intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có nên làm con ghẻ thời này để 300 năm sau làm con đẻ?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài, “Tức quá, người ta cứ nghĩ là Soi giỏi“, khi bạn Ngọc nói, “xem một cái gì đó cần phải có trải nghiệm dần dần rồi mới hiểu được nó. Giống như đọc một quyển sách, ban đầu bạn có thể thấy nó dở, bạn không hiểu gì. Gấp sách lại và đi làm chuyện khác, 10 năm sau đọc lại bạn có thể thấy mình trong đó.” Và bạn Lê Hà vặn lại: “Tôi đồng ý là để đánh giá một cuốn sách (hay một tác phẩm nghệ thuật) có thể cần nhiều thời gian, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có nên làm con ghẻ thời này để 300 năm sau làm con đẻ?

  1. Có nên làm con ghẻ thời này để 300 năm nữa làm con đẻ? Trong bài, “Tức quá, người ta cứ nghĩ là Soi giỏi“, khi bạn Ngọc nói, “xem một cái gì đó cần phải có trải nghiệm dần dần rồi mới hiểu được nó. Giống như đọc một quyển sách, ban đầu bạn có thể thấy nó dở, bạn không hiểu gì. Gấp sách lại và đi làm chuyện khác, 10 năm sau đọc lại bạn có thể thấy mình trong đó.” Và bạn Lê Hà vặn lại: “Tôi đồng ý là để đánh giá một cuốn sách (hay một tác phẩm nghệ thuật) có thể cần nhiều thời gian, hiểu biết và trải nghiệm… Tuy nhiên mọi thứ đều là tương đối, và với những loại hình nghệ thuật đến với khán giả một cách trực tiếp và đồng thời như nghệ
  2. thuật trình diễn thì cảm giác tức thời thường cũng là cảm giác đúng nhất. Nếu để đánh giá một bộ phim, vở kịch hay vở múa mà phải cần đến 10 năm mới ra được kết luận chính xác thì chắc tất cả các thể loại review (của giới chuyên môn lẫn công chúng) cho tất cả các loại hình nghệ thuật nói trên đều phải vứt xó hết bạn ơi…” Nghệ sĩ Trần Lương đã có một ý kiến sau, như một câu trả lời cho cả hai bạn, và cho cuộc tranh cãi này, Soi xin đưa lên thành bài: ** Dù sao những cuộc tranh luận như thế này là rất cởi mở, tươi tắn và đầy tinh thần dân chủ! Kể cả vụ tranh luận về Thắng-Thông! Tuy thế tôi thấy chúng còn sơ khai! Biết làm sao đây? Khi toàn bộ những vấn đền các bạn mổ xẻ đều chưa hề được một hệ thống đào tạo hàn lâm nào ở Việt Nam giảng dạy hoặc nhắc đến, hay chí ít là có tư liệu thống kê cơ bản nào được phổ biến. Nói thế mới thấy là các bạn đã tự học quá nhiều rồi! Nghệ thuật và nghệ sĩ nói chung và cụ thể nghệ thuật đương đại luôn hướng về xã hội và đại diện cho ít nhất một cá thể người. Lịch sử cho thấy tác phẩm tốt thường có thời gian khẳng định phẩm chất lâu dài, cần thời gian tư duy, soi chiếu và đúc kết. Tác phẩm càng tốt càng có đời sống xa về phía tương lai… Nhiều tác gỉa và tác phẩm vĩ đại đã là con ghẻ cô đơn ở thời họ sống… Chính Marcel Duchamp bị
  3. nhóm họa sĩ hiện đại ở Paris trong đó có Picasso bài xích cho là không biết vẽ, còn vận động để ông rút tranh khỏi triển lãm nhóm cho đỡ xấu mặt!!! Vậy với những môn nghệ thuật hàn lâm hay avant garde-cách tân đều cần sự tiếp cận từ cả hai phía: 1. Từ phía nghệ thuật và nghệ sĩ (sáng tác -> trình bày -> thảo luận). 2. Và từ phía người xem (xem trực tiếp -> thu thập thông -> học hỏi) Phía nghệ sĩ: ngoài tài năng còn cần: học, nghiên cứu, thu thập thông tin; quan sát mở rộng không ngừng đến lúc chết (có hàng triệu tài năng nhưng vĩnh viễn vô danh vì thiếu vế sau!) Phía người xem: cần được cập nhật có hệ thống tri thức về nghệ thuật, và có ý thức trau dồi thông tin thì mới có được quá trình thưởng thức và đánh giá nghệ thuật lành mạnh và minh triết (người ta thường dựa phần lớn vào hệ thống giáo dục chính thống ở các cấp độ để tiếp cận
  4. thứ tự kiến thức hàn lâm về nghệ thuật, sau đó mới lùa thêm thông tin cập nhật qua các kênh xã hội khác). Nói thế không phải tôi bỏ qua cảm giác (xúc) ban đầu (hay trực giác), điều này là không thể thiếu! Cảm xúc – trực giác sẽ đối thoại với nửa kia là kiến thức và thông tin đã được trau dồi cùng với phương pháp suy luận của mỗi cá nhân, để tìm ra (một cách khoa học) cảm xúc thẩm mỹ riêng của mình trước mỗi tác phẩm. Nếu chỉ tin vào cảm xúc trực giác thôi thì dễ nhận được nhiều cuộc tự lật đổ, và nhiều bước giác ngộ nho nhỏ như đi trong rừng rậm vậy! Vậy, nếu nói thế thì người không có điều kiện tiếp cận, người bình dân không thưởng thức được thấu đáo các loại High Arts à? CÓ, họ có ngũ quan và cảm nhận được phần nào đó với cơ địa của họ chứ! Nhưng thấu đáo thì KHÔNG! Vì thế, họ đã có món văn hóa pop của mình: soap opera (phim ướt nhiều tập), nhạc sến, nhạc khẩu hiệu… tràn lan ở khắp nơi để viên mãn rồi!
  5. Tôi thấy mấy bạn có nhắc đến chữ “đúng” trong cảm giác tức thời khi thưởng thức nghệ thuật. xin chia sẻ thêm là: cái “Đúng” tuy cảm thấy tức thời nhưng thực chất tuột ra trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân khác nhau, hoặc mỗi giai đoạn, thời điểm khác nhau của một cá nhân. Vậy chất lượng và cấp độ “Đúng” sẽ khác nhau giữa các cá nhân hay các thời điểm khác nhau của một người. Tại sao ở xã hội ta: những môn nghệ thuật “quý tộc” như nhạc giao hưỏng, opera, ca trù, tuồng… muốn “xã hội hóa”, muốn đông người xem, muốn thảo luận rộng rãi cũng chỉ có vài mống ngó tới? Liệu có cần một quá trình “dùng” nó, cần nghiên cứu học hỏi về nó không nhỉ? Tôi ngợ cái sự không cần 10 năm để đánh giá chín chắn một tác phẩm nghệ thuật mà vẫn đúng của bạn Lê Hà chắc là những thứ như phim sau khi sản xuất 1,2 năm được giải thưởng quốc tế ngay, hoặc sách best seller… Nhưng thử nghĩ xem điều rất lạ là có những đạo diễn quan trọng nhất của nền điện ảnh thế giới lại chưa bao giờ được giải Oscar mà chỉ lúc sắp chết mới được giải thành tựu cả đời. Và ở các trung tâm văn hóa thế giới thì rạp nhỏ lại chiếu phim chất lượng nghệ thuật cao, còn rạp lớn thì chiếu phim “Hollywood”. Vì thế mới có chuyện giới chuyên môn ở New York khi hỏi nhau “phim ấy thế nào?”, nếu định nói sến hoặc Pop thì chỉ cần nói “Hollywood!”
  6. Ý kiến của SOI hùa vào với anh Trần Lương: 1 - ăn vào thấy ngon ngay mới là ngon, 2 – ăn vào thấy chưa ngon, về nhà nhớ lại tuần sau thấy ngon mới là ngon… theo Soi đều có những trường hợp rơi vào (1) hoặc (2) mà vẫn đúng. Nhưng Soi tin chắc rằng ông đầu bếp nào khi nấu cũng muốn bưng ra là khách xuýt xoa khen ngay, “Ồ đẹp quá, thơm quá, ngon quá”. Hiệu quả tức thời, Soi tin, bao giờ cũng là đích nhắm đầu tiên và trên hết của bất kỳ ai làm ra sản phẩm, dù là nghệ thuật hay phi nghệ thuật. Hiệu quả dài lâu đến sau, là thứ khẳng định giá trị, đồng thời là niềm an ủi cho người làm ra (“giờ mày không thấy ngon, 300 năm sau sẽ có đứa nhỏ rãi vì tao,”). Theo Soi nghĩ, nghệ sĩ thì nên tránh xa cạm bẫy “300 năm” kia, và đừng lạm dụng nó để bao biện; bởi hãn hữu lắm mới có một thiên tài
  7. “300″ như thế; mà được thế nhiều phần cũng là khoản bonus của người thưởng thức, đến người làm ra tác phẩm có khi cũng không ngờ. Còn phần chúng ta, những người sáng tác “thấp bé”, khi đang thực hiện tác phẩm, hãy nghĩ đến đích gần nhất, trách nhiệm nhất của một người thợ cao quý: làm ra một thứ có được hiểu quả trực tiếp, tức thời. Đừng hy vọng thời gian sẽ trả lời, sẽ sinh ra những con người hiểu ta. Bởi khi đó ta đã đi đâu rồi nhỉ? Văn Điển? Bình Hưng Hòa? Và người 300 năm sau nhận ra còn ích gì cho ta nào? Khi mới bước chân vào tập tọe viết báo, Soi nhớ mãi một câu chuyện mà chắc nhiều người đã biết: Trong rừng có chúa sơn lâm vừa cực kỳ hung ác vừa thích nghe chuyện tiếu lâm. Mỗi buổi kể chuyện thật căng thẳng vì phải có mặt tất cả các con trong rừng. Chuyện kể ra, chỉ cần một kẻ nào đó không cười là kẻ kể chuyện bị đem đi giết thịt. Hôm ấy đến lượt khỉ. Khỉ kể chuyện không ai cười nổi. Chúa sơn lâm cho đi thịt ngay. Đến lượt cá sấu, chuyện của hắn chỉ có nửa số thú cười. Cá sấu bị giết. Còn lại thỏ trắng, chị run run kể một câu chuyện vui. Chuyện vừa dứt, cả đám thú cười lăn lộn, chúa sơn lâm cũng cười to, suýt lăn khỏi ghế. Duy có con lừa đứng không nhúc nhích, mặt đăm đăm. Tuy đau lòng nhưng muốn giữ kỷ cương, chị thỏ trắng cũng bị đem đi giết. Ba ngày sau, khi cả rừng đang tịch mịch lo âu, bỗng nghe tiếng lừa
  8. cười ầm ĩ. Đám thú đổ đến xem, thấy lừa đang lăn lộn cười. Đợi đến khi dừng được, hỏi lý do, lừa vừa ôm bụng vừa nói: “Chuyện chị thỏ trắng kể hôm trước hay ơi là hay.” Đấy, không đáp ứng được cái nhu cầu thưởng thức tức thời của khán giả đem lại những hệ quả tai hại vậy. Túm lại, Soi đồng ý hoàn toàn với anh Trần Lương về tất cả những công đoạn khổ học để có thể hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm. Soi chỉ muốn thêm là: thời gian chúng ta sống trên đời không dài và là thời gian quan trọng nhất, nên trực giác (theo Soi) vẫn là phần chủ chốt, và những giá trị lật ngược về sau (thí dụ răng đen thành răng trắng) xét cho cùng cũng là từ những người KHÔNG cùng thời với ta, hệ thẩm mỹ của họ cũng khác, mà nhiều khi đến ta có sống lại cũng không xực nổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2