Cỏ thơm
lượt xem 4
download
Sau biến cố của làng, ông Ba Rá bỗng dưng trở thành “của hiếm”. Hiếm thiệt, bởi vì trên chuyến bè mười ba người đi lên mạn ngược hôm tháng tám năm ngoái chỉ còn mình ông sống sót. Không phải là nhóm người đi buôn bè mà là bầu đoàn thê tử của Ủy ban nhân dân xã Phước Thạnh đi lên lâm trường Đồng Thao liên hệ xin gỗ về cất trường học cho bọn nhỏ. Cái tang tập thể của làng lớn quá khiến ai cũng ngơ ngơ ngác ngác một thời gian dài. Mãi đến khi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cỏ thơm
- Cỏ thơm TRUYỆN NGẮN CỦA THU TRÂN Sau biến cố của làng, ông Ba Rá bỗng dưng trở thành “của hiếm”. Hiếm thiệt, bởi vì trên chuyến bè mười ba người đi lên mạn ngược hôm tháng tám năm ngoái chỉ còn mình ông sống sót. Không phải là nhóm người đi buôn bè mà là bầu đoàn thê tử của Ủy ban nhân dân xã Phước Thạnh đi lên lâm trường Đồng Thao liên hệ xin gỗ về cất trường học cho bọn nhỏ. Cái tang tập thể của làng lớn quá khiến ai cũng ngơ ngơ ngác ngác một thời gian dài. Mãi đến khi giỗ đầu của mười hai người, bà Mười Mác, vợ ông chủ tịch xã mới mon men đến bên hàng rào dâm bụt nhà ông Ba Rá mà đằng hắng: - Anh Ba, anh Ba à, anh có nhà hôn? Ông Ba Rá đang nằm võng nghiêng mình hụ hợ: - Ụa, chị Mười hả, vô uống miếng nước chị à. Bà Mười bước vô, nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt, ông nhà tui vắn số nên phải bỏ mình theo con nước lớn, nhưng tui cũng đỡ áy náy một chút là ổng hy sanh trên đường đi làm công chuyện cho dân cho xã. Anh Ba à, còn có anh là nhơn chứng duy nhất trên chuyến bè lật ngày đó, anh nói cho tui biết, ngày đó mấy ông mấy bà đi vui vẻ hôn. Ba Rá châm điếu thuốc gật gù, chèn ơi, đi làm chuyện cho dân cho nước mà không vui sao được, chị Mười. Vui hả, vậy ông nhà tui có trối cái gì lại cho anh Ba không. Ba Rá phóng tầm mắt ra ngoài sân, góc hàng rào có con gà mái dâu tục tục bới mồi cho đàn con lông trắng mịn như tơ làm ông nhớ đến thằng cu Bỏm, thằng nhỏ mười một tuổi không được nhận trợ cấp của ông Mười Mác từ khi ổng chết đến nay, phần trợ cấp mà bà Mười hoàn toàn không biết. Lời Ba Rá thốt ra bỗng trơn tru như con đường đất đỏ của xã ngày mưa, chị Mười à, chị hỏi tui mới nói à nha, ảnh nói tội thằng cu Bỏm sống cheo leo một mình với bà ngoại mù ở đầu non, ảnh muốn cho nó được học hành, đủ cơm ăn áo mặc, không phải dầm mình mò cua bắt ốc suốt ngày ngoài ruộng. Bà Mười trố mắt lên, trối gì bất
- nhơn vậy anh, tội lỗi của ổng còn rành rành ra đó, may mà con mẹ thằng Bỏm xấu hổ bỏ làng đi biệt, nếu nó còn chàng ràng ở đây thì liệu gia đình tui có yên ổn cho đến ngày ổng chết không. Ba Rá nhấp ngụm nước, ối xời, chuyện xưa như trái đất hơn chục năm rồi chị Mười à, đàn ông mà, ai không có lúc xao lòng, với lại, chị thấy không, anh chị chỉ có hai đứa con gái, mai mốt tụi nó lấy chồng, phụng thờ nhà chồng, thằng Bỏm mới là đứa nhang khói cho ảnh sau này. Cũng trong ngày, buổi tối, bà Sáu Hát bước vô nhà Ba Rá. Anh Ba à, tui nghe chị Mười nói anh Mười có trối trăng với anh, còn ông Sáu nhà tui sao anh. Ông Sáu Hát làm công tác địa chính xã, hay nhập nhằng chuyện nhà đất với dân nên vợ chồng giàu sụ. Ba Rá đưa tay vuốt vuốt mớ tóc đang ngả dần sang màu muối tiêu. Chị Sáu à, chị hỏi tui mới nói à nha, chớ không thì chị biểu tui săm soi chuyện nhà chị. Buổi đó anh Sáu ngồi ở đầu bè với tui chớ ai, ảnh nói sau khi xin được gỗ xây trường cho bọn nhỏ, ảnh sẽ góp một chút để làm cái nhà vệ sinh cho lịch sự, thiệt, thấy tụi nhỏ mỗi lần mắc… phải chạy trối chết ra ngoài bờ đìa, vừa tội nghiệp, vừa mất vệ sinh. Bà Sáu ngồi bần thần một chút rồi sụt sịt xin kiếu ra về. Sáng hôm sau, chồng bà Năm Chiến cũng hỏi y chang như bà Sáu Hát sau khi nhấp ngụm trà đầu hôm với Ba Rá. Ba Rá hắng giọng nghiêm trang, tay sờ hàm râu lún phún mới cạo rồi ngó mông lung lên trần nhà. Chị Năm ra đi chắc cũng nhẹ nhàng thôi anh Năm à, hôm đó chỉ nói với tui, còn cái vụ cây dừa chồm qua nhà Hai Sách chưa giải quyết, để đi chuyến bè về thì dứt điểm luôn. Chỉ là chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã nên phải giải quyết rốt ráo chuyện liên quan đến dân, ai để dây dưa khó nhìn. Năm Chiến bóp bóp trán, ụa, cái vụ cây dừa chồm qua nhà Hai Sách tui giải quyết lâu rồi mà anh ba. Ụa, anh Năm nói sao vậy, đây là chuyện nhà anh, tui chỉ nói lại ý chị Năm, còn tui, Ba Rá này thôi làm chủ tịch mặt trận lâu rồi nghen, về hưu rồi nghen. Mà chuyện anh chặt cây dừa lâu chưa vậy, tui không biết. Năm Chiến lại bóp bóp trán, cũng lâu rồi anh Ba à, năm bảy tháng gì đó. Đọ đọ, tui nói đâu có sai anh Năm, lúc bè chìm, cây dừa chưa bị chặt phải hôn.
- Hôm sau và hôm sau nữa thì lụt tụt cũng đủ người của mười một nhà đến xin lời trối trăng từ người thân của mình thông qua Ba Rá. Tất nhiên cũng có người, Ba Rá bảo không trối gì hết, ông nhớ chuyện nào xào chuyện đó, không thì thôi. Có một ngày đẹp trời, phóng viên đài truyền thanh xã Nhật Nam ghé nhà tìm Ba Rá. Thứ nhất, phỏng vấn chuyện mới ngày hôm qua ông xả mình cứu đứa học trò tắm sông bị chuột rút. Chèn, giữa ngả ba sông, chú quần với thằng nhỏ cực dữ chú Ba há. Cực chớ, dòng cái đứa sắp chìm, mình đưa tay kéo, nó không chịu đưa tay ra, mà cứ chồm lên đầu mình nhấn xuống không hà, làm hại hai chú cháu uống no nước mấy lượt. Khà khà, ông già ngon thiệt, sáu mươi mấy còn cứu được người chết đuối giữa sông nghen. Câu cuối cùng của vấn đề thứ nhất, chú cho con cảm nghĩ. Cảm nghĩ gì? Cảm nghĩ khi cứu được thằng nhỏ. Trời, cứu người như cứu hỏa mà sao còn cảm nghĩ với cảm tác. Nhưng mà thôi, mày hỏi thì tao nói vầy nghen, nhẹ, nhẹ lắm, nhẹ cả lòng, nó như món nợ mà tao phải trả cho thằng Đực em… Mà thôi, hỏi làm gì cho kỹ, mày cứ nói tao thấy nhẹ lòng là được rồi há, qua chuyện thứ hai đi bây. Chú Ba à, chú làm công tác mặt trận lâu năm, con hỏi thiệt nha, mới đây, nhà “mạnh thường quân” nào nhận tài trợ cho thằng Bỏm mỗi tháng 300 ngàn đồng ăn học cho đến mười tám tuổi vậy. Ba Rá á à, ụa có chuyện đó sao bây, vậy thì mừng cho thằng nhỏ mồ côi cha mẹ, ụa, mà tao có biết thằng cha nào tài trợ mà bây hỏi. Phóng viên Nhật Nam ỉu sìu, vậy mà người ta nói chú Ba làm mặt trận, cái gì cũng biết. Mà biết chi vậy bây, ụa, thời này người ta làm từ thiện giấu tên nhiều quá há. Phóng viên đi ra cửa, chú Ba xấu, con biết chú Ba biết mà không thèm nói, con biết để viết gương người tốt việc tốt thôi chớ có làm gì đâu mà chú sợ. Đưa mắt tiễn khách, Ba Rá cười khà khà, cái vụ này mà nhà báo đi viết gương người tốt việc tốt thì có khác chi chuyện đốt nhà hàng xóm, đã không biết rồi thì không biết luôn đi bây ơi…
- Vào một ngày đẹp trời khác, người ta mời Ba Rá đi khánh thành công trình nhà vệ sinh của Trường tiểu học Phước Thạnh. Trước đó, trường mới xây mà cũng không có nhà vệ sinh cho tụi nhỏ. Thằng cha thầu vô trách nhiệm lý sự như vầy: “Nhà quê, đất đồng mênh mông, mắc gì phải ngồi túm húm trong bốn bức tường như ngồi trong cái hộp quẹt!”. Thằng chả không chứng kiến cảnh mấy đứa nhỏ mỗi lần mắc phải chạy băng đồng nên mới nói sướng miệng như vậy. Thế là từ nay tụi nhỏ có đến hai cái xí bệt, tha hồ mà nhấn nước cho sạch sẽ. Người ta mời “ông mặt trận cũ” là Ba Rá và nhà từ thiện là bà Sáu Hát lên cắt băng khánh thành công trình. Sau mấy đứa nhỏ, Ba Rá là người hạnh phúc suốt ngày hôm đó. Buổi chiều, ông tự thưởng những lời truyền đạt trối trăng của mình một xị rượu đế và năm ngàn đồng đậu phộng rang. Vừa nhậu một mình vừa nghĩ đến chuyến bè định mệnh năm trước, vợ mấy ông la chói lói khi thấy đoàn chọn đi ngày mười ba, lại rơi vào thứ sáu, lại đi mười ba người. Trưởng đoàn Mười Mác cười xòa, hên sui cái gì mấy bà ơi, mùa mưa tới rồi, không nhanh chân lo chuyện trường lớp lấy chỗ đâu cho mấy đứa nhỏ ngồi học. Nhớ lời Mười Mác, bây giờ Ba Rá mới nghiệm ra, ừ, bè chìm chẳng phải tại hên sui mà do nóng lòng chuyện trường lớp cho mấy đứa nhỏ nên cả đoàn mới ra đi mà
- quên xem con nước lớn nước ròng. Ba Rá thương Mười Mác là ở chỗ này, trừ chuyện đẻ thêm thằng cu Bỏm ngoài luồng, mười Mác sống với dân thiệt chí tình chí cốt… Nghĩ miên man một hồi, Ba Rá mới sực nhớ, sau ngày lo mồ yên mả đẹp cho mười hai người đến giờ, sao không thấy má thằng Đực em tìm đến hỏi ông điều gì. Nếu không muốn nghe lời trối trăng của người thân như bà Mười Mác, bà Sáu Hát thì chí ít má nó cũng cần biết, lúc ngồi trên bè cùng mọi người trong cơn giông bất ngờ ấy, Đực em sống chết ra làm sao chứ. Mà thôi, có khi như vậy lại tốt hơn. Tội nghiệp gia cảnh cái thằng chỉ có một mẹ một con. Nó là thằng dân quân chết lúc chưa tròn hai mươi tuổi, chưa biết hơi đàn bà con gái là gì, bữa đó xã cho nó đi theo bè để phụ chuyển mớ lá tranh về lợp trường tạm cho bọn trẻ trước khi xây trường mới. Ba Rá chợt nghe lòng mình nặng trĩu. Ông khà hết ly rượu cuối cùng rồi đứng lên mặc áo, lấy xe, đạp rảo qua nhà thằng Đực em. Ngôi nhà lá đơn sơ dựng cuối làng. Ông gõ gõ vào tấm phên làm cửa: - Có ai nhà hôn? Không có ai trả lời, ông khom người bước vô cái khung cửa thấp hơn mình. Nhà hoang tàn, vắng lạnh. Chắc má thằng Đực em đi bán bánh tét bánh ú chưa về. Bình cắm nhang trên bàn thờ Đực em bị con gà nhảy ổ của nhà hàng xóm làm đổ vương vải. Sao vậy, Ba Rá chậc lưỡi, lấy cây chổi lông gà xơ xác gát trên vách quét sơ bàn thờ rồi loay hoay tìm quẹt đốt nhang. Nhang được đốt lên. Ba Rá nhìn trước nhìn sau rồi lầm rầm khấn. Đực em à, vậy là con cũng mát lòng rồi phải hôn, chú mới cứu một thằng nhỏ để chuộc lại lỗi lầm với mày. Mày bơi giỏi lẽ ra mày phải sống bữa đó… Mà hết thảy tại tao… Con nước đầu nguồn đổ về đỏ sòng sọc, từng đợt sóng tung lên như bờm một con ngựa chứng, có là thánh mới cứu được người, vậy mà chú sốt ruột… Mày nhớ hôn, lúc hai chú cháu vớ được cây chuối ôm cập bờ rồi mà tao còn kêu mày quay ra cứu Sáu Hát đang
- choi loi gần đó… Cả năm nay, đêm nào ngủ, chú cũng thấy mày với Sáu Hát đang chìm dần xuống lòng sông. Chú mắc nợ mày, chú thề phải một lần cứu người giữa sông để trả nợ… Mà chắc mày phù hộ cho chú phải hôn Đực em, bữa chú ra sông cứu thằng nhỏ, hai ông cháu cũng đuối thiếu điều bị chìm xuống lòng sông như mày với sáu Hát trận đó, vậy mà thời may, có cây chuối hột bự chảng từ đâu trôi lừ lừ tới… Thằng Nhật Nam ở đài truyền thanh xã mới cho tao lên đài như một anh hùng, rồi hôm kia, mấy ông báo tỉnh còn về phỏng vấn… Di ảnh Đực em trên bàn thờ nhìn ông già mặt trận với ánh mắt trong veo, ảnh chụp hồi nó mười ba mười bốn tuổi với chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai. Ba Rá đưa tay quệt lớp bụi phủ mờ mặt ảnh, quên hết đi nghen con, quên cho nhẹ lòng, quên để đi đầu thai kiếp khác. Ừ, mà khoan đã, hổm rày ở dưới, bây có nghe mấy người đám mình nói gì về chú không. Nói gì hả? Bây nhớ hôn, suốt chuyến đi, thằng cha Mười Mác cù lét mọi người bằng ba cái chuyện tiếu lâm “mặn”, tới lúc ông sui chui lộn vô giường bà sui thì bè lật. Chớ có ai biết sống chết gì đâu mà trăng với trối. Ba Rá đưa tay áo quệt nước mắt, vậy mà cũng hơn một năm rồi con há, gọng biếc đưa chân trôi vết mộng, cỏ thơm găm gối dứt trần tâm… THEO NGHỆ THUẬT MỚI XUÂN 2013
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cổ tích Việt Nam - Kho tàng truyện (Tập 2): Phần 2
483 p | 243 | 79
-
Khám phá sữa ngô thơm ngậy phố Hàng Bông
5 p | 98 | 6
-
Bóng đá và lòng thơm thảo
4 p | 57 | 6
-
Ngọn Rau Lá Cỏ
12 p | 60 | 5
-
Mùa Cỏ Thơm - Hạ Thu
129 p | 69 | 5
-
Tô Canh Thơm Của Mạ
8 p | 47 | 5
-
Nếu bạn yêu một cô gái hay quên
3 p | 84 | 4
-
Thảo thơm rằm tháng bảy
3 p | 61 | 4
-
Rắm Thơm
3 p | 73 | 4
-
Không có núi
5 p | 69 | 4
-
Có đoá trà chết đêm qua
7 p | 58 | 4
-
Yêu lắm cơ
10 p | 66 | 4
-
Ông xã à, ôm em một phút có được không?
7 p | 59 | 4
-
Tản văn Trong tàn phai có nụ hồng thơm lên - Phần 1
141 p | 7 | 3
-
Tản văn Trong tàn phai có nụ hồng thơm lên: Phần 2
163 p | 7 | 3
-
Hương Trầm Thơm - Kim Hài
9 p | 70 | 3
-
Trầu Gia Cát thơm ngát hương quê
4 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn