Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TẠO DÁNG LÁ CÁNH VÀ ỨNG DỤNG<br />
CÔNG CỤ MÔ PHỎNG TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ<br />
MÁY NÉN DỌC TRỤC<br />
Nguyễn Khánh Chính1*, Phạm Thiện Hân1, Phạm Vũ Uy2<br />
<br />
Tóm tắt: Giới thiệu cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng thuật toán tạo dáng lá<br />
cánh và những kết quả bước đầu ứng dụng công cụ mô phỏng thay thế thực<br />
nghiệm trong nghiên cứu tạo hình dạng lá máy nén dọc trục. Kết quả mô phỏng<br />
được so sánh và cho thấy có sự trùng hợp tốt với kết quả tính toán sơ bộ độc lập<br />
đồng thời chỉ ra sự cần thiết của vành lá dẫn dòng đặt trước bánh công tác của<br />
mô hình nghiên cứu, chứng tỏ tính tin cậy và hiệu quả của phương pháp sử dụng.<br />
Từ khóa: Động cơ tua bin phản lực, Máy nén, Tạo dạng lá, Mô phỏng.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Động cơ tuabin khí là thiết bị phức tạp. Để đi đến cấu hình cuối cùng, từng bộ<br />
phận của động cơ đã trải qua các bước thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, hiệu chỉnh<br />
phức tạp và tốn kém. Trong động cơ tua bin, các bộ phận quay (máy nén, tua bin...)<br />
là những bộ phận quan trọng, và hình dạng lá cánh của chúng có ảnh hưởng quyết<br />
định đến khả năng làm việc, hiệu suất của mỗi bộ phận cũng như toàn bộ động cơ.<br />
Trong thiết kế, chế tạo máy nén dọc trục của động cơ, thiết kế tạo hình lá cánh<br />
là một bài toán thiết kế cơ bản. Ngoài cơ sở lý thuyết, thiết kế tạo hình lá cánh cần<br />
phải sử dụng một loạt các hệ số, bảng số liệu, đồ thị, công thức có từ thực nghiệm.<br />
Sau thiết kế, chế tạo cần phải thử nghiệm, hiệu chỉnh nhiều lần để đạt được yêu<br />
cầu thiết kế. Mặt khác qua sử dụng, do phải chịu ảnh hưởng tương tác của môi<br />
trường mà hình dạng ban đầu của lá cánh máy nén không còn được như ban đầu<br />
(do mài mòn, biến dạng, va đập...) làm cho khả năng hoạt động của chúng suy<br />
giảm dần. Việc thiết kế mới hay kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động của các bộ<br />
phận động cơ theo thời gian khai thác đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu.<br />
Trong điều kiện thử nghiệm thực tế thiếu thốn như ở nước ta vấn đề này hầu như<br />
còn bỏ ngỏ.<br />
Với sự phát triển mạnh của phương pháp thủy động lực học tính toán (CFD),<br />
hiện nay trên thế giới đã có các công cụ mô phỏng số (Ansys CFX, Hyperwork,<br />
Nastran...) trợ giúp nghiên cứu, rút ngắn cả về thời gian và giảm thiểu các chi phí,<br />
thậm chí có thể từng phần thay thế thử nghiệm thực. Việc ứng dụng các công cụ số<br />
này vào nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực thiết kế máy nén dọc trục của động<br />
cơ TBK nói trên sẽ có tính khả thi, mở ra khả năng nghiên cứu những lĩnh vực mà<br />
tới nay chúng ta chưa có điều kiện thực hiện.<br />
Bài báo trình bày một số kết quả ứng dụng các công cụ mô phỏng số vào việc<br />
nghiên cứu một vấn đề cơ bản: là tạo hình dạng lá trong thiết kế máy nén dọc trục.<br />
2. NỘI DUNG<br />
Trong động cơ tua bin khí, máy nén có chức năng hút và nén không khí tới áp<br />
suất đã định đề cung cấp vào buồng đốt. Trong máy nén, công cơ học được cung<br />
<br />
<br />
<br />
290 N.K. Chính, P.T. Hân, P.V. Uy, “Cơ sở lý thuyết tạo dáng lá … máy nén dọc trục.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
cấp vào không khí được thực hiện trên các vành lá bánh công tác, động năng và áp<br />
năng của dòng không khí tăng lên qua mỗi tầng máy nén. Việc truyền năng lượng<br />
cho dòng không khí thông qua sự tương tác khí động giữa lá cánh và dòng không<br />
khí lưu thông qua nó. Chính vì vậy mà hình dạng lá cánh máy nén có vai trò quyết<br />
định hiệu quả hoạt động của nó.<br />
Hình dạng lá cánh được xác định bởi các yếu tố hình dạng gồm chiều dài lá<br />
cánh (xác định từ các kích thước đường kính trong và ngoài của phần chảy, khe hở<br />
đầu lá), profil lá cánh, độ vặn lá cánh (góc đặt profil lá cánh tạo thành các góc vào,<br />
ra của dòng khí β1, β2 khác nhau tại các bán kính khác nhau), độ vuốt nhọn lá cánh<br />
(dây cung profil thay đổi tại các bán kính khác nhau, nhỏ dần từ gốc đến đỉnh lá<br />
cánh).<br />
Có nhiều công trình nghiên cứu về việc thiết kế hình dạng lá; hiện đã có những<br />
quy trình hướng dẫn cách thiết lập hình dạng các lá. Chúng được thực hiện dựa<br />
trên các tính toán lý thuyết và kết quả thực nghiệm (dưới dạng rất nhiều số liệu<br />
khuyến cáo bảng biểu, đồ thị...). Có thể được khái quát các quy trình này theo các<br />
bước sau [2, 3, 4]:<br />
Bước 1. Xây dựng tam giác tốc độ của dòng khí chảy qua các khe lá tại độ cao<br />
trung bình của lá với các thông số ban đầu:<br />
- Lưu lượng dòng không khí đi qua cấp nén Qkk;<br />
- Công nén mà các lá rôto phải truyền vào dòng không khí Lk;<br />
- Các tham số của dòng khí khi đi vào cấp nén;<br />
- Mức phân tải (mức phản lực) của cấp nén.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c - Tốc độ tuyệt đối của không khí ; u- Tốc độ dài trên bán kính r của<br />
lá bánh công tác; w- tốc độ tương đối của dòng không khí chảy trong khe<br />
lá bánh công tác so với lá cánh; chỉ số "1" - trên tiết diện vào bánh công<br />
tác; "2" - trên tiết diện ra khỏi bánh công tác (đi vào vành các lá dẫn<br />
dòng); "3"- ra khỏi vành lá dẫn dòng (vào tầng nén tiếp sau); A – Bánh<br />
công tác; B – Vành lá dẫn dòng.<br />
Hình 1. Dòng chảy qua các profil lá của một tầng nén<br />
và tam giác tốc độ tại các tiết diện.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 291<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Dựa trên các số liệu khuyến cáo bảng biểu, đồ thị bổ trợ [2, 3, 4] sẽ xác định<br />
được các véc tơ tốc độ của dòng không khí tại cửa vào và cửa ra khỏi vành các lá<br />
bánh công tác trên bán kính trung bình của nó để xây dựng tam giác tốc độ của<br />
dòng khí (hình 2). Hình dạng tam giác tốc độ trên một bán kính của lá máy nén sẽ<br />
hoàn toàn xác định khi biết 5 đại lượng bất kỳ không phụ thuộc vào nhau, ví dụ u,<br />
c1a, c2a, c1u và c2u.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
"u" - thành phần tốc độ tiếp tuyến;"a"- thành phần tốc độ dọc trục<br />
Hình 2. Chồng tam giác tốc độ tại các tiết diện vào và ra bánh công tác.<br />
<br />
Độ cong và góc đặt dây cung lá trên độ cao trung bình được xác định khi đã<br />
biết các thành phần của tam giác tốc độ (hình 3). Profil lá thường được chọn theo<br />
các profil tiêu chuẩn hoặc là các dạng hình học đơn giản (hai cung tròn) đối với<br />
các tầng nén có kích thước lá nhỏ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
β- góc thổi của dòng khí vào các profil lá;<br />
i - góc tấn của dòng khí thổi tới (so với dây cung trung bình của profil);<br />
δ- góc lùi khi không khí đi ra khỏi profil.<br />
Hình 3. Xác định độ cong và góc đặt dây cung của profil<br />
trên bán kính trung bình lá bánh công tác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
292 N.K. Chính, P.T. Hân, P.V. Uy, “Cơ sở lý thuyết tạo dáng lá … máy nén dọc trục.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bước 2. Xác định độ vặn của lá máy nén theo độ cao của nó (hình dạng toàn bộ<br />
lá): Thực chất là xác định sự biến đổi hình dạng tam giác tốc độ theo độ cao của lá<br />
roto. Với các giả thiết đơn giản hóa chính về dòng không khí chảy trong khe giữa<br />
các lá máy nén gồm [2, 3]:<br />
a) dòng không khí chảy theo các mặt trụ có trục trùng với trục quay của máy<br />
nén;<br />
b) dòng chảy trong các mặt trụ có tính đối xứng trục;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Các thành phần tốc độ trên hệ tọa độ trụ và các tam giác tốc độ<br />
tại tiết diện vào trên bán kính trong "i" và bán kính ngoài "e" của lá rôto.<br />
Tam giác tốc độ trên mỗi bán kính, từ trên đã biết, sẽ được xác định khi biết 5<br />
đại lượng độc lập. Để xác định chúng thường sử dụng 4 phương trình cơ bản viết<br />
trong hệ tọa độ trụ (hình 4):<br />
- Vận tốc dài trên mỗi bán kính: u=ω.r với ω là vận tốc góc của bánh công tác;<br />
- Do không có dòng chảy theo hướng bán kính cr=0; nên sẽ chỉ cần xác định<br />
hai quan hệ c1a=f1(r) trên tiết diện vào và c2a=f2(r) trên tiết diện ra của bánh công<br />
tác;<br />
- Hàm biến đổi của công cung cấp cho dòng khí theo bán kính; thông thường<br />
mong muốn đạt được là công phân bố đồng đều trên toàn bộ chiều dài lá cánh<br />
(Li=const);<br />
Bốn phương trình trên là phổ biến chung [3]; để xác định được đủ 5 đại lượng<br />
cần thiết phải bổ sung thêm lựa chọn (điều kiện) thứ 5. Trong thực tế ứng dụng có<br />
các dạng tầng nén: 1) có lưu số vận tốc không đổi c1u.r=const; 2) có mức phản lực<br />
không đổi c1u/r=const; 3) là dạng trung gian giữa hai dạng trên [2, 3] ;<br />
Khi đã có xác định đủ 5 yếu tố cần thiết kể trên, người ta tiến hành tính toán và<br />
dựng được hình dạng lá của cấp nén theo quy trình có sẵn [2, 4]; máy nén được chế<br />
thử rồi thử nghiệm, căn chỉnh để đạt được hình dạng cuối cùng;<br />
Ngày nay nhờ kỹ thuật mô phỏng phát triển, xu thế phổ biến trên thế giới là<br />
tiến hành khảo sát đặc điểm dòng chảy trong máy nén dựa trên kỹ thuật mô phỏng<br />
và tiến hành tính toán, chỉnh sửa hình dạng lá để tiếp cận đến phương án tốt nhất<br />
trước khi tiến hành chế thử loạt đầu.<br />
Để thực hiện tính toán thiết kế tạo hình lá máy nén dọc trục, nhóm tác giả đã<br />
dựa trên số liệu thiết kế tính toán sơ bộ có sẵn [1] (trong tài liệu này tác giả đã tính<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 293<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
toán sơ bộ các thông số khí nhiệt động lực học một máy nén dọc trục có 8 tầng nén<br />
và tiến hành tính toán thiết kế hình dạng lá cánh bánh công tác tầng đầu của nó),<br />
xây dựng lại các thuật toán cho các bước quy trình nêu trong [2, 3] (bổ sung thêm<br />
phần tính toán hình dạng lá vành dẫn dòng - để đảm bảo cho véc tơ tốc độ ra khỏi<br />
nó tương ứng với vận tốc tại tiết diện vào của tầng nén tiếp theo [3]) và viết<br />
chương trình tính toán dựng hình dạng lá (cho cả bánh công tác và vành dẫn dòng)<br />
trong ngôn ngữ C với mục đích xác định được toạ độ không gian của các profil<br />
trên các bán kính khác nhau của lá máy nén. Sử dụng các dữ liệu tọa độ này để xây<br />
dựng mô hình, tiến hành mô phỏng thử nghiệm số trong môi trường ANSYS.<br />
So với [1], trong xây dựng mô hình, đã có sửa đổi và bổ sung chính sau:<br />
- Tăng số lượng số lá máy nén (từ 25[1] lên 29);<br />
- Thiết lập và bổ sung thêm dãy lá vành dẫn dòng (33 lá) phía sau để hình<br />
thành toàn bộ tầng nén (trong [1] chỉ tính toán thiết kế sơ bộ các lá rôto);<br />
- Áp dụng luật vặn lá trung gian (50% lưu số vận tốc không đổi 50% mức<br />
phản lực không đổi).<br />
Với mục tiêu hướng tới việc ứng dụng mô phỏng thử nghiệm số, các số liệu<br />
tính toán thu được (độc lập so với [1]) là toạ độ không gian của các profil (tại 5 bán<br />
kính cách đều) của các lá bánh công tác và vành dẫn dòng của tầng nén được ghi<br />
trong các tệp tin có định dạng thích hợp (*.curve). Các số liệu này là các số liệu<br />
đầu vào để dựng hình và chia lưới tính toán trong môi trường ANSYS TurboGrid.<br />
Hình 5 thể hiện việc dựng hình và chia lưới cho lá roto trong môi trường<br />
ANSYS TurboGrid.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Dựng hình và chia lưới cho lá bánh công tác<br />
trong ANSYS TurboGrid.<br />
Những số liệu đầu vào để thiết kế tầng nén [1] được cho như sau:<br />
- hoạt động trong điều kiện tĩnh (V=0m/s) trên mặt đất (H=0m)<br />
- lưu lượng không khí qua máy nén 8kg/s;<br />
- mức phân tải lựa chọn ρ=0.5;<br />
<br />
<br />
294 N.K. Chính, P.T. Hân, P.V. Uy, “Cơ sở lý thuyết tạo dáng lá … máy nén dọc trục.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- công trung bình mà các bánh công tác phải cấp cho dòng không khí được cho<br />
trong khoảng 20÷35kJ/kg.<br />
Để tiện so sánh, đánh giá kết quả thu được, ngoài những số liệu trên có bổ sung<br />
thêm tốc độ quay máy nén (21000 vòng/phút) và kích thước bao ngoài cho cấp nén<br />
mà tài liệu cung cấp (đường kính trong D1i=0.174m; đường kính ngoài<br />
D1e=0.316m). Biên dạng profil lá cánh mà các tác giả sử dụng là NACA 23012.<br />
Như đã trình bày ở phần trên, quy trình tính toán và các số liệu thực nghiệm,<br />
đồ thị tra cứu bổ trợ đã được lấy theo [2, 3, 4].<br />
Các dữ liệu xuất ra từ môi trường ANSYS TurboGrid được nhập vào ANSYS<br />
CFX-Turbo để đặt điều kiện biên (theo số liệu điều kiện đầu vào của [1]).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Dòng chảy trong các khe lá bánh công tác và lá vành dẫn dòng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Phân bố mật độ của dòng không khí sau các lá bánh công tác<br />
Hình 6. Hình ảnh mô phỏng dòng chảy trong tầng nén.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 295<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Phân bố áp suất trên bề mặt các lá bánh công tác tại bán kính trung bình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Phân bố áp suất theo chiều cao lá bánh công tác.<br />
Hình 7. Phân bố áp suất trên lá máy nén .<br />
<br />
Trên các hình 6 và 7 là một số hình ảnh, số liệu kết quả mô phỏng tầng nén<br />
trong ANSYS CFX. Từ quan sát đặc điểm dòng chảy trong khe giữa các lá máy<br />
nén (hình 6.a), phân bố mật độ của dòng không khí qua máy nén (hình 6.b), và<br />
phân bố áp suất trên lá máy nén (hình 7) cho thấy dòng không khí phân bố đồng<br />
đều, dòng bám sát các mặt lá (hoàn toàn không có tách dòng).<br />
Bảng 1.<br />
Stt Đại lượng Đơn vị Mô phỏng Theo [1]<br />
1 Lưu lượng không khí qua máy nén kg/s 7.9897 8<br />
2 Mức nén của cấp nén - 1.188 1.156<br />
3 Hiệu suất của cấp nén - 0.846 0.85<br />
4 Công cấp vào dòng không khí J/kg 17960 14435<br />
5 Nhiệt độ không khí sau cấp nén K 304.8 302<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
296 N.K. Chính, P.T. Hân, P.V. Uy, “Cơ sở lý thuyết tạo dáng lá … máy nén dọc trục.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
So sánh kết quả tính từ môi trường ANSYS CFX với các số liệu tính sơ bộ [1]<br />
(bảng 1), cho thấy có sự trùng hợp tốt. Điều này khẳng định (cả bằng trực quan)<br />
tính chính xác của quy luật tạo lá đã được tổng quát hóa [2, 3]; và kết quả tính toán<br />
theo chương trình đã được nhóm tác giả tạo lập là phù hợp. Do cấp nén đang được<br />
bàn đến là cấp nén đầu của một máy nén nhiều cấp [1] nên công cấp vào dòng khí<br />
theo tính toán thấp hơn mức trung bình 25÷30 KJ/kg (đã nêu trên) cho toàn máy<br />
nén. Về cơ bản các số liệu so sánh khá trùng khớp nhau, những sai lệch có nguyên<br />
nhân chủ yếu là do một số tham số lựa chọn trong chương trình tính của nhóm tác<br />
giả và tính sơ bộ theo [1] không trùng nhau; số lượng các lá trong bánh công tác và<br />
vành dẫn dòng khác nhau.<br />
Cũng do tầng nén đang được bàn đến là tầng nén đầu của máy nén nhiều tầng<br />
và việc tạo hình các lá đều làm theo các quy trình cho máy cấp nén dưới âm. Từ<br />
tính toán mô phỏng cho thấy tốc độ trên cửa vào lá bánh công tác có những khu<br />
vực đạt tốc độ tương đối cao (cận âm) là một trong các nguyên nhân làm giảm hiệu<br />
suất; Để khắc phục điều này, có nhiều giải pháp khác nhau; một trong những giải<br />
pháp đó là đặt trước bánh công tác một vành lá dẫn dòng (mục đích là vặn xiên sơ<br />
bộ dòng khí vào bánh công tác theo hướng quay làm giảm thành phần tiếp tuyến<br />
của vận tốc tương đối của dòng khí so với lá cánh). Đồ thị trên hình 8 là kết quả<br />
khảo sát trong môi trường CFX vai trò và ảnh hưởng của việc lắp vành dẫn dòng<br />
này tới hoạt động của cấp nén.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Ảnh hướng của vành dẫn dòng trên cửa vào cấp nén (tạo tốc độ tiếp<br />
tuyến c1u) tới hiệu suất (eta) của nó.<br />
<br />
Từ kết quả khảo sát có thể đưa ra khuyến cáo cho việc lắp vành dẫn dòng trước<br />
cấp nén với góc lắp lá cánh của nó trong khoảng 30º÷50º (với tốc độ dọc trục trên<br />
cửa vào là 132m/s); để tạo thành phần tốc độ c1u trong khoảng 50÷90m/s sẽ đạt<br />
hiệu suất nén tốt nhất;<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này, nhóm tác giả đã trình bày một vài kết quả đã đạt được trong<br />
việc khai thác công cụ mô phỏng (đã được trang bị trong dự án phòng thí nghiệm<br />
của VTL) vào việc nghiên cứu vấn đề cơ bản là thiết kế tạo hình dạng lá của một<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 297<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
cấp nén. Những kết quả thu được cho thấy tính tin cậy và hiệu quả của phần mềm;<br />
trong điều kiện thử nghiệm thực tế rất hạn chế, khai thác công cụ này là một biện<br />
pháp khắc phục khó khăn, tạo khả năng đưa công tác nghiên cứu tiếp cận với các<br />
vấn đề thực tiễn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Marián Hocko. “Vypoctove cvicenie z predmetu teoria leteckych motorov”;<br />
// www.leteckemotory.cz/teorie/ Priblizny vypocet osoveho komprsora .pdf.<br />
[2]. Ruzek, Josef a Petr Kmoch. “Teorie leteckých motorů. Brno” VA, 1983.<br />
[3]. В. А. Ерохин. Г.И.Предтеченский “Теория авиационных компрессоров м<br />
газовых турбин” Ленинград 1961.<br />
[4]. Ю.Н. Нечаев Р.М. Федоров “Теория авиационных газотурбинных<br />
двигателей” Москва Машиностроение 1978<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
DEVELOPING STUDING THE BLADE FORMATION PROCEDURE WITH<br />
HELF OF CFD SIMULATION IN AXIAL FLOW COMPRESSOR DESIGN<br />
<br />
The theoretical knowledge for blade formation procedure and the first<br />
achieved results in using of CFD simulation instead of experiments in axial<br />
flow compressor design is introduced in this paper. Simulation results were<br />
compared and showed good coincidence with the results of an independent<br />
preliminary calculations. They indicate also the need of an inlet guide vane<br />
preset the first rotor blades of research model.<br />
<br />
Keywords: Turbine engine, Axial compressor, Blade formation, CFD simulations.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 06 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 08 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Khoa học công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Học viện KTQS.<br />
* Email: Chinhnk301279@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
298 N.K. Chính, P.T. Hân, P.V. Uy, “Cơ sở lý thuyết tạo dáng lá … máy nén dọc trục.”<br />