intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ tận thu bụi thép, giữ sạch môi trường

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

133
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 26/11/2010, các chuyên gia Pháp đã giới thiệu một công nghệ để xử lý bụi thải của các lò sản xuất thép có tính khả thi cao, giải quyết được cả vấn đề môi trường và kinh tế.Trong quá trình phát triển của một nước, công nghiệp thép là thành phần không thể thiếu. Từ chỗ năm 1975, Việt Nam mới sản xuất được 152.000 tấn thép, đến năm 2009, tổng sản lượng thép của nước ta đã lên tới 9.600.000 tấn và theo dự kiến khi nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá (2020), sản lượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ tận thu bụi thép, giữ sạch môi trường

  1. Công nghệ tận thu bụi thép, giữ sạch môi trường Ngày 26/11/2010, các chuyên gia Pháp đã giới thiệu một công nghệ để xử lý bụi thải của các lò sản xuất thép có tính khả thi cao, giải quyết được cả vấn đề môi trường và kinh tế.
  2. Trong quá trình phát triển của một nước, công nghiệp thép là thành phần không thể thiếu. Từ chỗ năm 1975, Việt Nam mới sản xuất được 152.000 tấn thép, đến năm 2009, tổng sản lượng thép của nước ta đã lên tới 9.600.000 tấn và theo dự kiến khi nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá (2020), sản lượng thép tính theo đầu người phải vượt quá 200 kg. Công nghệ Oxidus sẽ giúp chúng ta
  3. tiết kiệm 15 tỷ đô la mỗi năm. Ảnh: Internet. Trong số 9.600.000 tấn thép sản xuất năm vừa qua, khoảng 1/3 được sản xuất theo phương pháp hồ quang điện và công nghệ này không tránh khỏi tạo ra một lượng bụi thải rất lớn phải chôn lấp (thông thương chiếm 2% sản lượng thép thành phẩm). Ước tính, năm 2010, lượng bụi thải là 70.000 tấn và năm 2011 là 100.000 tấn. Trong bụi, chứa 40% sắt cùng với những nguyên tố khác, chủ yếu là kẽm và chì. Như vậy đã mất đi đến 24.000 tấn sắt không thu hồi (theo
  4. thời giá lên tới 15 tỷ đôla Mỹ). Lượng hao phí ngày càng lớn khi phát triển sản xuất. Song không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, mà bụi thải rất độc hại với con người và gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề này, Cục ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN Việt Nam) đã điều tra, tìm kiếm những đối tác trên thế giới có khả năng hoàn thiện những công nghệ mới và ngày 26/11/2010 đã cùng Công ty nghiên cứu phát triển nguồn lực tự nhiên (NDR), Công ty Hoá chất, Kim loại và Khoáng sản (CMM), Cộng hoà Pháp tổ chức Hội thảo giới thiệu
  5. “Công nghệ Oxindus: Biến chất thải thành sản phẩm có giá trị” tại Hà Nội. Phía Pháp đã giới thiệu công nghệ Oxindus là một công nghệ xử lý bụi thải nói trên của các cơ sở luyện thép bằng hồ quang điện gồm 2 công đoạn: Công đoạn thứ nhất, gọi là Black line, bố trí ngay tại nơi sản xuất trong đó trộn bụi thải với chất phụ gia trước khi tái tuần hoàn vào lò hồ quang dưới dạng các bánh thép. Công đoạn này cho phép nhà máy thu hồi thêm được một lượng sắt hao hụt lớn , nâng cao hàm lượng
  6. các kim loại có giá trị và giảm hàm lượng chất ô nhiễm (các chất chứa clo và fluo, chủ yếu là giảm lượng điôxin) Công đoạn thứ hai gồm xử lý các bánh thép thô nói trên, thu hồi từ các nhà máy, loại bỏ tiếp các tạp chất có hại để biến thành nguyên liệu có giá trị, (từ đó sản xuất ra các kim loại khác (kẽm, chì…) bằng phương pháp thuỷ luyện. Bằng cách đó, công nghệ Oxidus đã xử lý triệt để khả năng gây ô nhiễm bụi thải, thu hồi thêm được sắt cùng với một nguyên liệu phụ cung cấp cho các nhà máy luyện
  7. kẽm. Các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và công nghệ đánh giá cao công nghệ Oxindus, cho rằng đây là công nghệ có hiệu quả, đem lại các giải pháp có tính khả thi cao về cả mặt kinh tế và môi trường trong việc phát triển ngành luyện thép ở nước ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2