YOMEDIA
ADSENSE
Công tác nghiên cứu lý luận phê bình Nhiếp ảnh hiện nay
71
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong những năm gần đây, khi nhắc đến công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã nhận được không ít những ý kiến, những bài tham luận của các nhà nghiên cứu lý luận phê bình cũng như của những cây bút viết về mảng lý luận phê bình. Có nhiều ý kiến cho rằng, công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh của Việt Nam còn nhiều hạn chế (nếu không muốn nói là yếu kém), chưa theo kịp với nhịp độ của các nhà sáng tạo....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công tác nghiên cứu lý luận phê bình Nhiếp ảnh hiện nay
- Công tác nghiên cứu lý luận phê bình Nhiếp ảnh hiện nay Trong những năm gần đây, khi nhắc đến công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã nhận được không ít những ý kiến, những bài tham luận của các nhà nghiên cứu lý luận phê bình cũng như của những cây bút viết về mảng lý luận phê bình. Có nhiều ý kiến cho rằng, công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh của Việt Nam còn nhiều hạn chế (nếu không muốn nói là yếu kém), chưa theo kịp với nhịp độ của các nhà sáng tạo. Trong cuộc Tọa đàm về ảnh chân dung và liên hệ với cuộc thi và triển lãm ảnh “Chân dung con người Việt Nam hôm nay” năm 2011 do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức ngày 23/5/2011, ông Đặng Đình An, Phó tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Nhiếp ảnh, Ủy viên Ban Lý luận phê bình Hội NSNAVN một lần nữa đã dẫn lời NSNA Võ Huy Cát: “Những nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh đang ở đâu?”. Công tác lý luận phê bình thuộc về lĩnh vực tiếp nhận nghệ thuật. Người làm công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh là người dẫn đường cho công chúng trong việc tiếp nhận nghệ thuật nhiếp ảnh. Đồng thời là tác
- nhân tạo nên sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm lý luận phê bình nhiếp ảnh là phải tìm ra những con đường tiếp nhận nghệ thuật nhiếp ảnh một cách khoa học nhất, bản chất nhất về nhiếp ảnh... Trên cơ sở đó yêu cầu người làm công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh phải có kiến thức hệ thống, kiến thức rộng về nhiếp ảnh, có sự nhạy cảm nghệ thuật, có tư duy khái quát... Lý luận phê bình nhiếp ảnh bao hàm công tác lý luận nhiếp ảnh và công tác phê bình nhiếp ảnh. Người làm lý luận nhiếp ảnh thì khái quát những thành tựu của sáng tác và phê bình thành những quy luật, những phạm trù, khái niệm, thuật ngữ... Người làm phê bình nhiếp ảnh thì thì ứng dụng những công cụ lý luận để định hướng, dẫn đường cho người tiếp nhận nghệ thuật nhiếp ảnh phổ thông… Là một người bước đầu làm quen với công việc sáng tác, tôi đã tìm đọc một số tài liệu về lý luận nhiếp ảnh cũng như một số bài viết lý luận của một số tác giả như: Nguyễn Nhưng, Nguyễn Đức Chính, Trần Mạnh Thường, Nguyễn Huy Hoàng, Chu Chí Thành, Vũ Huyến, Vũ Đức Tân, Trần Đương, Nguyễn Văn Thành… Tuy nhiên, nói một cách khách quan, tôi chưa tìm thấy một công trình lý luận hay một cuốn sách lý luận nhiếp ảnh nào có tính giáo khoa. Có chăng chỉ là những cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật nhiếp ảnh hoặc chia sẻ kinh nghiệm sáng tác và một số bài viết về xu hướng nhiếp ảnh thế giới, một số khuynh hướng sáng tác đang được đặt ra… Khoa Nhiếp ảnh, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, cái nôi đầu tiên đào tạo cử nhân nghệ thuật
- Nhiếp ảnh cũng chưa đào tạo chuyên ngành Lý luận phê bình. Vừa qua, trong cuộc thi và triển lãm ảnh toàn quốc “Chân dung con người Việt Nam hôm nay” năm 2011 do Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, sau khi công bố kết quả cuộc thi và triển lãm, dư luận đã không ít tiếng khen chê về cuộc thi này. Trong các buổi “Tọa đàm về ảnh chân dung” tại TP.HCM vào tháng 3/2011 và tại Hà Nội vào tháng 5/2011 đã có những câu hỏi được đặt ra: “Thế nào là ảnh chân dung?”, “Khái niệm ảnh chân dung cổ điển?”, “Khái niệm ảnh chân dung trong thời đại mới?”… Tuy nhiên, tôi không thấy bất cứ một nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh nào lên tiếng. Hậu quả là những tranh cãi thiếu cơ sở lý luận của các nhà sáng tác - những người lẽ ra phải được các nhà lý luận trang bị lý thuyết để làm cơ sở cho quá trình sáng tác của mình… Nghiên cứu về nhiếp ảnh Việt Nam trong nhiệm kỳ 6 vừa qua, nhà NCLLPB nhiếp ảnh Nguyễn Đức Chính đã dùng hai chữ “tê liệt” khi nhận xét về mảng công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh của Hội. Gần đây, trong bài viết “Lý luận phê bình nhiếp ảnh bị tê liệt?” đăng trên Website của CLB Ảnh Báo chí (Hội Nhà báo VN), nhà NCLLPB nhiếp ảnh Vũ Huyến (nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) đã đưa ra những lập luận và khẳng định: “Nhận xét của nhà NCLLPB nhiếp ảnh Nguyễn Đức Chính: “LLPB nhiếp ảnh bị tê liệt” là hoàn toàn có cơ sở…”. Than ôi! Những nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh chỉ biết than vãn và đứng nhìn chứ không dũng cảm nhận trách nhiệm và tìm ra những phương thức, những bước
- đi để khắc phục sự yếu kém, “tê liệt” trong công tác mà chính họ phải là người “đứng mũi chịu sào”? So với công tác lý luận nhiếp ảnh, công tác phê bình nhiếp ảnh có vẻ đỡ trầm lắng hơn. Trên Tạp chí Nhiếp ảnh và Website của Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam từ năm 2005 đến nay có đến hơn 300 bài viết về nhiếp ảnh. Chủ yếu là những bài nhận xét về các cuộc thi và triển lãm, hay liên hoan khu vực hoặc triển lãm ảnh cá nhân… Đọc những bài viết ấy, tôi tạm chia thành hai dạng: Phê bình báo chí và phê bình học thuật. Chức năng của phê bình nhiếp ảnh là phát hiện ra cái đẹp trong sáng tác và xây dựng hệ giá trị thẩm mĩ, và lấy đó làm đòn bẩy, định hướng cho công tác sáng tạo của các nhà nhiếp ảnh. Phê bình báo chí có chức năng phát hiện ra cái đẹp. Nó cung cấp cho độc giả những phán đoán thẩm mỹ về một tác phẩm nhiếp ảnh và đương nhiên với chức năng như vậy, phê bình báo chí thuộc về phê bình giá trị chứ không thuộc về phê bình sự thật. Những bài phê bình nhiếp ảnh dạng này thường là những bài viết giới thiệu về các cuộc thi và triển lãm hoặc liên hoan khu vực, triển lãm cá nhân... Người viết phê bình báo chí có thể là những người sáng tác hoặc là những cây bút “nghiệp dư”, chỉ cần có khả năng viết và phương pháp phê bình của họ dựa vào cảm nhận cá nhân chứ không nhất thiết phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Và trong một chừng mực nào đó, những phán đoán của họ có thể là nhầm lẫn. Vì vậy chỉ có thể coi đây là những bài như một chút gia vị
- bổ sung làm cho công tác phê bình nhiếp ảnh phong phú thêm, chứ tầm ảnh hưởng của nó đối với sáng tác nhiếp ảnh là không nhiều và những bài phê bình dạng này không thể trở thành đòn bẩy cho lĩnh vực sáng tác... Những bài phê bình nhiếp ảnh dạng phê bình học thuật thường là những bài viết với những thuật ngữ nghề nghiệp được “mổ xẻ” bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Với cách tiếp cận khoa học, nó miêu tả một cách chính xác hơn, sâu sắc hơn và có lý luận hơn, do đó dễ thuyết phục độc giả. Người viết phê bình báo chí có thể không biết hoặc không cần áp dụng lý thuyết vào việc phê bình, nhưng người làm công tác phê bình học thuật thì không thể không biết và không vận dụng lý thuyết vào việc phê bình. (Mặc dù vẫn biết “nghệ thuật nói chung và nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng nằm ngoài định nghĩa” và trong đời sống không có lý thuyết nào có thể ôm trọn được toàn bộ thực tế sáng tạo). Bởi vậy những người viết phê bình học thuật không chỉ dựa vào năng khiếu mà họ còn phải học tập, được đào tạo và tự đào tạo, tức là họ phải có chuyên môn (mặc dù có thể họ không chuyên nghề). Và trong một chừng mực nào đó những bài phê bình học thuật có thể trở thành một “sáng tác độc lập” và nó quay trở lại phục vụ cho công tác sáng tạo, đồng thời thúc đẩy, soi sáng con đường sáng tạo của các nhà nhiếp ảnh… Tuy nhiên, điều đáng tiếc là bên cạnh rất nhiều bài phê bình nhiếp ảnh dạng báo chí đăng tải trên Tạp chí Nhiếp ảnh và Website của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thì những bài viết mang
- tính học thuật của những người có chuyên môn lại chiếm một vị trí khiêm nhường… Nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam từ năm 1869 (đánh dấu bằng sự ra đời của hiệu ảnh “Cảm hiếu đường” của cụ Đặng Huy Trứ tại phố Thanh Hà, Hà Nội). Đến ngày 15/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Việc ban hành Sắc lệnh là sự khẳng định của Nhà nước Việt Nam đối với hai loại hình văn hóa mới: Điện ảnh và Nhiếp ảnh. Đầu tháng 12 năm 1965, Đại hội Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tính đến thời điểm này, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã kết nạp được 843 hội viên, trong đó có 87 hội viên được phong tước hiệu Nghệ sĩ Nhiếp ảnh xuất sắc (EVAPA), 6 hội viên được phong tước hiệu Nghệ sĩ Nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc (EVAPA/G) và 6 hội viên được phong tước hiệu nhà Nghiên cứu Lý luận phê bình Nhiếp ảnh (PS.VAPA). Trong việc hội nhập quốc tế, đặc biệt từ sau khi đất nước thống nhất, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã mở rộng, giao lưu đối ngoại trong lĩnh vực nhiếp ảnh với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt năm 1991, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã gia nhập Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP). Và tính đến nay, có 130 hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trở thành hội viên Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (trong đó có 42 hội viên được phong tước hiệu EFIAP và 2 hội viên được phong tước hiệu MFIAP). Và trong những năm gần
- đây, không một năm nào các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam không được vinh danh trên trường quốc tế. Có thể nói, trong lĩnh vực sáng tác, nhiếp ảnh Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình. Tuy nhiên, nền nhiếp ảnh Việt Nam có phải là một nền nghệ thuật bền vững khi lĩnh vực nghiên cứu lý luận phê bình – một lĩnh vực quan trọng, được coi là kim chỉ lam dẫn đường cho lĩnh vực sáng tác, thúc đẩy quá trình sáng tác thì lại bị “tê liệt”? Làm thế nào để lĩnh vực nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh thực hiện đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình? Làm thế nào để tránh tình trạng đội ngũ sáng tác muốn bước đi, những bước đi vững chắc nhưng lại không có người định hướng? Câu hỏi xin đặt ra cho những người làm công tác nghiên cứu lý luận phê bình, Ban Lý luận - Phê bình và Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tài liệu khảo cứu: 1. Hội thảo Lý luận phê bình nhiếp ảnh, lần thứ Nhất, Nhiệm kỳ 2005 – 2010 (Hội NSNAVN). 2. Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin) 3. Nhận diện phê bình và giải pháp (NXB Sân khấu) 4. Tạp chí Nhiếp ảnh
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn