Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Cơ hội thương mại liên tỉnh cho các loại rau bản địa<br />
và rau thông thường của Lào Cai<br />
<br />
Nhàn Trần1, Trang Trương1 và Dale Yi2<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội, Việt<br />
Nam<br />
2<br />
Đại học Adelaide<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
dale.yi@adelaide.edu.au<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Lợi thế cạnh tranh của Lào Cai trong sản xuất và kinh doanh rau thay đổi theo<br />
mùa vụ. Điều này cũng đúng với các tỉnhkhác ở Tây Bắc Việt Nam. Để khai thác<br />
hiệu quả lợi thế cạnh tranh theo mùa vụ này, các chuỗi giá trị phải vận hành có<br />
hiệu quả và kết nối sản xuất với thị trường.<br />
<br />
56<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát các luồng thương mại rau tại khu vực<br />
Tây bắc Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu chu chuyển rau giữa các<br />
thị trường bán buôn tại Tây Bắc Việt Nam và xác định các cơ hội mở rộng sản<br />
xuất kinh doanh cho các nhà sản xuất và kinh doanh tại Lào Cai. Các câu hỏi ng-<br />
hiên cứu được đặt ra trong báo cáo này bao gồm:<br />
(1) Có các luồng thương mại rau liên tỉnh nào hướng tới:<br />
a. Các thị trường Tây Bắc Việt Nam?<br />
b. Thị trường vùng Đồng bằng sông Hồng?<br />
(2) Những thương nhân nào đang tận dụng lợi thế của các cơ hội thương mại<br />
liên tỉnh?<br />
<br />
Hướng tiếp cận nghiên cứu<br />
Phân tích trong nghiên cứu này bao gồm bốn loại rau chính là các nghiên cứu<br />
trường hợp đại diện cho việc kinh doanh các loại rau thông thường ít hư hỏng<br />
và các loại rau có giá trị cao hơn nhưng dễ hư hỏng. Sản phẩm được lựa chọn<br />
trong các nhóm này bao gồm:<br />
Các loại rau thông thường ít hư hỏng:<br />
(1) Bắp cải<br />
(2) Su su1<br />
1<br />
Su su được đề cập ở đây là quả su su chứ không phải ngọn su su.<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Các loại rau có giá trị cao nhưng dễ hư hỏng:<br />
(3) Cải Mèo<br />
(4) Súp lơ xanh<br />
<br />
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các thị trường bán buôn và bán lẻ truyền thống<br />
tại 4 tỉnh Tây bắc Việt Nam: các thị trường lớn tại Sơn La và Lào Cai, và các thị<br />
trường nhỏ hơn tại Điện Biên và Yên Bái.<br />
<br />
114 cuộc phỏng vấn bảng hỏi với thương lái đã được thực hiện tại những thị<br />
trường này, chia thành hai đợt vào mùa hè và mùa đông nhằm khảo sát sự đa<br />
dạng theo mùa trong thương mại. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung chủ yếu vào<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
những thông tin liên quan tới thị trường đích của sản phẩm và khối lượng hàng<br />
hóa buôn bán.<br />
<br />
Kết quả<br />
Đầu tiên, đánh giá của chúng tôi về khối lượng hàng hóa buôn bán cho thấy sự<br />
khác nhau đáng kể giữa các tỉnh về lượng sản phẩm qua các chợ bán buôn (Hình<br />
1). Thị trường bán buôn rau tại Sơn La, với lượng rau hàng hóa khoảng 107 tấn/<br />
ngày, lớn hơn nhiều so với tỉnh Yên Bái và Điện Biên.<br />
<br />
Thứ hai, các thị trường bán buôn không phải là các trung tâm hậu cần như giả 57<br />
thiết ban đầu. Phần lớn thương mại rau liên tỉnh đi qua thị trường bán buôn và<br />
được thực hiện chủ yếu bởi một nhóm nhỏ các nhà thu mua lớn (các thương lái<br />
liên tỉnh), họ thu mua sản phẩm của nông dân và vận chuyển sản phẩm ra ngoại<br />
tỉnh để bán cho các thị trường khác (Hình 2).<br />
<br />
Ngoài ra, các mô hình thương mại rau liên tỉnh cũng khác nhau đáng kể giữa các<br />
tỉnh và tùy thuộc loại rau.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Với các loại rau thông thường (cải bắp và su su):<br />
Tỷ trọng thương mại liên tỉnh tại Sơn La tương đối ổn đỉnh với cải bắp và su su.<br />
Khoảng 25-35% cải bắp và 60-70% su su từ thị trường Sơn La được chuyển về<br />
Đồng bằng Sông Hồng quanh năm. Sơn La là nơi sản xuất chính tại Tây Bắc và<br />
rất nhiều thương lái liên tỉnh dường như hoạt động lâu dài và có mối quan hệ<br />
thương mại ổn định không phụ thuộc mùa vụ với các nhà tiêu thụ tại Hà Nội.<br />
<br />
Lào Cai đang tận dụng lợi thế về cơ hội kinh doanh su su theo mùa tại Tây Bắc<br />
Việt Nam bằng cách cung cấp cho thị trường trong khu vực vào các thời kỳ cao<br />
điểm. Lào Cai có thể cung cấp cho Yên Bái và Điện Biên khi giá tăng cao, trong khi<br />
Sơn La, nơi sản xuất chính trong khu vực lại không có giao thương nhiều trong<br />
nội vùng.<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Việc kinh doanh cải bắp liên tỉnh giữa các tỉnh Tây Bắc còn rất hạn chế, nhưng lại<br />
liên tục bị cải bắp nhập khẩu từ Trung Quốc cạnh tranh quanh năm.<br />
<br />
Đối với các loại rau có giá trị cao hơn và dễ hư hỏng (như cải Mèo và súp lơ xanh):<br />
Một lượng lớn cải Mèo từ thị trường bán buôn được kinh doanh liên tỉnh và tỷ<br />
trọng này ổn định trong cả năm. Khoảng 30-40% lượng cải Mèo từ Sơn La và 10-<br />
20% từ Lào Cai được cung cấp cho Hà Nội. Trong khi cải Mèo chủ yếu được trồng<br />
để tiêu dùng trong hộ gia đình, phần lớn thị phần kinh doanh liên tỉnh là dành<br />
cho các khách hàng tại Hà Nội. Cải Mèo tại thị trường Điện Biên và Yên Bái chỉ đủ<br />
cung cấp trong tỉnh. Một lượng nhỏ, nhưng chiếm tỷ trọng đáng kể trong kinh<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
doanh súp lơ (15-20%) từ Lào Cai và Sơn La về Hà Nội vào chính vụ (vụ đông).<br />
Tuy nhiên, hàng nhập khẩu Trung Quốc thống trị toàn bộ thị trường Hà Nội trong<br />
thời gian trái vụ.<br />
<br />
Hình 1: Toàn cảnh thị trường bán buôn rau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
58<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Thương mại rau liên tỉnh<br />
Tỉnh 1<br />
Người Nhà Nhà bán Nhà<br />
nông dân thu mua buôn bán lẻ<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà buôn liên tỉnh<br />
Tỉnh 2<br />
<br />
Người Nhà Nhà bán Nhà<br />
nông dân thu mua buôn bán lẻ<br />