YOMEDIA
ADSENSE
Chuyên đề thuyết trình Ô nhiễm trắng
65
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục đích của chuyên đề thuyết trình nhằm cung cấp thông tin để cán bộ Đảng viên hiểu rõ hơn về vấn đề ô nhiễm trắng, từ đó thay đổi nhận thức, hành động trong việc kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm trắng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề thuyết trình Ô nhiễm trắng
- PHẦN 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU PHẦN 2: NỘI DUNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đó là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu; nó có tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam của chúng ta; đây là vấn đề đe dọa đến sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai. Chuyên đề thuyết trình: “Ô nhiễm trắng”, thực trạng và giải pháp. Mục đích cung cấp thông tin để cán bộ đảng viên hiểu rõ hơn về vấn đề ô nhiễm trắng, từ đó thay đổi nhận thức, hành động trong việc kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễn trắng. Về nội dung thuyết trình: Thực trạng, tình hình ô nhiễm trắng hiện nay; nguyên nhân, hậu quả, tác hại; chính sách về kiểm soát và một số giải pháp để giảm thiểu tình trạng Ô nhiễm trắng. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu vấn đề Khái niệm “Ô nhiễm trắng”: Là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về ô nhiễm do nhựa và đặc biệt là túi nilon gây ra cho môi trường tại ngày môi trường thế giới năm 2018. Cuộc cách mạng hóa học những năm giữa thế kỷ XX đã mang tới cho nhân loại nhiều sản phẩm mới có giá trị, điển hình là sáng chế ra một loại vật liệu polyme sản xuất từ sản phẩm của dầu mỏ. Đặc tính: Rất nhẹ, bền trong môi trường, dễ chế tạo thành các loại hàng hóa theo nhu cầu cuộc sống và giá thành thấp so với các vật liệu khác. Các sản phẩm từ nhựa, nilon ra đời mang lại không ít tiện ích và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người chúng ta. Sản phẩm nhựa và túi nilon được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng, siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.
- Tuy nhiên, đối với rác thải nhựa, với đặc tính bền vững trong tự nhiên cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới. 2. Thực trạng, tình hình ‘ô nhiễm trắng” 2.1. Thực trạng “ô nhiễm trắng” trên thế giới Theo công bố của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc: Môi năm con ng ̃ ười thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất 4 lần; Thế giới vứt đi 141 triệu tấn bao bì bằng nhựa; Trên 480 tỷ chai nhựa được bán ra trên toàn thế giới; Khoảng 1 nghìn tỷ túi ni lông, 500 tỷ cốc nhựa được sử dụng/năm; 4,5 nghìn tỷ đầu thuốc lá xả ra môi trường/năm; Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. 2.2. Thực trạng “ô nhiễm trắng” trên biển Theo kết quả đánh giá của Cơ quan Bảo vệ đại dương Mỹ: Mỗi năm có khoảng 34 triệu tấn rác thải nhựa từ lục địa đổ vào các đại dương, trong đó có tới hơn một nửa đến từ 5 quốc gia châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc là 8,8 triệu tấn, Việt Nam đứng thứ 4 với 1,8 triệu tấn; Dự báo tới năm 2025, cứ có 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa. Đến năm 2050 lượng rác thải nhựa trên biển có thể nhiều hơn tất cả các loài cá và nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ; Hiện nay gần 700 loài sinh vật biển đang gặp nguy hiểm hoặc tuyệt chủng do ô nhiễm rác thải nhựa; nhiều dạn san hô tự nhiên có tuổi đời hàng triệu năm bị phá hủy. 1 triệu sinh vật biển chết mỗi năm do ăn phải rác thải nhựa, túi nilon. 2.3. Thực trạng “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam Việt Nam tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Nguồn chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp… Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 45kg/năm/người vào năm 2018. Theo dữ liệu của trang The Guardian (nhật báo uy tín nhất nước Anh), từ tháng 1 đến tháng 11/2018, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 443.600 tấn phế liệu nhựa, lớn thứ 3 trên thế giới. Dân số 93,7 triệu người,“Người Việt thải gần 18.000 tấn rác thải mỗi ngày”.Trong đó: 16% là rác thải nhựa, tương đương 2.500 tấn rác thải nhựa. Mỗi gia đình tại Việt Nam thường sử dụng 5 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả 2
- túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 500 tấn nhựa và túi nilon. Tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng. Nhựa đang gây ra những ‘vùng chết’ trên đại dương, gây tổn hại đến trữ lượng cá, các dạn San Hô tự nhiên, các bãi biển du lịch và trên tất cả các địa phương trong cả nước. (Bức ảnh được chụp tại chợ Tuy Phong, Bình Thuận) 3. Hậu quả, tác hại của “ô nhiễm trắng” Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon vẫn còn rất phức tạp, do việc loại bỏ chất thải nhựa và túi nilon là không dễ dàng bởi chưa tìm ra được sản phẩm rẻ hơn, tiện dụng hơn để thay thế; những sản phẩm đó vẫn được sử dụng do nhận thức từ những nhà sản xuất và người tiêu dùng về chất thải nhựa và túi nilon; thói quen sử dụng các sản phẩm vật dụng là nhựa và túi nilon của cộng đồng dân cư còn khá phổ biến. Ngoài ra, cơ chế chính sách, công nghệ tái chế và sử dụng xử lý chất thải nhựa còn nhiều bất cập…Vì vậy, hiện nay một lượng lớn từ rác thải nhựa đang hiện hữu và để lại hậu quả, tác hại nghiêm trọng đối với môi trường từ khâu sản xuất, sử dụng, thải bỏ và xử lý: 3.1. Quá trình sản xuất Túi nilông chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Trong quá trình sản xuất túi nilon tạo ra 3
- lượng lớn khí thải carbon gây ra những hậu quả như: Gây ô nhiễm không khí, mưa acid; tăng lượng khí thải carbon, góp phần biến đổi khí hậu. 3.2. Quá trình sử dụng Bao bì nilông, cốc nhựa dùng 1 lần đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cađimi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Ở nhiệt độ 7080 độ C, phụ gia chứa trong túi nilông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. 3.3. Quá trình thải bỏ Với đặc tính bền vững, rác thải nhựa sau khi con người thải ra môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe con người: * Tàn phá hệ sinh thái, thoái hóa đất Rác thải nhựa nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. * Gây ngập úng lụt lội Rác thải nhựa bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. * Hủy hoại sinh vật Rác thải nhựa như bao bì nilông, ống hút nhựa… bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. 4
- Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), một triệu động vật chết mỗi năm do ăn hoặc mắc phải túi nilông. * Tạo ra các hạt vi nhựa nguy hiểm ̣ ̀ ững hạt nhựa siêu vi (rât nho) đ Đang lo ngai la nh ́ ́ ̉ ến từ 2 nguồn do rác thải nhựa phân hủy và từ những hạt nhựa siêu nhỏ có trong mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem đánh răng... Chúng có thể làm tích tụ các loại hóa chất độc hại và mầm bệnh, xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể của con người và các loài sinh vật. * Gây thiệt hại về kinh tế Rác thải nhựa gây ô nhiễm, thoái hóa đất, nước > giảm hiệu quả, năng xuất cây trồng, thủy hải sản Lượng rác thải lớn gây mất mĩ quan đô thị và các địa điểm du lịch > Giảm lượng khách du lịch 3.4. Quá trình xử lý Hiện nay rác thải nhựa được xử lý theo ba phương pháp, gồm: Đốt, chôn lấp, tái chế. Đáng lưu ý là cả 03 phương pháp xử lý trên đều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Cụ thể: a. Phương pháp đốt Đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi. b. Phương pháp chôn lấp Rác thải nhựa trong bãi chôn lấp không phân hủy và cản trở sự phân hủy của các chất thải khác; nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. c. Phương pháp tái chế Ở Việt Nam, sản phẩm nhựa tái chế hiện vẫn đang được thả lỏng một cách "vô tội vạ". Nhà sản xuất muốn sử dụng nhựa gì, cho chất phụ gia gì vào cũng không ai biết. Còn người dân mua cũng không rõ chất lượng ra sao...Các hóa chất, chất phụ gia, chất tạo màu được sử dụng trong quá trình chế tạo nhựa tái chế có thể ngấm vào nước và gây độc hại cho sức khỏe. 4. Chính sách kiểm soát, giảm thiểu “ô nhiễm trắng” 5
- 4.1. Trên thế giới Trên thế gới hiện: Hơn 91 quốc gia đã cấm hoặc đánh thuế túi nilon trong đó có 55 quốc gia cấm trên phạm vi cả nước, ví dụ một số nước như: Pháp: tháng 7 năm 2016 cấm phân phối túi nilông mỏng tại các siêu thị; Hàn Quốc: Từ tháng 1/2019, Hàn Quốc đã chính thức cấm sử dụng túi nilon trong siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ; Châu Âu: Dự kiến bắt đầu từ năm 2021, 10 sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, đĩa, thìa, đũa, tăm bông hay que gài bóng bay sẽ bị cấm sử dụng; Philippines: Từ tháng 6/2019 Philippines đã thực hiện chương trình đổi rác nhựa lấy gạo và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của nhiều người dân. Theo quy định, 2 kg rác thải nhựa sẽ đổi được 1 kg gạo. (Ảnh chụp người dân làng Bayanan, Philippines đổi rác thải nhựa lấy gạo) 4.2. Tại Việt Nam Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 về biểu thuế bảo vệ môi trường: Đánh thuế đối với túi nilông với mức cao nhất là 50.000 đồng/kg túi. Quyết định số 491/QĐTTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050: Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I 6
- có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng; Sử dụng 100% túi ni lông thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy. Tại Lễ ra quân "Chống rác thải nhựa" của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức ngày 09/6/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Hiện nay, rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường, vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có những hành động thiết thực, cụ thể để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa, để người dân Việt Nam hiện tại, các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta được sống trong môi trường an toàn”. 5. Giải pháp hạn chế, giảm thiểu “ô nhiễm trắng” 5.1. Hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các văn bản luật Các cơ quan hữu quan chức năng các cấp triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ của Chính phủ về lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến việc giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon: Nghị định số 38/2015/NĐ CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Quyết định số 582/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Các Bộ, Ban, Ngành xây dựng kế hoạch, lộ trình để giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm nhựa, túi nilon trong đơn vị. Hoàn thiện các công cụ kinh tế để khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa, nilon sử dụng một lần. 5.2. Tăng cường các biện pháp kiểm soát, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật môi trường. 7
- Các cơ quan chức năng như Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công thương, Bộ Công an, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát môi trường cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật môi trường đối với vấn đề ô nhiễm bởi các sản phẩm nhựa và nilon tại các cơ quan, đơn vị, khu công nhiệp và tại các khu đô thị… 5.3. Sử dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến Việt Nam cần áp dụng công nghệ xử lý rác thải không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể là công nghệ đốt phát điện và Tái chế. Đây là 2 giải pháp tối ưu để thu hồi được những giá trị từ rác thải và giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả, mang lại nhiều giá trị và lợi ích lâu dài cho sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam. 5.4. Thay đổi nhận thức của người dân Tập trung thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức, thói quen của người dân trong việc thực hiện phân loại chất thải tại nguồn ; sử dụng các sản phẩm thân nhiện với môi trường để thay thế các sản phẩm nhựa; thay thế các ống hút nhựa, thìa nhựa bằng ống hút làm bằng cỏ, tre. Ví dụ: + Nguyễn Văn Mão, quê ở huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An: Là người đi đầu trong việc sản xuất ống hút tre Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, hiện tại anh Nguyễn Văn Mão có doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi tháng và được bạn bè quốc tế khen ngợi và đánh giá rất cao dòng sản phẩm thân thiện với môi trường này). + Công ty Ống hút Cỏ bàng Green joy của bà Nguyên Võ, có trụ sở tại quận Bình Thạnh, TP HCM, qua 8 tháng hoạt động đã cung cấp cho 100 chuỗi nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam. Hơn 30 thị trường tiếp cận với sản phẩm ở các quốc gia: Mỹ, Canada, Pháp, Đức... Doanh số đạt 830 triệu đồng, theo đơn đặt hàng đến hết năm 2019 đến từ Mỹ và Châu Âu, dự kiến đạt 13 tỷ doanh thu. Tại chương trình Shark Tank Việt Nam, tháng 9/2019 của VTV3 Đài truyền hình Việt Nam. Chị Nguyên Võ gọi vốn 2 tỷ đồng cho dự án ống hút cỏ Green Joy khiến 3 nhà đầu tư tranh giành đầu tư và cuối cùng thương vụ khép lại với mức đầu tư 4 tỷ. Thường xuyên phát động các phong trào chung tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền. 8
- Hình thức tổ chức tuyên truyền: Tập trung; thường xuyên; đồng loạt, có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng. PHẦN 3: KẾT LUẬN Tóm lược nội dung thuyết trình: Thực trạng tình hình ô nhiễm rác thải nhựa; hậu quả tác hại của việc sử dụng các loại vật liệu được chế biến từ nhựa; chính sách về sử dụng, hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa cũng như một số giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tình trạng “Ô nhiễm trắng” hiện nay. Nhiệm vụ của cán bộ đảng viên sau buổi sinh hoạt: Có trách nhiệm tiên phong, tích cực trong phong trào chung tay giải quyết vấn đề “ô nhiễm trắng”, có hành động thiết thực cụ thể để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa; hạn chế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng những sản phẩm từ nhựa đặc biệt là túi nilon sử dụng một lẩn, cụ thể: Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, xử lý chất thải; tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng dân cư nơi cư trú trong việc sử dụng và kiểm soát, giảm thiểu tác hại của chất thải nhựa và túi nilon; thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; sử dụng các sản phẩm thân nhiện với môi trường để thay thế các sản phẩm nhự, túi nilon./. 9
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn