intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện ghi ở nơi vợ… chạy trốn chồng

Chia sẻ: Co Don | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

80
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chị Thủy không thể quên ngày chị rời nhà ra đi. Hôm đó người chồng vũ phu đã nhốt chị trong nhà đánh suốt 6 tiếng đồng hồ. Đau về thể xác thì ít mà đắng lòng thì nhiều, chị quyết tâm thoát khỏi cảnh đòn roi, thoát khỏi người chồng vô nhân tính… Chị Thủy cùng 2 đứa con nhỏ nương tựa tại chùa Bình An trên hành trình chạy trốn người chồng vô nhân tính. Bạo hành gia đình đã và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đâu đó vẫn có những người phụ nữ hàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện ghi ở nơi vợ… chạy trốn chồng

  1. Chuyện ghi ở nơi vợ… chạy trốn chồng Chị Thủy không thể quên ngày chị rời nhà ra đi. Hôm đó người chồng vũ phu đã nhốt chị trong nhà đánh suốt 6 tiếng đồng hồ. Đau về thể xác thì ít mà đắng lòng thì nhiều, chị quyết tâm thoát khỏi cảnh đòn roi, thoát khỏi người chồng vô nhân tính…
  2. Bạo hành gia đình đã và Chị Thủy cùng 2 đứa con đang là vấn đề nhức nhỏ nương tựa tại chùa nhối trong xã hội. Đâu Bình An trên hành trình đó vẫn có những người chạy trốn người chồng vô phụ nữ hàng ngày bị nhân tính. hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, mà thủ phạm không ai khác chính là những người gối kề tay ấp với họ. Thấu hiểu nỗi lòng của những người phụ nữ bị bạo hành, nhiều trung tâm từ thiện đã hình thành, trở thành nơi cưu mang, che chở những người vợ “muốn yên thân thì phải lánh chồng”. Những nỗi đau “xấu chàng hổ ai” Giữa tháng 8/2008, trước cửa nhà bà Mười “hòa giải” trên đường Thạch Lam, Q.Tân Phú, TPHCM có thêm tấm biển nhà tạm lánh: “Địa chỉ tin cậy cho cộng đồng”. Chỉ mấy tháng sau, tại chùa Bình An, đường Nguyễn Cửu Phú, Q.Bình Tân cũng ra mắt hai dãy nhà tạm lánh dành cho
  3. những phụ nữ bị chồng bạo hành. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau nhưng có chung số phận. Buổi trưa nắng gắt, trong dãy nhà tạm lánh ở chùa Bình An, một người phụ nữ dáng nhỏ thó với nước da đen sạm, một tay đang ẵm đứa con chưa đầy 4 tháng tuổi, tay còn lại lau mặt cho đứa con hơn 2 tuổi. Chị là Trần Thị Thanh Thủy, quê ở Châu Đốc – An Giang. Ngậm ngùi, chị Thủy kể: “Mỗi lần chồng đi nhậu say xỉn về là kiếm chuyện lôi vợ ra đánh đập bầm dập, không kịp chạy, đánh chán thì đuổi mấy mẹ con ra đường, thích là đánh, tôi không nhớ rõ bị đánh bao nhiêu lần. Ngày tôi mới sinh đứa con thứ hai được 2 ngày đã bị chồng vào tận bệnh viện đánh”. Mỗi lần thấy chồng đi nhậu về là chị chuẩn bị… ăn đòn nhưng vì thương con, muốn gia đình được êm ấm mà chị cắn răng chịu đựng. Chị Thủy còn nhớ như in ngày cuối cùng rời nhà ra đi. Ngày đó chị bị hành hạ quá tàn nhẫn, người chồng vũ phu đã nhốt chị trong nhà đánh suốt 6 tiếng đồng hồ, hết đấm, đá rồi lấy gậy đập. Đau về thể xác thì ít mà đắng lòng thì
  4. nhiều. Chị Thủy quyết tâm thoát khỏi cảnh đòn roi, thoát khỏi người chồng vô nhân tính. Chạy chốn với hai bàn tay trắng, chị đưa theo hai đứa con nhỏ lang thang lên TPHCM, đi tới đâu xin ăn ở đó. Chị tâm sự: “Tôi có thể nhịn đói được nhưng hai cháu còn quá nhỏ cứ đói là khóc, nhìn con nheo nhóc, gầy gò mà tôi xót xa, cũng may được sự chỉ dẫn của mấy người ngoài chợ, nên mới xin vào tạm lánh tại chùa Bình An hơn một tháng nay”. Rơi vào hoàn cảnh phải đi tạm lánh như chị Thủy là trường hợp của chị T ở TPHCM. Chị cho biết: “Chồng tôi không rượu chè nhưng rất cục tính, hay nổi giận mà mỗi lần như vậy là đập phá đồ đạc rồi quay qua đánh vợ, không chịu nổi cảnh đó tôi gửi con cho bà ngoại rồi xin vào tạm lánh ở chùa mấy hôm xem anh có thay đổi gì không?”. Ni sư Tùng Tín, trụ trì chùa Bình An, cho biết sau nhiều lần tình cờ phải “giải cứu” những người vợ trốn chồng bạo hành vì nhiều lý do, các sư cô tại chùa đã đề xuất Hội Liên hiệp phụ nữ Q.Bình Tân mở nhà tạm lánh cho họ. Cùng với sự phối hợp của Hội Liên hiệp phụ nữ quận, các ni sư của
  5. chùa đã đứng ra vận động để xây hai dãy nhà tạm lánh gồm sáu phòng để đưa vào hoạt động. Nơi ấy bình yên Rời chùa Bình An, tôi tìm tới địa chỉ số 302 Thạch Lam, Q.Tân Phú, nhà bà Đào Thị Hồng Vân, biệt danh là bà Mười “hòa giải”. Sau nhiều lần chứng kiến những lời kêu cứu của những người vợ bị bạo hành, bà đã đứng ra xin phép Hội Liên hiệp phụ nữ quận được thành lập nhà tạm lánh để giúp nhiều người bất hạnh tránh được những trận đòn “không thương tiếc” của các ông chồng. Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đoàn thể tại địa phương, bà Mười thường đi hòa giải cho các cặp vợ chồng khi xảy ra bất đồng. Bà chứng kiến hậu quả sau khi gây gổ là những người vợ luôn bị đánh bầm dập nên đã động lòng và cho họ tá túc khi bị chồng bạo hành. Bà Mười cho biết: “Đủ mọi hoàn cảnh tìm đến đây. Có người đang mang thai bị chồng thường xuyên hành hung. Lại có trường hợp chồng nhậu nhẹt, nửa đêm về gây gổ
  6. phải chạy đến nhà tạm lánh xin tá túc chờ khi chồng… hạ hỏa”. Sau khi tá túc nhà bà Mười được vài ngày, nhiều chị em được chồng đến đón về. Nhưng trước khi rời khỏi nhà “tạm lánh” các ông chồng phải làm đơn cam kết không đánh vợ và được tư vấn về Luật chống bạo hành trong gia đình và khuyên nhủ họ không nên cư xử vũ phu với vợ. Chỉ mới hoạt động thời gian ngắn nhưng đã có hàng chục trường hợp tới nhà tạm lánh của bà Mười và chùa Bình An lánh nạn, và con số đó đang tăng lên. Thật ra số người đến tạm lánh chồng còn ít so với thực tế những phụ nữ bị bạo hành. Còn nhiều trường hợp bị chồng đánh đập hằng ngày đến nỗi gây thương tích nặng, như mới đây nhất có vụ “Chồng cắt da đầu vợ” ở Quảng Ngãi mà người vợ vẫn không nỡ tố cáo. Những người phụ nữ cam phận có chung một ý nghĩ “xấu chàng hổ ai”. Mong sao các ông chồng hiểu và thương người vợ chân yếu tay mềm và nên biết rằng hành vi đánh vợ là vi phạm pháp luật, sẽ bị nghiêm trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2