PGS.TS. Trịnh Văn Quang<br />
<br />
Cơ sở Truyền nhiệt<br />
<br />
-0-<br />
<br />
Tp Hồ Chí Minh - 2016<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Qua nhiều năm giảng dạy môn học Kỹ thuật nhiệt , Lý thuyết Truyền nhiệt cho các lớp<br />
Cơ khí, chuyên ngành Nhiệt - lạnh , chương trình Cao học Cơ khí tại các trường ĐH Giao<br />
thông HN, ĐH Công nghiệp TpHCM cũng như tham gia thực hiện và hướng dẫn các đề tài<br />
khoa học, chúng tôi nhận thấy một tài liệu chuyên sâu về Truyền nhiệt là hết sức cần thiết.<br />
Tài liệu đó không chỉ có kiến thức cơ sở về truyền nhiệt để giảng dạy cho chương trình đại<br />
hoc, mà cần có một số kiến thức chuyên sâu để sử dụng trong tính toán nghiên cứu. Cuốn<br />
sách “Cơ sở Truyên nhiệt” được biên soạn nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu trên.<br />
Cuốn sách bao gồm 5 chương như sau:<br />
Chương 1 - Dẫn nhiệt, trình bày các bài toán dẫn nhiệt ổn định qua vách phẳng, vách trụ,<br />
vách cầu, dẫn nhiệt ổn định hai chiều và các bài toán dẫn nhiệt không ổn định một chiều.<br />
Chương 2 - Phương pháp số giải bài toán dẫn nhiệt, gồm phương pháp Sai phân hữu hạn và<br />
phương pháp Phần tử hữu hạn (PTHH). Trong đó các PTHH cơ bản như phần tử một chiều,<br />
phần tử tam giác và phần tử chữ nhật được khảo sát. Từ đó xây dựng các phương trình<br />
PTHH đặc trưng để giải các bài toán dẫn nhiệt ổn định qua các PTHH.<br />
Chương 3 - Tỏa nhiệt đối lưu, ngoài các kiến thức cơ bản như Lý thuyết đồng dạng, các<br />
phương trình tiêu chuẩn tỏa nhiệt đối lưu trong các trường hợp khác nhau, các Quá trình tỏa<br />
nhiệt khi sôi và ngưng tụ cũng được đề cập.<br />
Chương 4 - Bức xạ nhiệt bao gồm các khái niệm cơ bản vè bức xạ, các định luật về bức xạ,<br />
bức xạ của vật đen. Bên cạnh đó, bức xạ của vật xám, bức xạ trong môi trường có hấp thụ ,<br />
bức xạ của vật có phản xạ gương là những vấn đề mới cũng được đề cập.<br />
Chương 5 – Truyền chất, nêu các khái niệm về truyền chất và đề cập chất cụ thể là nước và<br />
hơi ẩm trong vật liệu<br />
Cuốn sách có thể được tham khảo làm tài liệu giảng dạy cho chương trình đại học,<br />
chương trình cao học ngành cơ khí, động lực, năng lượng, chuyên ngành nhiệt – lạnh, và<br />
cũng có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu về truyền nhiệt trong các lĩnh vực xây dựng<br />
công trình, luyện kim... Hy vọng rằng cuốn sách sẽ hữu ích và thiết thực với bạn đọc.<br />
Mặc dù rất cẩn trọng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc rằng cuốn sách vẫn còn có<br />
những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc và đồng nghiệp.<br />
Mọi đóng góp xin gửi về Bộ môn Kỹ thuật nhiệt, Khoa Cơ khí, Trường Đại học GTVT Hà<br />
nội hoặc địa chỉ quangnhiet@yahoo.com.vn , chúng tôi xin chân thành cám ơn.<br />
<br />
Tác giả<br />
PGS.TS Trịnh Văn Quang<br />
<br />
-1-<br />
<br />
Mục lục<br />
Chương 1. Dẫn nhiệt<br />
§1.1. Khái niệm<br />
§1.2. Phương trình vi phân dẫn nhiệt và điều kiện đơn trị<br />
§1.3. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 1 qua vách phẳng<br />
§1.4. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 1 qua vách trụ<br />
§1.5. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 3 qua vách phẳng<br />
§1.6. Dẫn nhiệt ổn định điều kiện biên loại 3 qua vách trụ<br />
§1.7. Dẫn nhiệt qua vách cầu<br />
§1.8. Dẫn nhiệt ổn định qua thanh và cánh<br />
§1.9. Dẫn nhiệt ổn định qua vách có vật liệu hỗn hợp<br />
§1.10. Dẫn nhiệt ổn định hai chiều<br />
§1.11. Dẫn nhiệt ổn định của vật có nguồn nhiệt bên trong<br />
§1.12. Dẫn nhiệt không ổn định với phương pháp quy tụ<br />
§1.13. Dẫn nhiệt không ổn định của tấm phẳng rộng<br />
§1.14. Dẫn nhiệt không ổn định của vật dày vô hạn một phía<br />
$1.15. Dẫn nhiệt của vật dày vô hạn có nhiệt độ bề mặt thay đổi tuần hoàn<br />
<br />
Trang<br />
<br />
1<br />
8<br />
11<br />
14<br />
18<br />
20<br />
21<br />
23<br />
26<br />
27<br />
31<br />
37<br />
45<br />
51<br />
55<br />
<br />
Chương 2. Phương pháp số giải bài toán dẫn nhiệt<br />
A. Phương pháp sai phân hữu hạn<br />
$2.1. Bài toán ổn định hai chiều<br />
$2.2. Bài toán dẫn nhiệt không ổn định một chiều<br />
$2.3. Bài toán dẫn nhiệt không ổn định hai chiều<br />
$2.4. Phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính của nhiệt độ<br />
<br />
57<br />
58<br />
61<br />
65<br />
<br />
B. Phương pháp phần tử hữu hạn<br />
$2.5. Nội dung cơ bản, trình tự giải bài toán nhiệt bằng phương pháp pthh<br />
$2.6. Các phần tử cơ bản và hàm nội suy<br />
2.6.1. Phần tử một chiều bậc nhất<br />
2.6.2. Phần tử một chiều bậc hai<br />
2.6.3. Phần tử hai chiều tam giác bậc nhất<br />
2.6.4. Phần tử chữ nhật bậc nhất<br />
2.6.5. Các phần tử đẳng tham số<br />
$2.7. Thiết lập phương trình đặc trưng phần tử đối với ph trình vi phân dẫn nhiệt<br />
2.7.1. Phương pháp biến phân<br />
2.7.2. Phương pháp galerkin<br />
$2.8. Giải bài toán dẫn nhiệt một chiều bằng phương pháp pthh<br />
2.8.1. Vách phẳng một lớp<br />
2.8.2. Vách phẳng nhiều lớp<br />
$2.9. Dẫn nhiệt qua vách phẳng có nguồn nhiệt bên trong<br />
1. Giải bằng phần tử bậc nhất<br />
2. Giải bằng phần tử bậc hai<br />
$2.10. Dẫn nhiệt qua vách trụ<br />
$2.11. Dẫn nhiệt qua thanh trụ có nguồn trong<br />
<br />
74<br />
76<br />
76<br />
79<br />
83<br />
91<br />
93<br />
191<br />
103<br />
109<br />
110<br />
110<br />
113<br />
116<br />
116<br />
119<br />
123<br />
127<br />
<br />
-2-<br />
<br />
$2.12. Dẫn nhiệt qua cánh tiết diện thay đổi<br />
$2.13. Dân nhiệt ổn định hai chiều dùng phần tử tam giác<br />
$2.14. Dẫn nhiệt hai chiều qua phần tử chữ nhật<br />
<br />
132<br />
137<br />
158<br />
<br />
Chương 3. Toả nhiệt đối lưu<br />
§3.1. Khái niệm<br />
§3.2. Hệ phương trình vi phân trao đổi nhiệt đối lưu - điều kiện đơn trị<br />
§3.3. Lý thuyết đồng dạng<br />
$3.4. Phương trình tiêu chuẩn toả nhiệt đối lưu<br />
$3.5. Trao đổi nhiệt đối lưu khi có biến đổi pha<br />
$3.6. Toả nhiệt khi ngưng màng<br />
$3.7. Ngưng màng trong ống nằm ngang<br />
$3.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến toả nhiệt khi ngưng<br />
$3.9. Trao đổi nhiệt khi sôi<br />
$3.10. Các nhân tố ảnh hưởng dện toả nhiệt khi sôi<br />
$3.11. Một số công thức tính toán toả nhiệt khi sôi<br />
<br />
163<br />
165<br />
168<br />
175<br />
177<br />
178<br />
182<br />
184<br />
185<br />
189<br />
190<br />
<br />
Chương 4. Bức xạ nhiệt<br />
$4.1. Những khái niệm cơ bản<br />
$4.2. Các định luật bức xạ cơ bản<br />
$4.4. Bức xạ giữa các vật đen<br />
4.4.1. Hệ số góc bức xạ<br />
4.4.2. Một số đặc điểm chung của các hệ số góc bức xạ<br />
4.4.3. Xác định hệ số góc bức xạ trong một số trường hợp<br />
$4.5. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa các vật xám<br />
4.5.1. Trạng thái bề mặt vật thực<br />
4.5.2. Các đại lượng đặc trưng<br />
$4.6. Trao đổi nhiệt bức xạ giữa các mặt xám<br />
4.6.1. Bức xạ giữa hai mặt<br />
4.6.2. Hệ thống bức xạ có 3 mặt<br />
4.6.3. Các bề mặt cách nhiệt và bề mặt có diện tích lớn<br />
4.6.4. Bức xạ giữa hai mặt song song nhau rộng vô hạn<br />
$4.7. Bức xạ trong môi trường có hấp thụ và xuyên qua<br />
4.7.1. Thành phần bức xạ xuyên qua môi trường<br />
4.7.2. Thành phần trao đổi giữa bề mặt 1 và môi trường.<br />
4.7.3. Trao đổi nhiệt của hệ thống<br />
4.7.4. Môi trường hấp thụ và xuyên qua có nhiều lớp<br />
$4.8. Trao đổi nhiệt bức xạ của các mặt phản xạ gương<br />
4.8.1. Bức xạ giữa 2 bề mặt phản xạ gương<br />
4.8.2. Bức xạ tại bề mặt có phản xạ gương<br />
4.8.3. Bức xạ của hệ thống kín có phản xạ gương<br />
<br />
194<br />
196<br />
199<br />
199<br />
204<br />
206<br />
209<br />
209<br />
210<br />
212<br />
212<br />
213<br />
215<br />
218<br />
219<br />
219<br />
219<br />
220<br />
222<br />
225<br />
225<br />
226<br />
227<br />
<br />
Chương 5. Truyền chất<br />
$5.1. Khái niệm<br />
$5.2. Phương trình vi phân khuếch tán và điều kiện đơn trị<br />
$5.3. Truyền chất ổn định điều kiện biên loại 1 qua vách phẳng<br />
<br />
230<br />
236<br />
240<br />
<br />
-3-<br />
<br />
$5.4. Truyền chất ổn định qua vách nhiều lớp, trở lực khuếch tán<br />
$5.5. Truyền chất giữa hai pha, quá trình toả chất<br />
5.5.1. Khái niệm<br />
5.5.2. Mật độ dòng toả chất, hệ số toả chất<br />
5.5.3. Sự tương tự truyền nhiệt - truyền chất<br />
5.5.4. Tiêu chuẩn đồng dạng và phương trình tiêu chuẩn toả chất<br />
$5.6. Trao đổi ẩm của vật liệu với không khí<br />
5.6.1. quá trình dẫn ẩm trong vật liệu<br />
5.6.2. quá trình toả ẩm từ bề mặt kết cấu tới môi trường không khí<br />
<br />
241<br />
243<br />
243<br />
244<br />
245<br />
246<br />
248<br />
248<br />
252<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
261<br />
<br />
-4-<br />
<br />