intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Quy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:308

217
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 thành công tốt đẹp. Trong Nghị quyết, Đại hội đã kêu gọi: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy truyền thống vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG

  1. BAN TƯ TƯỞNG - VĂN HOÁ TRUNG ƯƠNG CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên) 3
  2. NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2006 4
  3. 5
  4. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 thành công tốt đẹp. Trong Nghị quyết, Đại hội đã kêu gọi: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách m ạng, phát huy truyền thống vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân t ộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh””. Để thực hiện được Nghị quyết Đại hội nêu ra và đáp ứng được lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần t ạo ra một phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức m ạnh đoàn kết toàn dân tộc, trước hết là phải triển khai tổ chức việc nghiên cứu nghiêm túc, quán triệt sâu sắc và có hiệu quả những tư tưởng, quan điểm, chủ trương, chính sách của Văn kiện Đại hội để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đ ưa Nghị quyết vào cuộc sống sinh động toàn xã hội. 6
  5. Nhằm góp phần vào thực hiện nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách: Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên) do Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương biên soạn. Cuốn sách giới thiệu 8 chuyên đề thể hiện những n ội dung cơ bản Văn kiện Đại hội X nêu ra. Đó đồng thời cũng là những nội dung căn bản và trọng yếu nhất nhằm định hướng cho công cuộc tiếp tục đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta từ nay đến năm 2010, tạo ra nền t ảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hy vọng nội dung cuốn sách sẽ cung cấp những tư liệu bổ ích cho các đồng chí báo cáo viên, cán bộ chủ chốt trong cả nước tiến hành thắng lợi nhiệm vụ nghiên cứu, tuyên truyền Văn kiện Đại hội X của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2006 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 7
  6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18-4-2006 đến ngày 25-4-2006 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội X có ý nghĩa trọng đại trong đời sống chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bởi vì: Thứ nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa kết thúc 5 năm thực hi ện Ngh ị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên c ủa thế kỷ XXI. Thứ hai, Đại hội có nhiệm vụ ki ểm đi ểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành t ựu và y ếu kém; đồng thời rút ra những bài học kinh nghi ệm qua vi ệc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX c ủa Đảng, thực hi ện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005), Chiến lược phát triển kinh tế - xã h ội 10 năm (2001- 2010) và nhìn lại 20 năm đ ổi m ới; trên c ơ s ở đó, ti ếp tục phát triển và hoàn thi ện đ ường l ối, quan đi ểm, đ ịnh ra phương hướng, mục tiêu, nhi ệm vụ phát tri ển đ ất 8
  7. nước trong 5 năm tới (2006-2010); v ạch rõ ph ương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng và bổ sung, sửa đ ổi Điều lệ Đảng. Thứ ba, Đại hội có nhiệm vụ bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết với nhân dân, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới. Đại hội X của Đảng đã khẳng định ch ủ đề Đ ại hội (cũng là tiêu đề của Báo cáo chính tr ị) là: " Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu c ủa Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn di ện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình tr ạng kém phát triển". Chủ đề Đại hội gồm bốn thành tố: - Nâng cao năng l ực lãnh đ ạo và s ức chi ến đ ấu của Đảng là thành tố đầu tiên, có ý nghĩa h ết s ức quan trọng trong tình hình hi ện nay, khi c ơ h ội và thách th ức đan xen nhau, rất nhi ều v ấn đ ề m ới đ ặt ra, h ơn lúc nào hết chúng ta phải kiên đ ịnh sự lãnh đ ạo c ủa Đ ảng, chăm lo xây dựng Đảng, làm cho Đ ảng ta ngày càng nâng tầm trí tuệ, bảo đảm sự trong s ạch, v ững m ạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là nâng cao 9
  8. năng lực hoạch định đường lối, chính sách; năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện; năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng; năng lực lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Nâng cao sức chiến đấu của Đảng là làm cho từng cán bộ, đảng viên, từng tổ chức và cấp uỷ đảng, nói chung là toàn Đảng, phải có ý chí phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thường xuyên rèn luyện phẩm chất, đạo đức, không nể nang, né tránh, “dĩ hoà vi quý”; kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suy thoái ở ngay trong bản thân mỗi đảng viên, ở trong tổ chức đảng, c ơ quan n ơi mình sinh hoạt, công tác, ở trong Đảng và trong xã hội, dũng cảm đấu tranh chống các tư tưởng, quan điểm và hành động sai trái, thù địch. - Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là thành tố thứ hai của chủ đề, chỉ rõ yêu cầu phải động viên cao độ sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, của đồng bào trong nước và người Vi ệt Nam định cư ở nước ngoài, của mọi lĩnh vực hoạt động trên đất nước ta; giải phóng mọi tiềm năng, phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế; phát huy sức mạnh của truyền thống, lịch sử, văn hoá dân tộc và ý chí kiên cường của người Việt Nam để thực hiện bằng được 10
  9. mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. - Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới thể hiện yêu cầu tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ và đồng bộ hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: từ tư duy, nhận thức đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội; từ ho ạt động của cấp Trung ương đến hoạt động của địa phương, cơ sở. - Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là mục tiêu trực tiếp của nhiệm kỳ 2006-2010. Đại hội X khẳng định quyết tâm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là nêu quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) trước năm 2010. Đây là điều mong mỏi thiết tha, là đòi hỏi bức xúc của toàn Đảng, toàn dân ta. Quyết định này thể hiện sự nhìn nhận nghiêm túc, khách quan về tình hình đất nước hiện nay, cổ vũ nhân dân ta vươn lên với tinh thần tự tôn dân tộc và quyết tâm cao để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, có nghĩa là thoát khỏi tình trạng thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ số phát triển con người thấp và tình trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, thiếu thốn. 11
  10. Tóm lại, bốn thành tố trong chủ đề Đại hội X của Đảng có quan hệ chặt chẽ, thể hiện sự tổng kết những vấn đề hệ trọng nhất, từ đó chỉ ra tư tưởng chỉ đạo cho Đại hội X và cho cả quá trình hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong 5 năm tới. Tám chuyên đề thể hiện trong tài liệu này nhằm cụ thể hoá các vấn đề quan trọng của Đảng ta, đất n ước ta đã được Đại hội X của Đảng thông qua. 12
  11. 13
  12. Chuyên đề 1 NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI IX VÀ 20 NĂM ĐỔI MỚI, CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ 5 NĂM 2006 - 2010 VÀ ĐẾN NĂM 2020 I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI IX 1. Bối cảnh thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Năm năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện Nghị quyết Đại hội IX trong bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa có những khó khăn, thách thức lớn. a) Những thuận lợi cơ bản - Những kết quả của quá trình đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, tạo nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 14
  13. - Tình hình chính trị - xã hội ổn định; uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao. - Những kinh nghiệm tích lũy được trong việc giải phóng tiềm năng phát triển của đất nước tạo điều kiện để phát huy sức sản xuất, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế đi liền với thực hiện công bằng xã hội. b) Những khó khăn, thách thức Bên cạnh những thuận lợi, nước ta gặp không ít những khó khăn, thách thức: - Những yếu kém vốn có của nền kinh tế trình độ thấp. Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, thu nhập bình quân đầu người mới ở mức là 5,7 triệu đồng, tương đương 365 USD/người. Cơ sở hạ tầng, tuy đã được cải thiện, nhưng còn nhiều yếu kém, bất cập. - Thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi như dịch bệnh SARS (năm 2003), dịch cúm gia cầm (năm 2004, 2005) thiệt hại nhiều về người, của và ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế. - Tình hình thế giới và khu vực 5 năm qua diễn bi ến rất phức tạp, nhất là sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ. Khủng bố diễn ra ở nhiều nơi, có nguy cơ lan rộng. Chủ nghĩa đế quốc lợi dụng để thực hiện chính sách bá quyền, áp đặt, đánh đòn phủ đầu, gây ra chiến tranh ở Ápganixtan, Irắc, đe dọa tấn công quân sự Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba, Iran... làm cho tình hình thế giới trở nên phức tạp hơn. Các nước lớn đều có sự 15
  14. điều chỉnh chiến lược vì lợi ích của họ; đấu tranh dân tộc và giai cấp trên thế giới trở nên phức tạp và quyết liệt hơn. Tại khu vực Đông Nam Á, nguy cơ khủng bố xuất hiện ở một số nước, đe dọa sự ổn định của khu vực. - Tình hình kinh tế thế giới và khu vực đan xen những biểu hiện suy thoái, phục hồi và phát triển. Kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất th ế gi ới, ch ịu khủng hoảng trong những năm 2001 và 2002, đã ph ục hồi trong những năm 2003 - 2005. Kinh t ế các n ước EU, Nhật Bản phục hồi chậm. Các n ước ASEAN ch ịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - kinh t ế 1997 - 1999, hậu quả còn nặng nề trong nền kinh tế m ột số n ước. Giá dầu mỏ tăng cao, không ổn đ ịnh do nhi ều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát tri ển c ủa kinh tế thế giới. - Sự cạnh tranh và chính sách bảo hộ bất bình đẳng của một số nước trong quan hệ kinh tế quốc tế và với nước ta có xu hướng tăng lên. 2. Đánh giá những thành tựu đạt được trong 5 năm qua Vượt qua những khó khăn, thách thức, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. 16
  15. Một là, nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. - Giai đoạn từ 1991 đến 1996, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng từ năm 1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế châu Á 1997 - 1999, tốc độ tăng trưởng GDP giảm dần, năm 1999 chỉ còn 4,9%, so với 9,5% năm 1996. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên nhưng chưa cao và vững chắc. Vượt qua giai đoạn suy giảm, trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã tăng dần, năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 7,51%, đạt kế hoạch đề ra (7,5%), riêng năm 2005 đạt 8,43%1. Đến năm 2005, tổng thu nhập quốc dân theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 53 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người trên 10 tri ệu đồng, tương đương khoảng 640 USD. - Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các m ối quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế được cải thiện. + Trong 5 năm qua, kinh tế vĩ mô nước ta cơ bản ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Quan hệ cung cầu cơ bản là phù hợp, bảo đảm các hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra những biến động lớn trên thị trường. Giá hàng tiêu dùng tăng bình 1 . Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm như sau: 2001: 6,9%; 2002 : 7,08%; 2003: 7, 34% ; 2004 : 7, 8%; 2005 : 8,43%. 17
  16. quân 5,1% (riêng năm 2004 tăng 9,5%; năm 2005 tăng 8,4%, nhưng không gây xáo trộn lớn trên thị trường). + Thu chi ngân sách có nhiều tiến bộ, mức tăng thu 19,1%/năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân hàng năm đạt 24,4% (mục tiêu 20-21%), trong đó tỷ trọng thu nội địa tăng lên (năm 2001 là 50,7%, năm 2005 là 55%). Tổng chi ngân sách tăng 19,4%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm bình quân 28% (mục tiêu là 25 - 26%). + Tỷ lệ tiết kiệm bình quân tăng 9%/năm (kế hoạch 5,5%). Vốn đầu tư phát triển trong GDP tăng từ 35,4% năm 2001 lên 38,7% năm 2005, trong đó đầu tư trong nước chiếm 72%. - Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005 (kế hoạch 38 - 39%). Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm, từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,9% năm 2005 (kế hoạch 20 - 21%). Trong từng ngành kinh tế, cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều có sự chuyển dịch tích cực. + Cơ cấu kinh tế đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế. 18
  17. + Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong 5 năm, từ năm 2000 đến 2005, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%; dịch vụ từ 19,7% lên 25,3%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25 %. + Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới, chiếm 38,4% GDP vào năm 2005, và chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng, chiếm 6,8% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư n ước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp 15,9% GDP của cả nước. - Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới rất quan trọng. + Xuất, nhập khẩu tăng nhanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 111 tỷ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch 16%/năm); năm 2005, bình quân đầu người đạt 390 19
  18. USD/năm1, gấp đôi năm 2000, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50% GDP. Một số sản phẩm của nước ta, như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản... đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. + Vốn đầu tư từ nước ngoài, cả ODA và FDI, liên tục tăng qua các năm. Vốn ODA ký kết đạt 11,2 t ỷ USD; vốn giải ngân đạt 7,9 tỷ USD, tập trung cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, đào tạo nguồn nhân lực... Vốn FDI có bước chuyển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay2, tổng mức vốn đăng ký đạt 20,9 tỷ USD, vượt trên 39% so với kế hoạch, trong đó, thực hiện 14,3 tỷ USD, vượt 30% so với kế hoạch. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài, như khai thác dầu ở Angiêri, Xingapo, trồng cao su ở Lào. + Hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới và khu vực tiếp tục được mở rộng. Việc triển khai thực hiện Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo cam kết đã mang lại hiệu quả. Đàm phán để gia nhập WTO được đẩy mạnh. Các hiệp định song phương, 1 . Bình quân xuất khẩu đầu người của 59 nước thu nhập thấp trên thế giới là 93 USD ( số liệu năm 2004). 2 . Mức đầu tư FDI các năm như sau: 2001: 3,2 tỷ USD; 2002: 3,0 tỷ USD; 2003: 3,2 tỷ USD; 2004: 4,5 tỷ USD; 2005: 6,8 tỷ USD. 20
  19. đa phương khác được ký kết và triển khai. Những cố gắng đó đã góp phần tạo ra bước phát tri ển m ới rất quan trọng cho kinh tế đối ngoại. - Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng. Thị trường hàng hóa phát triển tương đối nhanh; một số loại thị trường mới hình thành. + Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. + Hoạt động của các loại hình doanh nghi ệp và bộ máy quản lý nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo thể chế kinh tế mới. + Một số loại thị trường mới, như khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản... được hình thành và phát triển phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Hai là, văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. - Văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, thể hiện: + Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Trong 5 năm qua cùng với việc củng cố kết quả phổ cập tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở 21
  20. được đẩy mạnh ở các địa phương trong cả n ước. Đ ến hết năm 2005 số học sinh đi học bậc tiểu học đạt 97,5%; đã có 31 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập trung học c ơ sở. Quy mô đào tạo được mở rộng. Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1%/năm; dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm. Cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục và đào tạo ở các cấp được tăng cường. Nhiều tỉnh đã xây dựng được các trường chuẩn quốc gia. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo tăng lên. Năm 2005, chi cho giáo dục và đào tạo đạt 18% tổng chi ngân sách. + Khoa học và công nghệ có tiến bộ, đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp..., đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ sản xuất và thay thế nhập khẩu. Khoa học xã hội và nhân văn có tiến bộ trong việc điều tra, nghiên cứu, cung cấp tư liệu và luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Chương trình nghiên cứu tổng kết 20 năm đổi mới được tiến hành từ năm 2003, đã cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các văn kiện Đại hội X. Khoa học tự nhiên đã tăng c ường các hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá ti ềm năng 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2