nhập WTO. 2.3.2 Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam. Thách thức không nhỏ khi gia nhập WTO, ngành thủy sản nƣớc ta phải đối mặt với các xu thế và yêu cầu của thị trƣờng thủy sản thế giới ngày càng khắt khe về chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo vệ môi trƣờng; truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Các rào cản thƣơng mại quốc tế thƣờng gặp đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhƣ: rào cản thuế quan (thuế phần trăm; thuế quan đặc thù nhƣ hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung) và rào cản GVHD: Trương Thị Bích Liên Trang 19 SVTH: Huỳnh Sa Som
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2