intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG SỮA THAY CƠM

Chia sẻ: Phuong Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

526
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con gái tôi được 4 tuổi nhưng cháu rất lười ăn cơm, cháu chỉ uống sữa. Xin hỏi bác sĩ như thế có tốt không? Có cách nào để cháu có hứng thú ăn cơm không?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG SỮA THAY CƠM

  1. CÓ NÊN CHO TRẺ UỐNG SỮA THAY CƠM? Con gái tôi được 4 tuổi nhưng cháu rất lười ăn cơm, cháu chỉ uống sữa. Xin hỏi bác sĩ như thế có tốt không? Có cách nào để cháu có hứng thú ăn cơm không? Nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình. Sau sữa mẹ, sữa động vật (bò, trâu, dê...) là một trong những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu. Chính vì vậy, sữa là thực phẩm cần thiết cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, sữa không thể thay thế thức ăn khác. Thứ nhất, sữa thường đắt, làm tăng gánh nặng kinh tế của gia đình. Thêm vào đó, thực phẩm hằng ngày còn cung cấp một lượng lớn chất xơ (giúp phòng chống táo bón và bệnh mạn tính sau này), chất chống ôxy hóa (vitamin C, E, caroten, selen) mà sữa thường không thể cung cấp đủ. Con chị 4 tuổi cần ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối). Ngoài ra uống thêm sữa hoặc nước quả xen kẽ các bữa ăn. Mỗi bữa ăn cần có đủ các thành phần như đường bột (gạo, ngô, khoai, sắn), chất đạm (thịt, tôm, trứng, đậu đỗ, lạc vừng), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và muối khoáng (rau và quả). Cách cho trẻ ăn cũng rất quan trọng. Nhiều khi do cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn nên trẻ no bụng không chịu ăn cơm. Hơn nữa, ở độ tuổi này, nên cho cháu ngồi ăn cơm cùng gia đình. Do trẻ rất thích bắt chước bố mẹ, nên sẽ thử những thức ăn mới khi thấy bố mẹ ăn. Trẻ cũng rất dễ bị phân tán, nên khi cho trẻ ăn, cần tắt TV, băng đĩa và các trò chơi máy tính. Cũng nên cho các cháu cùng độ tuổi ăn với nhau. Nhiều khi tâm lý ganh đua
  2. hoặc cảm giác vui vẻ khi có bạn bè giúp cháu ăn được nhiều hơn. Bạn cũng cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng để xem cân nặng của con bạn có nằm trong ngưỡng bình thường không, và diễn biễn cân nặng thế nào. Đôi khi, vì tưởng con mình gầy quá, nhiều bậc cha mẹ ép con mình ăn quá nhiều dẫn tới biểu hiện thừa cân và béo phì gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. TS. Nguyễn Thanh Tuấn Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống www.khoe24.vn Nguồn: SKDS SỮA CHUA VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM Sữa chua hay còn gọi là yaourt thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa hoàn nguyên, được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (lactobacillus Bulgaricus, streptocoocus thermophilus) chúng chuyển đường sữa thành lactic, tạ ra độ chua của một lọai thực phẩm hấp dẫn.
  3. Sữa chua với sức khỏe trẻ em Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính acid cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Trong thành phần sữa chua, các chất như: protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ… Khi nào nên cho trẻ dùng sữa chua Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau:
  4. - 6 - 10 tháng: 50g/ngày. - 1 - 2 tuổi: 80g/ngày. - Trên 2 tuổi: 100g/ngày. Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ Phân biệt rõ chủng loại: hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua. Dùng sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động. Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn. Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.
  5. Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua. BS. Hồng Quang Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống www.khoe24.vn Nguồn: SKDS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2