intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 4

Chia sẻ: Afsjkja Sahfhgk | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

152
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với gia cầm: Số gia cầm còn sống tới 2 tháng tuổi Tỷ lệ nuôi sống (%) = Tổng số gia cầm con mới nở để nuôi 2.4.2. Sức sản xuất sữa Ðể đánh giá sức sản xuất sữa của đại gia súc, ta dùng các chỉ tiêu sau: - Chu kỳ tiết sữa: là thời gian cho sữa 1 lứa đẻ. Ðối với bò chuyên sữa, chu kỳ tiết sữa thường 300 ngày. - Sản lượng sữa: là lượng sữa của 1 bò sữa sản xuất trong một kỳ tiết sữa 300 ngày (tính bằng kg)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 4

  1. 24h sau khi đẻ) Với gia cầm: Số gia cầm còn sống tới 2 tháng tuổi Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Tổng số gia cầm con mới nở để nuôi 2.4.2. Sức sản xuất sữa Ðể đánh giá sức sản xuất sữa của đại gia súc, ta dùng các chỉ tiêu sau: - Chu kỳ tiết sữa: là thời gian cho sữa 1 lứa đẻ. Ðối với bò chuyên sữa, chu kỳ tiết sữa thường 300 ngày. - Sản lượng sữa: là lượng sữa của 1 bò sữa sản xuất trong một kỳ tiết sữa 300 ngày (tính bằng kg). - Tỷ lệ mỡ sữa: định kỳ tháng 1 lần phân tích tỷ lệ mỡ trong sữa, lấy trung bình của 10 lần phân tích. - Sữa tiêu chuẩn 4%: để so sánh những sản lượng sữa có tỷ lệ mỡ sữa khác nhau cần quy đổi qua sữa tiêu chuẩn 4% theo công thức: FCM = 0,4M + 15F Trong đó: FCM: lượng sữa có tỷ lệ mỡ 4% = Sữa tiêu chuẩn (kg) M: lượng sữa thực tế (kg) F: lượng mỡ sữa thực tế (kg) Cơ sở của cách tính này là: 1kg sữa đã được khử mỡ sản sinh lượng nhiệt năng tương đương 0,4 kg sữa có 4% mỡ; 1 kg mỡ sữa cho nhiệt năng tương đương 15 kg sữa có 4% mỡ. Ðối với lợn, để đánh giá sức sản xuất sữa trong thực tế thường dùng phương pháp gián tiếp. Hiện nay, ngoài tỷ lệ mỡ sữa, người ta chú ý đến hàm lượng protein trong mỡ sữa, đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất sữa. 2.4.3. Sức sản xuất thịt Ðể đánh giá sức sản xuất thịt của gia súc ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây: - Khối lượng móc hàm: là khối lượng sau khi lấy máu, cạo lông và bỏ phủ tạng, thường dùng đối với lợn. - Khối lượng thịt xẻ: là khối lượng móc hàm nhưng đã bỏ đầu, chân, đuôi, với đại gia súc thì lột da. - Tỷ lệ móc hàm, thịt xẻ: là tỷ lệ giữa các khối lượng đó với khối lượng giết thịt. - Tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da trong thân thịt.
  2. - Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng. - Ngoài phẩm chất thịt xẻ nói trên người ta còn chú ý tới phẩm chất thịt như độ xốp của thịt, độ ẩm, độ chắc, độ mịn, màu sắc, phẩm chất mỡ như màu sắc, độ chắc, chỉ số iốt của mỡ... Trên thị trường người ta phân loại giá trị của các phần trên thân thịt. Chẳng hạn: Với bò: Thịt loại 1 gồm 1,2,4; Thịt loại 2: 3,5,6; Thịt loại 3: 7,8,9. Với lợn: Thịt loại 1 gồm 1,2,3,4,5; Thịt loại 2:6,7 ; Thịt loại 3: 8,9. 2.4.4. Sức làm việc Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sức làm việc của gia súc: - Sức kéo trung bình: là sức kéo đo được của gia súc trong điều kiện làm việc bình thường phù hợp với sức khỏe. Phương pháp đo: Mắc lực kế xen lẫn đòn giành và vật cản, cho con vật kéo (xe, cày vỡ...) đọc kết quả trung bình. Sức kéo trung bình thường có trị số bằng 12-16% trọng lượng gia súc. Bò nặng 260 - 300 kg, sức kéo trung bình thường là 40 kg // 300 - 350 kg // 45 - 50 kg // 350 - 400 kg // 60 - 70 kg - Sức kéo lớn nhất: là sức kéo đo được khi con vật kéo được trọng tải lớn nhất. Phương pháp đo: mắc lực kế tương tự như trên, cho con vật kéo xe tăng dần trọng tải tới khi không kéo được nữa, đọc kết quả. Sức kéo tối đa thường bằng: 50 - 60% khối lượng cơ thể. - Sức giật lớn nhất: là sức kéo ghi được khi con vật bắt đầu kéo. Phương pháp đo: mắc lực kế tương tự trên nhưng một đầu buộc vào gốc cây to, đuổi vật đi, đọc kết quả. Sức giật lớn nhất tỷ lệ thuận với khối lượng. Bò 300 kg, sức giật 750 - 800 kg 350 - 400 kg 800 - 1000 kg 500 kg 1000 - 1200 kg
  3. - Công thực hiện: A=P.L. trong đó: P là sức kéo; L là đoạn đường đi của con vật; t là thời gian. Diện tích ruộng cày Nếu con vật cày thì L = Độ rộng xá cày A L - Công suất: W = ; Tốc độ = t t - Khả năng hồi phục: xác định mạch đập, nhịp thở trước khi làm việc, cho gia súc cày kéo 15 - 30 phút, cho gia súc nghỉ việc, xác định mạch đập, nhịp thở sau đó cứ 10 - 15 phút xác định một lần. Tính thời gian để mạch đập, nhịp thở hồi phục như trạng thái ban đầu. 2.4.5. Sức đẻ trứng Sản lượng trứng của gia cầm thường phụ thuộc vào tuổi: ở gà, thường năm đầu sản lượng trứng cao, các năm sau giảm dần, cá biệt năm thứ hai sản lượng cao nhất. Riêng ngỗng tới năm thứ năm sản lượng trứng vẫn tăng. Các chỉ tiêu đánh giá: Tổng số trứng đẻ trong tháng, năm - Sản lượng trứng trong năm, tháng = Số gà đẻ trong tháng, năm đó - Chu kỳ đẻ trứng: số ngày đẻ trứng liên tục của 1 gia cầm. - Thời gian duy trì đẻ trứng: số ngày từ khi bắt đầu đẻ tới khi thay lông nghỉ đẻ. - Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng. Cứ 10 ngày cân 1 lần, tính trung bình. 2.5. Chọn lọc và chọn đôi giao phối 2.5.1. Chọn lọc 2.5.1.1. Khái niệm Trong công tác giống, chọn lọc là khâu rất quan trọng. Darwin đã chia làm 2 loại: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Chọn lọc tự nhiên tác động đến cả quá trình phát triển của các thể, là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể và ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi được thì phát triển, còn không thì bị hạn chế và tiêu diệt. Ngay từ khi con người bắt đầu thuần hóa gia súc, sự chọn lọc nhân tạo đã bắt đầu. Chọn lọc nhân tạo là chọn ra từ trong đàn những cá thể tốt để giữ lại làm giống, tiến hành đào thải những cơ thể xấu. Chọn lọc nhân tạo có thể tác động tới cơ thể nói chung, nhưng có khi chỉ đi vào những tính trạng cần thiết cho con người.
  4. Trong công tác giống, chúng ta nói đến chọn lọc là nói đến chọn lọc nhân tạo. Muốn chọn lọc phải chọn lọc theo 3 thế hệ: chọn lọc tổ tiên, chọn lọc bản thân và chọn lọc đời sau. Như vậy, một gia súc giống tốt có nghĩa là nó phải có tổ tiên tốt, bản thân tốt và đời sau tốt. Trong mỗi khâu đều phải có 3 mặt tốt: ngoại hình thể chất tốt, sinh trưởng phát dục tốt, sức sản xuất tốt. 2.5.1.2. Chọn lọc tổ tiên Chọn lọc tổ tiên là thông qua lý lịch ghi lại quá trình hình thành con gia súc để xem xét tổ tiên nó tốt hay xấu. Thông qua chọn lọc tổ tiên người ta có thể: - Có những nhận định, phán đoán được khả năng của con vật. - Biết được phẩm chất các thế hệ tăng dần hay ổn định, trên cơ sở đó đánh giá được mức độ ổn định của tính di truyền. - Thông qua lý lịch biết được mức độ đồng huyết của gia súc đó. Lý lịch của gia súc được ghi theo 2 cách: 2.5.1.2.1. Lý lịch dọc được lập theo nguyên tắc: đời trước ghi dưới, đời sau ghi trên, bên phải là họ nội bên trái là họ ngoại. Chẳng hạn: Ðời I Mẹ 13 Bố 24 Ðời II Bà ngoại 150 Ông ngoại 68 Bà nội 95 Ông nội 6 Ðời III 2.5.1.2.2. Lý lịch ngang được lập theo nguyên tắc: đời trước ghi bên phải, đời sau ghi bên trái, con đực ghi trên, con cái ghi dưới. Chẳng hạn: Ðời I đời II đời III .......................... Ông nộ Bố: 24 .......................... 6 Bà ội Mẹ: 13 Ông ngoại 68 ...................... ... Bà ngoại ......................... 2.5.1.3. Chọn lọc bản thân Là khâu quan trọng nhất trong 3 khâu vì: - Bản thân gia súc trực tiếp tạo nên sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sản phẩm. - Ðánh giá biểu hiện cụ thể của đời tổ tiên, nhận xét sự ổn định tính di truyền, đồng thời dự đoán được sự di truyền đó cho đời sau. Khi chọn lọc bản thân, con vật có thể được đánh giá qua một hay nhiều đặc tính, nhưng thường chú ý đến nhiều đặc tính. Trong đó những đặc tính thuộc về sức sản xuất là quan trọng nhất. Mặt khác, phải chú ý tính tương tác giữa các đặc tính. Bên cạnh đó, bản thân con vật lại di truyền các đặc tính cho đời sau, do đó khi chọn lọc bản thân phải nhận
  5. xét, suy đoán để những đặc tính tốt của bố mẹ có thể được biểu hiện ở đời sau với mức độ cao hơn trong điều kiện nuôi dưỡng có thể tốt hơn. Ðối với từng loại gia súc có thể đánh giá theo các chỉ tiêu chính: - Loại cho sữa: sản lượng sữa của các chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa, số ngày cho sữa. - Loại cho thịt: thời gian nuôi thịt, số con đẻ ra mỗi lứa, số con còn sống và khối lượng toàn ổ khi đẻ, khi cai sữa. - Loại cho sức kéo: sức kéo trung bình, sức kéo tối đa. - Loại cho trứng: số trứng đẻ ra trong 1 năm, khối lượng trứng, chu kỳ đẻ trứng. Tất cả các chỉ tiêu đó cuối cùng cần được quy về giá thành trên một đơn vị sản phẩm. 2.5.1.4. Chọn lọc qua đời sau Là kiểm tra đời sau của gia súc giống nhằm mục đích đánh giá khả năng di truyền những đặc điểm của bố mẹ cho đời con. Phương pháp này có những đặc điểm sau: - Ðánh giá chính xác nhất mức độ ổn định tính di truyền của gia súc giống. - Phương pháp đòi hỏi phải có nhiều thời gian (gà phải 1 năm, lợn, bò nhiều năm hơn) và phức tạp. Do đó, người ta thường kiểm tra con đực qua đời con là chính. Trong khi kiểm tra con đực, người ta lại chú ý tới những loại gia súc có tuổi thọ lớn, thời gian sử dụng dài, phạm vi sử dụng rộng: bò, lợn... Các phương pháp kiểm tra chọn lọc đời con bao gồm: 2.5.1.4.1. So sánh mẹ với con Muốn kiểm tra con đực ta cho nó phối với nhóm con cái tương đối tốt và đồng đều nhau. Khi đàn con ra đời, đem nuôi dưỡng trong điều kiện giống nhau sau đó so sánh các chỉ tiêu ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục, sức sản xuất trung bình giữa đời con và đời mẹ. Áp dụng công thức: O=D-M Trong đó: O: thành tích của đực giống D: thành tích của con M: thành tích của mẹ Nếu O > 0 (D > M): chứng tỏ đực giống có khả năng cải lương. Nếu O < 0 (D < M): chứng tỏ đực giống không có khả năng cải lương. Nếu O = 0 (D = M): chứng tỏ đực giống không làm kém sút đời sau. Theo nguyên tắc hỗn hợp di truyền (đời con chịu ảnh hưởng nửa di truyền của bố và nửa của mẹ) người ta cải tiến công thức sau: O+M D= ; O = 2D - M 2
  6. Nhược điểm của phương pháp này là bỏ qua ảnh hưởng của điều kiện sống, tuổi tác của mẹ và con. Ngoài cách tính theo công thức trên, người ta có thể áp dụng phương pháp “ô di truyền”: vẽ đồ thị, tung độ biểu thị thành tích của con, hoành độ biểu thị thành tích của mẹ, so sánh điểm xác định với đường chuẩn y = x. Nếu điểm xác định phía trên đường chuẩn: con hơn mẹ (đực có tác dụng cải lương). Ðiểm xác định ở dưới đường chuẩn: con kém mẹ (đực giống không có tác dụng cải lương). 2.5.1.4.2. So sánh con với con Cho các nhóm nái giao phối với các con đực, so sánh thành tích của đàn con chúng với nhau. Phương pháp này tránh được nhược điểm chênh lệch về tuổi và điều kiện nuôi dưỡng khi so sánh nó, đánh giá được đàn con trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, đồng thời nó có thể so sánh được nhiều con đực cùng một lúc cũng như kiểm tra khả năng phối hợp của con đực với các con cái khác nhau. Phương pháp có thể tiến hành theo các cách khác sau: - Dùng 2 con đực, mỗi con cho phối hợp với một nái, so sánh con của chúng, sau đó đổi ngược cặp phối hợp, tiếp tục so sánh con của chúng. Ðể khắc phục sai lệch đó, việc kiểm tra được tiến hành ở 2 thời điểm khác nhau. Ta lặp lại lần thứ 3 sau đó điều chỉnh để so sánh. - Phương pháp móc xích: Cho phối giống theo sơ đồ: 1 2 3 4 lần phối 1 lần phối 2 A B C 1, 2, 3, 4 là các đặc giống A, B, C là các nhóm nái đồng đều nhau. So sánh đời con của các nhóm nái của 2 lần phối giống để đánh giá đực giống. - Phương pháp móc xích kín: A 1 D Cho phối giống theo sơ đồ: 4 2 B 3 C 2.5.1.4.3. So sánh con với trung bình toàn đàn Áp dụng trong trường hợp cơ sở chăn nuôi mới xây dựng, số lượng gia súc giống còn ít, số liệu ban đầu chưa nhiều. 2.5.1.4.4. Phương pháp “Ðan Mạch”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2