intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống - trường hợp Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này muốn trình bày những tồn tại của chuỗi cung ứng mực ống, trên cơ sở đó đề xuất mô hình hợp tác và cơ chế thực hiện - trường hợp Công ty cổ phần Cafico Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống - trường hợp Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) CƠ CHẾ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG MỰC ỐNG - TRƢỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN CAFICO VIỆT NAM Nguyễn Thị Trâm Anh – Nguyễn Thị An Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và toàn cầu đ tạo điều kiện cho thương mại thủy sản Việt Nam phát triển, nhưng c ng đặt ra những thách thức không nhỏ, mà trên hết là các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, rào cản phi thuế quan và sản phẩm thân thiện với môi trường. Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam c ng như các doanh nghiệp phải có cách tiếp cận mới trong hoạt động của mình - Tiếp cận chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu. Bài viết này muốn trình bày những tồn tại của chuỗi cung ứng mực ống, trên cơ sở đó đề xuất mô hình hợp tác và cơ chế thực hiện - trường hợp Công ty cổ phần Cafico Việt Nam Từ khóa: chuỗi cung ứng, hợp tác, cơ chế ABSTRACT The process of international economic intergration into regional and global market not only supports the development of Vietnamese fishery industy but aslo poses significant challenges, such as, issues related to sanitation and food safety, certification of origin, non-tariff barriers and the eco products. To meet the demand and requirements Vietnamese fishery as well as seafood companies must have an new approach of the gloabl supply chain for their products. This paper aims to indicate the existence of the supply chain of squid. From this, we proposed the model for cooperation and implementation mechanisms which based on the case of Vietnam Cafico Joint stock company. 1. Đặt vấn đề Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam là một doanh nghiệp có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, chủ yếu là sản phẩm mực (mực ống, mực nang, mực lá, bạch tuộc) trong đó mực ống chiếm khoảng 80% - 90% tổng sản phẩm xuất khẩu của công ty sang các thị trƣờng Nhật Bản, Đài Loan (bảng 1). Tuy nhiên, trong chuỗi cung ứng sản phẩm mực ống hiện tại của công ty còn có những tồn tại: tính không ổn định của nguyên liệu (về mặt số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm), thiếu sự chia sẻ thông tin, thiếu sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi và thiếu sự công bằng trong việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân. Điều này dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng không đầy đủ, khả năng cạnh tranh giảm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Chính những tồn tại trên đặt ra cho công ty Cafico Việt Nam yêu cầu cần có cách tiếp cận mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thật vậy, những thay đổi trong nông nghiệp vài thập niên vừa qua cho thấy hợp tác dọc là rất cần thiết cho sự thành công về mặt kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp và xây dựng chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ các bên liên quan là phƣơng thức để đạt đƣợc sự hợp tác dọc vì mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị và giá cả cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. 215
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 216
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 2. Đặc điểm nghề khai thác mực có ảnh hƣởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng Mực đƣợc khai thác xa bờ và ven bờ. Đối với tàu khai thác ven bờ (công suất 60 CV - 90CV) đi về trong ngày, tàu khác thác xa bờ (công suất trên 90CV) thời gian đi khai thác kéo dài từ 7 - 10 ngày, có khi một tháng. Nghề khai thác chính hiện nay: vây rút chì xa bờ, kéo, câu, lƣới giả, mành chụp. Đối tƣợng khai thác mực ở đây chủ yếu là chủ tàu kiêm ngƣ dân, có một số rất ít là các chủ Nậu vựa cũng có tàu đi khai thác mực. Ngƣ dân khai thác mực quanh năm, nhƣng tập trung nhiều vào các tháng từ 12 - 4 và từ 6 - 9. Đối với mực ống thƣờng sống ở độ sâu, tập trung nhiều nhất ở độ sâu khoảng 30 – 50 m. Ngoài ra, còn có một số loài thƣờng sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100 m nƣớc. Ngƣ trƣờng khai thác mực là những nơi có nền đáy cát pha vỏ nhuyễn thể. Nơi có nhiều nguồn thức ăn cho mực, độ trong từ 1-2 m, dòng chảy nhẹ. Đối với tàu câu tay mực không có lƣới mà chỉ có đồ câu cho mỗi thủy thủ. Ống câu và lƣỡi câu chỉ dùng để câu mực đáy, cần câu và lƣỡi câu bằng gỗ nhẹ dùng để câu mực. Mỗi câu thƣờng là mỗi giả băng kim tuyền và các ngạnh lƣỡi câu dùng để kéo mực. Mỗi thủy thủ thƣờng đƣợc trang bị từ 10 đến 20 đƣờng câu. Đội ngũ thuyền trƣởng, máy trƣởng hầu hết ít đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp chính quy, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng đƣợc các thiết bị hàng hải, khai thác, thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng biển quốc tế. Do trình độ học vấn thấp sẽ dẫn đến khả năng tiếp nhận trình độ công nghệ bị hạn chế, việc áp dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao năng suất khai thác gặp nhiều khó khăn. Lao động trên tàu câu mực khoảng trên dƣới 10 ngƣời. Nghề khai thác hải sản nói chung và khai thác mực khơi nói riêng có cƣờng độ lao động cao và mức độ nguy hiểm, rủi ro nhiều hơn so với các loại nghề khác trên bờ. Do đó lực lƣợng lao động trên tàu thƣờng là trẻ, nhƣng có trình độ văn hóa thấp. Rủi ro của nghề khai thác hải sản nói chung và nghề đánh bắt mực nói riêng hiện nay đó là tình trạng thiếu bạn ghe/tàu. Do đặc thù của nghề biển đòi hỏi nguồn lao động trẻ, khỏe, có kinh nghiệm đánh bắt, nên trƣớc khi vào mùa đánh bắt mới, các chủ tàu chạy đôn chạy đáo tìm bạn ghe. Có nhiều phƣơng tiện thiếu lao động vẫn ra khơi. Lý do thiếu bạn ghe/tàu là từ áp lực thu hút lao động công việc của các khu công nghiệp trên bờ, tạo công ăn việc làm thƣờng xuyên ổn định hơn đi biển nên lao động đã chuyển dần từ đi khai thác hải sản lên làm việc trên bờ. Mặt khác lao động trên biển thƣờng xuyên phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, sóng gió, bão, và thời gian ở trên biển nhiều hơn ở nhà lo cho gia đình nên nhiều lao động đã chọn làm việc trên bờ đôi khi có thu nhập ít hơn nhƣng ổn định. Hầu hết ngƣ dân vẫn là những đối tƣợng nghèo, có thu nhập thấp. Hoạt động khai thác mực nói riêng, và khai thác thủy hải sản nói chung là một lĩnh vực rủi ro cao hơn các ngành sản xuất khác. Với đặc thù hoạt động trên môi trƣờng biển, ngƣ dân có nguy cơ gặp rủi ro cao về tính mạng, phƣơng tiện và tài sản đánh bắt hải sản do ảnh hƣởng của thời tiết và những bất ổn về ngƣ trƣờng khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, ngƣ dân hiện mới chủ yếu khai thác và đánh bắt thủy, hải sản theo hình thức nhỏ lẻ, gần bờ nên năng suất thấp, giá trị thấp, không bền vững và cơ hội thoát nghèo không dễ. Trong khi đó, chi phí đầu vào nhƣ nguyên liệu, xăng dầu…liên tục tăng cao. Giá sản lƣợng đánh bắt đƣợc lại không tăng, đôi khi còn giảm, nhiều lúc còn xảy ra tình trạng ép giá nên thu nhập của ngƣ dân còn thấp và chịu nhiều thiệt thòi. Phƣơng tiện tàu thuyền khai thác nhìn chung còn cũ nát, lạc hậu và cơ bản là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đánh bắt xa bờ, thiếu trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu, nên ngƣ dân chƣa thể ứng 217
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG phó kịp thời với những diễn biến bất thƣờng của thời tiết và thiên tai đột ngột xảy ra với cƣờng độ mạnh. Không những vậy, trình độ, chất lƣợng lao động nghề khai thác mực cũng nhƣ khai thác hải sản còn thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, lại hoạt động trong môi trƣờng lao động rủi ro. Tình trạng ngƣ dân đánh bắt hải sản bằng giã cao bay (thuyền công suất lớn sử dụng lƣới tầng đáy đánh bắt gần bờ), sử dụng chất nổ, điện để khai thác thủy sản làm cho nguồn lợi thủy sản bị hủy diệt nghiêm trọng kèm theo đó là gây ô nhiễm môi trƣờng. 3. Những tồn tại trong chuỗi cung ứng mực ống của Công ty Cafico Việt Nam Những tác nhân chính tham gia trong chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của Công ty Cổ phần Cafico bao gồm Ngƣ dân, Nậu vựa, Công ty Cafico, Nhà nhập khẩu. Ngƣ dân phân phối sản phẩm của mình theo ba hƣớng: (1) Ngƣ dân → Công ty chiếm 55%; (2)Ngƣ dân→Nậu vựa chiếm 38% và (3) Ngƣ dân→ Ngƣời bán sỉ, ngƣời bán lẻ 6%. Sau đó Nậu vựa cung cấp cho Công ty (25%), và một phần không thƣờng xuyên phân phối cho nhà hàng chiếm 7%. Công ty thu mua nguyên liệu từ ngƣ dân và Nậu vựa chủ yếu để xuất khẩu chiếm 90,5%, còn một phần nhỏ phân phối ở thị trƣờng nội địa cho các siêu thị, nhà hàng chiếm 9,5%. 3.1. Tính không ổn định của nguyên liệu (1) Sản lƣợng khai thác và xuất khẩu Theo số liệu thống kê của các địa phƣơng ven biển nhƣ Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Thuận, sản lƣợng khai thác mực, bạch tuộc trong năm giảm từ 30% đến 70% so với cùng kỳ năm trƣớc, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu trong nƣớc đang bị lạm thác một cách cạn kiệt làm sản lƣợng giảm, chất lƣợng giảm và không đủ kích cở để xuất khẩu (xem bảng 1). Vì vậy, công ty Cafico Việt Nam phải tìm kiếm nguyên liệu từ các nƣớc Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Pakistan (chiếm 50% tổng nguyên liệu). (2) Chất lƣợng nguyên liệu thu mua 218
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Khi mực đƣợc khai thác lên tàu, ngƣ dân xếp mực trong khay nhựa có nắp đậy, trang bị dự phòng túi PE để sử dụng khi thiếu khay nhựa. Số lƣợng khay nhựa trang bị trên tàu nghề chụp mực lớn, dao động từ 200 – 900 cái/tàu, đối với nghề câu mực ống thì số lƣợng ít hơn, trung bình từ 100 – 200 cái/tàu. Bên cạnh đó, các tàu hoạt động nghề câu mực còn trang bị thêm giàn phơi mực. Số lƣợng hầm bảo quản trên các tàu khai thác xa bờ dao động từ 3-8 hầm. Thời gian sử dụng hầm dao động từ 2 - 6 năm. Một số tàu có chất lƣợng hầm bảo quản thấp nhƣng vẫn chƣa đƣợc cải tạo, sữa chữa. Vật liệu cách nhiệt của hầm bảo quản chủ yếu là xốp ghép số còn lại là xếp thổi. Mặc dù ngƣ dân đã nhận thấy tính ƣu việt của việc sử dụng xốp thổi để làm hầm bảo quản, nhƣng do giá thành cao nên chƣa đủ khả năng đầu tƣ. Công ty có thể thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ngƣ dân hoặc qua các nậu vựa, một số chủ tàu chở mực trực tiếp đến tận công ty để bán. Dựa vào kích thƣớc, công ty chia nguyên liệu mực làm 4 cỡ sau: 4 – 6cm, 6 – 10cm, 10 -13cm, >13cm. Cỡ mực có vai trò rất quan trọng, ảnh hƣởng tới thời gian bảo quản, giá trị kinh tế. Nếu mực cỡ lớn thì có thể bảo quản lâu hơn, trong thời gian bảo quản ít bị biến đổi hơn, sản phẩm chế biến có giá trị hơn. Việc kiểm tra nguồn gốc phƣơng tiện bảo quản và vận chuyển do bộ phận kinh doanh và KCS thực hiện tại địa điểm thu mua. Nguyên liệu đƣợc bảo quản đá khô (lớp đá/lớp mực/lớp đá) trong thùng cách nhiệt với nhiệt độ 1- 4 độ C. Thời gian tiếp nhận cho một tấn nguyên liệu không quá 30 phút. Thông thƣờng, việc kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu đầu vào tại Công ty chủ yếu bằng mắt thƣờng và kinh nghiệm của tổ tiếp nhận nguyên liệu. (3) Vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay, Công ty Cafico đang áp dụng chƣơng trình quản lý chất lƣợng theo HACCP. Công ty có một phòng kiểm nghiệm vi sinh, phục vụ kiểm vi sinh thƣờng xuyên nhằm hỗ trợ công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm tại xí nghiệp. Công ty đã thành lập tổ kỹ thuật sản xuất, đội HACCP, đội QC. Bộ phận này thƣờng xuyên giám sát chất lƣợng sản phẩm, quy trình, quy phạm, quy cách mẫu mã sản phẩm và kiểm tra vi sinh trong suốt quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện tƣợng hàng bị trả về từ thị trƣờng Nhật bản do nhiễm vi sinh vẫn còn (Năm 2010: 1.287 kg mực, tƣơng ứng 9.781 USD; Năm 2012: 500 kg mực, tƣơng ứng 3.800 USD). 3.2. Thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi Thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp ngƣ dân, nậu vựa và công ty chế biến nhận thấy: các tiêu chuẩn về chất lƣợng, thông tin thị trƣờng, đặc điểm sản phẩm, nhu cầu của khách hàng và những ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm do nhà nhập khẩu đƣa ra chỉ có Công ty Cafico biết, còn ngƣ dân, nậu vựa không nắm bắt đƣợc. Điều này dẫn đến bên cung cấp nguyên liệu không đáp ứng đúng nhu cầu của công ty chế biến. Ngƣợc lại, thông tin phản hồi từ phía ngƣ dân: nguồn nguyên liệu đánh bắt ở ngƣ trƣờng nào, bảo quản ra sao…công ty không biết, chỉ thu mua nguyên liệu khi tàu cập cảng và từ Nậu vựa, và trong quá trình thu mua chỉ đánh giá chất lƣợng nguyên liệu bằng mắt thƣờng nên có một số lô hàng mua về không đảm bảo chất lƣợng để chế biến sản phẩm, làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận công ty và đó cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khả năng mặc cả của công ty yếu hơn đối với nhà nhập khẩu.Việc thiếu trao đổi thông tin sẽ làm phát sinh các chi phí không đáng có trong chuỗi cung cấp, mà hậu quả sẽ xảy ra hiện tƣợng: ―đƣợc mùa mất giá, mất mùa giá cao‖ (khi nhu cầu nguyên liệu tăng cao, khâu đánh bắt không thể đáp ứng đƣợc và khi nhu cầu giảm, nhƣng đánh bắt quá nhiều sẽ làm cho giá nguyên liệu sụt giảm gây thiệt hại cho khâu cung cấp nguyên liệu). 219
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Về phía nhà nhập khẩu, họ thƣờng lựa chọn nhà cung cấp theo các tiêu chí: quá trình phát triển của công ty chế biến, chứng nhận quốc tế về chất lƣợng sản phẩm và mức giá thỏa thuận giữa hai bên. Sau đó, thông qua các hợp đồng mua bán quốc tế để nhập khẩu vào thị trƣờng trong nƣớc, phân phối tới các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu có thể lựa chọn sản phẩm nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau nên họ có tính chủ động rất cao trong yêu cầu về lợi ích: chất lƣợng sản phẩm, giá cả cung ứng sản phẩm và trong tƣơng lai sẽ còn nhiều yêu cầu khác nữa để đảm bảo lợi ích tối đa cho các nhà nhập khẩu và ngƣời tiêu dùng. 3.3. Thiếu sự hợp tác giữa các tác nhân giữa ngư dân, nậu vựa và công ty Khi các thành viên trong chuỗi hợp tác với nhau, họ phải có đƣợc sự cam kết vững chắc, đảm bảo dựa trên hợp đồng đã ký, không vì lợi ích trƣớc mắt mà vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên hiện nay các thành viên trong chuỗi liên kết với nhau rất lỏng lẻo, chủ yếu bằng hợp đồng miệng. Khi giữa các khâu trong chuỗi không có các hợp đồng chặt chẽ, rất khó cho việc kiểm soát chất lƣợng nguyên liệu đầu vào. Điều này dẫn đến sự mất ổn định trong khâu cung cấp nguyên liệu, và hậu quả là khả năng đáp ứng khách hàng kém. Xét giai đoạn 2010 – 2013, công ty đã có 2 năm có lô sản phẩm mực bị thị trƣờng Nhật Bản trả lại do nhiễm vi sinh làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty. 3.4. Sự mất cân xứng trong phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi Đối với ngƣ dân, lợi nhuận biến động qua các năm (năm 2011 cứ 1 kg mực ống ngƣ dân nhận đƣợc 8.449 đồng lợi nhuận, năm 2012 sản lƣợng mực đánh bắt đƣợc nhiều hơn, nhƣng lợi nhuận lại giảm chỉ còn 5.193đồng/kg, năm 2013 lợi nhuận lại tăng lên 15.391đồng/kg). Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng trên (1) cứ đƣợc mùa thì ngƣ dân lại bị chủ nậu và công ty ép giá; (2) ngƣ dân đánh bắt sử dụng ngƣ cụ mang tính hủy diệt lớn làm nguồn lợi thủy sản giảm, nên một số sản lƣợng không đạt chuẩn phải bán với giá thấp tiêu thụ nội địa; (3) chi phí xăng dầu tăng, kéo theo chi phí chuyến biển tăng, ngƣ trƣờng khai thác ngày càng bất ổn, khiến nhiều ngƣ dân không dám ra khơi bám biển, chỉ đánh bắt gần bờ, làm cho nguồn lợi thủy hải sản gần bờ khai thác cạn kiệt, một số ngƣ dân chuyển hẳn sang làm nghề khác. Bảng 2: Chi phí – lợi ích toàn chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của Công ty CP Cafico Việt Nam 2011 – 2013 (Công ty mua trực tiếp từ ngƣ dân) ĐVT: đồng/kg Tác nhân 2011 2012 2013 I. Ngư dân 1. Tổng chi phí 80.846 82.904 84.975 Chi phí chuyến biển 39.342 40.035 41.000 Chi phí lao động 32.837 33.540 33.786 Chi phí khấu hao TSCĐ + SCL 3.758 3.973 4.203 Chi phí bão dƣỡng, bảo hiểm 3.100 3.351 3.671 Chi phí khác 1.809 2.005 2.315 2. Giá bán BQ 89.295 88.097 100.366 3. Lợi nhuận BQ 8.449 5.193 15.391 II. Công ty 1. Tổng chi phí - Chi phí nguyên liệu 89.295 88.097 100.366 - Bao bì, hóa chất, phụ gia 5.143 6.031 6.550 - Chi phí nhân công 25.250 26.350 27.330 - Chi phí sản xuất chung 12.750 19.762 18.007 220
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) - Chi phí bán hàng 5.250 5.450 6.100 - Chi phí quản lý DN 7.000 7.367 7.450 2. Giá bán BQ 179.783 193.246 185.225 3. Lợi nhuận BQ 35.095 40.189 19.422 (Nguồn: Điều tra của tác giả) Bảng 3: Chi phí – lợi ích toàn chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của Công ty CP Cafico Việt nam 2011 – 2013 (Công ty mua từ Nậu vựa). ĐVT: đồng/kg Tác nhân 2011 2012 2013 I. Ngư dân 1. Tổng chi phí 80.846 82.904 84.975 Chi phí chuyến biển 39.342 40.035 41.000 Chi phí lao động 32.837 33.540 33.786 Chi phí khấu hao TSCĐ + SCL 3.758 3.973 4.203 Chi phí bão dƣỡng, bảo hiểm 3.100 3.351 3.671 Chi phí khác 1.809 2.005 2.315 2. Giá bán BQ 89.295 88.097 100.366 3. Lợi nhuận BQ 8.449 5.193 15.391 II. Nậu vựa 1. Giá mua 89.295 88.097 100.366 2. Tổng chi phí tăng thêm 2.250 2.310 2370 Chi phí vận chuyển, giao dịch 430 440 440 Chi phí bảo quản 400 410 415 Chi phí tiền lƣơng 300 300 300 Chi phí khấu hao TSCĐ 450 470 500 Chi phí vốn khác 670 690 715 3. Giá bán BQ 112.24 111.90 119.333 5 7 4. Lợi nhuận biên BQ 22.950 23.810 18.967 III. Công ty 1. Tổng chi phí - Chi phí nguyên liệu 112.24 111.90 119.333 5 7 - Bao bì, hóa chất, phụ gia 5.143 6.031 6.550 - Chi phí nhân công 25.250 26.350 27.330 - Chi phí sản xuất chung 12.750 19.762 18.007 - Chi phí bán hàng 5.250 5.450 6.100 - Chi phí quản lý DN 7.000 7.367 7.450 2. Giá bán BQ 179.78 193.24 185.225 3 6 3. Lợi nhuận BQ 12.145 16.379 445 (Nguồn: Điều tra của tác giả) Đối với Nậu vựa, là một tác nhân trung gian giữa ngƣ dân và công ty, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm không nhiều, chủ yếu là sơ chế, bảo quản nhƣng thƣờng chiếm một tỷ lệ lợi nhuận lớn, thƣờng trên 50% tổng lợi nhuận toàn chuỗi. 221
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đối với Công ty chế biến, trƣờng hợp mua nguyên liệu mực trực tiếp từ ngƣ dân thì lợi nhuận chiếm trên 70% tổng lợi nhuận toàn chuỗi, do công ty là tác nhân trong chuỗi nắm giữ công đoạn chiếm hàm lƣợng kỹ thuật cao, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty cũng biến động (năm 2011 cứ một kg mực xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản công ty đƣợc hƣởng lợi nhuận là 35.095 đồng, sang năm 2012 lại tăng lên 40.189đồng/kg, trong năm 2013 lại giảm còn 19.422đồng/kg). Nguyên nhân do nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất của công ty là từ đánh bắt, nếu bị mất mua công ty cũng phải thu mua nguyên liệu với giá cao để duy trì sản xuất, giữ uy tín đối với bạn hàng đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân, làm cho giá thành tăng cao trong khi giá xuất khẩu lại không tăng, có khi còn giảm. Nhƣ trong năm 2013 do ảnh hƣởng của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, các nhà nhập khẩu thu mua với giá thấp hơn, kèm theo đó lại yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về chất lƣợng sản phẩm. Nhƣ vậy, lợi nhuận phân phối giữa các đối tƣợng trong chuỗi mực ống của công ty Cafico không đồng đều. Nguyên nhân chính do chƣa có sự liên kết giữa công ty với ngƣ dân và Nậu vựa. Ngƣ dân là ngƣời chịu nhiều rủi ro, nhƣng lợi nhuận chiếm rất ít trong chuỗi, do thƣờng bị Nậu vựa và công ty ép giá, vì sản phẩm mực không bảo quản đƣợc lâu, một số ngƣ dân còn phụ thuộc tài chính từ Nậu vựa. Đây là một nguy cơ rất lớn cho Nậu vựa và đặc biệt là công ty vì đến một lúc nào đó, nếu ngƣ dân thấy việc đánh bắt mực không mang lại hiệu quả cho bản thân, họ sẽ bỏ nghề, và thực tế hiện nay đã có một số tàu thuyền chuyển sang đánh bắt hải sản khác, số lƣợng lao động đi theo tàu đánh bắt mực cũng giảm vì rủi ro lớn, thời gian xa gia đình nhiều, nên họ chọn một số nghề lao động trên bờ lƣơng ít hơn nhƣng ổn định và có thời gian dành cho gia đình. Nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, gây khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu là điều khó trách khỏi đối với công ty. 4. Đề xuất mô hình hợp tác và cơ chế thực hiện trong chuỗi cung ứng mực ống tại Công ty Cafico Việt Nam Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu ngày càng sâu rộng, trong đó thủy sản đƣợc xác định là một trong những ngành có khả năng cạnh tranh thì việc tổ chức hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng là xu thế tất yếu. Tổ chức hợp tác ngang giữa các ngƣ dân (có thể giữa các Nậu vựa, giữa các công ty chế biến xuất khẩu mực) và hợp tác dọc giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng, cụ thể giữa Nậu vựa và công ty hoặc giữa Hiệp hội và công ty. Nếu nhƣ hợp tác ngang nhằm chia sẻ rủi ro, thì hợp tác dọc nhằm thiết lập mối quan hệ tin cậy. Trong đó, cơ chế để thúc đẩy hợp tác ngang là hình thành hiệp hội nghề nghiệp, còn cơ chế thúc đẩy hợp tác dọc là thông qua hợp đồng kinh tế. + Hợp tác ngang: Việc thành lập Hiệp hội khai thác thủy sản nhằm liên kết giữa các chủ thuyền theo đối tƣợng cùng nghề, cùng ngƣ trƣờng và cùng tự nguyện hợp tác gắn với nhà chế biến, chủ nậu vựa. Qua liên kết này giúp cho ngƣ dân đƣợc học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật của nhau, cung cấp thông tin về ngƣ trƣờng kịp thời, rút ngắn thời gian đến ngƣ trƣờng khai thác, kéo dài thời gian bám biển, giảm chi phí sản xuất, giảm thất thoát sau thu hoạch, tự làm hậu cần cho nhau, nắm vững thị trƣờng, chủ động tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời còn bảo vệ, hỗ trợ ứng cứu lẫn nhau khi xảy ra sự cố trên biển. 222
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Mô hình hợp tác trong chuỗi cung ứng mực ống + Hợp tác dọc gi a các tác nhân trong chuỗi: Điều kiện cần và đủ để thực hiện hợp tác dọc là phải có vai trò đầu tàu của công ty và sự tham gia của các chủ thể khác nhƣ: Ngân hàng, Tổ chức bảo hiểm, Cơ quan cấp giấy chứng nhận. Để chủ động có nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lƣợng đƣa vào chế biến cũng nhƣ sản phẩm sau chế biến đƣợc thị trƣờng chấp nhận và thuận lợi trong việc mở rộng kênh tiêu thụ, yêu cầu đặt ra là thành phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý. Muốn đƣợc điều đó, công ty Cafico Việt Nam phải chủ động thiết lập mối liên kết chặt chẽ với ngƣ dân, nậu vựa, là ngƣời đầu tàu của mối liên kết đó trên cở sở đồng thuận giữa ngƣời cung cấp nguyên liệu và công ty, một sự đồng thuận tự nguyện và cam kết chắc chắn. Sự đồng thuận đó dựa trên một tiêu chuẩn quốc tế đƣợc áp dụng và chứng nhận độc lập để có thể đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đòi hỏi của thị trƣờng. Trong mô hình hợp tác dọc, cần nh ng tác nhân hỗ trợ như ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức chứng nhận. Các chủ thể này hỗ trợ cho quá trình hình thành chuỗi sản xuất thông qua nh ng hợp đồng, chẳng hạn hợp đồng bảo lãnh gi a ngân hàng với doanh nghiệp để ngư dân vay vốn tại ngân hàng, hợp đồng bao thanh toán gi a doanh nghiệp và ngân hàng để ngư dân nhanh chóng nhận tiền, hợp đồng gi a doanh nghiệp và công ty bảo biểm, hợp đồng gi a doanh nghiệp với tổ chức chứng nhận độc lập. Với chuỗi sản xuất được liên kết chặt sẽ hạn chế đáng kể rủi ro cho các tác nhân tham gia trong chuỗi đó. 223
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguyên tắc và cơ chế để thực hiện hợp tác trong chuỗi cung ứng mực ống Trong ngắn hạn, nguyên tắc hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm mực ống là tự nguyện, cam kết thông qua hợp đồng. Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị sản phẩm. Hợp đồng sẽ ràng buộc những quy định và trách nhiệm hợp tác giữa các bên. Nếu những giao dịch giữa các bên lặp lại thƣờng xuyên, sử dụng hợp đồng sẽ cắt giảm chi phí. Nếu giao hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trƣờng (chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận của bên thứ 3, truy xuất nguồn gốc xuất xứ…), hợp đồng tự động có hiệu lực nhờ đó cắt giảm chi phí kiểm soát. Trong dài hạn, nguyên tắc hợp tác giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm mực ống là thiết lập mối quan hệ dài hạn, ổn định và lâu bền bằng việc xây dựng chiến lược liên minh liên quan đến toàn bộ hoạt động của chuỗi nhằm đảm bảo chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng và trách nhiệm xã hội cho ngƣời tiêu dùng. Về phía công ty, để đáp ứng yêu cầu của một số phân khúc thị trƣờng nhƣ giấy chứng nhận thƣơng mại công bằng (certified fair-trade), sản phẩm hữu cơ (organic products) cần tổ chức giám sát đáng tin cậy quá trình sản xuất bởi một bên thứ ba để đảm bảo rằng thói quen sản xuất tốt đƣợc duy trì. Kế hoạch cùng đầu tƣ giữa công ty cùng với các Trƣờng/ Viện nghiên cứu, Ngân hàng, tổ chức bảo hiểm gắn kết với nhau trong chuỗi có thể cung cấp đòn bẫy hữu ích cho việc chia sẻ rủi ro và thúc đẩy việc cải tiến. Cuối cùng, công ty Cafico nên bắt đầu nhận thức rằng tính minh bạch và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng nhƣ là những yếu tố thuộc về bản chất trong chiến lƣợc kinh doanh của họ hƣớng về hợp tác. 5. Kết luận Hợp tác giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản là xu thế tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng nhằm thỏa mãn các yêu cầu khắt khe của thị trƣờng. Để hợp tác đƣợc thành công, vai trò của các cơ quan hữu quan rất quan trọng thông qua việc ban hành khung pháp lý về hợp đồng. Về phía công ty, cần xây dựng chiến lƣợc liên minh với nhà cung cấp và khách hàng dựa trên nhu cầu thị trƣờng nhằm đảm bảo chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng và trách nhiệm xã hội cho ngƣời tiêu dung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Trâm Anh (2009) ―Hợp tác trong chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng - công cụ thúc đẩy ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển bền vững‖, Tạp chí khoa học thủy sản, số 4/2009, Trƣờng Đại học Nha trang. [2] Báo cáo tài chính của Công ty CP Cafico Việt Nam 2009 – 2013 [3] CBI, Ministry of Foreign Affairs of the Netherlands ―The Vietnam Seafood sector – A value chain analysis‖, 3/2012 224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0