intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ xẻ mộc - Chương 3

Chia sẻ: Nguyen Thai Hang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

130
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vật liệu đá đã được sử dụng từ lâu đời trong công trình kiến trúc. Công dụng rộng rãi, có những tính năng ưu việt và hiệu quả trang sức đặc biệt. Vật liệu đá gồm nhiều chủng loại, căn cứ vào nguồn gốc của nó có thể phân thành đá tự nhiên và đá nhân tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ xẻ mộc - Chương 3

  1. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Chương 3 Đá trang sức Vật liệu đá đã được sử dụng từ lâu đời trong công trình kiến trúc. Công dụng rộng rãi, có những tính năng ưu việt và hiệu quả trang sức đặc biệt. Vật liệu đá gồm nhiều chủng loại, căn cứ vào nguồn gốc của nó có thể phân thành đá tự nhiên và đá nhân tạo. Đ1: Đá tự nhiên Đá tự nhiên là chỉ những loại đá từ nham thể mà ra, thông qua gia công thành các loại viên hoặc loại tấm. Đá gồm 3 loại: Nham thạch, đá trầm tích và đá phong hoá. Đá tự nhiên có thể căn cứ vào nơi sản xuất và đặc điểm vân hoa để phân loại. Các loại đá cẩm thạch thuộc loại phong hoá, nhưng đá hoa cương thuộc loại nham thạch. Đá tự nhiên có đặc điểm là khả năng chịu nén cao, bền lâu, tính trang sức tốt, là loại vật liệu thường dùng trong trang sức công trình. I. Đặc tính của đá tự nhiên 1. Đá cẩm thạch Đá cẩm thạch tự nhiên là loại đá màu tro hoặc trắng, được hình thành trong quá trình vận động địa chất, chúng thuộc loại phong hoá thạch. Thành phần khoáng chất của chúng chủ yếu bao gồm phương giải thạch (đá vôi) và bạch vân thạch (CaMg(CO3)2). Kết cấu của đá cẩm thạch tương đối mịn, cường độ kháng nén vào khoảng 47÷ 140MPa, nhưng độ cứng bề mặt thấp, dễ gia công tạo hình. Bề mặt đá cẩm thạch sau khi được mài nhẵn thường có vân dạng cuốn hay dạng cây. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoáng chất khác nhau trong đá bị hoà trộn vào nhau trong quá trình vận động địa chất hình thành nên. Đá cẩm thạch có khả năng kháng phong hoá rất kém, do vậy thường không thích hợp dùng làm vật liệu trang sức ngoài trời, tuy loại đá Hán Bạch Ngọc do hàm lượng tạp chất trong đá ít nên cũng có thể dùng vào việc trang sức ngoài trời. 41
  2. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n 2. Đá hoa cương Đá hoa cương thuộc loại đá hoá thạch. Thành phần chủ yếu của loại đá này là thạch anh, trường thạch và một lượng nhỏ vân mẫu. Đá hoa cương có kết cấu rất mịn, tổng thể có kết cấu dạng hạt, cường độ đá có thể đạt tới 125÷ 250MPa, thuộc loại đá cứng, chịu axit, kiềm, khả năng chống đông và chịu mài mòn tốt. Đá hoa cương sau khi được mài nhẵn thường có hoa văn dạng vệt có màu sắc đậm nhạt khác nhau, đồng thời các vệt điểm này là những vệt đen của vân mẫu và sự lấp lánh của tinh thể thạch anh, tạo cảm giác cao quý cho công trình trang sức. Đá hoa cương và đá cẩm thạch có thể phân biệt được một cách dễ dàng thông qua các hình hoa văn trên bề mặt của chúng như đã mô tả ở trên. Đá cẩm thạch và đá hoa cương có nhiều tên gọi khác nhau. Thông thường chúng được lấy tên từ đặc điểm hoa văn bề mặt hay nơi sản sinh. Đá nhập khẩu thông thường có thạch bích, bạch thạch... Bảng 3.1: Đặc trưng một số loại đá trong nước Xuất xứ Đặc trưng Tên 1. Hán Bạch Ngọc Phòng Sơn – Bắc Kinh Màu trắng, có đốm và vân hoa Hoàng Thạch – Hồ Bắc 2. Tinh Bạch Hồ Bắc Có nhiều hạt nhỏ, trong, phân bố đều 3. Tuyết Hoa Sơn Đông Trắng xam, hạt trong, đều xen lẫn tạp điểm màu vàng 4. Tuyết Vân Vân Phù – Quảng Đông Có màu trắng xen lẫn lộn 5. ảnh Tinh Bạch Cao Tư – Giang Tô Có màu trắng sữa, xen hồng nhạt 6. Hắc Tinh Bạch Khúc Dương – Hà Bắc Trắng ngọc, tinh thể mịn, có vân đen xen lẫn những vệt vằn 7. Phong Tuyết Đại Lý – Vân Nam Trắng xám xen lẫn những dọc màu tro thẫm Khúc Dương – Hà Bắc Có những hạt thô, đều, màu trắng xám 8. Băng Lang hạt thô 9. Hoàng Hoa Ngọc Hoàng Thạch – Hồ Bắc Vàng nhạt, có nhiều mạch màu vàng gạo 42
  3. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n 10. Ngưng Chi Nghi Hưng – Giang Tô Màu mỡ lợn pha chút mạch màu vàng, lác đác có những hạt trong 11. Ngọc Bích Liên Sơn Quan – Liêu Có màu xanh nõn hay xanh thẫm Có màu xanh lục pha lẫn các mạch, dọc 12. Thái Vân Ninh Hoạch Lộc – Hà Bắc đỏ thẫm 13. Ban Lục Có màu trắng xám và những nốt dạng Thái Dương – Sơn Đông tầng xanh thẫm Có màu trắng hoặc xám nhạt xen lẫn vệt 14. Vân Khôi Phòng Sơn – Bắc Kinh vân, khói đen Xám pha đỏ, xen lẫn vân xám và đỏ 15. Tinh Khôi Khúc Dương – Hà Bắc Có màu tro đất, có màu đỏ vàng hay 16. Đà Khôi những dọc màu nhạt Tô Châu – Giang Tô 17. Ngọc Dạn Xám nhạt pha chút đỏ, có những mạch Đại Chế – Hồ Bắc màu đỏ hoặc những nốt xanh xám 18. Hải Thọ Xám nhạt, xen những dọc vân xanh đậm, Hồ Bắc nhạt cách đều 19. Tượng Khôi Màu xám, hạt trong xen lẫn vân dạng Đàm Thiển – Triết Giang lưới đỏ vàng 20. Ngải Diệp Thanh Màu xanh, vân màu xám xen trắng, vân Phòng Sơn – Bắc Kinh dạng phiến, tấm 21. Tàn Tuyết Xám trắng, dọc vân đen đốm Thiết Sơn – Hà Bắc Màu xám đậm, vân xoáy ốc màu trắng 22. La Thanh Phòng Sơn – Bắc Kinh lẫn xanh Vệt, chấm vàng đá và đất, có mạch xếp 23. Vãn Hà Thuận Nghĩa – Bắc Kinh vàng thẫm pha chút vân đen 24. Giải Thanh Xám vàng, có những chấm điểm xám, Hà Bắc vàng đậm phân bố rộng khắp 25. Vằn Hổ Màu đỏ và màu thạch anh dạng giọt 26. Ngọc Khôi Hoàng Nghi Hưng – Giang Tô Đem xám nhạt, có những mạch chìm đỏ, Đại Chế – Hồ Bắc vàng và xám nhạt 27. Cẩm Khôi Đem xám nhạt, có những mạch chìm đỏ, Đại Chế – Hồ Bắc vàng và xám nhạt 28. Điện Hoa Đem xám, có những mạch đỏ và xám 29. Đào Hồng Hàng Châu – Triết Giang nhạt Khúc Dương – Hà Bắc Màu hồng đào, hạt thô, cuộn vân đỏ hoặc đốm 30. Ngân Hà Hạ Lục – Hồ Bắc Xám nhạt, mạch phấn hồng xen lẫn 43
  4. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n mạch vàng dày đặc 31. Thu Phong 32. Lịch Hồng Xám đỏ, có vạch đỏ máu Nam Kinh – Giang Tô 33. Cát Lạc Vân Phù – Quảng Đông Đỏ nhạt, xếp dạng viên (đá to, nhỏ) Trường Hưng – Triết Màu xám nhạt, mạch dạng lá màu hồng 34. Lãnh Hồng phấn hoặc đỏ thấm Giang 35. Tử La Văn Màu đỏ thấm Thiết Lãnh – Liêu Ninh Hồng xám, có vòng ốc đỏ xám phân bố 36. La Hồng đều khắp Linh Bích – An Huy Màu hồng xen lẫn vân xoáy ốc màu xám 37. Ngọc Hồng Hoa Kim Huyện – Liêu Ninh đỏ Màu hồng xen lẫn viên đá to, nhỏ màu Đại Chế – Hồ Bắc hồng nhạt 38. Ngũ Hoa 39. Mặc Bích Màu tím xen lẫn đá cuội xanh thẫm, tím Giang Tô - Hà Bắc Màu đen xen lẫn chút nốt đen và vân 40. Mặc Dạ Hoạch Lộc – Hà Bắc vàng thưa 41. Thái Dương Mặc Màu đen pha nốt, vệt trắng 42. Ngọc Đen Đen xám pha nốt đen, trắng Tô Châu – Giang Tô 43. Sơn Thuỷ Thái Dương – Sơn Đông Màu đen 44. Tế Nam Thanh Quý Châu – Quảng Tây Màu trắng, điểm vân dọc đen 45. Bạch Hổ Giản Vân Phù – Sơn Đông Đen tuyền 46. Tưởng Quân Tế Nam – Sơn Đông Màu hồng thịt có điểm nốt màu xám Hồng Bắc Kinh Màu đen pha chút hồng xám nhạt 47. Thái Châu Bạch Bắc Kinh Màu trắng chấm đen Dạ Huyện – Sơn Đông Màu đen pha trắng xanh 48. Thái Châu Thanh 49. Thái Châu Hắc Dạ Huyện – Sơn Đông Màu đen pha tráng xám 50. Thái Châu Hồng Dạ Huyện – Sơn Đông Màu hồng pha xám Dạ Huyện – Sơn Đông Màu đen pha chấm màu lá cọ 51. Thái Châu Tông 52. Hồng Hoa Cương Tế Nam – Sơn Đông Màu đỏ tím 53. Bạch Hoa Cương Tế Nam – Sơn Đông Màu trắng 54. Xanh Vừng Tế Nam – Sơn Đông Màu trắng pha chấm đen Hoàng Thạch – Hồ Bắc Gia công các vật liệu đá tự nhiên chủ yếu bao gồm 2 bộ phận: xẻ và xử lý bề mặt. Xẻ đá là việc cắt các phiến đá từ nơi khai thác thành những tấm có độ dày nhất định. 44
  5. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Cảm giác bề mặt của đá tự nhiên là đem tấm đã xẻ xong sau khi qua mài thô, mài tinh, đánh bóng mà hình thành. Bề mặt sau khi mài sẽ trở nên phẳng nhẵn, lại qua đánh bóng sẽ có bề mặt sáng như gương. Đá thô có thể xử lý bằng phương pháp đốt hay đục. Phương pháp đốt là đá sau khi xẻ dùng ngọn lửa có nhiệt độ cao đốt trên bề mặt sau đó dùng bài chải sát cọ sạch, sau đó lại phun cao áp hỗn hợp nước và xỉ thuỷ tinh, làm cho bề mặt đá đạt độ thô nhám nhất định, từ đó hình thành hiệu quả mặt nhám. II. Các chỉ tiêu tính năng của đá tự nhiên Các chế phẩm sau khi gia công của đá tự nhiên (ở đây chỉ những chế phẩm có hình dạng thông dụng) cần thoả mãn một số yêu cầu chất lượng sau: 1. Dung sai quy cách đá tự nhiên Chế phẩm từ đá tự nhiên chia làm 2 loại: Hình dáng thông thường và hình dáng đặc biệt. Hình dáng thông thường chỉ dạng hình vuông, hình chữ nhật. Hình dáng đặc biệt gồm dạng bản mặt cong, bản hình cung, hình thanh. Dung sai quy cách chỉ sự sai lệch giữa kích thước chế phẩm với kích thước chuẩn. . Bảng 3.2 và 3.3 là dung sai cho phép của đá phẳng Bảng 3.2: Dung sai cho phép của đá cẩm thạch, mm Tên sản Loại 1 Loại 2 Rộng Rộng Dài Dày Dài Dày phẩm 0 0 +1 0 0 +2 Đá mài 1 mặt -1 -1 -2 -1,5 -1,5 -3 +1 +1 +1 ±1 ±1 ±1 Đá mài 2 mặt -2 -2 -2 Bảng 3.3: Dung sai quy cách cho phép của đá hoa cương Đá mài thô và mài nhẵn Đá bào máy và đục đẽo Tên gọi Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2 Phạm vi sai số +0 +0 +0 +0 chiều dài -1 -2 -2 -3 Phạm vi sai số +0 +0 +0 +0 45
  6. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n chiều rộng -1 -2 -2 -3 Phạm vi sai số +2 +1 +1 ±2 chiều dày -3 -3 -3 . Hai tấm hoặc hai tấm trở lên đá hoa cương hai mặt mài nhẵn khi ghép lại với nhau thì sai số tại khe ghép không nhỏ hơn 1mm. Với những ván bào bằng máy hoặc phạt bằng rùi mà không có yêu cầu về độ dày thì độ dày của lớp bụi đáy không được lớn hơn 1/2 độ lớn khe ghép dự định. . Dung sai độ dày ván cẩm thạch mài 1 mặt không được vượt quá 2mm, với ván mài 2 mặt thì dung sai này không được vượt quá 1mm. . Dung sai của các loại đá hình dáng đặc biệt do 2 bên quy định. Chú ý: - Đá đục đẽo: Bề mặt thô, vết hoa văn có quy tắc, còn vết đục - Đá bào máy: Bề mặt phẳng, vân bào phải cân đối song song. - Đá mài thô: Bề mặt nhẵn, không bóng - Đá mài nhẵn: Bề mặt nhẵn, bóng sáng và lộ rõ tinh thể 2. Độ phẳng của đá tự nhiên Độ phẳng chỉ mức độ bằng phẳng của đá. Bảng 3.4, 3.5 thể hiện tiêu chuẩn độ phẳng của đá hoa cương và cẩm thạch. Bảng 3.4: Sai số cho phép độ phẳng của đá cẩm thạch Sai số cực đại Chiều dài đá Loại 1 Loại 2 < 400 0,3 0,5 ≥ 400 0,6 0,8 ≥ 800 0,8 1,0 ≥ 1000 1,0 1,2 Bảng 3.5: Sai số cho phép độ phẳng của đá hoa cương Đá mài thô và mài nhẵn Đá bào máy và đục đẽo Chiều dài đá 46
  7. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n 3. Góc của đá tự nhiên Góc là chỉ mức độ sai lệch giữa góc vật liệu với góc chuẩn. Bảng 3.6 và 3.7 thể hiện sai số cho phép của đá hoa cương và đá cẩm thạch. Bảng 3.6: Sai số cho phép của đá cẩm thạch Sai số cực đại Độ dài Loại 1 Loại 2 < 400 0,4 0,6 ≥ 400 0,6 0,8 Bảng 3.7: Sai số cho phép của đá hoa cương Đá mài thô và mài nhẵn Đá bào máy và đục đẽo Độ dài Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2 ≤ 400 0,4 0,6 1,0 1,2 > 400 0,6 0,8 1,5 1,7 Chú ý: Góc giữa mặt chính và mặt bên không mài của đá không nên vượt quá 900. 4. Độ bóng của đá mài nhẵn Do điều kiện gia công và thành phần hoá học của đá tự nhuên không giống nhau nên tiêu chuẩn độ bóng của đá mài cũng khác nhau. Độ bóng của đá càng lớn thì hoa văn và màu sắc của đá càng được thể hiện rõ nét. Thông thường độ bóng của đá mài nên lớn hơn 900. Tiêu chuẩn độ bóng của các loại đá mài khác nhau có thể tham khảo bộ tiêu chuẩn QG. 5. Yêu cầu ngoại quan của đá tự nhiên . Màu sắc và hoa văn của đá không được sai lệch quá nhiều so với màu sắc và hoa văn của sản phẩm yêu cầu. . Các tiêu chuẩn ngoại quan khác của đá cẩm thạch và đá hoa cương thể hiện trong bảng 3.8 và 3.9. 47
  8. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bảng 3.8: Yêu cầu chất lượng ngoại quan của đá cẩm thạch Hạng Phạm vi Yêu cầu chất lượng ngoại quan T Loại 1 Loại 2 mục Tên gọi T Khuyết tật Toàn bộ mặt mài Vết khuyết không được phép có đường kính > 2mm 1 mặt mài Độ dài vết nứt không Mặt đánh bóng Cho phép có vết nứt không xuyên suốt 2 xuyên suốt độ dày - Không cho phép dài quá Độ dài vết 20% độ dài ván nứt xuyên Xuyên suốt độ - Trong phạm vi 60mm kể Vết nứt không vượt quá 3 suốt chiều dài ván dán mặt từ mép đá không được 30% chiều dài đá phép có vết nứt xuyên, dày song song với cạnh Trong 1 sản Phạm vi khuyết tật không Phạm vi khuyết tật không phẩm cho phép cho phép - Cạnh mặt chính Dài × rộng > 2mm× 6mm Dài × rộng > 3mm× 8mm - Góc mặt chính Dài × rộng > 2mm× 2mm Dài × rộng > 3mm× 3mm - Cạnh, góc mặt Dài × rộng > Dài × rộng > Khuyết tật sau 40mm× 10mm 40mm× 15mm về góc 4 Độ sâu > 1/4 bề dày ván Độ sâu > 1/4 bề dày ván cạnh Khuyết cạnh, góc chỗ bị che phủ Không vượt quá 1/2 phần lộ ra sau khi lắp ráp Cạnh, góc của 2 Không cho phép có khuyết tật mặt mài kề nhau Cho phép có nhưng sau khi xử lý mặt chính không được Dán kết và Toàn bộ ván có vết tích rõ, màu sắc phải gần giống màu sắc ban 5 tu bổ đầu Lấy từ 50÷ 100m2 là 1 lô, trong lô yêu cầu màu sắc và Sản phẩm định hoa văn phải hài hoà, không được khác biệt lớn về màu hình Sắc điệu sắc và hoa văn của sản phẩm mẫu 6 Sản phẩm đồng Màu sắc đậm nhạt các bộ phận phải có sự thay đổi và hoa văn bộ không định dần dần, hoa văn hài hoà, không được có sự thay đổi đột ngột hình 48
  9. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bảng 3.9: Yêu cầu chất lượng ngoại quan của đá hoa cương Tên T khuyết Vị trí và chủng loại Phạm vi cho phép T tật Góc, cạnh của 2 mặt mài nhẵn kề - Nhất thiết không có khuyết tật nhau và cạnh của phần bào, đục của đá - Mỗi mét chiều dài cho phép 1 lỗ Khuyết Cạnh mặt chính > 4mm× 1mm ÷ ≤ cạnh mất 1 10mm× 2mm - Mỗi tầm ván cho phép 1 chỗ góc Cạnh mặt chính ≤ 2mm× 2mm - Mỗi tấm cho phép 2 chỗ, độ sâu không được vượt quá 1/2 độ dày Góc, cạnh mặt sau ≤ 25mm× 15mm ván hoặc 40mm× 10mm Vết đục, Vân ván phạt bằng rìu, vân bào phạt Đều, phẳng 4 góc của mặt bào 2 vết bào bằng máy phải cùng mặt phẳng Không cho phép có Trong diện tích ≤ 0,2m2 Kích cỡ khuyết tật 30× 30× 30mm, Vết lõm 3 Trong diện tích từ 0,2÷ 0,5m2 cho phép 2 chỗ Mỗi tấm được phép 1 đường mà Sản phẩm hạng 1 của đá qua mài thô Vết nứt độ dài của nó không quá 1/10 dọc 4 và mài bóng theo cạnh đá Cho phép vá sửa nhưng vết tích Góc, cạnh khuyết không rõ, màu sắc nhất trí với mặt 5 Vá dán đá Chấm màu Phần lộ ra 6 Không cho phép có Chấm màu Phạm vi cho phép, bảng 3.10 7 Tỷ lệ Tỷ lệ này của sản phẩm loại 1 không vượt quá 10% của sản phẩm loại 2. 8 kiểm tra Trong sản phẩm loại 2 không được vượt quá 5% sản phẩm ngoài hạng . Phạm vi nốt màu cho phép của đá hoa cương xem bảng 3.10. Bảng 3.10: Phạm vi cho phép đốm của đá hoa cương Phạm vi Đá mài thô và mài nhẵn Đá bào máy và đục đẽo Độ dài Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2 cho phép ≤ ≤ 800 Cho phép có 2 lỗ Không cho phép Không cho phép Cho phép 50× 30mm ≤ > 800 Không cho phép Cho phép Không cho phép Cho phép 50× 30mm 49
  10. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n III. Phạm vi thích ứng của đá tự nhiên Đá tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong các công trình trang sức. Nó được dùng làm các mặt trang sức, đường viền góc, cột La mã, bàn uống trà, lan can đá, vách lò kiểu châu âu, dán trước cửa thang máy... Do độ cứng và độ chịu phong hoá của đá cẩm thạch không cao nên các chế phẩm từ đá cẩm thạch không thích hợp dùng làm vật liệu trang trí nền và ngoại thất. Một số công trình ở thành phố Dương Châu dùng đá cẩm thạch làm vật liệu trang sức tường ngoài trời, chỉ 2 năm sau độ bóng của đá mài đã dần mất đi, xuất hiện các vết trắng xùi ra ngoài. Sau khi thay bằng đá hoa cương đến nay đá vẫn giữ được độ bóng ban đầu. IV. Những điểm cần chú ý khi sử dụng đá tự nhiên 1. Màu sắc và hoa văn của đá tự nhiên rất phong phú. Do vậy khi trang trí ở diện rộng cần chú ý ghép nối hài hoà, tránh ở mức tối đa dùng màu sắc tương phản lớn. Khi sử dụng có thể bỏ những phần khác biệt lớn. Ví dụ, công ty thời trang Pari Xuân ở Thượng Hải sử dụng kỹ thuật ghép hoa văn đá sàn tạo nên cảm giác cao sang, đồng thời màu sáng của hoa văn tựa gương tạo cho người ta cảm giác thuần khiết, mỹ lệ. 2. Khi lát vật liệu đá trang sức, nếu công trình yêu cầu hoa văn phức tạp, nên lấy ván dán 3 lớp làm mẫu trước, sau đó tuỳ quy cách quy định để tiến hành cắt, gọt. Như vậy sẽ tiết kiệm được vật liệu, giảm lãng phí, đồng thời đảm bảo độ chính xác của trang sức. 3. Khi vận chuyển đá có diện tích lớn (diện tích 0,25m2 trở lên) cần đặt đứng tránh làm gãy, nứt đá. Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng không được đẩy đổ. Khi đặt xuống, cạnh mặt sau phải tiếp đất trước, độ nghiêng của hòm không được lớn hơn 150, độ cao đống 1,6m là thích hợp. 50
  11. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n . Vật liệu đóng gói đồ đá không dùng vật liệu dễ phải màu nhằm tránh làm ố bẩn mặt đá. Chế phẩm đá cần được bảo quản trong nhà, khi bảo quản ngoài trời cần che đậy. Đ2: Đá nhân tạo Đá là 1 tài nguyên có hạn, đồng thời là vật liệu nặng làm cho việc khai thác, vận chuyển và gia công vô cùng khó khăn. Đồng thời trong quá trình hình thành tự nhiên chúng thường có đặc điểm rạn nứt, rỗng. Do vậy, trên cơ sở đá tự nhiên, người ta sử dụng các loại đá chế phẩm để tạo ra các chế phẩm đá nhân tạo có tính chất ưu việt hơn. Đá nhân tạo là 1 vật liệu trang sức phức hợp. Chúng có đặc điểm là nhẹ, cường độ cao, chống axít, kiềm cao và dễ gia công, giá thành hạ. Ngoài ra người ta có thể dễ dàng tạo ra những vân hoa và màu sắc của đá sao cho phù hợp với yêu cầu. Do vậy chúng được sử dụng rộng rãi. I. Chủng loại và chế tác đá nhân tạo Căn cứ vào loại keo kết dùng trong đá nhân tạo khác nhau mà phân chúng thành 2 loại: Hữu cơ và vô cơ. Căn cứ vào công nghệ sản xuất phân thành: Kết cấu nhựa tổng hợp, phức hợp, ximăng và nung kết. Căn cứ vào công nghệ thành hình có thể phân thành: Đúc tạo hình, ép tạo hình và nguyên khối lớn. Hiện nay, trong các công trình trang sức, người ta chủ yếu sử dụng vật liệu đá nhân tạo nhựa tổng hợp. 1. Đá nhựa tổng hợp Đá nhựa tổng hợp là 1 loại đá nhân tạo được tạo nên khi trộn nhựa không bão hoà với đá cẩm thạch, cát thạch anh, bột đá phương giải và các chất xúc tác khác, sau đó để trong nhiệt độ phòng cho đông kết lại, sau khi dỡ bỏ khuôn và mài nhẵn mà thành. Công nghệ sản xuất này tương đối đơn 51
  12. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n giản, tính trang sức cao, cường độ cao, khả năng chống ăn mòn cao và dễ gia công. 2. Đá phức hợp Chất keo kết của đá này có vật liệu vô cơ và vật liệu hữu cơ cao phân tử. Công nghệ sản xuất: Trước tiên dùng ximăng, bột đá trộn tạo thành phôi, sau đó đem phôi ngâm vào trong đơn thể hữu cơ, làm cho nó trong điều kiện nhất định đa tụ thành cao phân tử hoặc đem phôi dán lên một lớp nhựa tổng hợp màu. Giá thành loại chế phẩm này tương đối thấp, nhưng sau khi nó chịu ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ dễ sản sinh lột mặt màng cao phân tử hoặc có khuyết tật nứt vỡ. 3. Đá ximăng Nó là một loại đá nhân tạo lấy ximăng làm chất keo kết, cát, đá tự nhiên làm cốt, qua phối liệu, trộn đảo, ép khuôn bảo dưỡng, mài phẳng đánh nhẵn mà thành. Nguyên liệu để sản xuất đá ximăng dễ kiếm, giá thành hạ, không dễ cong vênh, nhưng tính chịu ăn mòn và tính trang sức kém. 4. Đá nung Đá nung nhân tạo là dùng bột đá thạch anh, trường thanh... và quặng sắt, cao lanh hỗn hợp tạo phôi theo phương pháp vữa, ép thành hình sau đó đem nung trong lò 1000C mà thành. Loại đá này có tính trang sức tốt, tính năng ổn định, nhưng tiêu hao năng lượng lớn, có yêu cầu cao đối với thiết bị. II. Tính năng của đá nhân tạo Đá nhân tạo giới thiệu ở đây là nhựa tổng hợp và đá mài nước. 1. Tính năng cơ lý Tính năng cơ lý của đá cẩm thạch tổng hợp nhựa và đá mài nước, phân biệt xem bảng 3.11 và 3.12. Bảng 3.11: Tính năng cơ lý của đá cẩm thạch nhựa tổng hợp 52
  13. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Chỉ tiêu Các tính năng Mật độ tương đối (kg.m-3) 2100 Cường độ kháng nén/MPa > 100 Cường độ kháng uốn/MPa ≥ 30 Cường độ xung kích/j.cm-2 ≥ 20 Độ cứng bề mặt/HB > 35 Độ bóng bề mặt/độ > 80÷ 100 Tỷ lệ hút nước/% < 0,1 Hệ số giãn nở dài/10-6 2÷ 3 Bảng 3.12: Tính năng cơ lý của đá mài nước Chỉ tiêu tính năng Cường độ Cường độ Sai lệch góc/ Loại Màu sắc Độ bóng chống chống nén/MPa mm uốn/MPa Các loại Đá mài 35÷ 45 0,5÷ 0,8 >6 nước màu - Xanh thẫm Đá mài 400 - Màu cẩm nước 5 - 1,0 - Đỏ da cam màu - Vàng gạo 2. Sai quy cách của tấm đá mài nước Bảng 3.13: Công sai quy cách cho phép của tấm đá mài nước Loại 1 Loại 2 Tên sản phẩm Rộng Rộng Dài Dày Dài Dày Tấm sàn, ốp tường, thanh ghép ốp +0 +0 +1 +0 +0 +1 cột, đường đi, án đứng -1 -1 -2 -2 -2 -3 +1 +0 +1 +2 +0 +2 Tấm chân tường, góc ban công -2 -1 -2 -3 -2 -3 +0 +0 +2 +2 ±2 ±2 Thanh ghép, tấm tam giác -1 -2 -3 -3 +1 +0 +0 +2 +0 +0 Tấm đậy, tay vịn, khung cửa -2 -1 -1 -3 -2 -2 +0 +1 +0 +2 +1 ±2 Đường đi -2 -2 -3 -3 -3 +1 +3 +2 +1 ±3 ±2 Bệ cửa sổ, bục -2 -4 -3 -3 +1 +4 +4 +2 ±4 ±4 Tấm ngăn -2 -5 -5 -4 53
  14. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n 3. Độ phẳng của đá nhân tạo Tiêu chuẩn độ phẳng được chỉ ra ở bảng 3.14 và 3.15. Bảng 3.14: Dung sai cho phép độ phẳng đá cẩm thạch (mm) Phạm vi chiều dài mặt Sai số cho phép Loại 1 Loại 2 phẳng ≤ ≤ < 400 0,6 0,7 ≥ 400 ≤ ≤ 0,8 1,0 ≥ 500 ≤ ≤ 1,2 1,4 ≥ 800 ≤ ≤ 1,6 1,8 ≥ 1000 ≤ ≤ 2,0 2,2 Bảng 3.15: Tiêu chuẩn độ phẳng của ván đá mài nước (mm) Độ dài Sai số cho phép < 400 0,8 ≥ 400 1,0 ≥ 500 1,5 ≥ 800 2,0 ≥ 1000 3,0 4. Tiêu chuẩn góc của đá nhân tạo Bảng 3.16: Sai số cho phép về góc của đá nhân tạo nhựa tổng hợp (mm) Phạm vi chiều dài mặt Sai số cho phép Loại 1 Loại 2 phẳng ≤ 0,5 ≤ 0,8 < 400 ≥ 400 ≤ 0,8 ≤ 1,0 Bảng 3.17: Sai số cho phép về góc của ván đá mài nước Sai số cho phép Độ dài mặt phẳng Loại 1 Loại 2 ≤ 0,5 ≤ 0,8 < 400 ≥ 400 ≤ 0,8 ≤ 1,0 5. Khuyết tật ngoại quan của đá nhân tạo . Đá nhân tạo nhựa tổng hợp 54
  15. Bé m«n C«ng nghÖ XÎ – Méc Khoa ChÕ biÕn L©m s¶n Bảng 3.18: Yêu cầu ngoại quan của đá cẩm thạch nhựa tổng hợp Yêu cầu Tên gọi Loại 1 Loại 2 Không được có > φ 2mm; Đám > / Không được > φ 2mm; ≤ φ 2mm mỗi m2 ≤ 2mm mỗi m2 > 10 chỗ, mỗi / Bột khí > 100m / 5 chỗ, mỗi chỗ 2 chỗ > 100m2 / Vết vạch Không được phép có vết vạch rõ Cho phép có vết vạch mờ Vết nứt Không được có Không được cho Rạn mai rùa ít hơn 2 chỗ ít hơn 4 chỗ Lồi lõm không quy luật Mỗi m2 không vượt quá 3 chỗ Mỗi m2 không vượt quá 4 chỗ 700÷ 1000 700÷ 1000 Độ bóng mặt mài Mặt phải sai lệch màu Không cho phép có sự khác nhau về màu Có thể có sự khác nhau về màu sắc sắc so với sản phẩm cùng nhóm sắc trong cùng 1 nhóm . Đá mài nước Khuyết tật ngoại quan của đá mài nước bao gồm: Khuyết cạnh, lẫn tạp, lộ vữa, lộ gân, màu sắc sai lệch, lỗ, vỡ nứt, độ bóng. III. Phạm vi sử dụng và yêu cầu khi sử dụng Vật liệu đá nhân tạo trong các công trình trang sức có thể dùng làm vật liệu trang trí nền, tường, làm các bức tranh tường đá cẩm thạch, các loại dụng cụ vệ sinh, các loại mặt bàn, quầy, tấm phân cách... Đá nhân tạo không có được vẻ đẹp hài hoà như của đá tự nhiên. Đá nhân tạo nhựa tổng hợp khi dùng ở ngoài trời, màu của đá dễ bị thay đổi do ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, đồng thời dễ bị lão hoá và biến dạng. Do vậy, đá nhân tạo nhựa tổng hợp không thích hợp dùng ngoài trời, diện tích lớn. Công ty xây dựng Thực nghiệm – Thâm Quyến kinh doanh các sản phẩm đá hoa cương nhân tạo hiệu “Lạc hoạt” của Mỹ với các sản phẩm như bệ rửa mặt, bồn rửa mặt, bồn tắm, các loại tủ bếp, các loại tranh tường đá... được sử dụng rộng rãi trong trang sức ở gia đình và các khách sạn cao cấp. 55
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2