Chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An
lượt xem 5
download
Nghiên cứu làm rõ việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, nêu lên một số yêu cầu cơ bản cần đáp ứng để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Nguyễn Khánh Ly1,*, Nguyễn Mạnh Hưng1 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, * Email: nkly.ktkt252@gmail.com Tóm tắt: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là một lựa chọn đúng đắn và khả dĩ trong bối cảnh cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ và xã hội luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn như dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong giáo dục đại học đang đứng trước nhiều rào cản bởi nhiều yếu tố đến từ chính cơ sở đào tạo, các yếu tố từ phía Nhà nước và từ người học. Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong giáo dục đại học, cần tập trung tháo gỡ tất cả những yếu tố đó. Nghiên cứu làm rõ việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học của Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, nêu lên một số yêu cầu cơ bản cần đáp ứng để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Từ khoá: Chuyển đổi số, Giáo dục đại học, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, chuyển đổi số Chuyển đổi số trở thành xu thế không thể trong GDĐT tập trung vào hai nhóm tiêu chí đảo ngược trong các cơ sở giáo dục đại học, chủ đạo là chuyển đổi số trong đào tạo và trong cuộc cách mạng 4.0. Hiện nay, hầu như chuyển đổi số trong quản trị đại học (Bộ Giáo tất cả các cơ sở giáo dục đại học đã bắt đầu dục và Đào tạo, 2022). Nói cách khác đó là sự chuyển đổi số, từ tìm hiểu, tổ chức hội thảo, thay đổi cơ bản cách thức tổ chức, vận hành, nghiên cứu, cho tới triển khai, thực hiện. Việc điều hành các quy trình, thủ tục dựa trên nền chuyển đổi số được xem là vấn đề sống còn, tảng công nghệ số nhằm mang lại giá trị mới để tồn tại và phát triển của nhà trường. Đến phục vụ cho việc dạy, học, nghiên cứu và nay, toàn ngành giáo dục đã chủ trương, xác quản lý hướng đến mục tiêu hiệu quả cao hơn. định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển Bài viết trao đổi về việc thực hiện chuyển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban đổi số trong giáo dục đại học của Trường Đại Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn học Kinh tế Nghệ An. Trên cơ sở đó, đề xuất bản toàn diện giáo dục đào tạo (GDĐT). Thủ một số yêu cầu cơ bản cần đáp ứng để nâng tướng Chính phủ cũng đã ban hành Đề án cao hiệu quả chuyển đổi số ở trường Đại học tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý Kinh tế Nghệ An. giáo dục, hỗ trợ đổi mới dạy - học, nghiên cứu 2. NỘI DUNG khoa học triển khai trong toàn ngành. 2.1. Chuyển đổi số trong giáo dục đào Chuyển đổi số là sự tích hợp các công tạo ở Việt Nam nghệ số vào hoạt động giảng dạy, học tập và hoạt động quản lý của nhà trường. Ngày Hiện nay, ngành Giáo dục đã chủ động 30/12/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành Quyết định số 4740/QĐ-BGDĐT về Bộ hiện chuyển đổi số trong quản lí giáo dục. 109
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục đào tạo đã sinh (đạt 69,5%) trên tổng số 23 triệu học kết nối internet tốc độ cao. Kho học liệu số sinh; đến nay đã xác thực được gần 14 triệu chia sẻ dùng chung toàn ngành với gần 5.000 hồ sơ giáo viên và học sinh từ Cơ sở dữ liệu bài giảng E-learning, hơn 2.000 video bài quốc gia ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, dân cư. Kết nối thành công Hệ thống phần 35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách mềm quản lí thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ và Hệ thống đăng kí xét tuyển đại học, cao thông. Đồng thời, phát động cuộc thi quốc gia đẳng (trong đó cung cấp dịch vụ thanh toán “Thiết kế bài giảng điện tử” với hơn 43.000 trực tuyến xét tuyển cho thí sinh) với Cơ sở bài giảng điện tử do giáo viên biên soạn (Bộ dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo an toàn Giáo dục và Đào tạo, 2021). thông tin và sử dụng ổn định (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021). Hiện có 63 cơ sở giáo dục, Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục được ứng đào tạo và 710 phòng giáo dục đào tạo đã dụng mạnh mẽ trong quản lí, điều hành. Số triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung hóa, gắn mã định danh hầu hết các đối tượng cho giáo dục, 90% các trường sử dụng phần cần quản lí: 51.000 trường học mầm non, phổ mềm quản lí, trong đó hầu hết là phần mềm thông; gần 24 triệu học sinh (số hóa các thông quản lí theo mô hình trực tuyến (Bộ Giáo dục tin về lí lịch, quá trình học tập, rèn luyện, sức và Đào tạo, 2021). khỏe …); hơn 1,4 triệu giáo viên (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn) (Bộ Trong bối cảnh hiện nay, sự bùng nổ và Giáo dục và Đào tạo, 2021). Từ đó, ứng dụng phát triển về công nghệ giáo dục đã và sẽ tạo có hiệu quả trong quản lí giáo dục đồng bộ ra những phương thức giáo dục phi truyền trên phạm vi toàn quốc về: quản lí thừa, thiếu thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên; giáo dục đại học theo các hướng cơ bản có bước đầu số hóa thông tin phục vụ quản lí sức liên quan đến: Nền tảng số cho giáo dục khỏe học sinh trên cả nước. (Digital education platform); Người học số (Digital learner); Người dạy số (Digital Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, teacher/educator); Học liệu số (Digital ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện kết learning resources); Môi trường học tập số nối thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia ngành (Digital learning environment)... Do vậy, việc Giáo dục với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân có nhận thức và thái độ đúng đắn để chủ động cư; kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của hơn thích nghi và bắt kịp chuyển đổi số trong giáo 1,4 triệu giáo viên trên tổng số 1,6 triệu giáo dục đại học hiện nay cũng là điều tất yếu viên (đạt 88%) và khoảng 16 triệu hồ sơ học khách quan trong sự vận động và phát triển. 110
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 Hình 1: Khung chuyển đổi số trong giáo dục cấp hệ thống Nguồn: Đỗ Thị Quyên (2021). Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục lại nhiều thành tựu khoa học công nghệ vượt và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục có tác bậc làm thay đổi đáng kể cuộc sống con người. động rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Trong tiến trình phát triển ấy, chuyển đổi số 2.2. Các vấn đề trong chiến lược (Digital Transformation) đã trở thành xu thế tất chuyển đổi số ở Trường Đại học Kinh tế yếu của mỗi quốc gia. Việt Nam trong giai đoạn Nghệ An hội nhập kinh tế quốc tế cũng không thể đứng ngoài quá trình đó. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Thực hiện Chương trình chuyển đổi số Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg phê quốc gia được Thủ trướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc duyệt, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". 05/08/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Theo đó, giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực y tế. Kế đến, định hướng đến năm 2030, dựa trên “Bộ chỉ Thủ trướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin dục đại học” (ban hành theo Quyết định và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo 4740/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm Giáo dục và Đào tạo), trường Đại học Kinh tế 2030" kèm theo Quyết định số 131/QĐ-TTg Nghệ An (ĐHKTNA) xác định chuyển đổi số ngày 25/01/2022. Đại hội đại biểu toàn quốc là động lực phát triển, hướng đi mới và đã lần thứ XIII của Đảng ta đã khẳng định phải đẩy triển khai chuyển đổi số trong đào tạo và mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế chuyển đổi số trong quản trị đại học. số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). 111
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 2.2.1. Chuyển đổi số trong đào tạo tiếp; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học theo hình thức trực Khi dịch Covid-19 xuất hiện và ngày càng tuyến tại các khoa cũng được đề xuất. diễn biến phức tạp, khó lường, việc đào tạo trực tuyến kết hợp với dạy học trực tiếp đã được Bên cạnh đó, Trường ĐHKTNA còn triển trường ĐHKTNA chủ động thực hiện. Trường khai mô hình dạy học kết hợp (Blended ĐHKTNA có văn bản hướng dẫn các khoa đào learning); bước đầu xây dựng kho học liệu mở tạo cách thức điều chỉnh phương thức dạy học với hệ thống bài giảng, bài tập, tài liệu có tính và kiểm tra đánh giá để thực hiện mục tiêu kép tương tác cao; ứng dụng thực tế ảo tăng cường vừa đảm bảo chất lượng giáo dục, vừa phòng nhằm tạo môi trường học có tương tác, nâng cao chống dịch Covid-19 hiệu quả. Trong năm học trải nghiệm học tập cho người học; ứng dụng 2020 - 2021 và đợt 1 kỳ 1 năm học 2021 - 2022, công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết việc học trực tuyến của nhà Trường được thực quả đào tạo (Canva, Quizz,…). Hệ thống quản lí hiện bằng phần mềm Zoom meetting để giảng LMS sẽ giúp người học có thể tự học tập, tự đánh viên và sinh viên có thể triển khai hoạt động học giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của tập trực tuyến theo thời khóa biểu được bố trí bản thân; Nhà trường quản lý điểm, tiến trình trong lịch trình học tập trên trang thông tin điện học tập của người học và các hoạt động của tử của Trường. Nhưng bắt đầu vào học đợt 2 kỳ giảng viên, cố vấn học tập trên hệ thống; Cung 1 năm học 2021 - 2022, việc đào tạo trực tuyến cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác được thực hiện bằng phần mềm Microsoft để người học có thể trao đối với giảng viên và Teams. Việc sử dụng tài khoản của nhà trường các phòng ban trong Nhà trường; Giảng viên có cung cấp giúp cho giảng viên và sinh viên có thể thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên. đăng nhập vào hệ thống hỗ trợ đào tạo trực tuyến Trước nhu cầu nguồn nhân lực cho công một cách đồng bộ và có kiểm soát, tạo thuận lợi cuộc chuyển đổi số, ĐHKTNA đã nắm bắt và cho công tác quản lý dạy - học trực tuyến của xây dựng các ngành học mới như: Kinh tế số nhà Trường được tốt hơn. Hiện nay, các lớp đào (Digital economy), Công nghệ thông tin tạo liên thông, văn bằng 2 được nhà trường đào (Information Technology), Nông nghiệp tạo theo hình thức trực tuyến. Nhà trường xác công nghệ cao (High-tech agriculture), Công định dạy học trực tuyến, trực tuyến kết hợp trực nghệ tài chính (Finalcial Technology)… tiếp không còn là giải pháp tạm thời thích ứng với đại dịch Covid-19 mà là giải pháp lâu dàì Nhà trường cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật nhằm đáp ứng với chủ trương chuyển đổi số giáo chất, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ dục, tạo nên một thế hệ mới văn minh, hội nhập, công tác đào tạo trực tuyến. Hệ thống máy chủ, phù hợp xu thế chung của thời đại mới. máy trạm, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, thiết bị thu và phát điện dự Năm 2023, Hiệu trưởng trường phòng… bước đầu được đầu tư. 100% giảng ĐHKTNA ra Quyết định số 123/QĐ- đường, ký túc xá có Internet và đã xây dựng thư ĐHKTNA ngày 16/02/2023 về việc ban hành viện số, cập nhật hàng ngàn học liệu số đáp ứng “Quy định tạm thời về đào tạo trên hệ thống nhu cầu đào tạo, thực hiện mượn - trả trực tuyến. LMS tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An”. Ngay khi có Quyết định của Hiệu trưởng, Nhằm đảm bảo khách quan trong quá phòng Quản lí đào tạo, khoa học và hợp tác trình thi, đánh giá kết quả học tập của người quốc tế đã kịp thời ra Hướng dẫn số 293/HD- học phù hợp, Ban Giám hiệu nhà trường đã ĐHKTNA ngày 28/03/2023 về quy trình sản chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi cho tất xuất bài giảng, học liệu E-learning tại Trường cả các ngành đào tạo tương ứng với chuẩn ĐHKTNA. Các giải pháp nhằm nâng cao chất đầu ra và phù hợp với hình thức thi online lượng đào tạo trực tuyến kết hợp đào tạo trực hoặc onsite. 112
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 Nhà trường đã tổ chức tập huấn, bồi thông tin, có phần mềm quản lý đào tạo và dưỡng giáo viên, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, cán phần mềm quản lý văn bản… Hồ sơ lý lịch bộ quản lý đào tạo về kỹ năng công nghệ của cán bộ, giảng viên Nhà trường được lưu thông tin, kỹ thuật dạy học trực tuyến, xây trữ trên phần mềm và cơ sở dữ liệu quốc gia. dựng bài giảng trực tuyến. Tháng 3 năm Nhà trường triển khai nhiều dịch vụ phục 2023, hơn 100 cán bộ, giảng viên nhà trường vụ người học. Bên cạnh việc tư vấn, nộp hồ sơ được cấp chứng chỉ sau Chương trình tập trực tiếp tại Ban tư vấn tuyển sinh hoặc qua huấn “Phương pháp giảng dạy mới và ứng đường bưu điện, Nhà trường cập nhật các dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho thông tin tuyển sinh trên trang web, livetream giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Nghệ tư vấn tuyển sinh và thực hiện tuyển sinh An”. Do đó, khi triển khai đào tạo tực tuyến, online. Trong quá trình học, sinh viên Trường các tổ bộ môn, các giảng viên đều có kế hoạch ĐHKTNA tiến hành đăng ký học tín chỉ, đăng tối ưu hoá thời gian và nội dung kiến thức cần ký và báo cáo kết quả thực tập, tra cứu thông dạy học, chủ động về thời gian, hình thức tổ tin và kết quả học tập trên hệ thống thông tin chức học tập theo phân phối chương trình. online của trường. Đồng thời, nhà trường triển Các giảng viên đều sử dụng thành thạo các khai thu học phí không dùng tiền mặt mà thông phần mềm: Zoom, Google meet, MS Team, qua internet banking, tạo điều kiện thuận lợi Google Classroom… để thiết lập lớp học. cho sinh viên dù đang ở bất cứ nơi đâu… Trong quá trình dạy, giảng viên kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực, có thể kiểm Nhà trường đã triển khai một số dịch vụ tra, tương tác với người học hiệu quả. Các hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chuẩn bị bài giảng đẹp mắt, nội giảng viên và sinh viên. Việc đăng ký, xét dung đa giác quan, có các dạng bài tập, hoạt duyệt, phê duyệt đề tài; đăng ký kế hoạch động bổ sung nếu xảy ra sự cố về thiết bị, nghiên cứu, sinh hoạt khoa học, hội nghị, hội đường tuyền. thảo đều được thực hiện trên đường link của Cổng thông tin điện tử, đăng trên lịch công 2.2.2. Chuyển đổi số trong quản trị đại học tác hàng tuần; quản lý thông tin đề tài nghiên Hiện nay, Ban xây dựng Đề án chuyển cứu khoa học, lý lịch khoa học, các công bố đổi số và phát triển hệ thống thông tin được công trình nghiên cứu khoa học được lưu trữ thành lập nhằm học tập, triển khai thực hiện trên trang web của phòng Quản lí đào tạo, công tác chuyển đổi số trong nhà trường. khoa học và hợp tác quốc tế. Nhiều buổi seminar/hội thảo trực tuyến hoặc trực tiếp kết Trường ĐHKTNA bước đầu xây dựng cơ hợp với trực tuyến được tổ chức thành công. sở dữ liệu giáo dục và đào tạo để nâng cao Các buổi seminar cấp bộ môn xoay quanh vấn hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý giáo đề thiết kế bài giảng E-learning trên nền tảng dục và đào tạo như công tác báo cáo, thống LMS; “Nâng cao năng lực số cho giảng viên kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo và tổ quản trị”, Hội thảo khoa học “Chuyển đổi thanh tra, kiểm tra; phát triển một số ứng số tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An”… dụng phục vụ công tác điều hành, quản trị như được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực ứng dụng quản trị số-chữ ký số, thống kê dữ tuyến với sự tham gia của quý thầy cô, các liệu, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý tài nhà khoa học ở các trường, các cơ quan, đơn sản, thiết bị. vị trong cả nước. Thông qua các buổi Trường có phòng máy, có mạng LAN, seminar, hội thảo, nhận thức về tầm quan Wifi, cổng thông tin điện tử trọng của chuyển đổi số trong quản lý, giảng https://naue.edu.vn; lập ban biên tập cổng dạy, nghiên cứu khoa học của các giảng viên, thông tin điện tử, ban hành quy chế về an toàn sinh viên được nâng cao; hình thành mạng 113
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 lưới tư vấn khoa học, trong đó có các cơ sở Cổng thông tin việc làm Trường ĐHKTNA sẽ giáo dục đại học, các tập đoàn, doanh nghiệp. là điểm truy cập, tạo môi trường giao dịch Từ đó, tạo tiền đề để Nhà trường hoạch định trực tuyến cho sinh viên và doanh nghiệp. Từ các giải pháp triển khai hiệu quả công cuộc đó, nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến chuyển đổi số tại trường ĐHKTNA. Bên cạnh việc làm, kết nối thực tập tại các doanh đó, những năm gần đây, Nhà trường đã ký kết nghiệp, tìm kiếm cơ hội thực tập cho sinh hợp tác với nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong viên Trường ĐHKTNA; nhà tuyển dụng đăng và ngoài nước, liên kết với Viện Nghiên cứu vị trí việc làm, sinh viên/cựu sinh viên tìm và Phát triển tri thức số trong đào tạo và kiếm công việc, trang bị thêm kỹ năng xin nghiên cứu khoa học, phối hợp với Sở khoa việc, kỹ năng mềm, tra cứu thông tin về việc học Công nghệ trong hoạt động khởi nghiệp làm thêm, cơ hội thực tập tại các doanh đổi mới và sáng tạo…, bước đầu hình thành nghiệp lớn. Đây là sự nỗ lực của các phòng mạng lưới doanh nghiệp, chuyển giao kết quả chức năng của Nhà trường, thể hiện sự quan nghiên cứu và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tâm của Nhà trường đối với sinh viên cũng sáng tạo. như tạo dựng thương hiệu, uy tín của Nhà trường, hòa nhập vào xu hướng chung của xã Để hỗ trợ người học và phục vụ cộng hội trong việc đẩy mạnh số hóa trong nhiều đồng, Nhà trường đã xây dựng Cổng thông tin lĩnh vực kinh tế, xã hội. việc làm Trường ĐHKTNA trên nền tảng số. Hình 2: Cổng thông tin việc làm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Nguồn: https://vieclam.naue.edu.vn/ 114
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 Việc chuyển đổi số tại trường ĐHKTNA tục, mọi lúc mọi nơi cho người học. Đồng dù đã đạt được một số kết quả nhất định thời, Nhà trường cần tăng cường cung cấp cơ nhưng vẫn còn tồn đọng một số khó khăn, hạn hội cho người học tiếp cận với môi trường chế như là thiếu kế hoạch 5 năm, lộ trình hàng thực tế thông qua phương thức đồng đào tạo năm, thiếu mô hình và kiến trúc tổng thể trong với doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, việc ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển người học sẽ được trải nghiệm các mô hình đổi số. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, chưa chú học mới: học theo trải nghiệm thực tiễn, học trọng vào việc đảm bảo an toàn thông tin, theo phương pháp giải quyết vấn đề, học cách chưa có quy chế quản lý và vận hành hạ tầng hòa nhập môi trường thực tế… thông tin. Ngoài ra, Trường ĐHKTNA còn Thứ ba, Phát triển nguồn nhân lực số của gặp một số khó khăn liên quan đến nguồn lực trường ĐHKTNA. Trong bối cảnh chuyển đổi như: Đội ngũ nhân lực chuyên trách triển khai số, đội ngũ giảng viên cần được trang bị kỹ mô hình giáo dục đại học số cần được xây năng về công nghệ và phương pháp sư phạm dựng, kiện toàn đồng bộ về cả số lượng lẫn để thực hiện chuyển đổi số, bao gồm phương chất lượng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu mới pháp giảng dạy theo tiếp cận mới, phương thức trong bối cảnh công nghệ số thay đổi rất vận hành các công cụ/môi trường số, cách thức nhanh, ngày càng hiện đại hơn; Nguồn kinh biên soạn tài liệu số, xây dựng bài giảng tương phí đầu tư chuyển đổi số và xây dựng, triển tác... Để làm được điều này, trước hết, Nhà khai mô hình giáo dục đại học chuyển đối số trường cần tăng cường tổ chức các khóa tập lớn; Năng lực số của cán bộ, giảng viên và huấn, bồi dưỡng về giảng dạy với công nghệ, sinh viên còn hạn chế, chưa đồng đều… giảng dạy theo mô hình blended learning, cách 2.3. Một số yêu cầu cần đáp ứng cho thức sử dụng công cụ và nền tảng số, đưa giảng chuyển đổi số tại trường Đại học Kinh tế viên đi học tập, trải nghiệm ở các đơn vị công Nghệ An nghệ… Tổ chức thiết kế, biên soạn lại các môn học theo mô hình dạy học kết hợp, mô hình Thứ nhất, Tất cả các môn học cần được học liệu mở, có tính tương tác, có thể triển khai biên soạn với nội dung có thể triển khai giảng giảng dạy cho cả trực tuyến (online) và trực dạy được cho cả trực tuyến (online) và trực tiếp (onsite). Một số môn học có thể tham khảo tiếp (onsite). Đề cương môn học và tài liệu hoặc sử dụng nguồn học liệu, tài liệu từ các phải được cập nhật đầy đủ trước khi khóa học trường đại học tiên tiến trên thế giới. Nhà mới bắt đầu. Trong chương trình đào tạo cần trường cần có những hình thức khen thưởng bổ sung một số môn học cơ bản bắt buộc về giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc, công nghệ nhằm cung cấp kiến thức tối thiểu hình thành mạng lưới các giảng viên xuất sắc giúp sinh viên hòa nhập vào môi trường giáo để họ hướng dẫn lại cho đồng nghiệp trong dục số. khoa, bộ môn của mình. Thứ hai, Hoàn thiện mô hình dạy học kết Thứ tư, Xây dựng các điều kiện cho hợp (blended learning) song song với việc mở chuyển đổi số trong hoạt động nghiên cứu rộng các mạng lưới hợp tác. Tuy nhiên, để khoa học. Phát triển mạng lưới tư vấn khoa triển khai được mô hình dạy học hỗn hợp cần học- nơi các đề xuất nghiên cứu được góp ý, phải có một kho học liệu mở đồ sộ (MOOC) đánh giá công khai, là nơi doanh nghiệp đặt với hệ thống bài giảng, bài tập, tài liệu có tính đầu bài nghiên cứu, nơi đón nhận các đề xuất tương tác cao, được biên soạn sẵn. Đây là một nghiên cứu và cấp kinh phí thực hiện. Xây thách thức không nhỏ đối với nhà trường. dựng cơ sở dữ liệu trung tâm dữ liệu lớn để Trước mắt, Nhà trường có thể tận dụng công thu thập, tích lũy dữ liệu mẫu, dữ liệu thực cụ và nền tảng số để cung cấp kiến thức liên nghiệm ở tất cả các lĩnh vực. Hình thành trung 115
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 tâm khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo - nơi ươm quả phân tích được, người học có thể điều mầm kết quả nghiên cứu tiềm năng và triển chỉnh nhịp độ, cường độ học tập hoặc thay đổi lãm giao dịch, nơi giới thiệu các sản phẩm môn, ngành, định hướng cho phù hợp với bản khởi nghiệp, gắn kết giữa các bên liên quan thân. Người học trong nhóm nguy cơ sẽ được trong hệ sinh thái, sẵn sàng hợp tác đầu tư vào tư vấn, hỗ trợ trực tiếp từ nhà trường, tổ tư quy mô sản xuất lớn. vấn, cố vấn học tập, làm cơ sở điều chỉnh hoạt động đào tạo về sau. Thứ năm, Để nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, người học cần có điều kiện tiếp Thứ bảy, Ứng dụng các hệ thống hỗ trợ cận, tương tác với môi trường số trong học tập phục vụ công tác điều hành quản trị trường trực tuyến lẫn trực tiếp. Do đó, Nhà trường học, bao gồm: văn phòng điện tử, quản trị số cần xây dựng các phòng thí nghiệm tương tác - chữ ký số, thống kê dữ liệu phục vụ xếp công nghệ với đầy đủ trang thiết bị, công cụ hỗ hạng đại học, phục vụ xây dựng báo cáo, phục trợ cần thiết. Người học có thể hiện thực hóa vụ công tác quản lý như khen thưởng, xếp loại các ý tưởng hay đồ án của mình. Tích hợp thực thi đua… tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp 3. KẾT LUẬN vào môi trường học. Đây là một trợ lý đắc lực cho người học để trải nghiệm công nghệ. Hình Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục thành các câu lạc bộ ngoại khóa, phổ cập kiến đại học nói chung, ở trường ĐHKTNA nói thức công nghệ cần thiết cho người học mới riêng là một quá trình xảy ra mà sự thay đổi như: Câu lạc bộ Tin học Naue, Câu lạc bộ Tin không nằm ở đối tượng tham gia vào quá trình học ngân hàng, Câu lạc bộ Khoa học, Câu lạc giáo dục hay các bên liên quan mà nằm ở bộ Sinh viên NCKH, Câu lạc bộ NCKH kỹ phương thức thực hiện giáo dục. Khi thực thuật, Câu lạc bộ Kỹ năng tin học văn hiện chuyển đổi số, có thể nói toàn bộ cải cách phòng,… Số hóa toàn bộ giáo trình, tài liệu và giáo dục, đào tạo được tổ chức, thực hiện và bài giảng lên hệ thống học liệu số, thay thế cho quản lý thay đổi. Vì vậy, quản lý giáo dục giáo trình và tài liệu giấy như trước đây. Mở cũng cần phải chuyển đổi, mở hơn và linh kênh 24/7 giải đáp những thắc mắc chung và hoạt hơn để có thể thay đổi theo xu hướng hỗ trợ kỹ thuật. tăng cường chuyển đổi số trong việc nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục. Trên cơ sở đó, Thứ sáu, quản lí và phân tích dữ liệu đề xuất giải pháp cần được tiếp tục nghiên người học trên các nền tảng giáo dục như cứu cụ thể, xây dựng kế hoạch lộ trình chi tiết, LMS. Cụ thể, từ lộ trình, tiến độ, cũng như sự phân công tổ chức thực hiện hợp lý, đánh giá tiến bộ trong quá trình học tập của người học thử nghiệm đảm bảo hiệu quả khi triển khai được theo dõi và phân tích tự động. Từ kết phù hợp với thực tế và thời điểm khác nhau. 116
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 2/2023 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Báo cáo Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông, Hội thảo Khoa học Quốc tế “Chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022). Quyết định số 4740/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 5. Đỗ Thị Quyên (2021). Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và nguy cơ, https://tiasang.com.vn/giao-duc/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-nhung-thach-thuc-va- nguy-co-26836/ 6. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 7. Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ trướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030". SUMMARY DIGITAL TRANSFORMATION FOR UNIVERSAL EDUCATION AT NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS Nguyen Khanh Ly1, Nguyen Manh Hung1 1 Nghean University of Economics Digital transformation in higher education is a right and possible choice in the context of the strong 4.0 revolution and the potential for instability in society such as the Covid-19 epidemic. However, digital transformation in higher education is facing many barriers due to many factors coming from the training institutions themselves, factors from the State and from learners. To successfully implement digital transformation in higher education, it is necessary to focus on removing all those factors. The study clarifies the implementation of digital transformation in higher education of Nghe An University of Economics, outlines some basic requirements that need to be met to improve the effectiveness of digital transformation at Nghe An University of Economics. Keywords: Digital transformation, higher education, Current situation, Solutions. 117
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
8 p | 39 | 9
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Lý luận và thực tiễn
6 p | 26 | 7
-
Nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục vùng Đông Nam Bộ và thành phố Cần Thơ: Chủ đề "Khai phá dữ liệu - Kiến tạo giá trị" - Kỷ yếu hội thảo
360 p | 12 | 7
-
Chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
9 p | 52 | 7
-
Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học
9 p | 16 | 6
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học cho một số chuyên ngành lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam
14 p | 14 | 5
-
Những thách thức về chuyển đổi số trong giáo dục đại học
6 p | 26 | 4
-
Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi
9 p | 11 | 4
-
Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, nhà trường của quân đội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục của Quốc gia hiện nay
9 p | 6 | 4
-
Công tác chuyển đổi số trong giáo dục tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân
8 p | 5 | 3
-
Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo: Kinh nghiệm tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
11 p | 35 | 3
-
Định hướng chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay
4 p | 5 | 3
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Kết quả học tập và sự hài lòng của người học khi học theo phương thức kết hợp
8 p | 10 | 2
-
Những rào cản của chuyển đổi số trong giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
8 p | 6 | 2
-
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục - Thực trạng và giải pháp
5 p | 9 | 2
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Bài học kinh nghiệm từ xu thế và thực tiễn
8 p | 11 | 2
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – cơ hội và thách thức đối với học viên, sinh viên
3 p | 5 | 1
-
Chuyển đổi số trong giáo dục góp phần phát triển kinh tế, phát triển con người và ổn định chính trị xă hội ở Việt Nam hiện nay
11 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn