K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHÓM PHỤ NỮ LÀM NGHỀ<br />
GIÚP VIỆC BỊ BẠO LỰC TẠI HÀ NỘI<br />
Ths. Nguyễn Thị Kim Dung<br />
Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long<br />
Email: nguyenkimdung101284@gmail.com<br />
Tóm tắt: Năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện tất cả<br />
các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Sự phát triển của kinh tế dẫn đến những thay đổi lớn<br />
mạnh của xã hội, một trong những chứng của thay đổi xã hội đó là làn song di cư từ nông<br />
thôn ra thành thị. Người dân di cư từ nông thôn ra thành thị làm đủ các nghề khác nhau để<br />
kiểm sống, trong đó có một số lượng lớn phụ nữ di cư làm nghề giúp việc gia đình. Nghề giúp<br />
việc gia đình, thực chất đã có từ rất lâu trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây,<br />
giúp việc gia đình đang ngày trở thành nhu cầu cần thiết đối với rất nhiều gia đình ở thành<br />
thị. Giúp việc gia đình tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội, tuy nhiên nghề này vẫn chưa thực sự<br />
được coi trọng và một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đó là vấn đề bạo lực đối với phụ nữ làm<br />
nghề giúp việc vẫn chưa được quan tâm kịp thời. Bài viết này, vì thế tập trung vào vấn đề bạo<br />
lực đối với phụ nữ di cư làm nghề giúp việc và vai trò của công tác xã hội với vấn đề này.<br />
Từ khóa: di cư, bạo lực, phụ nữ, giúp việc gia đình, vai trò của công tác xã hội.<br />
Sau 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới cả về kinh tế, chính trị và xã<br />
hội. Sự kiện mở cửa năm 1986 đã tạo ra môt bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước<br />
nói chung và các tỉnh thành nói riêng của cả nước. Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế, sự<br />
phát triển ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng cao hơn nâng cao<br />
và có nhiều thay đổi. Một trong những bằng chứng của sự thay đổi phát triển này là làn sóng<br />
di cư trong nước, đặc biệt là di cư từ nông thôn ra thành thị, trong đó số lượng người di cư<br />
nhiều nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh (Đào Bích Hà,2011).<br />
Trong khi nhiều vùng nông thôn đang dư thừa lao động, thì khu vực thành thị lại rất cần<br />
nguồn lao động này. 88% số phụ nữ di cư cho rằng việc dễ tìm việc làm tại nơi đến là một<br />
trong những lực hút để họ di cư (Action Aid 2010). Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong<br />
số những người di cư từ nông thôn ra thành thị, tỉ lệ phụ nữ chiếm cao hơn nam giới. Người di<br />
cư từ nông thôn ra thành thị làm đủ các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là lao động chân tay<br />
đểtăng thu nhập cho gia đình như bán hàng rong, phụ hồ, nhặt ve chai, công nhân…..Trong số<br />
đó giúp việc gia đình là một lựa chọn của rất nhiều phụ nữ là người di cư từ nông thôn ra<br />
thành thị.Có thể thấy, lao động di cư nói chung và giúp việc gia đình đã tạo ra giá trị kinh tế<br />
và đóng góp cho sự phát triển xã hội tuy nhiên người di cư cũng gặp rất nhiều khó khăn thử<br />
thách tại nơi họ làm việc, trong đó có hiện tượng bị bạo lực trên cơ sở giới do tính dễ bị tổn<br />
thương. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc vẫn chưa<br />
thực sự nhận được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ góc độ công tác xã hội.Bài viết này vì thế<br />
sẽ tập trung vào vấn đề lao động nữ di cư bị bạo lực trên cơ sở giới, trong đó tập trung vào<br />
những người di cư làm nghề giúp việc gia đình dưới góc nhìn của công tác xã hội. Bài viết sử<br />
dụng và phân tích tài liệu thứ cấp qua các báo cáo và nghiên cứu. Trước khi bàn về vấn đề sự<br />
cần thiết của công tác xã hội đối với phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực, bài viết trình bày<br />
tóm tắt một vài vấn đề liên quan đến tình hình giúp việc gia đình ở Việt Nam, sau đó là vấn đề<br />
về tình hình bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc, tiếp theo sẽ làphần phân tích về tính<br />
dễ tổn thương của phụ nữ làm nghề giúp việc.<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
245<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
Lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam<br />
Liên quan đến định nghĩa về người làm nghề giúp việc gia đình, theo Khoản 1 Điều<br />
179 của Bộ luật Lao động 2012 của Việt Nam nêu rõ “lao động là ngườigiúp việc gia đình là<br />
người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đìnhcủa một hoặc nhiều hộ gia<br />
đình”. Điều 1(a) Công ước số 189 của ILO cũng nêu rõ giúp việc gia đìnhnghĩa là công việc<br />
được thực hiện trong hoặc cho một hộ gia đình hoặc các hộgia đình. Có thể thấy, nghề giúp<br />
việc gia đình ở Việt Nam không phải đến những năm gần đây mới phổ biến, mà thực tế giúp<br />
việc gia đình đã có từ rất lâu, trước những năm 1945. Thời đó những người giúp việc gia đình<br />
thường được gọi là con Sen, thằng Mới. Họ bị xã hội coi thường và bị đối xử phân biệt ví dụ<br />
như họ sẽ không được ăn cùng mâm, quần áo mặc lại đồ thừa từ gia chủ (2010, GFCD). Gia<br />
chủ của họ thường là những người rất giàu có và có địa vị nhất định trong xã hội. Nhưng<br />
những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng đời sống ngày càng<br />
được nâng cao, cùng với áp lực công việc, rất nhiều gia đình ở thành phố đã có nhu cầu cần<br />
người giúp việc trong nhà. Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin thị trường lao động Quốc gia<br />
dự đoán, số lượng việc làm liên quan tới GVGĐ sẽ tăng từ 157.000 người năm 2008 lên tới<br />
246.000 người vào năm 2015. Nghề giúp việc gia đình mang đặc trưng về giới với quan niệm<br />
của xã hội những công việc chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ là công việc của<br />
phụ nữ. Theo nghiên cứu có đến 98,7% NGV là phụ nữ(ILO & GFCD). Tác giả Ngô Thị<br />
Ngọc Anh trong cuốn “Một số loại hình GVGĐ ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản<br />
lý”(2009) cho biết những phụ nữ làm nghề này có hoàn cảnh khó khăn ví dụ như cha mẹ già<br />
yếu, bệnh tật, nghề nghiệp không ổn định, trình độ học vấn thấp; một số phụ nữ lớn tuổi<br />
không có chồng, góa, ly thân, ly hôn (chiếm tới 20,7%). Họ quyết định di cư lên thành phố<br />
làm nghề này với mong muốn tạo thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.<br />
Bên cạnh đó, môt trong những thách thức lớn nhất đó là đến nay ở Việt Nam Lao động<br />
giúp việc gia đình ở Việt Nam (LĐGVGĐ) không được xem là một nghề thực sự. Trong danh<br />
mục các nghề, LĐGVGD vẫn chưa được đưa vào văn bản. Cho đến nay, xã hội vẫn có quan<br />
niệm cho rằng GVGD là một công việc không có kỹ năng, không cần và đòi hỏi trình độ và<br />
những công việc này là môt phần trách nhiệm của phụ nữ. Đây là công việc vốn thuộc về<br />
người vợ, người mẹ từ trước đến nay không được trả công, không được coi trọng, ghi nhận và<br />
đặc biệt không thuộc về nền kinh tế sản xuất. Điều này dẫn đến việc không coi LĐGVGĐ là<br />
một công việc chính thức thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động (Ngô Thị Ngọc<br />
Anh).<br />
Bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc<br />
Vấn đề bạo lực và cưỡng bức lao động đối với người giúp việc đang là một vấn đề gây<br />
chú ý quan tâm của toàn dư luận trong những năm gần đây; đặc biệt là qua các phương tiện<br />
truyền thông đại chúng như báo chí, internet, những vụ việc về người giúp việc bị bạo lực đã<br />
được cập nhật và thông tin đến dư luận. Có những vụ việc đặc biệt mang tính chất nghiêm<br />
trọng.Một trong những vụ việc điển hình là trường hợp bạo lực của bà Trần Thị Tuyết Minh<br />
(Trú tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) đối với người giúp việc bà Phạm Thị Phương đã khiến dư<br />
luận bàng hoàng và phẫn nộ. Người giúp việc (NGV) ở trong trường hợp này đã bị ngược đãi<br />
và hành hạ bằng những hành vi thiếu nhân tính, vi phạm nhân quyền: dội nước sôi vào người,<br />
phải ăn sống 20 quả ớt….cùng những đe dọa về mặt tinh thần. Đây chỉ là một trong những<br />
trường hợp bao lực đã được báo chí đưa tin, chắc chắn rằng trên thực tế số lượng phụ nữ làm<br />
<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
246<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
nghề giúp việc bị bạo lực nhiều hơn nhưng vì có nhiều lí do nên những vụ việc đó chưa được<br />
công chúng biết đến.<br />
Tổ chức lao động quốc tế ILO đã đưa ra 11 chỉ số về cưỡng bức lao động, trong đó có<br />
những chỉ số cho thấy người lao động bị bạo lực trên cơ sở giới:Bị cô lập; Bạo lực thân thể và<br />
lạm dụng tình dục, dọa nạt, đe dọa, Giữ giấy tờ tùy thân,Giữ tiền lương; Lệ thuộc vì nợ; Điều<br />
kiện sống và làm việc bị lạm dụng;Làm thêm giờ quá quy định. Cũng theo nghiên cứu của<br />
ILO, NGV phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó:<br />
- 20,2% NGV bị mắng chửi;<br />
- 2,4% NGV bị đánh đập/tát, đẩy ngã;<br />
- 0,8% NGV bị đe dọa/đập phá đồ dung cá nhân;<br />
- 7,8% NGV bị giữ giấy tờ tùy thân;<br />
- 4% NGV bị cấm tiếp xúc;<br />
- 1,8 NGV bị giữ lương;<br />
- 2% NGV không được cho về thăm nhà;<br />
- 16% NGV gặp nguy cơ bị lạm dụng tình dục<br />
(Theo nghiên cứu của ILO, 2011 tại Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh<br />
Từ nghiên cứu trên có thể thấy NGV phải chịu đựng cả 4 loại hình bạo lực điển hình.<br />
Đó là bạo lực thể xác, bạo lực kinh tế, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Trong đó có<br />
những vụ việc người giúp việc phải chịu ít nhất một loại bạo lực, nhiều người chịu đựng cùng<br />
một lúc nhiều loại bạo lực khác nhau, thông thường thì các loại bạo lực thường đi cùng với<br />
nhau. Ví dụ bạo lực thể xác đi kèm với bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục đi kèm với bạo lực<br />
thể xác và bạo lực tinh thần.<br />
Liên quan đến trường hợp người giúp việc bị bạo lực, theo nghiên cứu của ILO và một<br />
số tổ chức khác (2011) điều đáng nói là ở Việt Nam, một số trường hợp lao động giúp việc<br />
gia đình (LĐGVGĐ) bị đánh đập, ngược đãi suốt một thời gian dài nhưng các cơ quan chức<br />
năng không hề hay biết để có các biện pháp can thiệp cho đến khi báo chí đưa tin. Qua các<br />
nghiên cứu và báo cáo có thể cho thấy tình trạng người giúp việc là nữ bị bạo lực và đối xử<br />
phân biệt tại các gia đình là một vấn đề đáng chú ý và cần có những can thiệp sớm của chính<br />
quyền và pháp luật. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra đâu là những nguyên nhân dẫn đến hiện<br />
tượng NGV nữ bị bạo lực và phân biệt đối xử?<br />
Tính dễ tổn thương của người làm nghề giúp việc<br />
Trong cuốn “Luật quốc tế về quyền của nhóm người dễ tổn thương” (2011) đã nêu<br />
định nghĩa về nhóm dễ bị tổn thương, đó là “Nhóm người có vị thế yếu về chính trị, kinh tế<br />
hoặc xã hội thấp hơn đa số, khiến họ có nguy cơ cao bị bỏ quên hoặc vi phạm quyền”. Cũng<br />
theo luật này, một số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương bao gồm “phụ nữ, trẻ em,<br />
người khuyết tật, người sống chung với HIV, người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn, người<br />
không quốc tịch, người lao động di trú, người thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo”. Như<br />
vậy có thể thấy, trong trường hợp người giúp việc, họ vừa là phụ nữ, lại vừa là những người<br />
phụ nữ di cư. Theo lý thuyết về tính giao thoa trong xã hội (intersectionity), điều này có nghĩa<br />
phải đặt họ trong mối quan hệ giao thoa giữa các hình thức bị phân biệt đối xử, là phụ nữ, phụ<br />
nữ di cư, phụ nữ có trình độ học vấn thấp để thấy hết được tính dễ bị tổn thương và cũng dễ bị<br />
áp bức của họ. .<br />
<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
247<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
Phần viết này sẽ tập trung vào phân tích tính dễ tổn thương của người làm nghề giúp<br />
việc dưới hai yếu tố tác động chính: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Đây chính là những<br />
yếu tố dẫn đến nguy cơ NGV bị bạo lực và bị đối xử phân biệt trong môi trường làm việc.<br />
Liên quan đến tác động bên ngoài, có thể thấy môi trường làm việc của người giúp<br />
việc là một trong những yêu tố đáng lưu ý đối với vấn đề phân biệt đối xử và bạo lực với<br />
người giúp việc. Những người này hầu hết đều làm tại các gia đình, không gian làm việc của<br />
họ bị giới hạntrong phạm vi gia đình nhà chủ. Thời gian của họ hầu hết ở trong không gian<br />
gia đình, họ không có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với môi trường bên ngoài.Họ hầu như không<br />
có các mối quan hệ xã hội. Đối với những người giúp việc có quê xa, việc giữ thông tin liên<br />
lạc giao tiếp với người thân ở quê cũng không được duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó, sự<br />
khác biệt về lối sống, văn hóa và cách thức sinh hoạt với môi trường đô thị cũng là một yếu tố<br />
khiến những người giúp việc gần như bị cô lập trong không gian hỏ hẹp của gia đình nhà chủ.<br />
Vì thế “nguy cơ gặp phải những rủi ro như bị bạo lực, ngược đãi, quấy rối tình dục của NGV<br />
không nhỏ, đang ở tình trạng báo động“ (GFCD 2013)<br />
Bên cạnh tác động bên ngoài là môi trường, yếu tố bên trong bao gồm tâm lý và trình<br />
độ nhận thức của người giúp việc cũng là một yếu tố đáng xem xét khi phân tích tính dễ bị tổn<br />
thương của phụ nữ làm nghề giúp việc. Theo nghiên cứu hầu hết những người giúp việc đều<br />
có tâm lý tự ti, mặc cảm về nghề của mình nên họ thường dấu giếm và không muốn chính<br />
quyền địa phương cũng như chính quyền nơi họ làm biết được công việc của mình. Tâm lý<br />
này một phần là do những tác động và kỳ vọng của xã hội về nghề nghiệp. Từ xưa, nghề đi<br />
làm thuê, làm mướn, ăn đậu ở nhờ vốn đã không được coi trọng và ghi nhận. Những người đi<br />
làm thuê thường có tâm lý mặc cảm và tự ti về nghề nghiệp của mình, và xã hội thường không<br />
coi trọng những người như vậy. Ngày nay, xã hội đã có cái nhìn khác về nghề giúp việc,<br />
nhưng rất nhiều người đi làm nghề giúp việc vẫn có tâm lý mặc cảm tự ti bên trong. Điều<br />
đáng nói là, bên cạnh những trở ngịa về tâm lý, còn có những trở ngại về pháp lý. Hầu hết<br />
người lao động giúp việc thiếu sự hiểu biết về những pháp luật liên quan đến công việc củ họ.<br />
Theo như điều tra của trung tâm GFCD 2013, có đến 70% NGV chưa biết đến những quy<br />
định của pháp luật liên quan đến LĐGVGĐ. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng<br />
trên chính là do trình độ học vấn và nhận thức của NGV còn nhiều hạn chế. Chính vì điều này<br />
mà họ cũng không biết được những quyền cơ bản của mình, không biết yêu cầu gia chủ đảm<br />
bảo những quyền lợi cho bản thân mình. Đây cũng là lí do mà quyền của người giúp việc bị vi<br />
phạm nhưng họ không biết để bảo vệ quyền của mình.<br />
Vai trò của công tác xã hội với phụ nữ làm nghề giúp việc<br />
Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng phát triển nhanh, mạnh và<br />
theo xu hướng ngày càng chuyên nghiệp để “thúc đẩy sự thay đổi của xã hội, giải quyết vấn<br />
đề trong các mối quan hệ con người, tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cuộc<br />
sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu….Nhân quyền và công bằng là các nguyên tắc căn<br />
bản của nghề nghiệp công tác xã hội” (IFSW, 2000). Công tác xã hội có 4 chức năng cơ bản:<br />
chức năng trị liệu, chức năng phòng ngừa, chức năng phục hồi và chức năng phát triển.<br />
Trong khuôn khổ bài viết này, vai trò của chức năng phòng ngừa và chức năng phát<br />
triển sẽ được phân tích trong việc hỗ trợ nhóm phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực gia đình.<br />
Theo tác giả Lê Hải Thanh (2011), chức năng phòng ngừa trong công tác xã hội được thông<br />
qua việc cung cấp các dịch vụ, tiến hành những hoạt động ngăn ngừa…có thể xảy ra đối với<br />
cá nhân hay nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Trong trường hợp cụ thể đối với nhóm phụ nữ di<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
248<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
cư làm nghề giúp việc, công tác xã hội có thể tác động trực tiếp tới hai nhóm chính: nhóm<br />
những bên liên quan tại địa phương của người giúp việc và nhóm các bên liên quan đến nơi<br />
mà người giúp việc sinh sống. Liên quan đến nhóm thứ hai, công tác xã hội có thể tác động<br />
trực tiếp đến chính quyền khu vực người giúp việc đến làm, hội phụ nữ phường nơi NGV làm<br />
việc và những gia đình có thuê lao động nữ giúp việc.Đối với nhóm chính quyền khu vực,<br />
công tác xã hội có thể cung cấp các chương trình nhằm trang bị những kiến thức về pháp luật<br />
và quy định về quyền lợi của NGV để họ có thể hiểu và can thiệp trực tiếp và kịp thời nếu<br />
quyền của NGV nơi địa bàn họ quản lý bị vi phạm, đặc biệt là khi phát hiện các trường hợp<br />
NGV bị gia chủ đối xử qua các hình thức bạo lực đã đề cập ở phần trên. Những kiến thức liên<br />
quan đến pháp luật và quy định về quyền lợi này của NGV cũng cần được trang bị cho những<br />
gia đình có người lao động giúp việc để họ tôn trọng, thực hiện và không xâm phạm đến<br />
quyền của NGV. Đối với Hội phụ nữ phường nơi NGV làm việc, vai trò của công tác xã hội<br />
có thể được thể hiện qua việc thúc đẩy hội phụ nữ “tổ chức hoặc thiếp lập những đường dây<br />
nóng để cung cấp, chia sẻ kiến thức pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ cho NGV cũng như để NGV<br />
trao đổi, chia sẻ thông tin là cần thiết” (GFCD, 2013). Hội phụ nữ nơi người giúp việc sinh<br />
sống đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt và cập nhật tình hình đời<br />
sống của phụ nữ tại địa bàn nói chung cũng như những người phụ nữ làm NGV nói riêng. Hội<br />
phụ nữ có thể tổ chức những hoạt động sinh hoạt định kỳ theo tháng hoặc quý giữa nhóm phụ<br />
nữ gia chủ với nhau, nhóm phụ nữ là NGV và giữa nhóm gia chủ và nhóm phụ nữ là NGV<br />
trong địa bàn của mình để giúp họ chia sẻ, trao đổi, học tập, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng, nhu<br />
cầu, quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên. Các buổi sinh hoạt, gặp gỡ này có thể được<br />
diễn ra trong hình thức và không khí thân thiện, cởi mở và an toàn để tất cả đều có cơ hội chia<br />
sẻ. Liên quan đến nhóm thứ nhất, công tác xã hội cũng cần có những tác động tương tự, phù<br />
hợp đến chính quyền địa phương của người di cư giúp việc, đến hội phụ nữ và chính bản thân<br />
những phụ nữ di cư làm nghề giúp việc tương tư như nhóm thứ 2.<br />
Chức năng phát triển của công tác xã hội là “nhằm phát huy tiềm năng, tăng cường<br />
năng lực vượt khó, nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội cho các nhóm<br />
thân chủ, hướng họ tới cuộc sống an sinh với các giá trị nhân phẩm đẩy đù” (Lê Hải Thanh,<br />
2011). Với chức năng phát triển của công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ di cư làm nghề giúp<br />
việc, việc xây dựng các chương trình liên quan đến việc trang bị kiến thức và kỹ năng sống,<br />
kỹ năng làm nghề giúp việc cho phụ nữ di cư tại địa phương đóng một vai trò vô cùngquan<br />
trọng. Có thể thấy, NGV hầu hết đến từ các vùng quê, chính vì vậy, thời gian đầu họ sẽ gặp<br />
rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới, đặc biệt là môi trường thành thị.<br />
Họ gặp khó khăn trong sự khác biệt về văn hóa, lối sống giao tiếp và cách thức sinh hoạt.<br />
Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến những vấn đề nêu trên rất<br />
quan trọng để giúp đỡ và hỗ trợ NGV hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới và phát huy tối<br />
đa được khả năng của mình; hạn chế việc NGV cảm thấy biệt lập, cô đơn điều mà ảnh hưởng<br />
đến tâm lý cũng như chất lượng và hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, những khóa tập huấn<br />
liên quan đến quyền và kiến thức về những quy định cho người làm nghề giúp việc gia đình<br />
cũng cần được phổ biến cho phụ nữ, để từ đó họ hiểu được quyền lợi, trách nhiệm cũng như<br />
kỹ năng tự bảo vệ khi quyết định đi di cư làm nghề giúp việc gia đình.<br />
Như vậy, thông qua việc phân tích một số chức năng cụ thể của công tác xã hội có thể<br />
thấy được vai trò của công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ di cư làm nghề giúp việc qua các<br />
khía cạnh các khác nhau, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền lợi của nhóm.<br />
Hiện nay, trên thực tế, việc hỗ trợ can thiệp của nhân viên công tác xã hội đối với nhóm phụ<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
249<br />
<br />