CỔ NGỌC TRANG SỨC VÀ NGỌC TỶ VIỆT NAM 5000 NĂM
lượt xem 3
download
Kinh Dương Vương có tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần nông Viêm Đế. Khi Đế Minh đi tuần phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua Kinh Dương Vương thông minh, thánh trí cai quản phương Nam gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Thần long động đình sinh ra Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm. Kinh Dương Vương làm vua phương Nam năm 2879 TCN, xã hội thời đó là có văn hóa, điển chương, tôn ti trật tự và định chế xã hội. Con Lạc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CỔ NGỌC TRANG SỨC VÀ NGỌC TỶ VIỆT NAM 5000 NĂM
- CỔ NGỌC TRANG SỨC - NGỌC TỶ VIỆT NAM 5000 NĂM Ngọc chạm rồng-mộ Văn Đế, 2200 năm
- Kinh Dương Vương có tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần nông Viêm Đế. Khi Đế Minh đi tuần phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua Kinh Dương Vương thông minh, thánh trí cai quản phương Nam gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Thần long động đình sinh ra Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm. Kinh Dương Vương làm vua phương Nam năm 2879 TCN, xã hội thời đó là có văn hóa, điển chương, tôn ti trật tự và định chế xã hội. Con Lạc Long quân là Hùng Vương, mẹ là Âu Cơ, con gái Đế Lai. Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu Văn Lang. Thời đại Hùng Vương nước Văn Lang (xăm hình) Âu Lạc, Nam Việt xuất hiện hàng ngàn năm TCN, có đỉnh cao văn hóa đồ đồng thau, đồ sắt, cùng với sự phát triển nhiều đồ trang sức bằng vàng, ngọc, phục vụ yêu cầu làm đẹp cho tầng lớp quí tộc. Nhiều công xưởng chế tác ngọc tinh xảo còn lại dấu tích đến ngày nay. Con người đã biết đến đồ ngọc khoảng 7000 năm. Người Ai Cập cổ đại quan niệm linh thiêng, ngọc là máu của rồng. Văn minh cổ đại châu á coi ngọc là một trong tứ đại quý. Sự quí hiếm của ngọc là biểu tượng cao quý, giàu sang, sự trường tồn, hưng thịnh. Ngọc có màu sắc biến ảo, rực rỡ, trong sáng, hình dạng thay đổi lung linh, cứng rắn, mang lại phúc lành, tượng trưng cho quyền lực đế vương (ngọc tỷ). Người Việt cổ đại đã biết và sử dụng đồ ngọc trong đời sống xã hội. Văn hóa Phùng Nguyên còn lưu lại pho tượng nam bằng ngọc xanh, xám trong cao 3,6cm cách đây khoảng 4000 – 3500 BP; một lưỡi bôn tứ giác ngọc, màu vàng ngà dài 3,1cm x 1,2cm ở Phú Thọ, những hạt chuỗi ngọc thời Phùng Nguyên. Tiếp sau là lưỡi đục bằng ngọc màu vàng xám 5cm x 5cm vòng tay, khuyên tai Đồng Đậu, nhiều loại hình trang sức hạt chuỗi hình đốt trúc, hình cầu, hình ống, hoa tai 4 cạnh khoét lõm (hình vuông), vòng tay. Đến văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Giồng Cá Vồ… có các loại khuyên tai 2 đầu thú bằng ngọc xám, bích ngọc vô cùng phong phú, đa dạng không thể kể hết. Trên đất nước Việt Nam có nhiều công xưởng chế tác ngọc, khoảng hơn 22 công xưởng lớn từ Bắc vào Nam. ở Phú Thọ công xưởng ngọc Hồng Đà rất lớn, có vị trí thuận lợi tại ngã ba
- sông Hồng, sông Đà, nối liền với Vân Nam (Điền Việt) gắn liền với nước Myanmar là nơi sản xuất đồ ngọc nổi tiếng thế giới. Myanmar có những mỏ đá quý Jasper, Nephrite lộ thiên thuộc phía Bắc nước này. Tôi đã đến thăm nhiều tượng Phật ngọc cao ngót 10m là nguyên một khối ngọc ở Myanmar. Ngọc Myanmar đã đưa đi khắp thế giới trong đó có con đường qua Việt Nam là công xưởng Hồng Đà, công xưởng chế tác ngọc ở đồng bằng Việt Nam. Bãi Tự, thuộc làng Tiên Thượng, sông Tương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, rộng khoảng 1 vạn mét vuông, gần sông Tiêu Tương, nằm trên 1 gò đất thấp, gần chùa Phật Tích. Nơi đây trước kia sản xuất nhiều đồ trang sức bằng ngọc, hiện còn tìm thấy nhiều chế tác dang dở. Xuôi về phía hạ lưu là công xưởng Tràng Kinh, nằm trên núi Hoàng Tôn và núi Ao Non thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng xưa kia nằm kề biển Đông là công xưởng ngọc lớn nhất nước ta. Tại đây đã tìm thấy ngọc Jasper và Nephirte sản xuất các loại vòng tay, hạt chuỗi, nhẫn,v.v. Khu vực miền trung tập trung ở vùng sông Mã, sông Chu, miền nam các xưởng ngọc ở sông Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu với nhều đồ ngọc chế tác tinh xảo. Thẻ ngọc thời An Dương Vương Âu Lạc Thẻ ngọc “An Dương hành bảo” đã tìm được ở Quảng Châu là đất Giao Châu thời cổ. Năm Ngô Hoàng Vũ thứ 6 (227), vua Ngô nghe tin Sĩ Nhiếp mất, mới chia Hợp Phố trở về bắc thuộc Quảng Châu, quận Hợp Phố trở về Nam thuộc Giao Châu, đặt Quảng Châu phụ thuộc vào nhà Tấn (Đại Việt sử ký toàn thư T1/165/168). Theo nhà nghiên cứu “sở giản” Dư Duy Cương ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam: “Thẻ ngọc “An Dương hành bảo” có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ An Dương hành bảo, khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối cổ trựu. Bản khắc toàn văn sáu mươi (Giáp Tý), (60 chữ can chi). Xung quanh trang trí khắc đường vằn sóng lượn. Do bị chôn lâu ngày dưới đất nên
- màu vàng hơi hung hung đỏ. Mặt trái thẻ trang trí đường cong hình móc câu. Nét chạm trên “An Dương ngọc giản” thô. Ông đã phân tích “Ngọc bảo An Dương này là của An Dương cổ đại Việt Nam. An Dương hành bảo có lỗ đeo, đây là loại ngọc phiến người xưa đeo là bật báu hộ thân, trừ tà để được an lành”. Ngọc giản này đào được ở phía Đông Nam cách thành phố Quảng Châu 18km ở trên hạ lưu sông Việt - Giang do một nông dân khi cuốc đất đào được ở sườn núi năm 1932. Những ngọc giản đào được ở Quảng Châu khoảng 200 thẻ, trong đó có thẻ ngọc khắc chữ An Dương là của nước Việt. Khi Nam Việt đánh bại Âu Lạc, các báu vật của Âu Lạc là chiến lợi phẩm nên mới đào được ở Quảng Châu. Theo Thủy kinh chú dẫn sách Giao Quảng Xuân Thu của Vương Thị: vua Việt là Triệu Đà; khi chết được chôn trong ngôi mộ hiểm hóc thần bí. Việc chôn cất của Triệu Đà là nhân hình thế núi làm lăng mộ. Phần mộ của Đà khá xa hoa và lớn, chôn chứa nhiều đồ quý. Thời Ngô, vua Tôn Quyền đã sai người tìm mộ Triệu Đà, đào núi phá đá, kết cục không tìm được gì. Đà tuy xa xỉ tiếm lạm nhưng vẫn giữ được yên thân, khiến người đời sau không biết chôn ở chỗ nào…” Như vậy việc phát hiện ngọc giản là chiến lợi phẩm đem tuẫn táng ta có thể thấy ở một số nơi đào được như là mộ giả của Triệu Đà (theo thuyết nghi chủng). Tập tục chôn theo các vật quí báu như ngọc giản chôn theo người chết có khoảng từ đời nhà Thương. Sách Thất quốc khảo đời Minh dẫn sách Mặc trang mạn lục của Trương Bang Cơ đầu thế kỷ XII (1131) đời Tống viết: “Khoảng năm Chính H òa triều Tống Huy Tông (1111 - 1118) triều đình tìm kiếm các đỉnh, di đời tam đại… sai quân phá mộ Tỷ Can ở phủ Phượng Tường, tìm được mâm đồng đường kính hơn hai thước, có khắc 16 chữ, lại bắt được 43 phiến ngọc mỗi phiến dài hơn 3 tấc, trên tròn mà nhọn, dưới rộng mà vuông, sắc ngọc trong sáng. Đó đều là những vật rất lạ trong những đồ chôn theo”. Theo lời tả thì hình dạng lớn bé các vật đó giống như “An Dương ngọc giản” ta mới tìm thấy, chỉ có khác là đảo ngược phía trên xuống dưới và không có văn tự mà thôi”.
- Những ước đoán của Dư Duy Cương năm 1956 được chứng minh 24 năm sau, tại Quảng Châu đã phát hiện ra mộ của cháu Triệu Đà là Văn đế Triệu Muội tháng 8 năm 1980, con thái tử Trọng Thủy. Báo cáo khảo cổ do Mạch Anh Hào giám đốc danh dự của viện bảo tàng Quảng Châu trong bài tường trình tại Hội nghị khảo cổ Đông á tháng 3 năm 1986 tại Hội nghị sảnh Đại học Hồng Kông. Trước đây Tôn Quyền đã sai tướng Lã Du tìm mộ Võ Đế Triệu Đà nhưng không tìm được, sau đó đã tìm mộ của Minh Đế Anh Tề, là con của Văn Đế Triệu Muội, chắt của Võ Đế Triệu Đà, lấy được rất nhiều bảo vật trong đó cũng có nhiều đồ ngọc. Theo lời truyền ngôn mộ của Triệu Đà đã được di về Việt Nam khu vực gần chùa Thầy thuộc Hà Nội ngày nay. Vùng này cũng là nơi tể tướng Lữ Gia đánh nhau bị thua quân Hán do Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức chỉ huy. Nước ta bị Hán xâm lược từ đó, năm Tân Mùi (110 TCN). Những đồ ngọc ở lăng Văn Đế Triệu Muội - Nam Việt Lăng mộ Triệu Muội được tình cờ phát hiện ra sau 2200 năm là một dấu ấn lịch sử to lớn, có nhiều giá trị về văn hóa, mỹ thuật, nhạc khí, trang sức, trang phục, chứng minh bằng vật chất cụ thể nền văn minh Việt Nam. Trong lăn g mộ có nhiều đồ dùng sinh hoạt, gấm vóc, ngọc ngà, gốm sứ, trống đồng, thạp đồng của thời Hùng vương nước Văn Lang và An Dương nước Âu Lạc. Riêng về đồ ngọc, có một khối lượng rất lớn, chạm khắc tinh xảo khoảng hơn 200 món ngọc khí. Đầu tiên phải kể đến bộ quần áo, giầy bằng ngọc để liệm cho Văn Đế, được liên kết bằng 2291 miếng ngọc khâu bằng chỉ tơ đỏ, viền gấm đỏ (ti y ngọc lũ) đã được chế tác tại các công xưởng ngọc ở Việt Nam. Ngoài hàng chục ấn vàng, mộ Văn Đế còn 9 ấn ngọc trong đó có ba ấn đề chữ: Đế ấn, Triệu Muội, Thái tử được đặt bên thi hài Văn đế. Đế ấn Triệu Muội là một khối ngọc mầu trắng ngả vàng, xung quanh thành ấn trang trí đường triện, trên núm ấn tạc hình linh phù tượng hổ há miệng nhe nanh,
- giương móng vuốt dữ dội. Ta có thể so sánh với một ấn ngọc thời Lê Trịnh thế kỷ XVI, XVII là một khối ngọc màu xanh xám cao 6,7cm x 7,3cm, là ấn Vạn thọ vô cương, trên núm có hình linh thú tượng hổ tương tự cách nhau khoảng 1800 năm về tỷ ấn bằng ngọc Việt Nam. Đồ bích ngọc gồm 56 món được chế tác vô cùng tinh xảo, mỹ thuật, chạm khắc cầu kỳ hình rồng trong các bích ngọc tròn. Một đại bích ngọc (nha chương) có đường kính lớn 33,4cm được mệnh danh là vua của các loại bích ngọc. Một hộp ngọc hình trụ cao 77cm chạm hình 2 con phượng và các hình trang trí phù điêu chau chuốt có ánh màu vàng trong khối viên trụ màu xanh. Nhiều đai đeo thắt lưng để móc đeo kiếm bằng ngọc nhiều màu dài 18,4cm hình hơi cong được chế tác cho Văn Đế đeo kiếm, đeo tỷ ấn, đeo túi hương liệu, chạm khắc hình rồng, hình rùa, rắn, nhạn rất sinh động. Những đai lưng bằng ngọc này còn có thể thấy trong đồ ngọc của triều Nguyễn lưu giữ được của Việt Nam có trang trí hoa văn khắc chìm, nổi bằng ngọc trắng, trắng ngà từ thế kỷ I đến thế kỷ III dài 8,5cm x 2,1cm có hình dáng tương tự ở mộ Văn Đế nhưng ngắn hơn nhiều. Đồ ngọc còn chiếc ngọc giác bôi (chén uống r ượu) hình sừng tê là đồ đặc biệt, có một không hai của Nam Việt. Nhiều đồ trang sức ngọc đeo cổ h ình vũ nữ, màu vàng dáng múa sinh động. Một âu ngọc màu vàng đồng trong mờ hình tròn, trông nghiêng hình ô van, cao 7,7cm, đường kính 9,8cm, đỉnh nắp có khuyên vòng tròn chạm hoa văn vặn thừng kiểu Đông Sơn, chui qua núm nắp, chứng tỏ khi chế tác từ một khối ngọc đã khéo léo tách ra chui lồng vào nhau vô cùng tinh tế của thợ ngọc Việt Nam hơn hai ngàn năm trước. Ngoài ra còn có một tượng ngọc màu vàng trang phục gấm hoa sen, tay rộng đang múa, tóc chải xẻ ngôi giữa buông ra phía sau, rất điển hình thiếu nữ Việt. Trong mộ còn có gối ngọc trai. Một hộp đựng hàng ngàn viên ngọc trai kích thước lớn từ 1 đến 3cm. Thời Lý nước ta cũng đã phải nộp cống phẩm nhiều loại ngọc to bằng quả mận, quả đ ào sang triều Tống. Thời Mã Viện nhà Hán, nhà Minh, nhà Thanh đã sang vơ vét đồ vàng, ngọc, ngà voi của nước ta rất nhiều, mang về Trung Hoa. Nhân đây, xin dẫn một câu chuyện cướp ngọc của nước ta là viên bại tướng nhà Mãn Thanh Tôn Sĩ Nghị, đã chạy
- trốn khỏi Thăng Long khi bị vua Quang Trung tiến ra bắc năm 1789. Sách Thanh Cung mười ba triều Việt: “có một hôm Hòa Khôn đi vào cung chầu sớm, thấy viên đại thần Tôn Sỹ Nghị tước Văn Tỉnh Công đã đến triều phòng ngồi đợi từ trước. Nhân lúc chờ đợi chẳng có chuyện gì để giết thời gian, Nghị bèn lấy chiếc tỵ yên hồ (lọ hình tỳ bà) trong bọc ra ngắm chơi. Hòa Khôn thấy vậy, chạy tới xem thì ra chiếc tỵ yên hồ này là một khối trân châu lớn vừa bằng quả trứng gà, chạm trổ rất mỹ lệ. Khôn thích quá, liền giơ tay ra muốn cầm lấy. Nghị hoảng lên vội nói: “Ngọc này nhân tôi đi đánh Đại Việt nên cướp được đó, hôm qua tôi đã tâu rõ với Hoàng đế (Càn Long) là hôm nay đem hiếu kính ngài, quyết không thể nào cho đại nhân được đâu. Khôn thấy Nghị có vẻ hoảng sợ quá sá, bèn cười nói: Tôi có ý đùa đại nhân đấy thôi, chứ đâu muốn lấy mà đại nhân sợ?. Cách ba hôm sau, Tôn Sỹ Nghị lại vào chầu, ngồi đợi tại triều phòng và gặp Hòa Khôn. Khôn đưa tay vào trong bọc rút ra một chiếc tỵ yên hồ, đưa cho Nghị xem và nói: - Đại nhân xem! Tôi cũng có một chiếc tỵ yên hồ đây này. Nghị cầm xem, thì ra là chiếc ngọc tỵ yên hồ này là đồ Nghị đã dâng cho hoàng đế Càn Long. Nghị hỏi Khôn: - Đại nhân lấy đâu ra vậy? - Lấy của hoàng thượng chứ còn lấy ở đâu nữa! - Khôn nói” Đó là câu chuyện thật, đã xảy ra trong nội cung triều Thanh Càn Long về khối ngọc mà Tôn Sỹ Nghị cướp ở nước ta được Hứa Tiếu Thiên viết trong sách đã dẫn (TCBT/Tc/trang 260, 261). Đồ ngọc ở nước ta đã được sử dụng nhiều trong tầng lớp quý tộc, trong cung đình, ngọc gắn trên mũ ô sa, các xâu ngọc gắn trên mũ bình thiên, các quan vào hầu
- chúa Trịnh mặc áo thanh cát đều thắt dây theo kép xâu ngọc. Trong những món đồ ngọc của vương triều Nguyễn thuộc bảo tàng cung đình Huế còn lưu giữ đồ ngọc Việt từ thế kỷ I đến thế kỷ III tượng cá ngọc mầu xanh xám, cá ngọc màu trắng ngà xanh, nghiên mực ngọc trắng xám dài 9,1cm rộng 6,9cm, tượng thú ngọc màu vàng cam ngả xám, ngọc trắng xám trang trí, hình thú màu trắng hồng, tượng ve sầu ngọc mầu ngà dài 7,4cm rộng 1,8cm, tượng ve sầu mầu nâu xám dài 3,5cm rộng 1,5cm, tượng ngọc màu trắng ngà dài 2,6cm, rộng 1,7cm hình ve sầu… rất nhiều đều ở thời gian đầu công nguyên từ thế kỷ I đến thế kỷ III. Những đồ ngọc triều Nguyễn Đồ ngọc triều Nguyễn qua thời gian biến động lịch sử đã bị thất thoát nhiều ra nước ngoài. Tuy nhiên bảo tàng cung đình Huế còn lưu giữ được một số đồ ngọc quí giá, đại diện cho diện mạo đồ ngọc của nhà vua Nguyễn trong hai thế kỷ XIX, XX là các ngọc tỉ, ấn kiếm, đồ thờ, đồ sinh hoạt vui chơi bằng ngọc. ấn ngọc Đại Nam hoàng đế chi tỷ (Thiệu Trị) 1844, ấn Đại Nam thụ thiên vinh mệnh truyền quốc tỷ, là một khối ngọc trắng cao 14,5cm, hình gần vuông 13cm x 12 x 4,3cm thành ấn 3 tầng đế ấn. Núm ấn hình rồng cuộn, đầu rồng cao nổi hoành tráng trên đế ấn (Thiệu Trị). ấn Đại nam Thiên tử chi tỷ bằng ngọc xám xanh cao 10,5cm dài 12,4cm x 5,2cm những tỷ ấn này đều được tạo tác mỹ thuật tinh xảo, chau chuốt sáng trong lung linh hiếm có. ấn Thiện Đức, ấn Y nhân bằng ngọc trắng tạo hình như hình chiếc lá chạm khắc chau chuốt. ấn Nhật tân, Hựu tân ngọc trắng núm ấn rồng khoanh tròn đầu rồng nhô cao nhe nanh vuốt. ấn Nghi biểu Vạn tôn ngọc trắng cao 5,3cm, vuông 3,3cm hình sư tử trắng đang chầu. ấn Khải Định Hoàng đế chi tỷ làm năm Bính Thìn 1916 bằng ngọc trắng, chạm khắc đầu rồng lớn ẩn trong mây hình kim tự tháp. ấn Tự Đức thân hân cao 4,7cm chạm tượng đầu, đuôi rồng nổi gồ cao trong mây trên một khối ngọc vuông cao 4,7cm. ấn Tự Đức Thần Khuê
- hình ô van là một khối ngọc trắng cao 4,2cm, dài 4,4cm, rộng 2,3cm, tạc tượng rồng uốn lượn đầu vươn cao hai tay vuốt râu kiểu tương tự rồng ở điện Kính thiên… Điểm qua các đồ ngọc khác còn có đôi song kiếm âm dương bằng ngọc trắng và nạm vàng, một thanh dài 80 và một thanh dài 90cm đốc kiếm và chuôi kiểu tây phương. Chuôi gươm bằng ngọc trắng nạm vàng, lưỡi gươm cong kiểu gươm Nam á. Một chuôi kiếm ngọc màu xà cừ nâu đỏ nạm vàng, thanh kiếm thẳng. Đôi đai thờ bằng ngọc trắng, khảm vàng cao 21cm đường kính 16cm đính ngọc nhiều màu: lam ngọc, hồng ngọc, núm đài thờ hình quả chuông trên là bầu hồ lô, tạo dáng nhiều tầng, thắt hồ lô vòng quanh đài là chữ triện lớn, tạo dáng uyển nhã mỹ lệ. Các thẻ ngọc như ý nhiều loại bằng ngọc trắng, bức chạm ngọc Ngự diên Văn bảo bằng ngọc trắng xám, cao 28,6cm rộng 17,8cm hình lưỡng long triều nhật, chạm bong hai mặt bằng ngọc trắng xám, trang trí hoa mỹ, bố cục mỹ lệ thanh nhã, cao quý, trong sáng, mát mắt, mát tay. Đồ nghiên ngọc cũng có rất nhiều kiểu dáng: nghiên mực hình lá sen dài 19cm rộng 13cm ngọc xanh xám nâu có gân lá sinh động, viền mép uốn cong vào rất tự nhiên, đẹp. Nghiên mực hình trái táo, nghiên mực hình ô van ngọc trắng xám, nghiên mực hình chiếc lá, nghiên mực ngọc trắng xám bọc kim loại, nghiên mực ngọc trắng, chạm hoa lá, nghiên mực khắc thơ ngự chế của vua Thiệu Trị. Đồ ngọc triều Nguyễn còn các loại thẻ bài như ngự tiền sắc mệnh triều vua Thiệu Trị, Thiệu Trị vạn tuế. Thẻ b ài cho các quan đều bằng ngọc trắng. Ngoài ra các loại lọ, bình, đỉnh ngọc chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo, đường nét chạm có truyền thống giống chế tác ngọc thời cổ đại Nam Việt. Một số âu bình, ấm chén uống chè bằng ngọc trắng có xu hướng hiện đại, kiểu cách giao thoa với phương tây không thể kể hết. Đặc biệt một số đồ ngọc đặc trưng Việt Nam như cối, chầy giã trầu bằng ngọc, điếu bát bằng ngọc xanh hồ thủy, đôi sáo bằng ngọc trắng, quản bút, gang kính bằng ngọc, các chậu (quán tẩy) rửa tay bằng ngọc trắng, vành chậu nạm vàng gắn nhiều ngọc màu, các loại ống phóng to nhỏ bằng ngọc trắng cũng nhiều món đồ trang trí tượng ngọc, khánh ngọc, ngọc bội,v.v. không thể kể hết.
- Những đồ kim bài, kim khánh, ngọc bội và những đồ ngọc không phải là món đồ thông thường của quí tộc, quan lại được dùng, mà đồ ngọc thể hiện vị trí, danh phận, vinh dự của người được đeo, được sử dụng. Riêng về ấn ngọc tỷ thường là những báu vật, quyền uy của hoàng đế vua chúa, mang biểu tượng thiêng liêng, cao quí. Những đồ ngọc được khảo tả ở trên là những đồ ngọc hiện còn được lưu tồn ở nước ta. Qua nhiều biến động, thay đổi triều đại đồ ngọc bị thất lạc nhiều nơi, đặc biệt là bị quân xâm lược vơ vét, hủy hoại. Những thông tin về ngọc tỉ của các vương triều Lý, Trần đều không có là thiệt thòi lớn về văn hóa. Các quy chế khi tạo tác các loại ấn tỷ của hoàng đế, bao giờ cũng làm từ một khối ngọc lớn, quí giá hiếm có, nên gọi là ngọc tỷ, màu làm bằng hai loại lam ngọc và bạch ngọc có độ ngọc tuổi cao trong sáng, không tì vết, là loại ngọc tốt. Như đời vua Thiệu Trị được dâng ngọc quí để làm ngọc tỷ “Đại Nam thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” được coi là thời “thái hòa” nước Đại Nam. Thời Chúa Trịnh các tỷ ấn cũng đã không còn, nhưng vẫn còn dấu tích đóng trong các bản sắc chỉ, lệnh chỉ như: Tỷ ấn Bình an Vương tỷ có niên đại 1599. Chúa Trịnh Tráng có ngọc tỷ là Thanh đô vương tỷ (1628), chúa Trịnh Tạc là Tây vương chi tỷ (1680), chúa Trịnh Cương có ấn Độ vương tỷ (1709); chúa Trịnh Giang có Uy nam vương tỷ; chúa Trịnh Doanh có Minh vương chi tỷ (1742); chúa Trịnh Sâm có Tĩnh đô vương tỷ (1768); chúa Trịnh Khải có Sư thượng Đoan vương chi tỷ (1785); Những tỷ ấn của chúa Trịnh ngày nay cũng đã không còn để nghiên cứu về hình dáng, chạm khắc nghệ thuật thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Thời Lê Trịnh là một giai đoạn lịch sử phát triển cao mọi mặt của nước ta, để lại nhiều dấu ấn về nghệ thuật kiến trúc đình, chùa, điêu khắc, hội họa. Vua Lê đóng vai trò lo việc đạo, Chúa lo việc đời. Các vua Lê duy nhất chỉ có tiếp sứ thần Trung Hoa, trong năm chỉ ra ngoài Hoàng cung một lần tế giao, lần thứ hai về thăm quê ở Thanh Hóa. Ngoài ra chỉ dùng một kim ấn đóng sắc phong, không có ngọc tỷ. Các chúa Trịnh trực tiếp điều hành đất nước, quân đội, thu thuế, phát động chiến tranh và tiếp sứ thần các nước, các chúa đều có ngọc tỷ. Ngọc tỷ Việt Nam từ thời cổ đại
- nước Nam Việt vua Võ đế Triệu Đà có ngọc tỷ, đến vua Văn đế cũng có ngọc tỷ riêng. Các vua Việt Nam xưng đế khi còn sống, khác với Trung Quốc. Các vua Hán không xưng đế khi còn sống, chỉ khi chết mới có Thụy hiệu đế. Ngọc tỷ truyền quốc, được coi như là vật tín thiêng liêng truyền ngôi từ đời vua này tới vua khác, đó là những khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc coi việc xưng đế của Việt Nam là tiếm lạm, không chịu công nhận, chỉ gọi là Vương. Lời kết Đồ ngọc ở Việt Nam đã được chế tác rất sớm, cùng với đồ đồng, đồ sắt trong chuyện Phù Đổng Thiên vương. Những đồ ngọc Phùng Nguyên, An Dương, Văn Đế Nam Việt có trước công nguyên hàng ngàn năm. Thẻ ngọc An Dương hành bảo, ngọc tỷ Văn Đế là những minh chứng vật chất cụ thể, đỉnh cao của quyền lực đế vương trong xã hội, với một ý thức truyền thống dân tộc riêng, độc lập, ngang cùng Tần Hán, kể cả các triều đại nước ta sau này. Biểu tượng rồng tiên khi tạo tác ngọc tỷ, đặc sắc về phong cách mỹ thuật, được truyền thừa từ nhiều đời không thay đổi trong 23 thế kỷ của người Việt cổ, dù đã bị quân xâm lược xuyên tạc, hủy hoại nhiều tập tục văn hóa Việt hàng ngàn năm, nhằm đồng hóa vẫn thất bại. ở Trung Quốc năm 1968 khảo cổ cũng đã đào được tỷ ấn của vợ Lưu Bang bằng ngọc trắng khắc 4 chữ “Hoàng hậu chi tỉ” núm hình kỳ lân, được khẳng định là của Lã Hậu ở Thiểm Tây gần lăng Hán Đế. Người đã từng định xâm lược nước ta nhưng đã bị Võ Đế Triệu Đà đánh thua ở trận Trường Sa. “Võ đế ngồi xe mui vàng, cắm cờ tả đạo, dùng nghi vệ ngang với nhà Hán”. Sử Trung Hoa đã có nhiều “ngụy thư”, làm ta hiểu sai lạc lịch sử cha ông xưng Đế. Chính việc phát lộ lăng mộ Văn đế Triệu Muội cháu Triệu Đà là một cột mốc lịch sử, chứng minh cụ thể bằng vật chất: Trống đồng, thạp đồng, kim ấn, ngọc tỷ và hơn 200 món đồ ngọc cao cấp nước Việt cổ đại, những câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại là hào quang của sự thật lịch sử nước ta thời cổ đại.
- Ngày nay trong lễ kỷ niệm 1000 kinh đô Thăng Long, tượng Phật ngọc to lớn và đặc biệt là tượng ngọc Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạo tác rực rỡ ghi dấu năm thứ 4890 của đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến. TRỊNH QUANG VŨ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Để có đôi mắt “biết nói”
4 p | 272 | 59
-
Trang phục lót mạnh mẽ, nam tính
6 p | 146 | 11
-
Trang sức cưới mới lạ
5 p | 75 | 8
-
Dạy cách trang điểm tự nhiên đẹp như Ngọc Trinh
4 p | 150 | 7
-
Aerobic đường phố: Phơi “nét ngọc” giữa thanh thiên?
5 p | 147 | 6
-
5 kiểu khuyên tai denim tự chế cực thời trang
6 p | 82 | 6
-
Những trang sức tuyệt đẹp từ ngọc trai
9 p | 86 | 6
-
CỔ NGỌC TRANG SỨC - NGỌC TỶ VIỆT NAM 5000 NĂM
6 p | 102 | 6
-
Bông tai đáng yêu
8 p | 69 | 6
-
10 bí quyết để chăm sóc đôi chân ngọc
10 p | 62 | 5
-
Để đẹp như Hồ Ngọc Hà?
3 p | 66 | 4
-
Sắc màu nhiệt đới cho ngày hè rực rỡ
13 p | 52 | 3
-
Trang điểm màu neon gợi cảm
16 p | 46 | 3
-
Nail đẹp ngày đông
6 p | 71 | 3
-
Vòng 1 gợi cảm như Ngọc Quyên
4 p | 29 | 3
-
Trang điểm mắt tự nhiên với cây chì
5 p | 63 | 2
-
'Nail dạo' và những nguy hại khôn lường
8 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn