intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công ty chứng khoán lỗ nặng sẽ bị rút giấy phép

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

58
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Trước nay, các công ty chứng khoán nếu rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính sẽ bị rút giấy phép hoạt động nghiệp vụ môi giới. Vì sao Ủy ban chứng khoán không rút luôn giấy phép hoạt động của các công ty này? -Thực chất, Ủy ban chứng khoán đã từng cấp một giấy phép, mà giấy phép đó vừa là giấy phép thành lập, vừa là giấy phép hoạt động cho công ty chứng khoán. Vì vậy, rút giấy phép hoạt động các nghiệp vụ của công ty chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công ty chứng khoán lỗ nặng sẽ bị rút giấy phép

  1. Công ty chứng khoán lỗ nặng sẽ bị rút giấy phép - Trước nay, các công ty chứng khoán nếu rơi vào tình trạng mất an toàn tài chính sẽ bị rút giấy phép hoạt động nghiệp vụ môi giới. Vì sao Ủy ban chứng khoán không rút luôn giấy phép hoạt động của các công ty này? -Thực chất, Ủy ban chứng khoán đã từng cấp một giấy phép, mà giấy phép đó vừa là giấy phép thành lập, vừa là giấy phép hoạt động cho công ty chứng khoán. Vì vậy, rút giấy phép hoạt động các nghiệp vụ của công ty chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc rút giấy phép thành lập, và như vậy sẽ xóa sổ công ty. Vì thế, chúng tôi đang trao đổi và báo cáo với Bộ Tư pháp để xem xét chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật, tách ra thành 2 giấy phép. Hoặc trên cơ sở luật hiện nay có thể sửa đổi được thì sẽ sửa đổi, để khi cần, có thể rút giấy phép hoạt động, nhưng công ty vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ theo quy định vì giấy phép thành lập vẫn còn hiệu lực. - Từ cuối năm 2011, Ủy ban chứng khoán đã bắt đầu các biện pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó trọng tâm là các công ty chứng khoán, kết quả đến nay ra sao, thưa ông? - Thực tế một số công ty đã tự cơ cấu lại hoạt động của mình, để cắt giảm chi phí và rút một số nghiệp vụ không cần thiết để tồn tại qua khó khăn. Số lượng công ty đề nghị xin được rút bớt nghiệp vụ môi giới hiện đã tăng lên.
  2. Có 3,4 công ty xin tự nguyện rút nghiệp vụ để giảm thiểu chi phí, máy móc, phần mềm, môi giới. Đó cũng là cách để tiếp tục tồn tại lúc này. Trong khi đó, Ủy ban chứng khoán cũng đã đưa ra các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính theo thông tư 226/2010/TT-BTC, cụ thể là quy định về tỷ lệ vốn khả dụng của công ty chứng khoán. Trong đó, công ty phải báo cáo hàng tháng, nếu tỷ lệ này thấp hơn 150% hay 120% thì sẽ bị đưa vào dạng kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt. Vào thời điểm giữa năm và cuối năm thì chỉ tiêu này phải được soát xét bởi công ty kiểm toán. Với báo cáo 6 tháng, ủy ban đã tập hợp lại các báo cáo để đánh giá, tính toán và xem xét xem công ty nào không đáp ứng đủ chỉ tiêu thì sẽ đưa vào các diện kiểm soát nói trên. Sau đó ủy ban sẽ cho thời gian khắc phục, nếu các công ty vẫn vi phạm thì sẽ bị tạm ngừng hoạt động hoặc đình chỉ. - Ở nhiều nước, quy mô thị trường chứng khoán lớn hơn, giao dịch mỗi ngày cũng nhiều hơn nhưng số lượng công ty chứng khoán lại ít hơn Việt Nam, ông nghĩ sao về nghịch lý này? - Khi mới thành lập, nhiều nơi có số lượng công ty chứng khoán lớn, nhưng qua quá trình hoạt động thì sẽ được tái cơ cấu. Ví dụ như ở Đài Loan, khi thị trường chứng khoán mới thành lập, số lượng công ty rất nhiều, nhưng hiện tại chỉ còn vài chục. Thị trường chứng khoán Malaysia cũng vậy. Ở Việt Nam sau một thời gian gặp khó do thua lỗ, một số công ty chứng khoán đã tự nguyện rút nghiệp vụ môi giới và ủy ban cũng buộc phải rút nghiệp vụ này đối với một số công ty khi không đảm bảo an toàn tài chính, thì số lượng công ty chứng khoán sẽ thu hẹp dần.
  3. - Để nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của công ty chứng khoán, các tổ chức được thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP nhưng vì sao các công ty vẫn chưa tiến hành được? - Theo thỏa thuận của Việt Nam khi gia nhập WTO thì sau 7 năm, tức là từ năm nay, Việt Nam phải mở cửa thị trường tài chính, trong đó có cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Nghị định 58 đã có hiệu lực từ 15/9, nhưng vẫn cần có dự thảo thông tư để trình Bộ Tài chính, sau đó các công ty mới tiến hành thực hiện được. - Còn đối với các công ty chứng khoán gặp khó khăn, muốn giảm vốn điều lệ để tái cấu trúc hoạt động, Ủy ban chứng khoán có bật đèn xanh? - Chỉ có Công ty chứng khoán Sacombank-SBS đề nghị giảm vốn điều lệ từ trên 2.000 tỷ đồng xuống còn 800 tỷ đồng. Công ty này đã gửi cho chúng tôi một đề án về tái cơ cấu hoạt động, trong đó có việc cơ cấu lại nhân sự, giảm vốn, và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Ủy ban chứng khoán đang xem xét, trao đổi trong nội bộ và xin ý kiến các vụ chức năng của Bộ Tài chính để có trả lời chính thức cho công ty trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1