YOMEDIA
ADSENSE
Con đường phía trước-Chương 3(p2)
66
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong những năm đầu bán ngôn ngữ Altair BASIC, doanh thu rất thấp so với số lượng phần mềm của chúng tôi đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường khiến chúng tôi nghĩ rằng phần mềm của chúng tôi đã bị đánh cắp. Tôi viết và phổ biến một thư ngờ gởi những người sử dụng máy điện toán yêu cầu họ hãy ngừng việc sao chép các phần mềm của chúng tôi để chúng tôi còn có thể có tiền đầu tư vào việc sản xuất nhiều phần mềm khác. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Con đường phía trước-Chương 3(p2)
- Con đường phía trước – Bill Gates Chương 3. Những bài học từ nền công nghiệp điện toán (p2) Trong những năm đầu bán ngôn ngữ Altair BASIC, doanh thu rất thấp so với số lượng phần mềm của chúng tôi đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường khiến chúng tôi nghĩ rằng phần mềm của chúng tôi đã bị đánh cắp. Tôi viết và phổ biến một thư ngờ gởi những người sử dụng máy điện toán yêu cầu họ hãy ngừng việc sao chép các phần mềm của chúng tôi để chúng tôi còn có thể có tiền đầu tư vào việc sản xuất nhiều phần mềm khác. Nhưng tôi đã không thuyết phục được họ,hình như họ vẫn thích và muốn sử dụng phần mềm của chúng tôi nhưng bằng cách " mượn" của người khác hơn là mua. May mắn là hiện nay hầu hết những người sử dụng máy điện toán đều hiểu rằng phần mềm được bảo vệ bản quyền. Việc đánh cắp bản quyền hiện vẫn còn là một vấn đề lớn trong quan hệ thương mại bởi vì vẫn còn một số nước chưa có-hoặc không áp dụng-luật bản quyền. Hoa kỳ đòi hỏi các chánh phủ khác phải làm nhiều hơn nữa để thực thi luật bản quyền đối với sách báo, phim ảnh, đĩa CD, và phần mềm của máy điện toán. chúng ta phải hết sức cẩn thận để bảo đảm sao cho xa lộ thông tin của chúng ta sẽ không trở thành thiên đường của bọn kẻ cắp. Mặc dù chúng tôi bán rất chạy phần mềm của chúng tôi cho các công ty sản xuất phần cứng ở Mỹ, nhưng trong năm 1979, gần như phần nửa doanh thu của chúng tôi đến từ nước Nhật, nhờ một người bạn tuyệt vời tên là Kauhiko Nishi, hay còn gọi là Kay. Kay điện thoại cho tôi vào năm 1978, và tự giới thiệu mình với tôi bằng tiếng Anh rằng anh đã đọc về hãng Microsft và nghĩ rằng anh có thể cộng tác kinh doanh với hãng chúng tôi. Và thật thú vị, vì chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng. Chúng tôi cùng tuổi, cùng là sinh viên, nhưng anh đang nghỉ phép vì say mê máy điện toán cá nhân.
- Vài tháng sau, chúng tôi gặp nhau trong một cuộc họp tại Anaheim bang Albuquerque, tại đó, chúng tôi cùng bay trở về Albuquerque, tại đó,chúng tôi ký kết một hợp đòng để anh làm đại diện độc quyền phân phối phần mềm BASIC ở vùng Đông Đ. Chẳng có luật sư nào chứng kiến việc ký kết hợp đồng, chỉ có tôi và Kay,trên tinh thần anh em tin cậy lẫn nhau. Thực hiện hợp đồng đó, chúng tôi đạt doanh thu trên 150 triệu Mỹ kim, cao hơn gấp 10 lần mức dự kiến. Kay thường xuyên đi lại giữa các trung tâm thương mại của Nhật và cả của Mỹ nữa. Anh là một con người khá năng động, điều đó rất lợi cho công việc của chúng tôi ở Nhật. Bởi nó khiến cho các thương gia Nhật có ấn tựong rằng chúng tôi là những thần đồng. Khi có dịp sang Nhật, chúng tôi ở cùng phòng trong khách sạn, làm việc qua điện thoại thâu đêm suốt sang, doanh số đạt hàng triệu đô la mỗi đêm. Có một lần trong khoảng từ 3 đến 5 giờ sang, chẳng có ma nào gọi điện thoại tới cả, nhưng đên khoảng 5 giờ thì có người gọi tới, Kay với lấy ống nghe và nói :" Đêm nay làm việc hơi trễ đấy nhé ". Trong suốt tám năm sau đó, Kay luôn chộp lấy mọi thời cơ. Có một lần vào năm 1981, trên chuyến bay từ Ssattle tới Tokyo, Kay ngồi gần Ka uo Inamoi, chủ tịch Hãng Kyocera, một hãng khổng lồ có số vốn lên tới 65O triệu Mỹ kim. Kay, lúc đó đang quản lý công ty ASCII của anh ắy ở Nhật, tin ở sự hợp tác với Microsoft, đã thành công trong viêc bàn với Inamori về sáng kiến mới của anh ấy là hợp tá sản xuất máy điện toán xách tay với một phần mềm dơn giản được thiết kế bên trong máy. Thế là Kay và tôi cùng thiết kê kiểu máy. Tại Hoa Kỳ, máy đó được Hãng Radio Shack tung ra thị trường vào năm 1983 với tên gọi là Model 100 ,với giá chỉ có 799 Mỹ kim.Còn tại Nhật máy đó được bán ra dưới tên gọi là máy NEC PC-8200,và ở Châu Au với là Olivetti M-10. Nhờ ở nhiệt tình của Kay, máy đó đã trở thành máy điện toán xách tay đều tiên rất phổ biến, một loại dụng cụ được giới phóng viên ưa chuộng trong nhiều năm. Vài năm sau, vào năm 1986, Kay quyết định chuyển bộ mã ASCII
- theo một hướng tôi dự định cho Microsoft, cho nên Microsoft quyết định thành lập một công ty trực thuộc riêng của Microsoft tại Nhật. Công ty của Kay vẫn là một công ty quan trọng chuyên phân phối phần mềm cho thị trường Nhật. Kay, người bạn thân của tôi, vẫn rất năng động như ngày nào và quyết tâm đưa máy điện toán cá nhân trở thành công cụ phổ biến. Tính chất toàn cầu của thị trường máy điện toán cá nhân cũng sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình phát triển xa lộ thông tin. Sự hợp tác giữa các công ty của Hoa Kỳ và Châu Âu cùng với các công ty của Châu Á trên lãnh vực máy điện toán sẽ trở nên quan trọng hơn trước đây nhiều. Nững nứơc nào hoặc những công ty nào không triển khai được tính chất toàn cầu trong phần việc này của họ, họ sẽ không thể phát triển được. Tháng Giêng năm 1979, Hãng Microsoft chuyển từ Albuquerque về vùng ngoại ô Seattle thuộc bang Washington. Paul và tôi trở về nhà, mang theo gần như tất cả mấy chục công nhân theo. Chúng tôi tập trung sức lực vào việc viết ngôn ngữ lập trình cho số máy mới dư thừa do nền công nghiọp máy điện toán cá nhân đang phát triển rất mạnh. Người ta đổ xô đến với chúng tôi và họ mang theo đủ mọi dự án có đủ tiềm năng để phát thành những công trình to lớn hơn. Nhu cầu về các dịch vụ của Microsoft vựơt xa khả năng cung cấp của chúng tôi. Tôi cần người trợ giúp quản lý công việc kinh doanh, và tôi đã tìm đến Steve Ballmer, người bạn cùng phòng và cùng học bộ môn kinh tế năm 2010 tại trường Đại học Harvard trước đây. Sau khi tốt nghiệp, Steve làm quản đốc sản phẩm cho Hãng Procter Gamble ở Cincinnati. Sau vài năm, anh lại quyết định theo học Trừơng Kinh doanh Stanford. Khi tôi gọi điện thoại cho anh cũng là lúc anh mới vừa kết thúc một năm học và vẫn muốn tiếp tục hoàn thành chương trình sau đại học,nhưng khi tôi ngờ ý muốn mọi anh tham gia
- đồng sở hữu chủ cho hãng Microsoft, anh đồng ý và lại trở thành một sinh viên nghỉ phép dài hạn một lần nữa. Khi chúng tôi tuyên bố mọi công nhân trong hãng tham gia quyền sở hữu chủ dưới hình thức tham gia góp vốn, hãng Microsoft đã gặt hái được những thành công lớn lao chưa từng có. Khoảng ba tuần sau khi Steve đến làm việc tại hãng Microsoft,lần đầu tiên giữa chúng tôi có những cuộc tranh luận khá căng. Lúc đó, hãng Microsoft đang thuê khoảng ba mươi công nhân, và Steve cho rằng chúng tôi cần phải thuê ngay thêm khoảng năm mươi người nữa. Tôi đã trả lời anh rằng chúng ta không thể làm như thế được. Nhiều khách hàng đầu tiên của chúng ta đã bị phá sản, và nỗi lo sợ bị vỡ nợ ngay trong thời gian hãng đang phát triển mạnh khiến cho tôi hết sức bảo thủ về phương diện tài chính. Nhưng Steve không họ nản lòng và tôi đã phải nghe theo anh ta. Tôi bảo anh chỉ nên thuê những người có năng lực càng sớm càng tốt,và tôi sẽ bàn với anh về những gì cần làm sau. Tôi chưa bao giờ trải qua những giờ phút hạnh phúc đến như vậy, bởi vì doanh thu của chúng tôi tăng trưởng vô cùng nhanh chóng nhờ những con người tài ba lỗi lạc mà Steve đã huy động được. Nỗi lo sợ chính của tôi trong những năm đầu là một số công ty nào đó có thể sẽ đột kích vào và cuỗm mất thị trừong của chúng tôi. Thực ra,thời đó cũng có một vài công ty nhỏ kinh doanh các bộ vi xử lý hay phần mềm đã khiến cho tôi lo lắng, nhưng may mắn là không ai trong số đó có tầm nhìn về thị trường phần mềm giống như chúng tôi. Ngoài ra, còn có một nguy cơ khác luôn luôn đe doạ chúng tôi. Đó là việc có thể vào một ngày nào đó, một trong những công ty lớn chuyên sản xuất máy điện toán nhũng công ty lớn chuyên sản xuất máy điện toán lấy phần mềm dùng cho máy điện toán lớn của họ để cải tiến lại, dùng cho máy điện toán lấy phần mềm dùng cho máy điện toán sử dụng bộ vi xử lý nhọ. Các hãng IBM và DEC đã có những thư viện phần mềm hết sức mạnh. Nhưng một lần nữa, rất may cho hãng
- Microsoft là phần lớn những người sử dụng không có ý định cải tiến máy của họ thành những máy điện toán cá nhân. Chỉ có một nguy cơ xuất hiện vào năm 1979, khi hãng DEC tung ra thị trường loại máy điện toán mini PDP-11 được cải tiến theo dạng một máy điện toán cá nhân mang tên HeathKIT. Mặc dù vậy, hãng DEC không tin tưởng hoàn toàn vào máy điền toán cá nhân, và do đó trên thực tế họ họ đã không đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Mục tiêu của Microsoft lúc đó là viết và cung ứng phần mềm cho hầu hết máy điện toán cá nhân nhưng không dính dáng đến việc sản xuất hoặc kinh doanh phần cứng. Microsoft đăng ký giá bán phần mềm hết sức thấp. Chúng tôi cải tiến ngôn ngữ lập trình như phiên bản BASIC cho thích hợp với từng loại máy. Chúng tôi phản ứng rất nhanh trước những đổi thay của các nhà sản xuất phần cứng. Chúng tôi không muốn tạo bất cứ một lý do nào để khách hàng của chúng tôi đi tìm mua phần mềm khác. Và chiến lược của chúng tôi đã thành công. Trên thực tế, tất cả các nhà sản xuất máy điện toán cá nhân đều dăng ký ngôn ngữ lập trình của chúng tôi. Mặc dù phàn cứng của hai công ty sản xuất máy điện toán có khác nhau, nhưng cả hai đều sử dụng phần mềm BASIC của Microsoft, điều đó chứng tỏ, trong chừng mực nào đó, các phần mềm đó là những phần mềm tương thích. Chính tính chất tương thích đó đã trở thành thành phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng mua nó cho máy điện toán của họ. Các nhà sản xuất thường quảng cáo rằng ngôn ngữ lập trình của Microsoft, kể cả ngôn ngữ BASIC, đều có thể sử dụng được cho máy điện toán của họ. Theo thời gian, phần mềm BASIC của Microsoft đã trở thành ngành công nghệ phần mềm tiêu chuẩn. Có một số công nghệ không lệ thuộc vào sự chấp nhận rộng rãi của khách hàng về giá trị sử dụng. Cái chảo chiên không dính vẫn cứ là một dụng cụ tuyệt vời và rất hữu ích cho dù bạn là người duy nhất chưa bao giờ mua nó. Nhưng đối với sản phẩm của thông tin liên lạc và các sản phẩm khác cần đến khả năng kết hợp thì giá trị sử dụng
- của chúng lệ thuộc vào chúng có được khách hàng sử dụng rộng rãi hay không . Nếu bạn chỉ chọn lựa hai hòm đựng thư: một cái được làm bằng tay,rất đẹp,với khe hở chỉ vừa cho một cỡ phong bì, với một thùng các tông cũ mà người ta tiện tay nhét mọi loại thư từ và bưu phẩm của bạn vào đó, và bạn sẽ chọn cái được nhiều người chọn, tức bạn đã chọn tính tương thích của sản phẩm. Đôi khi chính phủ hoặc một vài uỷ ban nào đó đề ra một số tiêu chuẩn cải tiến đó được gọi là những tiêu chuẩn "hợp pháp" và có sức mạnh về pháp lý. Tuy nhiên, có rất nhiều tiêu chuẩn đã đạt được những thành công lớn nhất lại là những tiêu chuẩn " tồn tại trên thực tế"do thị trường phát hiện ra. Máy đánh chữ tiếng Anh hay bàn phím của máy điện toán đều được bố trí chữ theo chiều ngang từ trái sang phải gồm những ký tự: Q W E R T Y. Không có luật pháp nào buộc họ phải làm như vậy. Nó là một thông lệ, và khách hàng nói chung đều theo chỉ tiêu đó, trừ phi có những thay đổi tuyệt vời khác ra đời. Những định chuẩn "thực tế" đó được thị trường, chứ không phải luật pháp , ủng hộ. Chúng được chọn vì những lý do chính đáng, và chúng bị thải hồi khi có những thứ khác thực sự có ưu thế hơn, tương tự việc đĩa Compact disk đã thay thế gần như hầu hết các đĩa hát được làm bằng nhựa vinyl trước đây. Những định chuẩn "thực tế" tồn tại trong thị trường thông qua guồng máy kinh tế, tương tự như quan niệm về sự tăng trưởng theo đường xoắn ốc tích cực đã đưa nhiều nghành kinh doanh đến thành công, trong đó thành công trước tạo thuận lợi cho thành công sau. Quan niệm này,được gọi là sự phản hồi tích cực, giải thích vì sao những tiêu chuẩn "thực tế" thường nổi bật hơn khi người ta tìm kiếm tính tương hợp của máy điện toán.
- Một chu kỳ phản hồi tích cực bắt đầu khi, trong một thị trường đang lên, có một thứ gì đó tỏ ra có lợi thế hơn cái cũ. Nó thường xảy ra với những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể sản xuất với số lượng lớn nhưng giá thành không tăng bao nhiêu và tính tương hợp của chúng có thêm vài giá trị sử dụng mới. Máy chơi trò chơi điện tử hiện nay là một ví dụ. Đó là một máy điện toán được thiết kế cho một mục đích đặc biệt, có một hệ điều hành đặc biệt hình thành một nền cho phần mềm của trò chơi. Tính tương hợp có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì càng có nhiều ứng dụng-trong trường hợp này là nhiều trò chơi-thì giá trị sử dụng của chúng càng quí đối với khách hàng. Đồng thời, máy càng bán chạy thí những nhà phát triển phần mềm ứng dụng càng sáng tạo ra nhiều ứng dụng mới hơn. Chu kỳ phản hồi tích cực bắt đầu khi chiếc máy đó đatô được mức độ phổ biến cao nhất và doanh số sẽ tăng không ngừng. Có lẽ một chứng minh hùng hồn nhất về uy lực của sự phản hồi tích cực là trận đấu về băng video xảy ra vào cuối thập liên 70 và đầu thập liên 80. có một câu chuyện hoang đường khá dai dẳng cho rằng chỉ có sự phản hồi tích cực mới làm cho băng video VHScó ưu thế như băng Beta, mặc dù về phương diện kỹ thuật thì băng Beta tốt hơn. Thực ra, những băng đầu tiên của Beta chỉ thu được một tiếng đồng hồ -so với ba tiếng của VHS-không đủ để thu một bộ phim hay một trận đấu bóng. Khách hàng lưu ý tới khả năng của băng hơn là quy cách kỹ thuật của nó.Sản phẩm của VHS lúc đầu bán chạy hơn sảm phẩm của Beta được hãng sony sử dụng cho máy Betamax của họ. Hãng JVC, phát triển theo tiêu chuẩn VHS, cho phép các nhà sản xuất đầu máy Video sử dụng tiêu chuẩn VHS với giá bản quyền rất thấp.Ngờ vậy số người sử dụng băng VHS có lợi thế hơn ở chỗ nó chứa được nhiều phim trong một băng hơn và do đó ngày càng
- có nhiều người muốn mua băng VHS. Rõ ràng là VHS được hưởng lợi thế của chu kỳ phản hồi tích cực. Và thành công này cứ thế đẻ ra thành công khác, nhưng chất lượng không họ bị giảm sút. Trong khi cuộc tranh chấp tay đôi giữa Bentamax và VHS vẫn tiếp tục thì doanh số bán băng video thu sẵn sang thị trường Mỹ bị giảm sút hẳn, chỉ còn vài triệu băng một năm. Một khi băng VHS nổi lên như là loại băng tiêu chuẩn vào khoảng năm 1983, nó được sự chấp nhận của khách hàng và số lượng băng bán ra tăng lên rất nhanh. Chỉ riêng năm đó, trên 9,5 triệu băng đã được bán ra, cao hơn 50% so với năm trước. Trong năm 1984, số băng bán ra là 22 triệu. Và trong những năm sau đó: 52 triệu, 84 triệu, và 110 triệu băng trong năm 1987, thời điểm và việc thuê băng để xem phim đã trở thành hình thức giải trí phổ biến nhất của các gia đình, và đó cũng là thời điểm băng VHS chiếm ngôi vị độc nhất. Đó là một ví dụ minh hoạ sự thay đổi về số lượng ở mức độ được kỹ thuật mới chấp nhận sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng. Máy thu hình là một ví dụ khác. Năm 1946, chỉ có 10.000 máy thu hình bán ra trên nước Mỹ, Năm sau là 16.000. Và lúc đó nó đã vượt qua ngưỡng cửa chấp nhận cho nên con số bán ra trong năm 1948 là 190.000 máy. Trong những năm kế tiếp là 1 triệu, rồi 4 triệu, 10 triệu, và số lượng vẫn tăng một cách ổn định cho tới năm 1955 là 32 triệu. Khi máy được bán ra nhiều, người ta lại càng đầu tư tiền vào để tạo nhiều chương trình truyền hình hơn và việc đó càng khuyến khích khách hàng muốn mua máy thu hình. Còn đối với máy và đĩa CD, trong những năm đầu không có mấy người mua, một phần vì khó tìm được cửa hàng cho thuê nào có nhiều đĩa nhạc hay khác nhau. Nhưng rồi chỉ sau một thời gian rất ngắn, khi
- nó vượt qua được ngưỡng cửa chấp nhận của khách hàng, số lượng bán ra tăng lên nhanh chóng. Ngày càng có nhiều người mua vì họ thích chất lượng âm thanh tốt, có nhiều nhạc hay và sự tiện lợi của máy CD,và nó đã trở thành tiêu chuẩn "thực tế" được chấp nhận, và loại trừ vĩnh viễn loại đĩa hát cổ điển ra khỏi thị trường. Một trong những bài học quan trọng nhất mà ngành công nghệ điện toán rút ra được là giá trị sử dụng của máy điện toán lệ thuộc vào chất lượng và ứng dụng phong phú của các phần mềm của nó. Tất cả những ai ở trong ngành công nghiệp điện toán đều học được bài học đó -một số thành công nhưng cũng có người thất bại. Vào mùa hè năm 198O, có hai đại diện cửa hàng IBM đến gặp Hãng Microsoft để bàn về việc nên sản xuất loại máy điện toán nào va loại nào không nên sản xuất. Vào thời đó, hãng IBM chiếm ngôi vị chúa tể về sản xuất phần cứng,nắm trong tay hơn 80% thị trường máy điện toán lớn. Trước đây, họ thường bán các loại máy chính, đắt tiền, cho các khách hàng lớn. Ban lãnh đạo của IBM nghĩ rằng với 340.000 công nhân, nếu muốn bán các loại máy điện toán nhọ, rẻ tiền cho tư nhân cũng như cho các công ty thì họ cần phải có ngoại viện. IBM muốn tung mặt hàng máy điện toán cá nhân ra thị trường chỉ khoảng thời gian dưới một năm. Để thực hiện được kế hoạch nay, họ đã phải từ bỏ phương hướng truyền thống của họ là vừa sản xuất phần cứng vừa sản xuất phần mềm. Do đó, IBM quyết định sản xuất máy điện toán cá nhân chủ yếu dựa vào những linh kiện có sẵn, ai cũng có thể mua được. Mặc dù IBM, nói chung, có sản xuất bộ vi xử lý dùng cho các sản
- phẩm của hãng, nhưng nó lại quyết định mua của hãng Intel bộ vi xử lý dùng cho máy điện toán cá nhân thay vì phải sản xuất. Nhưng điều quan trọng nhất đối với Microsoft là IBM muốn mua quyền sử dụng hệ điều hành của Microsoft chứ không tự sản xuất lấy. Khi làm việc với nhóm thiết kế của IBM, chúng tôi đề xuất kế hoạch là IBM chúng tôi đề xuất kế hoạch là IBM nên sản xuất một trong những máy điện toán cá nhân đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý 16 bit, tức bộ 8088. Việc chuyển từ 8 bit lên 16 bit sẽ làm cho chiếc máy điện toán không còn là món đồ chơi mà sẽ trở thành một công cụ làm việc với khối lượng công việc rất lớn và rất hữu hiệu. Thế hệ máy 16 bit có bộ nhớ tới một megabyte - tức 256 lần nhiều hơn máy điện toán 8 bit. Thoạt nghe, điều này có vẻ như là những lợi thế về lý thuyết, bời vì IBM dự định một bộ nhớ khoảng 16K, tức chỉ bằng 1/64 của tổng bộ nhớ chúng tôi có thế sản xuất. Kế hoạch sản xuất bộ vi xử lý 16 bit càng bị yếu thế hơn do IBM quyết định tiết kiệm tiền bằng cách dùng một chíp chuyên dùng cho hệ 8 bit để nối với tất cả các máy khác. Hệ quả là chip đó có thể suy nghĩ nhanh hơn rất nhiều so với khả năng truyền tin của nó. Tuy nhiên, quyết định sử dụng bộ vi xử lý 16 bit là một quyết định rất thông minh, bởi nó cho phép máy điện toán cá nhân của IBM trở thành máy tiêu chuẩn cho tất cả máy điện toán cá nhân hiện có cho đến ngày nay.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn