intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu tư tài chính: sao lại tự cắn vào đuôi nhau

Chia sẻ: Tran My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

97
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm phân tích một số sai lầm có tính nguyên lý dẫn đến thua lỗ trong đầu tư tài chính của các công ty thời gian qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu tư tài chính: sao lại tự cắn vào đuôi nhau

  1. Đầu tư tài chính: sao lại tự cắn vào đuôi nhau Bài viết này nhằm phân tích một số sai lầm có tính nguyên lý dẫn đến thua lỗ trong đầu tư tài chính của các công ty thời gian qua. Cách đây không lâu, có đến 13 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) bị đưa vào diện kiểm soát. Con số này có thể còn tăng thêm do còn nhiều doanh nghiệp xin chậm nộp báo cáo tài chính năm 2008. Phân tích các trường hợp công ty bị đưa vào diện kiểm soát hiện
  2. nay cho thấy hầu hết đều rơi vào nhóm có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ. Phân tích một cách chi tiết hơn cho thấy nguyên nhân thua lỗ của các trường hợp bị kiểm soát cũng không giống nhau. Một số công ty thua lỗ do tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém như Công ty Bông Bạch Tuyết (BBT) hay Công ty cổ phần Vitaly (VTA) nhưng một số khác thì thua lỗ do đầu tư tài chính như REE hay SAM. Việc các công ty thông qua thị trường chứng khoán sơ cấp để huy động vốn đầu tư không có gì phải phê phán mà cần được khuyến khích. Thế nhưng việc biến thị trường sơ cấp thành một công cụ để huy động vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư tài chính gián tiếp không được kiểm soát và quản trị tốt là điều nguy
  3. hiểm cho hệ thống kinh tế của quốc gia. Thay vì huy động vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính thì các công ty lại mang đi đầu tư tài chính thông qua việc nắm giữ các danh mục chứng khoán thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm 2006 đến khoảng giữa năm 2007 - giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng cao - nhiều công ty đã tăng cường các hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng và sử dụng phần lớn số vốn huy động được để đầu tư tài chính cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nhà đầu tư bị dẫn dắt
  4. Thu nhập từ đầu tư tài chính gồm có hai phần là cổ tức (dividend) và lợi vốn (capital gain). Trong khi cổ tức có được khi công ty phát hành làm ăn có hiệu quả thì lợi vốn lại có được từ sự chênh lệch giá cổ phiếu mua vào và bán ra trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư đã không thấy được rằng giữa cổ tức và lợi vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mà ở đó cổ tức phải được xem là bệ đỡ chắc chắn cho các khoản lợi vốn. Điều quan trọng ở đây chính là nguồn gốc của cổ tức. Các nhà đầu tư “vô tư” đưa tay hứng những đồng cổ tức mà không hề thắc mắc chúng từ đâu ra. Nhà đầu tư đã bị dẫn dắt vào ngõ cụt! Bản chất của cổ tức là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó hiệu quả từ hoạt động kinh doanh chính phải là
  5. cốt lõi. Chính vì vậy nếu một doanh nghiệp trả cổ tức không phải từ nguồn thu nhập này mà từ nguồn vốn vay ngân hàng hay phát hành thêm cổ phiếu là có vấn đề nếu không phải trong ngắn hạn thì là dài hạn. Thậm chí việc công ty trả cổ tức từ thu nhập đầu tư tài chính cũng cần phải phân tích cẩn thận. Đối với một công ty thông thường (ý muốn nói không phải định chế tài chính) về dài hạn thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính phải chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn hoạt động đầu tư (nếu có) chỉ là phụ. Vì vậy nếu nguồn thu nhập từ đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng quá lớn, thậm chí còn bù đắp cho các khoản thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chính một cách dài hạn thì đó là điều không bình thường,
  6. chưa kể là các khoản thu nhập từ đầu tư tài chính có lành mạnh và mang tính bền vững hay không. Để thấy rõ đặc tính không lành mạnh của các khoản thu nhập từ đầu tư tài chính, chúng ta phân tích thử nguồn gốc của các khoản thu nhập này. Ở Việt Nam thời gian qua, một tỷ lệ vốn cổ phần không nhỏ sau khi huy động được các công ty dùng để đầu tư chéo vào nhau. Chẳng hạn, công ty A phát hành cổ phiếu rồi sử dụng vốn để đầu tư vào cổ phiếu của công ty B. Đến lượt mình, công ty B cũng lại dùng vốn huy động được để thành lập quỹ đầu tư C. Quỹ đầu tư C sẽ dùng vốn để đầu tư vào danh mục các cổ phiếu gồm A, D và nhiều hơn thế nữa. Mà công ty D lại là cổ đông của công ty A. Cứ như thế việc huy động vốn
  7. rồi tái đầu tư vào thị trường đã tạo nên một mạng lưới chằng chéo các quan hệ sở hữu trực tiếp, gián tiếp hết sức phức tạp. Giả sử rằng ban đầu công ty D hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tạo ra được một đồng thu nhập. Khoản thu nhập này phải được trả cho các cổ đông và quỹ đầu tư C là một trong những cổ đông đó. Đến lượt mình, quỹ đầu tư C phải phân phối thu nhập cho các nhà đầu tư trong đó có công ty B. Công ty A, với tư cách là cổ đông của công ty B nên tất nhiên cũng phải được nhận cổ tức từ công ty B và chia lại cho công ty D với tư cách là cổ đông của mình. Lại một lần nữa công ty D có thu nhập từ đầu tư vào công ty A nên cũng phải phân phối cho quỹ đầu tư C.
  8. Vòng xoay lại cứ như thế và ai cũng thấy mình có thu nhập cả. Ban đầu chỉ có một đồng thu nhập từ công ty D nhưng do ảo giác làm cho người ta tưởng rằng có đến bốn đồng thu nhập sau chỉ một vòng luân chuyển qua 4 công ty A, B, C và D. Thu nhập từ đầu tư tài chính có được quá dễ dàng mà không phải đổ quá nhiều mồ hôi như đầu tư vào hoạt động kinh doanh truyền thống làm cho ai cũng lao vào đầu tư tài chính. Kỳ vọng thu nhập cao làm cho giá cổ phiếu cũng được đẩy lên rất cao. Ban đầu khi giá cổ phiếu tăng lên đã làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần giảm nên các công ty lại tiếp tục phát hành cổ phiếu mới dưới nhiều hình thức để huy động vốn. Cơ cấu vốn của nhiều
  9. công ty thay đổi nhanh chóng trong giai đoạn này thể hiện ở độ bẩy tài chính giảm đáng kể. Lẽ ra các công ty nên tận dụng cơ hội này để tăng vốn tự có nhằm mở rộng sản xuất, gia tăng đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc và hiện đại hóa thiết bị sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu... Thế nhưng chẳng có mấy công ty tận dụng được cơ hội này mà thay vào đó lại lao vào các hoạt động đầu tư tài chính đầy rủi ro và thiếu bền vững. Mắc bẫy của thị trường thứ cấp
  10. Thị trường chứng khoán thứ cấp giao dịch lại các chứng khoán đã phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản các tài sản tài chính đồng thời qua đó thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập giữa các nhà đầu tư trên cơ sở rủi ro. Tỷ suất lợi nhuận quá cao lên đến vài chục phần trăm, thậm chí vài trăm phần trăm một năm và đạt được quá dễ dàng làm cho người ta quên rằng có một nguyên lý sơ đẳng trong đầu tư tài chính về mối quan hệ mật thiết giữa lợi nhuận và rủi ro. Muốn có lợi nhuận kỳ vọng cao nhà đầu tư phải chấp nhận một mức rủi ro lớn. Sự tham lam làm cho người ta mù quáng và cứ như thế họ lao
  11. vào đầu tư tài chính mà không hề biết rằng mình đang tranh nhau chỉ có một đồng lợi nhuận mà công ty D kiếm được. Cảnh tượng giống như hàng chục con sư tử lao vào tranh nhau chiếc đuôi của con sơn dương xấu số. Sự hưng phấn và kỳ vọng quá lớn của nhà đầu tư vào thu nhập từ những cổ phiếu blue-chip đã đẩy giá cổ phiếu tăng cao và những khoản lợi vốn được tạo ra không dựa trên bệ đỡ chắc chắn của nó như đã nói là cổ tức và hiệu quả kinh doanh chính của công ty. Bao giờ trời sáng? Kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ bị
  12. thắt chặt, mặt bằng lãi suất tăng lên, hoạt động đầu tư chứng khoán được kiểm soát, các ngân hàng giảm cho vay đầu tư chứng khoán, các khoản nợ vay đến hạn... Một số doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy hoạt động kinh doanh khó khăn hơn. Ảo tưởng về thu nhập cao sẽ biến mất khi một trong các công ty trên làm ăn không còn hiệu quả nữa. Công ty B làm ăn thua lỗ nên không thể trả cổ tức cho công ty A, rồi công ty A không có cổ tức để trả cho công ty D... Vòng xoay cũng tiếp diễn tương tự nhưng theo chiều ngược lại. Sự kỳ vọng nay biến thành sự thất vọng và bi quan. Sau khi gặm xong chiếc đuôi của con sơn dương xấu số, những
  13. con sư tử háu ăn kia sẽ quay sang cắn vào những chiếc đuôi còn lại, nhưng cơn đau làm chúng giật mình và nhận ra rằng thì ra mình đang tự cắn vào đuôi nhau. Đến lúc này thì kỳ vọng mất đi, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và giá chứng khoán cũng bốc hơi. Những khoản lợi vốn (capital gain) nay không còn mà thay vào đó là khoản lỗ vốn (capital loss). Nhà đầu tư nào khôn ngoan thì nhanh chóng rút khỏi thị trường. Số khác thì cũng đủ bình tỉnh để kịp cắt lỗ trước khi tình hình tồi tệ thêm. Nhưng phần còn lại vẫn đứng nhìn về phía hoàng hôn xa xa với hy vọng bình minh sẽ lại đến trong vài tiếng đồng hồ nữa.
  14. Chi phí để thức suốt cả đêm chờ trời sáng trở nên quá xa xỉ. Không ai biết chính xác bây giờ là mấy giờ sáng rồi nhưng có điều trời vẫn chưa sáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2