intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con cái có quyền được giận cha mẹ?

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con cái có được thể hiện thái độ không bằng lòng với người trên không? Họ phải thể hiện như thế nào? Sao bố mẹ hỏi mà không trả lời? Ở đâu ra cái thói giận dỗi bố mẹ thế hả?, anh Quốc Ninh, ngụ ở Trần Quốc Thảo, Q.3, Tp.HCM giận dữ. Mấy ngày nay, Bình An, cô con gái học năm ba đại học của anh đang "chiến tranh lạnh" vì bố mẹ không đồng ý để nó tham gia chiến dịch Mùa hè xanh. Năn nỉ thế nào cũng không lay chuyển được bố mẹ, An quay ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con cái có quyền được giận cha mẹ?

  1. Con cái có quyền được giận cha mẹ? n quyết định bảo vệ ý kiến của mình đến cùng, huyện con giận bố mẹ rất dễ x Con cái có được thể hiện thái độ không bằng lòng với người trên không? Họ phải thể hiện như thế nào?
  2. Sao bố mẹ hỏi mà không trả lời? Ở đâu ra cái thói giận dỗi bố mẹ thế hả?, anh Quốc Ninh, ngụ ở Trần Quốc Thảo, Q.3, Tp.HCM giận dữ. Mấy ngày nay, Bình An, cô con gái học năm ba đại học của anh đang "chiến tranh lạnh" vì bố mẹ không đồng ý để nó tham gia chiến dịch Mùa hè xanh. Năn nỉ thế nào cũng không lay chuyển được bố mẹ, An quay ra "tuyên chiến" bằng cách không nghe, không thấy, không biết với cả nhà. Khi không thể tránh được, cô chỉ trả lời ậm ừ cho qua chuyện. Trường hợp con cái đúng, người lớn hãy nhận sai. Sự thẳng thắn đó không làm mất uy tín của bạn với con, ngược lại, con cái sẽ càng thấy tin tưởng và gần gũi với bố mẹ hơn. Nhỏ giận lớn, chuyện không thể chấp nhận Bố mẹ nào cũng mong muốn điều tốt đẹp cho con cái. Điều đó có nghĩa những quyết định của bố mẹ có khi (và thường là) ngược lại ý muốn của con cái. Lý do rất đơn giản: "Trứng sao khôn hơn vịt", "Áo mặc không qua khỏi đầu".
  3. Với những đứa con ngoan ngoãn, dễ bảo, chuyện sẽ kết thúc với tiếng "Dạ" quen thuộc. Nhưng khi đứa con quyết định bảo vệ ý kiến của mình đến cùng, chuyện con giận bố mẹ rất dễ xảy ra. Cùng với việc cãi lại người lớn, giận dỗi bố mẹ là những hành vi, thái độ không được chấp nhận của bề dưới đối với bậc bề trên. Đây là quan điểm đã ăn sâu trong nhiều gia đình, qua nhiều thế hệ. Chỉ cần con cái, cháu chắt trong gia đình có biểu hiện mặt nặng mày nhẹ một chút, chúng sẽ lập tức bị cho là hỗn láo. Chị Hà Lam, vợ anh Quốc Ninh chia sẻ quan điểm: "Chúng tôi đã giải thích rất rõ ràng, bố mẹ có cấm đoán điều gì cũng vì muốn tốt cho con. Do đó, chúng tôi không chấp nhận thái độ giận lẫy, không nghe lời của con cái. Thời chúng tôi, lời bố mẹ cũng như quân lệnh, con cái bắt buộc phải nghe theo, làm gì có kiểu mặt nặng mày nhẹ với người lớn? Đến tận bây giờ, tôi cũng chưa dám giận bố mẹ ngày nào". Ở phương Tây khác, ở ta khác?
  4. Ở phương Tây, con cái có quyền yêu cầu bố mẹ ra khỏi phòng khi chúng giận, không muốn nói chuyện. Ở nước ta, con cái đừng mơ tưởng đến chuyện đó. Nếu may mắn có phòng riêng, đó cũng không phải là sở hữu của con. Chủ nhân của căn phòng vẫn là bố mẹ. Ở các nước phát triển, con cái có thể đóng sập cửa trước mặt bố mẹ nhưng ở các nước có nền văn hóa phương Đông. Chuyện đó là cực kỳ vô phép. ong những cảm xúc cơ bản của con người.Nguồn: Images Giận là một trong những cảm xúc cơ bản của con người. Từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi đều cảm
  5. thấy vui, hài lòng khi được đáp ứng mong muốn và buồn, giận dỗi khi có chuyện không như ý. Do có nhiều kinh nghiệm sống, người lớn thường nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, ông bà, bố mẹ dù có thông thái đến đâu cũng không phải là thần thánh, khó tránh khỏi sai lầm. Chưa kể, chuyện trên, dưới chỉ là sự phân định một cách tương đối, bởi vì có thể bạn vẫn chỉ là đứa con bé bỏng trong mắt bố mẹ của mình, nhưng lại là ông, bà của một đám cháu chắt. Ai cũng biết con cái cần được tôn trọng và đối xử như một cá thể độc lập. Dù vậy, tư tưởng áp đặt vẫn còn rất phổ biến ở nước ta. Học trường gì, ngành gì, chơi với ai…đều cần phải có ý kiến của người lớn, trong vài trường hợp là của cả dòng họ. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập, tư tưởng, nhận thức về quyền cá nhân của lớp trẻ cũng được nâng cao. Quyền được giận Việc yêu cầu con cái phục tùng bố mẹ vô điều kiện như xưa ngày càng khó. Bởi vậy, chuyện con cái giận dỗi là điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, đừng vì vậy
  6. mà coi thường. Đúng là con cái thường dễ giận nhưng cũng mau nguôi. Thế nhưng, nếu cứ bám lấy suy nghĩ đó, có thể bạn đã vô tình đẩy con rời xa vòng tay mình. Mai Phương là cô bé già trước tuổi. Là con một, từ bé đến giờ, lúc nào Phương cũng chỉ có mẹ Thắm (vú nuôi) là bạn. Khi tám tuổi. Mai Phương đã biết không phải bố mẹ không thương mình, chỉ vì họ quá bận rộn. Dù biết vậy, cô bé vẫn không khỏi tủi thân khi cả bố và mẹ đều không thể tham dự buổi tiệc mừng ngày cô tốt nghiệp cấp III. Bố mẹ Mai Phương chỉ thật sự hốt hoảng khi nhận được tin dữ: Con bé cắt cổ tay tự tử trong phòng tắm. Trong bức tâm thư để lại, con bé cho biết nó chẳng thiết các món quà đắt tiền bố mẹ mua về sau những đợt công tác dài ngày. Mong ước duy nhất của con bé là bố mẹ biết… nó đang giận họ. Dường như họ đã quá bận rộn để nhận ra điều đó. Không được giận cũng nguy hiểm Chị Tâm Như, 36 tuổi, ngụ tại Q.Bình Tân, TP.HCM, cho biết, từ bé, chị đã rất giận bố vì ông suốt ngày bỏ bê gia
  7. đình, cặp kè hết người này đến người khác. Mẹ chị đau khổ đến sinh bệnh nhưng ông cũng chẳng đoái hoài. Ông chỉ về nhà khi hết tiền hoặc bị cô vợ hờ bỏ rơi. Thế nhưng, chị cũng chẳng dám thể hiện điều đó, đặc biệt là trước mặt mẹ. Lúc nào bà cũng bênh ông, bảo rằng ông như vậy lỗi phần lớn là ở bà, do bà không biết cách giữ chồng. Suốt ngày, bà cứ lôi chuyện quá khứ ra để kể chứng minh ông từng yêu bà như thế nào, ông là người tốt ra sao… Mục đích của bà chị hiểu. Bà không muốn con gái nghĩ xấu, oán giận bố. Thương mẹ bao nhiêu, chị Như giận bố bấy nhiêu. Đã bao lần chị xuýt gào lên với ông những lời cay đắng nhưng kịp ghìm lại. Song có lẽ vì vậy mà càng ngày, chị càng u uẩn hơn, không lập gia đình mà chỉ muốn ở vậy lo cho mẹ. Đó chính là hậu quả của việc cảm xúc bị kìm nén. Khi tức giận nhưng không thể chia sẻ, không được biểu hiện ra ngoài, sau thời gian dài tích tụ, nó có thể gây nên những tác động tâm lý cũng như thể chất khó lường.
  8. Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trương Thị Oanh, Trung tâm tư vấn tâm lý Nhịp Sống, giận là một cảm xúc, một trạng thái tình cảm của con người. Xét dưới góc độ tâm lý học, việc con cháu trong nhà giận dỗi người trên chắc chắn phải có nguyên nhân. Nếu người lớn có quyền tức giận khi con cái không nghe lời thì tại sao con cái không thể bày tỏ thái độ khi không bằng lòng? Do đó, người lớn không nên cấm đoán con cháu thể hiện thái độ, tâm tư. Điều quan trọng là người dưới phải thể hiện cơn giận của mình như thế nào cho đúng. Không thể có chuyện một thành viên nhỏ tuổi trong nhà giận người lớn đến mức không muốn nói chuyện, không thèm nhìn mặt ai. Chuyên viên tư vấn tâm lý Oanh Oanh cho biết, cá nhân chị ủng hộ việc con cái giận cha mẹ với những lý do chính đáng, đáng yêu. Chẳng hạn như giận bố hút thuốc, uống rượu nhiều, giận mẹ khi xem trộm nhật ký… Tuy nhiên, biểu hiện giận cao nhất cũng chỉ là không cùng xem ti – vi chung với cả nhà sau bữa tối, ít chủ động trò chuyện, bố mẹ
  9. hỏi vẫn trả lời lễ độ. Chị không tán thành việc con cái bỏ ăn, nghỉ học, đi bụi… khi giận cha mẹ. i thoại thẳng thắn và tôn trọng ý kiến của con.Nguồn: Images Người trong cuộc cần xử trí thế nào? Các chuyên viên tư vấn tâm lý thường khuyên các bậc phụ huynh dành thời gian trò chuyện, cùng con cái giải quyết khúc mắc. Hãy giúp con nhận ra giận dỗi không phải là cách giải quyết vấn đề.
  10. Khi con phản đối quyết đinh nào đó, bạn cần giải thích, phân tích để con hiểu tại sao bạn lại quyết định như vậy. Điều đó sẽ giúp giải tỏa tâm lý bị áp đặt và không được tôn trọng ở con cái. Chuyên viên tư vấn tâm lý Oanh Oanh tư vấn: Phân tích nguyên nhân khiến con giận là việc đầu tiên bố mẹ nên làm. Nếu con sai, hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn khuyên giải con. Nếu mâu thuẫn về sở thích, quan điểm, bố mẹ nên đối thoại thẳng thắn và tôn trọng ý kiến của con. Nếu cả hai bên không thể tìm được sự đồng cảm, tiếng nói cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến của người thứ ba. Họ sẽ giúp chỉ ra những khía cạnh mới mà người trong cuộc không nhận thấy. Trường hợp con cái đúng, người lớn hãy nhận sai. Sự thẳng thắn đó không làm mất uy tín của bạn với con, ngược lại, con cái sẽ càng thấy tin tưởng và gần gũi với bố mẹ hơn. Nếu bạn là bậc bề dưới và đang có ấm ức với người lớn? Giải pháp khôn ngoan nhất trong trường hợp này là bạn hãy đợi đến khi cả hai cùng bình tĩnh để ngồi xuống nói chuyện.Khi này, ngoài việc những quan điểm, ý kiến của
  11. bạn được trình bày một cách gãy gọn, chúng cũng dễ được tiếp thu hơn. Khả năng bạn thuyết phục được người lớn là rất lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2