intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề Phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Ziet Viet | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

895
lượt xem
221
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề "Phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay" trình bày các nội dung sau: nguồn gốc, bản chất tham nhũng; các hình thức và tác hại của tham nhũng; chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề Phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

  1. Chuyên Đề PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TS. Đinh Văn Minh – Thanh tra viên cao cấp Phó Viện Trưởng Viện KHTT – Thanh tra Chính phủ
  2. I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT THAM NHŨNG 1. Nguồn gốc, Quan niệm - Tham nhũng là một khái niệm từ lâu đã được sử dụng rất quen thuộc nhưng hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về tham nhũng. Theo từ điển Tiếng Việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy c ủa ” . - Theo nghĩa hẹp: tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi; người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người trong khu vực nhà nước.
  3. - Khái niệm tham nhũng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. 2. Bản chất: Tham nhũng mang tính quyền lực, động cơ vì vụ lợi, mang tính xã hội và giai cấp sâu sắc. Bản chất của tham nhũng phụ thuộc vào việc sử dụng quyền lực. Chính việc lạm quyền ( sử dụng quyền lực một cách chuyên quyền dẫn đến tham nhũng
  4. II. Các hình thức và tác hại của tham  nhũng 1. Các hình thức tham nhũng, - Tham nhũng vật chất (kinh tế, tài sản, đồ vật và các loại có giá trị…) - Tham nhũng tinh thần ( uy tín, danh dự, các loại chức danh, quan hệ…) 2. Tác hại của tham nhũng • Phá hoại trật tự hành chính và trật tự xã hội • Làm đảo lộn các giá trị đạo đức, làm ruỗng mọt bộ máy nhà nước • Xâm hại và phá huỷ nền tảng kinh tế, ý thức xã hội gây bất bình trong nhân dân làm mất niềm tin của nhân dân vào nhà nước • Tạo ra những hệ luỵ suy đồi về văn hoá, giáo dục, tạo thói quen chạy chọt và hối lộ trong mọi hoạt động hành chính và xã hội • Gây mất đoàn kết trong độ ngũ cán bộ công chức nhà nước và làm tan dã niềm tin vào công lý
  5. KẾT CẤU BỘ TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG THAM NHŨNG Tiêu chí 1 … Chỉ số nhận thức Tiêu chí 2 … của công chúng Tiêu chí 3 … Chỉ số quy mô  Chỉ số thiệt hại Tiêu chí 1 … tham nhũng về kinh tế đối với Tiêu chí 2 … NSNN Tiêu chí 3 … Chỉ số Chỉ số chi phí Tiêu chí 1 … thực trạng không chính thức Tiêu chí 2 … tham nhũng của DN Tiêu chí 3 … Chỉ số chi phí Tiêu chí 1 … không chính thức Tiêu chí 2 … của hộ GĐ Tiêu chí 3 … Chỉ số Tiêu chí 1 … tính chất Tiêu chí 2 … tham nhũng Tiêu chí 3 …
  6. KẾT CẤU BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PCTN Mức độ hoàn thiện Tiêu chí 1 … của thể chế trong Tiêu chí 2 … công tác PCTN Tiêu chí 3 … Tiểu nhóm tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng Tiêu chí 1 … nỗ lực PCTN về năng lực của Tiêu chí 2 … bộ máy PCTN Tiêu chí 3 … Hiệu quả, Mức độ tham gia Tiêu chí 1 … hiệu lực của xã hội trong Tiêu chí 2 … phòng, chống công tác PCTN Tiêu chí 3 … tham nhũng Tiểu nhóm Tiêu chí 1 … tiêu chí đánh giá Tiêu chí 2 … kết quả của PCTN Tiêu chí 3 … Tiểu nhóm Tiêu chí 1 … tiêu chí đánh giá Tiêu chí 2 … tác động của PCTN Tiêu chí 3 …
  7. Công thức tham nhũng Tham nhũng = Chuyên quyền – minh bạch. Trong  đó:  • chuyên quyền là không chịu sự giám sát,  không thực hiện trách nhiệm giải trình, sử  dụng quyền lực bừa bãi dẫn đến lạm quyền.  • Minh bạch là công khai về tài sản, công khai  về thông tin, quan hệ, công khai về thực hiện  chức trách.
  8. Các hành vi bị coi là tham nhũng Điều 3 của Luật quy định các hành vi tham nhũng bao gồm: ­ Tham ô tài sản. ­ Nhận hối lộ. ­ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. ­ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, vì vụ lợi; ­ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. ­ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. ­ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. ­ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải  quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. ­ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. ­ Nhũng nhiễu vì vụ lợi. ­ Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; ­ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật  vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,  điều tra, truy tố, xét xử. 
  9. II. TÌNH HÌNH THAM NHŨNG HIỆN NAY 1. Thực trạng - Từ 01/01/2007 đến 31/8/2008, đã phát hiện 397 vụ việc tham nhũng ( giảm 14% số vụ việc so với cùng kỳ năm trước); các cấp khởi tố điều tra 284 vụ án với 622 bị can về các tội tham nhũng ( giảm 30% số vụ án và giảm 25% số bị can so với cùng kỳ năm trước); có 51 vụ việc, 125 đối tượng bị xử lý kỷ luật hành chính. Tội Tham ô chiếm tỷ lệ 52,4% số vụ và 45,1% số bị can; tội Nhận hối lộ chiếm 11,5% số vụ và 16,8% số bị can; tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm 15,5% số vụ và 13% số bị can; tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm 17,6% số vụ và 23% số bị can; còn lại là các tội danh tham nhũng khác chiếm 2,8% số vụ và 1,9% số bị can. - Viện Kiểm sát các cấp đã truy tố 362 vụ, 921 bị can về các tội tham nhũng, giảm 9% số vụ và giảm 11% số bị can so với cùng kỳ năm trước. Toà án các cấp đã xét xử sơ thẩm 286 vụ án, 692 bị cáo về các tội tham nhũng, giảm 17,1% số vụ và giảm 11,8% số bị cáo so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị tài sản bị tham nhũng phát hiện được là 132,2 tỷ đồng, 48,3 ha đất; đã thu giữ, phong toả được tiền, tài sản trị giá 46,4 tỷ đồng; xử lý thu hồi được 48,3 ha đất; giá trị tiền, tài sản bị tham nhũng không có khả năng thu hồi, khắc phục là 25,21 tỷ đồng
  10. - Từ 01/01/2008 đến 31/7/2009, các cơ quan chức năng đã khởi tố 243 vụ án với 520 bị can về các tội danh tham nhũng ( giảm 5% số vụ án và giảm 11% số bị can so với cùng kỳ năm trước). Tổng giá trị tài sản tham nhũng, là trên 700 tỷ đồng; đã thu hồi được 350,5 tỷ đồng; có 07 tỷ đồng không có khả năng thu hồi được, số còn lại đang tiếp tục thu hồi. - - Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã truy tố 290 vụ với 701 bị can ( giảm 15% số vụ và giảm 21% số bị can so với cùng kỳ năm trước). Toà án Nhân dân các cấp xét xử 229 vụ với 537 bị cáo (giảm 18% số vụ và 26% số bị cáo so với cùng kỳ năm trước). Trong số bị cáo đã xét xử, có 02 trường hợp bị Toàn án tuyên không có tội; 02 trường hợp bị phạt tù chung thân; 15 trường hợp bị phạt tù trên 15 năm đến 20 năm; 55 trường hợp bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm; 87 trường hợp bị phạt tù trên 3 năm đến 7 năm; 152 trường hợp bị phạt tù dưới 3 năm - Theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trong 12 tháng qua (từ ngày 01/12/2008 đến ngày 30/11/2009), các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả nước đã:Các cơ quan chức năng đã khởi tố 188 vụ án với 373 bị can về các tội danh tham nhũng (giảm 23% số vụ án và giảm 28% số bị can so với cùng kỳ năm trước). Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 253 vụ với 631 bị can (giảm 13% số vụ và giảm 10 % số bị can cùng kỳ năm trước). Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm 211 vụ án với 479 bị cáo (giảm 8% số vụ và 11% số bị cáo cùng kỳ năm trước)
  11. Năm 2010, tội phạm tham ô vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số các vụ án tham nhũng bị khởi tố (51,5% số vụ; 54,9% số bị can); tội nhận hối lộ chiếm 11,1% số vụ, 7,7% số bị can; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản chiếm 12,7% số vụ, 9,1% số bị can; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm 17% số vụ, 21,1% số bị can. Còn lại là các tội danh khác. Cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9 %; cấp quận, huyện: 22,5 %; cấp tỉnh: 13,1 %; cấp Trung ương: 0,3%; các tổ chức khác: 33,2%. Trong số bị cáo đã xét xử, có 05 trường hợp toà án tuyên không có tội; 166 trường hợp cho hưởng án treo; 109 trường hợp phạt tù dưới 03 năm; 85 trường hợp phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm; 51 trường hợp phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm; 10 trường hợp phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. Tổng giá trị tài sản bị tham nhũng là 193,5 tỷ đồng, 516,8 ha đất; đã thu hồi được 156,4 tỷ đồng, 432,1 ha đất; Kết quả khởi tố điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng năm 2010: - Khởi tố: 289 vụ/631 bị can (so với cùng kỳ năm 2008 tăng 2,48% số vụ và 1,45% số bị can). - Truy tố: 321 vụ/819 bị can (so với cùng kỳ năm 2008 giảm 18,53% số vụ và 10,39% số bị can). - Xét xử sơ thẩm: 308 vụ/718 bị cáo (so với cùng kỳ năm 2008 giảm 8,33% số vụ và 8,54% số bị cáo).
  12. Những hạn chế, yếu kém 1. chính trị trong phòng, chống tham nhũng. 2. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa đồng  đều, thường xuyên, liên tục và thiếu chiếu sâu. 3. Công tác hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng chậm và chưa  đồng bộ, một số quy định thiếu tính khả thi. 4. Triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ở một số cơ quan,  tổ chức, đơn vị chưa nghiêm túc, hiệu quả nhiều giải pháp còn thấp. 5. Công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng còn hạn chế, phát  hiện chưa kịp thời; số vụ việc, vụ án được phát hiện còn ít, chưa tương xứng  với tình hình tham nhũng thực tế đang diễn ra. 6. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng còn thấp. 7. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phòng, chống  tham nhũng chưa thực sự được phát huy theo chức năng, nhiệm vụ được  giao. 8. Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng chưa được đề cập  toàn diện và  có tính cơ bản.
  13. 2. Nguyên nhân 2.1. Nguyên nhân khách quan - Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, pháp luật chưa hoàn thiện - Quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ - Ảnh hưởng của mặt trai cơ chế thị trường - Do ảnh hưởng của tập quán văn hoá 2.2. Nguyên nhân chủ quan - Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả
  14. - Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém - Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu nhất quán - Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin – cho” vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý, tạo kẽ hở cho sực sách nhiễu, või vĩnh, ăn hối lộ . - Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc sử lý tham nhũng nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm. - .
  15. - Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống, tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu - Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. - Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức.   - Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng còn chưa được hiệu quả.
  16. I. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007 1. Tổng quan về Luật phòng, chống tham nhũng 2005 - Luật này gồm có 8 chương và 92 điều - Chương I: Những quy định chung gồm 10 điều, quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; các hành vi tham nhũng; nguyên tắc xử lý tham nhũng; quy định chung về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; mối quan hệ giữa các cơ quan trong phòng, chống tham nhũng… - Chương II gồm 48 điều (từ điều 11 đến 58), quy định các biện pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng. - Chương III gồm 9 điều (từ điều 59 đến 67), quy định các hoạt động nhằm phát hiện tham nhũng như: Công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; tố cáo của công dân
  17. - Chương IV gồm 4 điều (từ điều 68 đến 71) quy định về việc xử lý các hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Chương V gồm 13 điều (từ điều 72 đến 84) quy định về tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phối hợp của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng, chống tham nhũng. - Chương VI gồm 4 điều (từ điều 85 đến 88) quy định vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. - Chương VII gồm điều 89 và 90 quy định về hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, đó là các quy định về nguyên tắc chung và trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng. - Chương VIII quy định về các điều khoản thi hành.
  18. II. Nghị quyết trung ương 3 của Đảng về phòng, chống tham nhũng - Ðảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.      - Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. - Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu 
  19. - Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm. - Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài .
  20. III. Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Mục tiêu: - Ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật, nhất là trong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các văn bản áp dụng pháp. - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội, với đội ngũ cán bộ, công chức trung trực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp và được trả lương hợp lý; các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được củng cố và phát triển. - Hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2