intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Co giật do sốt (R56.6)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Co giật do sốt (R56.6)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Co giật do sốt (R56.6)

  1. CO GIẬT DO SỐT (R56.6) 1. ĐỊNH NGHĨA Co giật do sốt là tình huống lâm sàng nhi khoa thường gặp, co giật xảy ra lúc trẻ đang sốt (nhiệt độ ≥ 38,2oC). Cơn co giật đa phần là cơn co cứng co giật toàn thể, có mất ý thức, tím và chảy nước miếng trong cơn, kéo dài trung bình 1-2 phút, tuy nhiên, có cơn kéo dài trên 5 phút, thậm chí trên 15 phút. Co giật có thể chỉ là do sốt kích gợi hoạt động phóng điện bất thường của tế bào thần kinh gây co giật, thường lành tính. Tuy nhiên, co giật cũng có thể do bệnh lý của hệ thần kinh trung ương (co giật triệu chứng) nên cần loại trừ nhiễm trùng thần kinh trung ương. Tỷ lệ: gặp khoảng 2-5% trẻ 6-60 tháng tuổi. 2. PHÂN LOẠI - Co giật do sốt đơn giản: khi thỏa tất cả các yếu tố sau: (1) cơn co giật toàn thể kéo dài dưới 15 phút; và (2) trẻ bình thường khi khám, không có các bất thường về phát triển; và (3) chỉ có một cơn co giật trong vòng 24 giờ (gần đây, một số tác giả đề nghị là chỉ một cơn trong một đợt bệnh có sốt). Trẻ có thể có co giật do sốt đơn giản nhiều lần, xảy ra trong các đợt bệnh có sốt khác nhau. Sốt co giật đơn giản chiếm 70- 75% các trường hợp co giật do sốt. - Co giật do sốt phức tạp: cũng xảy ra ở trẻ bị sốt từ 6 tháng đến 5 tuổi nhưng có thêm một trong các đặc điểm: (1) có cơn co giật cục bộ, hoặc (2) có cơn co giật kéo dài trên 15 212
  2. phút, hoặc (3) là nhiều cơn xảy ra gần nhau (≥ 2 cơn/24 giờ). Mọi trường hợp sốt co giật phức tạp đều cần tìm nguyên nhân. 3. NGUYÊN NHÂN - Nguyên nhân sốt: đa phần là nhiễm trùng từ đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng và các cấu trúc ở họng, viêm hô hấp trên, viêm phổi; nhiễm trùng đường tiêu hóa. Cần đánh giá kỹ tình trạng nhiễm trùng. - Nguyên nhân co giật: co giật do sốt được hiểu là co giật xảy ra khi thân nhiệt tăng. Tuy nhiên, cần chú ý co giật có thể là triệu chứng của hạ đường huyết, rối loại điện giải, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, nhiễm độc. 4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GỢI Ý CO GIẬT TÁI PHÁT - Co giật do sốt dù đơn giản hay phức tạp đều có thể tái phát khi trẻ còn sốt hoặc có đợt bệnh khác có sốt hoặc có thể là biểu hiện ban đầu của các hội chứng động kinh ở trẻ em khởi đầu bằng sốt co giật. - Các yếu tố nguy cơ gợi ý co giật tái phát khi trẻ sốt là: (1) co giật có sốt ở trẻ dưới 1 tuổi, (2) co giật do sốt phức tạp, (3) tiền sử gia đình có người thân bị co giật, (4) trẻ có bất thường về thần kinh. Một số yếu tố khác như thời gian từ lúc sốt đến lúc co giật ngắn (< 1 giờ), số lần co giật do sốt trước đây cũng cần được chú ý. 213
  3. 5. CÁC HỘI CHỨNG ĐỘNG KINH LIÊN QUAN SỐT CO GIẬT - Một số hội chứng động kinh khởi đầu bằng co giật do sốt là hội chứng Dravet, động kinh toàn thể co giật do sốt thêm vào (GEFS plus-Generalized Epilepsy Febrile Seizure plus), hội chứng động kinh liên quan tình trạng nhiễm trùng có sốt (FIRES-Febrile infection related epilepsy syndrome), xơ chai thùy thái dương trong (MTS-Mesial Temporal Slecrosis). - Hội chứng Dravet được tác giả Dravet (người Pháp) mô tả từ những năm 1970s, do đột biến gien, chủ yếu là gien SCN1A. Trẻ biểu hiện bằng co giật có sốt rất sớm, thường sau chích ngừa lúc 2 hoặc 3 tháng tuổi. Sau đó trẻ co giật rất nhiều lần, co giật có sốt hoặc không sốt, có cơn co giật cục bộ và trạng thái co giật kéo dài. Điện não thường không điển hình. MRI não cũng không ghi nhận thay đổi rõ ràng. Trẻ chậm phát triển và đáp ứng kém với các thuốc dự phòng động kinh. Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán gồm lâm sàng, điện não đồ và xét nghiệm di truyền ghi nhận đột biến gien SCN1A. Khi trẻ kháng thuốc, nên áp dụng chế độ ăn sinh ceton để kiểm soát co giật. - GEFS plus cũng là một bệnh động kinh có khởi đầu là co giật toàn thể có sốt, cũng do bất thường gien, có tiền căn gia đình, co giật tiếp tục xảy ra khi trẻ lớn hơn 60 tháng. Tuy nhiên, đây là tình huống lành tính hơn, trẻ phát triển trong giới hạn bình thường, đáp ứng với điều trị bằng thuốc và có khả năng tự thoái lui. Nhận diện sớm những trẻ này bằng các yếu tố nguy cơ và điện não đồ. 214
  4. 6. CẬN LÂM SÀNG - Không có cận lâm sàng đặc hiệu (kể cả điện não, CT scan não hay MRI não). - Ngoại trú: cần tập trung vào cận lâm sàng tìm chẩn đoán nguyên nhân sốt và nguyên nhân co giật. - Chỉ định đo điện não đồ khi có: (1) sốt co giật phức tạp, (2) sốt co giật xảy ra nhiều lần, (3) có cơn co giật không rõ sốt, (4) có yếu tố nguy cơ gợi ý động kinh. Tuy nhiên, các chỉ định này thường chỉ thực hiện khi tình trạng sốt đã ổn định, đa phần là nội trú. 7. XỬ TRÍ - Trẻ đã co giật tại nhà, khi đến khám không co giật: + Đánh giá tình trạng trẻ và nguy cơ nặng của nhiễm trùng. + Nhập khoa cấp cứu nếu trẻ có dấu hiệu nặng. + Nhập viện tất cả các trẻ sốt co giật lần đầu và trẻ có yếu tố nguy cơ gợi ý tái phát co giật. - Trẻ co giật lúc khám: + Báo động xử trí co giật. + Chuyển nhanh đến phòng xử trí co giật gần bàn khám. + Cắt cơn co giật (theo phác đồ cắt cơn co giật nội trú): § Thở oxy ẩm. § Giữ trẻ an toàn và vệ sinh mũi miệng nếu có tăng tiết đàm nhớt. § Hạ sốt bằng Paracetamol đặt hậu môn. 215
  5. § Chuẩn bị ngay Diazepame bơm hậu môn liều 0,5 mg/kg, bơm hậu môn (tối đa 10 mg) nếu trẻ tiếp tục co giật. § Chuyển khẩn đến khoa cấp cứu nếu trẻ tiếp tục co giật trên 5 phút. + Nhập viện sau khi ổn định cơn co giật. - Chỉ định nhập cấp cứu: + Trẻ tiếp tục co giật kéo dài hơn 5 phút. + Trẻ có nguy cơ co giật tái phát. + Trẻ hết cơn co giật trong vòng 5 phút nhưng vẫn còn dấu hiệu nặng về tình trạng nhiễm trùng, tri giác. - Chỉ định nhập viện: + Tất cả trẻ co giật do sốt lần đầu nên chỉ định nhập viện để theo dõi và tìm nguyên nhân. + Những trẻ đã từng co giật do sốt: nhập viện nếu ghi nhận có tình trạng nặng, hoặc chưa rõ nguyên nhân sốt, hoặc có yếu tố nguy cơ tái phát. - Điều trị ngoại trú: + Trẻ không nhập viện: § Điều trị nguyên nhân sốt. § Thuốc hạ sốt tại nhà. § Hướng dẫn chăm sóc tại nhà. + Trẻ đã nhập viện, sau xuất viện: không có chỉ định bắt buộc theo dõi ngoại trú. + Không có khuyến cáo dùng thuốc chống động kinh để dự phòng tái phát co giật do sốt lâu dài. 216
  6. 8. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ - Khi trẻ co giật do sốt tại nhà: + Nên: § Đặt trẻ nằm nơi rộng rãi, an toàn, đầu bằng lót gối mỏng, tránh xa vật sắc nhọn. § Xoay trẻ nằm nghiêng một bên để tránh hít sặc nếu trẻ ói hoặc tăng tiết đàm nhớt. Vỗ lưng và lau các dịch tiết, nếu có. § Nới lỏng quần áo hoặc khăn quàng cổ. § Lau mát và nhét thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu trẻ sốt. § Ghi hình (quay video) cơn và ghi nhận thời gian co giật (nếu được). § Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu: co giật kéo dài trên 5 phút hoặc nhiều cơn liên tiếp hoặc trẻ không hồi phục sau co giật hoặc chấn thương khi giật. + Không nên: § Để trẻ một mình hoặc tụ tập quá đông quanh trẻ. § Di chuyển hoặc đặt trẻ vào bồn tắm khi đang co giật. § Đè trẻ hoặc cố gắng kềm chế cơn co giật, nạy răng trẻ. § Nặn chanh, đổ nước sả, đưa ngón tay hoặc bất cứ vật gì vào miệng trẻ. § Cho trẻ ăn uống khi trẻ chưa tỉnh táo hoàn toàn. - Theo dõi sự phát triển tâm vận của trẻ. - Lưu giữ các kết quả liên quan bệnh của trẻ, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa khi muốn chủng ngừa. 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2