intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ xanh - Khái niệm, lợi ích trong phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xu hướng hướng phát triển công nghệ xanh trong chuỗi cung ứng đang được quan tâm rất nhiều hiện nay. Bài viết giới thiệu khái niệm cơ bản về công nghệ xanh, công nghệ xanh cùng một số phương thức và lợi ích và một số câu chuyện của các quốc gia trên thế giới khi áp dụng công nghệ xanh trong quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ xanh - Khái niệm, lợi ích trong phát triển bền vững

  1. CÔNG NGHỆ XANH - KHÁI NIỆM, LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Xuân Trang 1 1. Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Công nghệ xanh là một trong những vấn đề đã và đang được quan tâm và thiết kế để giúp các doanh nghiệp và tổ chức có những hành động tích cực đến môi trường. Công nghệ xanh là việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, giảm chất thải và ô nhiễm, đồng thời bền vững về lâu dài. Công nghệ xanh toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh do sự quan tâm về môi trường ngày càng tăng cùng với các quy định nghiêm ngặt của chính phủ. Xu hướng hướng phát triển công nghệ xanh trong chuỗi cung ứng đang được quan tâm rất nhiều hiện nay. Bài viết giới thiệu khái niệm cơ bản về công nghệ xanh, công nghệ xanh cùng một số phương thức và lợi ích và một số câu chuyện của các quốc gia trên thế giới khi áp dụng công nghệ xanh trong quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường. Từ khóa: phát triển bền vững, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, tái chế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo quốc gia về môi trường giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, hiện nguồn cung cấp năng lượng quốc gia chủ yếu dựa vào thủy điện và nhiệt điện than hoặc dầu, chưa tập trung phát triển năng lượng tái tạo. nguồn năng lượng. Những thay đổi về khí hậu của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 có nhiều diễn biến bất thường. Nhiệt độ trung bình có xu hướng cao và được ghi nhận ở nhiều khu vực khác nhau. Từ những ảnh hưởng đến môi trường này làm cho người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn nữa đến những sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường, những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường cũng ngày càng gia tăng. Theo định hướng phát triển bền vững của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc với 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2023, chỉnh phủ và các cơ quan tổ chức của quốc gia trên thế giới liên tục ban hành các quy định về môi trường và bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu thúc đẩy nhận thức của người dân đối với sự biến đổi môi trường sống và những yếu tố tự nhiên, thông qua những chính sách và quy định này quy định rõ hoạt động kinh doanh phải gắn liền với trách nhiệm môi trường của các tổ chức và doanh nghiệp. Những quy định của Chính phủ trong vấn đề bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng những phương pháp sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường thông qua việc tiếp cận các nguồn lực khác nhau, khai thác vận hành thông công nghệ xanh thay vì những phương pháp truyền thống như trước đây. Công nghệ xanh không còn là khái niệm mới, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Kết quả khảo sát của Viện Giá trị Doanh nghiệp IBM (IBV) năm 2021 cho thấy 62% người tham gia khảo sát cho rằng đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của họ với các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững. Theo đó, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường 112
  2. cũng như có những phương thức sản xuất và thành phần nguyên nhiên liệu không thân thiện với môi trường. Theo kết quả nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của các thương hiệu cam kết “xanh” và “sạch” có tốc độ tăng trưởng khá cao – khoảng 4%/năm, và khoảng 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng thực hiện. trả giá cao hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường. (Phương Dung ,2022). 2. TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết tổng hợp các khái niệm về công nghệ xanh thông qua các nghiên cứu trên thế giới. Bài viết mang tính giải thích và đưa ra gợi ý rõ ràng cho nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo. Và cũng mang tính mô tả, tập trung vào cách tiếp cận tìm hiểu thực tế và diễn giải những vấn đề liên quan đến công nghệ xanh trên thế giới. Sử dụng nhiều và giải thích dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các bài báo, tài liệu nghiên cứu, trang web và sách đã được thực hiện trước đây. Những bài viết về cách thức áp dụng công nghệ xanh của một vài quốc gia trên thế giới. 2.2. Công nghệ xanh Theo tổ chức Tiếp thị Hoa Kỳ (American Marketing Association - AMA), Công nghệ xanh được hiểu là một trong những phương pháp hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường dựa trên quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng của nó mang tính thân thiện với môi trường. Công nghệ xanh được ứng dụng trong quá trình sản xuất năng lượng sạch thông qua việc sử dụng những nguyên nhiên liệu thay thế và những công nghệ có những tác hại gây hại cho môi trường ít hơn những nhiên liệu hóa thạch. Trong những năm qua, sự phát triển của công nghệ còn khá mới mẻ nhưng nó đã được sự chú ý và quan tâm của các cơ quan chính phủ, các tổ chức và những nhà đầu tư trước các ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến quá trình biến đổi khí hậu và vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Công nghệ xanh cũng được hiểu là việc sử dụng công nghệ và khoa học để giảm tác động của con người đến môi trường tự nhiên trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như khoa học năng lượng, khoa học khí quyển, nông nghiệp, khoa học vật liệu và thủy văn. Các công nghệ xanh nhằm mục tiêu giảm lượng khí thải CO2, rây ra hiệu ứng nhà kính góp phần ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu. Tận dụng năng lượng mặt trời là một trong những phương pháp mà công nghệ xanh áp dụng mang lại hiệu quả tốt nhất nhất và hiện. Đạo luật Việc làm và Đầu tư Cơ sở hạ tầng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, được Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào ngày 15 tháng 11 năm 2021, dành những khoản phân bổ đáng kể cho công nghệ xanh. Chúng bao gồm khoản đầu tư lớn nhất vào cơ sở hạ tầng truyền tải năng lượng sạch và xe điện trong lịch sử, điện khí hóa cho hàng nghìn xe buýt trường học và xe buýt trung chuyển trên khắp đất nước, đồng thời thành lập Cơ quan quản lý mới để xây dựng một mạng lưới điện linh hoạt, sạch sẽ. (Nhà trắng, 2021). 2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ xanh Lịch sử của công nghệ xanh có nguồn gốc sâu xa, kéo dài từ thời kỳ Đại suy thoái. Cơ quan Bảo tồn Đất đã được thành lập trong luật Bảo tồn Đất được ban hành tại Mỹ vào ngày 27 tháng 4 năm 1935. Đây là phản ứng trước trận Dust Bowl tàn khốc vào những năm 1930, khi những cơn bão bụi dữ dội do phương pháp canh tác kém và sử dụng thiết bị nặng. Cơ quan này được thành lập để kiểm soát lũ lụt, ngăn chặn sự suy giảm của các hồ chứa nước, duy trì lưu lượng nước của sông và bến cảng, bảo vệ sức khỏe trong cộng đồng và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. 113
  3. Các yếu tố của công nghệ xanh đã được hình thành và phát triể kể từ Cách mạng Công nghiệp. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học bắt đầu quan sát tác động sinh thái của các nhà máy công nghiệp đốt than và các nhà sản xuất đã tìm cách giảm các tác động tiêu cực đến môi trường bên ngoài bằng cách thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra ít bồ hóng hoặc chất thải phụ hơn. Trong những năm 1970, Cơ quan bảo vệ môi trường ( EPA) đã đường thành lập với mục tiêu bảo vệ môi trường và đã nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng đối với môi trường sau Chiến tranh thế giới thứ II. Đến những năm 1990, các nhà khóa học bắt đầu quan tâm hơn đến những tác động của ảnh hưởng của môi trường đến qua trình kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp và nhà máy, góp phần thúc đẩy cho khái niệm công nghệ xanh ra đời. Và từ đây, công nghệ xanh trong nhiều lĩnh vực và tổ chức đã không ngừng phát triển, góp phần vàp mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia. Quá trình áp dụng công nghệ xanh được nhấn mạnh trong vấn đề trình bày bản chất thích nghi và phản ứng của chúng nhằm ứng phó với những khó khăn về môi trường. Ngày nay, Công nghệ xanh hiện bao gồm nhiều biện pháp pháp thích nghi và đổi mới, ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo được như năng lượng mặt trời và năng lượng gió trong quá trình quản lý và tái chế chất thải. Nâng cao nhận thức của người dân trong các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường. Những tiến bộ này có tiềm năng định hình lại các ngành công nghiệp, tạo cơ hội việc làm mới và đóng góp cho một thế giới bền vững và thân thiện với môi trường hơn. (Cơ quan bảo vệ môi trường, 2023). 2.3.1 Ưu điểm khi áp dụng công nghệ xanh Công nghệ xanh có nhiều ưu điểm: thân thiện với môi trường, không phát thải độc hại vào không khí, không cần nhiều tiền để vận hành, không bao giờ cạn kiệt nhờ công nghệ tái tạo, giúp giảm lượng khí thải CO2 trong môi trường. không khí, nó làm giảm sự nóng lên toàn cầu. Trong quá trình áp dụng, công nghệ xanh được hiểu là nguồn năng lượng sạch ví nó không tạo ra bất cứ thứ gì có thể gây hại cho môi trường. Năng lược xanh là nguồn năng lượng có thể tái tạo, bởi vì dầu hỏa được dự đoán sẽ cạn kiệt trong thời gian tới. Các công ty và các tổ chức sản xuất có thể có được lợi thế cạnh tranh và thị phần trong các đối thủ cạnh tranh nếu họ có thể tậng dụng tốt những phương thức áp dụng của công nghệ xanh. Thay đổi theo định hướng công nghệ xanh sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức giảm chi phí đầu vào, chi phí năng lượng, chí phí bảo trì và vận hành trong quá trình sản xuất. Thông qua những biện pháp này nhằm cải thiện hình ảnh của các công ty về bảo vệ môi trường hơn những đối thủ cạnh tranh trong ngày với nhữngngười tiêu dùng. (Banerjee S và Alkuli R K ,2014). Công nghệ xanh bao gồm (Bhardwaj M và Neelam, 2015):  Đánh giá và giám sát công nghệ đo lường điều kiện môi trường;  Công nghệ phòng ngừa tránh bất kỳ sản phẩm nào gây thiệt hại cho môi trường hoặc giảm thiểu thiệt hại cho môi trường;  Công nghệ phục hồi và khắc phục được sử dụng để cải thiện tình trạng suy thoái hệ sinh thái một cách tự nhiên; Các ứng dụng công nghệ xanh bao gồm: pin mặt trời, là một trong những ứng dụng tốt nhất của công nghệ xanh vì nó được dùng để tạo ra điện từ năng lượng mặt trời, chai nước có thể tái sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm, rác thải nhựa, lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời, sản xuất gió, hệ thống thu gom mưa, tòa nhà công nghệ xanh bao gồm nhiều công nghệ thân thiện để giảm tác động đến môi trường, năng lượng nhiệt đại dương, sinh khối, dầu diesel sinh học, địa nhiệt, …( Soni G.D. ,2015). 114
  4. Đầu tư vào công nghệ xanh và các ứng dụng của nó có thể giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến các ngành công nghiệp truyền thống, sử dụng nhiều tài nguyên. Ví dụ, sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch khiến các nhà đầu tư phải đối mặt với sự biến động của giá dầu và căng thẳng địa chính trị. Đa dạng hóa danh mục đầu tư để bao gồm công nghệ xanh có thể giảm thiểu rủi ro trước những rủi ro này và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong bối cảnh năng lượng đang thay đổi nhanh chóng. 2.3.2 Một số loại hình của công nghệ xanh trong các lĩnh vực Công nghệ xanh là một phạm trù rộng bao gồm nhiều hình thức xử lý môi trường. Trong quá trình diễn biến của việc biến đổi khí hậu và lượng khí thải carbon ngày càng gia tăng thì công nghệ xanh là giải pháp được xem nhưng một trong những giải pháp an toàn nhất, đòi hỏi các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết các những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường . Năng lượng có thể thay thế Để giải quyết vấn đề về cung cấp nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, các doanh nghiệp và những tổ chức trên thế giới đang nghiên cứu và tìm cách phát triển những nguồn năng lượng có thể tái tạo được và không tạo ra các khí thải độc hại trong bầu khí quyển. Nguồn năng lượng thu được từ mặt trời và năng lượng thu được từ gió hiện là một trong những nguồn năng lượng dồi dào và có mặt hầu nhưng mọi nơi trên trái đất. Năng lượng mặt trời do mặt trời tạo ra được chuyển đổi thành điện năng thông qua các tấm pin mặt trời, sau đó lưu trữ năng lượng thu được trong pin mặt trời. Do khả năng lưu trữ năng lượng đó nên nguồn năng lượng mặt trời gần như vô tận, giúp giảm chi phí năng lượng nói chung. Ví dụ như : nhà máy điện mặt trời Bhadla Solar Park tại làng Bhadla thuộc quận Jodhpur, bang Rajasthan (Ấn Độ), đây là nơi có khí hậu khô cằn, khắc nghiệt nhưng nhận được nhiều bức xạ nhiệt, yếu tố để đạt hiệu quả khi sản xuất quang điện; công viên năng lượng mặt trời Pavagada (Pavagada Solar Park) nằm ở quận Tumkur, Karnataka (Ấn Độ); công viên điện mặt trời Huanghe Hydropower Hainan Solar Park ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc; Công viên năng lượng mặt trời Mohammed Bin Rashid Al Maktoum được xây dựng sâu trong khu vực sa mạc Dubai,… Tại Việt Nam, các nhà máy năng lượng mặt trời cũng đã và đang được xây dựng để đáp ứng mục tiêu phát triển bề vững đến năm 2023, có các nhà máy như: nhà máy điện mặt trời Đa Mi do Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận làm chủ đầu tư; nhóm nhà máy điện Mặt Trời trên vùng đất bán ngập và ven hồ Dầu Tiếng ở các huyện Tân Châu và Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh; điện mặt trời TTC An Hòa là cụm nhà máy điện mặt trời tại tổ dân phố An Hội, phường An Hòa thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh,.. Mặc dù đầu tư vào năng lượng mặt trời có thể hỗ trợ những đổi mới nhưng để thực hiện doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ cần phải đầu tư với chi phí cao. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp và nhà riêng, có thể khó đặt các bộ thu năng lượng mặt trời ở nơi có đủ không gian và ánh sáng mặt trời. Vì những vấn đề này, việc chuyển đổi lưới điện sang năng lượng tái tạo thuần túy vẫn đang được tiến hành trong tương lai. Hệ thống thu năng lượng từ gió và chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng thông qua phương thức sử dụng các tua-bin gió có kích thướt khác nhau. Chúng có nhiều dạng khác nhau, từ quy mô tiện ích đến cấp thương mại cho đến các đơn vị gió đơn. Năng lượng gió là nguồn nguồn năng lượng sạch, năng lượng gió không tạo ra các sản phẩm sinh học có hại. Đồng thời, nó còn tạo cơ hội cho việc làm mới và đào tạo nghề để bảo dưỡng và bảo trì các tua-bin. Một số nhà máy năng lượng gió trên thế giới như: Trang trại gió Cam Túc (Trung Quốc); Công viên điện gió Jaisalmer – công suất ở Ấn Độ; Trung tâm năng lượng gió Alta ở Mỹ; Trang trại điện gió Dogger Bank ở Anh; … Ở Việt Nam, theo thống kê năm 2021 đã có 106 nhà máy điện gió được triển khai và xây dựng như: Nhà máy điện gió Ea Nam ở Đăk Lăk ; nhà máy Phong Điện 115
  5. Trung Nam – Ninh Thuận ; Trang trại điện gió BT1 và BT2- Quảng Bình; …. Đầu tư vào đổi mới năng lượng gió có thể giúp tìm ra những cách hiệu quả hơn để khai thác sức mạnh của gió. Các thành phố thường không có không gian để xây dựng các trang trại gió, vì vậy cần phải bố trí các đường dây chuyển tiếp từ trang trại tới lưới điện. Xe chạy bằng điện Trên thế giới, nhiều nhà sản xuất động cơ đã và đang tìm cách giảm lượng khí thải bằng cách thiết kế động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn hoặc chuyển sang việc sử dụng năng lượng từ điện. Tuy nhiên, việc sản xuất và phân phối xe điện đòi hỏi nhiều cải tiến khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ như pin sạc dung lượng cao hoặc cơ sở hạ tầng sạc. Ngoài ra, lợi ích của việc sử dụng xe chạy bằng điện vẫn còn bị hạn chế do việc cung cấp nhiều lưới điện tại những khu vực nhất định vẫn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Tại Mỹ, hãng sản xuất động cơ và phương tiện di chuyển Tesla là một công ty chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện với mẫu xe điện giá rẻ được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới, ví dụ như chiếc Tesla Model Y. Họ cũng sản xuất pin, tấm pin thu năng lượng mặt trời, và những giải pháp lưu trữ năng lượng cho gia đình. Tại Thái Lan, BYD là một trong những hãng xe điện lớn nhất thế giới góp mặt tại thị trường với việc xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện đầu tiên, nhằm mục tiêu chinh phục các thị trường mới ở Đông Nam Á và châu Âu. Tại Việt Nam, xe điện, xe máy điện và xe hơi điện cũng là một trong những phương tiện di chuyển thu hút người sử dụng hiện nay. Các xe điện mang thương hiệu Việt Nam như VinFast, Pega, Dat Bike, Detech, DKBike… đang dần có mặt trên thị trường trong cuộc đua công nghệ xanh trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, thị trường xe máy điện cũng gặp phải những khó khăn trong quá trình cung cấp các trạm sạt điện cho những phương tiện di chuyển đường dài trong những khu vực địa lý khác nhau. Nông nghiệp định hướng bền vững Lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là một trong những lụch vực để lại nhiều hậu quả cho môi trường, từ chi phí sử dụng đất và nước cho đến hậu quả sinh thái của việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các chất thải từ động vật. Nhưng chính điều này mang lại rất nhiều cơ hội cho việc áp dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực nông nghiệp dễ dàng phát huy lợi của nó. Ví dụ, kỹ thuật canh tác hữu cơ trên đất có thể giảm thiệt hại do cạn kiệt đất, quá trình đổi mới trong thức ăn gia súc có thể giảm lượng khí thải mêtan và các sản phẩm thay thế cho thịt động vật có thể làm giảm mức tiêu thụ của vật nuôi. Kỹ thuật canh tác hữu cơ là quá trình sử dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường để cải thiện đất và sức khỏe con người đồng thời bảo vệ môi trường. Nó sử dụng đất chất lượng cao hơn, có nghĩa là năng suất cây trồng tốt hơn, nhìn chung khiến nó trở thành một lựa chọn cạnh tranh kinh tế hơn. Canh tác hữu cơ ít cần phân bón và thuốc trừ sâu hơn, đòi hỏi nhiều nhiên liệu hóa thạch để sản xuất. Tại Việt Nam, các mô hình canh tác hữu cơ nổi bật như: mô hình rau hữu cơ của ông Nguyễn Tấn Pháp tại xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam); mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh của ông Hồ Công Thái tại xã Điện Tiến, Điện Bàn, Quảng Nam; mô hình trồng rau hữu cơ “Vườn nhiệt đới Kapi” của bà Bùi Thị Thanh Sương ở Điện Ngọc, Điện Bàn;… các mô hình này góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Tái chế phế thải Tái chế là một trong những hoạt động nhằm mục tiêu bảo tồn các nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm thông qua giải pháp là tái sử dụng vật liệu hoặc tìm kiếm các sản phẩm 116
  6. thay thế bền vững. Các phế thải hoặc rác thải từ chai lo nhựa, thủy tinh, giấy và kim loại đã được áp dụng giải pháp tái chế tại các nhà máy tái chế, thì các hoạt động phức tạp hơn được sử dụng để thu hồi các nguyên liệu thô đắt tiền từ chất thải điện tử hoặc phụ tùng ô tô gặp nhiều khó khăn hơn. 2.3.3 Vai trò của công nghệ xanh trong các lĩnh vực Môi trường- khí hậu Công nghệ xanh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy các hoạt động bền vững, nó góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu thách thức toàn cầu này. Sử dụng nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo như năng lượng mặt trời và gió giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon. Giao thông bền vững: Việc áp dụng xe điện và hệ thống giao thông công cộng hiệu quả giúp giảm lượng khí thải liên quan đến giao thông vận tải. Thiết kế và xây dựng bền vững: Các tòa nhà và công trình được thiết kế theo nguyên tắc bền vững sẽ tiết kiệm tài nguyên và năng lượng hơn. Quản lý chất thải: Tái chế và quản lý chất thải thích hợp làm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. Việc dầu tư vào lĩnh vực công nghệ xanh cho phép các cá nhân và tổ chức đóng góp trực tiếp vào sự bền vững của môi trường. Hỗ trợ các dự án năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng bền vững và các hoạt động thân thiện với môi trường, điều này giúp cho những nhà đầu tư có giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Những lợi nhuận về tài chính Đầu tư vào công nghệ xanh mang lại lợi nhuận tài chính đầy hứa hẹn. Khi các chính phủ trên toàn thế giới ban hành các chính sách và quy định nhằm thúc đẩy tính bền vững, các công ty trong lĩnh vực công nghệ xanh sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu và cơ hội thị trường ngày càng tăng. Ví dụ, các dự án năng lượng tái tạo đã chứng tỏ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, lĩnh vực này thu hút đầu tư đáng kể và tạo ra lợi nhuận cạnh tranh. Việc làm và tăng trưởng kinh tế Lĩnh vực công nghệ xanh có tiềm năng thúc đẩy tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư vào lĩnh vực này có thể kích thích đổi mới, khuyến khích tinh thần kinh doanh và tạo cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như nghiên cứu và phát triển, sản xuất, lắp đặt và bảo trì công nghệ xanh. Hơn nữa, việc chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon có thể giúp tiết kiệm chi phí trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông và xây dựng. 2.4. Một số ví dụ về áp dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực tái chế rác thải- tái chế 2.4.1 Singapore Vào tháng 8 năm 2019, Singapore đã công bố Kế hoạch tổng thể không rác thải. Quy hoạch tổng thể đặt ra chiến lược của Singapore nhằm chuyển từ mô hình tuyến tính “lấy làm- xử lý” sang mô hình tuần hoàn tái sử dụng tài nguyên một cách vô tận. Để làm được điều này, Singapore đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng - ví dụ như giảm 30% lượng rác thải (bình quân đầu người) được gửi đi xử lý vào năm 2030. Đây là mục tiêu cao nhất hiện nay là đạt được tỷ lệ tái chế tổng thể 70% vào năm 2030. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn chính phủ Singapre đã ban hành Đạo luật bền vững tài nguyên, đạo luật này bao gồm những khung pháp lý về quản lý chất thải bao bì bao gồm cả nhựa đến năm 2025. (Bộ Môi trường và Tài nguyên Nước Singapore, 2019) 117
  7. Năm 2016, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) đã ủy quyền cho Đại học Quốc gia Singapore tiến hành đánh giá vòng đời (a Life-Cycle Assessment - LCA) về tác động đến môi trường của túi đựng làm bằng các vật liệu khác nhau. Các loại bao bì này được chọn cho nghiên cứu LCA bới vì chúng được sử dụng rộng rãi ở Singapore. Nghiên cứu này đã giúp người sữ dụng hiểu rõ hơn về tác động đến môi trường tương đối của việc sử dụng cả đồ dùng một lần và đồ tái sử dụng được làm từ các vật liệu khác nhau. Một thách thức khi sử dụng nghiên cứu LCA để phát triển chính sách là tóm tắt và truyền đạt các phát hiện tới công chúng theo cách dễ hiểu. Thách thức quan trọng hơn là việc phổ biến rộng rãi những thông tin về ảnh hưởng của rác thải này đến truyền thông và công chúng cũng như các công ty và tổ chức. LCA cũng có những hạn chế - ví dụ: các phát hiện từ LCA phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của giai đoạn nghiên cứu được thực hiện, vì tác động môi trường của sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô của chúng đến từ đâu và sản phẩm được sản xuất ở đâu , có thể khác nhau qua các năm. 2.4.2 Thái Lan Tháng 04.2018, Thủ tướng Thái Lan, ông Prayut Chan-o-cha đã khởi xướng đối thoại chính sách và chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các ngành (chính phủ, tư nhân và nhà nước) thúc đẩy mạnh việc thực hiện quản lý rác thải nhựa tổng hợp từ quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng và xử lý. Do đó, Tiểu bạn quản lý rác thải nhựa được thành lập do Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định và trực thuộc Ban Môi trường Quốc gia. Thông qua đó, họ đã chỉ định ba nhóm công tác để hỗ trợ quản lý chất thải nhựa một cách có hệ thống và xây dựng Lộ trình quản lý chất thải nhựa (2018-2030) và Dự thảo Kế hoạch hành động quản lý chất thải nhựa (2018-2022) nhằm làm khuôn khổ và định hướng cho ngăn chặn và giải quyết rác thải nhựa trên phạm vi cả nước. Lộ trình quản lý các chất thải từ nhựa hiện đang được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ và những bên liên quan. Các khái niệm và nguyên tắc tư duy vòng đời đã được sử dụng để xây dựng Lộ trình Quản lý Chất thải Nhựa (2018-2030). Các nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) cùng với Quan hệ đối tác công tư nhấn mạnh sự hợp tác với các bên liên quan (chính phủ, khu vực công và tư nhân) trong hệ thống sản phẩm nhựa cũng rất quan trọng, cùng với cách thức tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn và hoạt động sản xuất tiêu dùng có trách nhiệm hơn. Nhiều chương trình đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng. Chúng bao gồm các chương trình tái chế tại cộng đồng (tận dụng chất thải hữu cơ, ngân hàng chất thải có thể tái chế); các chương trình nâng cao nhận thức và giáo dục nhằm thúc đẩy việc sử dụng ít sản phẩm nhựa dùng một lần hơn; cũng như các chiến dịch liên quan đến việc giảm thiểu túi nilon ở các chợ, siêu thị thực phẩm tươi sống. (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Thái Lan, 2019) 3. KẾT LUẬN Công nghệ xanh là một trong những công nghê có tiềm năng to lớn trong việc giải quyết các thách thức môi trường và tạo ra một tương lai phát triễn bền vững. Thông qua phương thức áp dụng và thúc đẩy ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật thông qua công nghệ xanh, chúng ta có thể bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện chất lượng tổng thể chất lượng của môi trường. Điều này có ảnh hưởng rất quan trọng, đòi hỏi các cơ quan tổ chức chính phủ, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ và cá nhân phải cùng nhau hợp tác để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt đa công nghệ xanh vì một tương lai tốt hơn và bền vững. Điều quan trọng là phải giám sát và đánh giá tính hiệu quả của các cách tiếp cận chính sách khác nhau, bao gồm cả việc thực thi các biện pháp can thiệp chính 118
  8. sách nhất định trong những năm tới. Các chính sách có thể sẽ yêu cầu sửa đổi theo thời gian để đáp ứng tốt nhất mục tiêu giảm ô nhiễm. Điều này sẽ đòi hỏi sự phối hợp và hội nhập liên tục trên nhiều phương pháp tiếp cận địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết ô nhiễm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banerjee S và Alkuli R K (2014), Ưu điểm của công nghệ xanh. Nghiên cứu gần đây về khoa học và công nghệ, 6(1):97-100. ISSN: 2076-5061. http://recent-science.com/; 2. Bhardwaj M và Neelam (2015), Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ xanh, Tạp chí nghiên cứu kỹ thuật cơ bản và ứng dụng, p-ISSN:2350-0077; e-ISSN:2350-0255; 2(22): 1957-60. Ấn phẩm tiếng Phạn Krishi. http://www.krishisanskriti.org/publication.html; 3. Bộ Môi trường và Tài nguyên Nước Singapore (2019), Kế hoạch tổng thể không chất thải. Singapore. [trực tuyến]. Có sẵn tại: https://www.towardszerowaste.gov.sg/images/zero_waste_masterplan.pdf. Truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2024, 4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Thái Lan (2019), Nghiên cứu điển hình của Cục kiểm soát Ô Nhiễm. 5. Cơ quan bảo vệ môi trường (05/2023), Nguồn gốc của EPA, https://www.epa.gov/history/origins- epa, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2024; 6. Nhà trắng (08/2021), TỜ THÔNG TIN CẬP NHẬT: Đạo luật Việc làm và Đầu tư Cơ sở hạ tầng Lưỡng đảng, https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2021/08/02/updated- fact-sheet-bipartisan-infrastructure-investment-and-jobs-act/, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2024; 7. Phương Dung (2022) , Tiêu dùng bền vững: Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt để phát triển, https://baochinhphu.vn/tieu-dung-ben-vung-xu-huong-can-duoc-doanh-nghiep-nam-bat-de- phat-trien-102220914112036164.htm, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2024; 8. Soni G.D. (2015), Ưu điểm của công nghệ xanh, Tạp chí nghiên cứu nội bộ- Granthaalayah, Vấn đề xã hội và vấn đề môi trường, 3 (9:SE). ISSN-2350-0530(O) ISSN-2394-3629(P); 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
75=>0