Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: TẠI SAO TÀI CHÍNH LẠI CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG
lượt xem 107
download
Cuốn sách này chuyên về các quyết định tài chính của các công ty cổ phần. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu các quyết định này là gì và tại sao các quyết định này lại quan trọng. Giám đốc tài chính có hai mảng trách nhiệm, mà chúng ta có thể cô đọng vào hai câu hỏi đơn giản: doanh nghiệp nên thực hiện những khoản đầu tư nào? Doanh nghiệp làm thế nào để thanh toán cho các khoản đầu tư đó? Câu hỏi thứ nhất liên quan đến vấn đề chi tiêu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: TẠI SAO TÀI CHÍNH LẠI CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? 1 TẠI SAO TÀI CHÍNH LẠI CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG Cuốn sách này chuyên về các quyết định tài chính của các công ty cổ phần. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu các quyết định này là gì và tại sao các quyết định này lại quan trọng. Giám đốc tài chính có hai mảng trách nhiệm, mà chúng ta có thể cô đọng vào hai câu hỏi đơn giản: doanh nghiệp nên thực hiện những khoản đầu tư nào? Doanh nghiệp làm thế nào để thanh toán cho các khoản đầu tư đó? Câu hỏi thứ nhất liên quan đến vấn đề chi tiêu tiền; còn câu hỏi thứ hai liên quan đến việc tìm nguồn tiền. Bí quyết thành công trong quản trị tài chính là làm gia tăng giá trị. Đây là một lời nhận định đơn giản, tuy nhiên không hữu ích lắm. Nói như vậy chẳng khác nào khuyên một nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu “mua giá thấp, bán giá cao”. Vấn đề ở đây là làm thế nào để thực hiện điều đó. Có thể có một vài hoạt động người ta có thể đọc được trong sách giáo khoa và sau đó “thực hiện”, tuy nhiên quản trị tài chính không phải là một trong những hoạt động này. Đó là lý do tại sao tài chính là lĩnh vực đáng học. Ai lại muốn làm việc trong một lĩnh vực không có chỗ cho kinh nghiệm, tính sáng tạo, khiếu đánh giá, và một chút may mắn? Dù cuốn sách này không thể cung cấp bất cứ cái nào trong những mục này, nhưng nó trình bày những khái niệm và thông tin làm cơ sở để đưa các quyết định tài chính đúng đắn. Cuốn sách này còn giới thiệu cho người đọc làm thế nào để sử dụng các công cụ giao dịch tài chính. Các quyết định tài chính có ý nghĩa quan trọng. Các khoản đầu tư được thực hiện ngày hôm nay có những ảnh hưởng lâu dài đối với công việc kinh doanh. Như vậy hầu hết các nhà quản lý cao cấp ít nhiều cũng liên quan đến các quyết định tài chính. Tuy nhiên, một vài nhà quản lý chuyên trách về tài chính. Trong chương này chúng ta mô tả những trách nhiệm của họ. Chúng tôi cũng giới thiệu cách tổ chức các công ty cổ phần và giải thích sự khác biệt của chúng với các loại hình doanh nghiệp khác. Chương này được kết thúc bằng một bài khảo sát ngắn về các chủ đề được giới thiệu trong cuốn sách này. 1-1 VAI TRÒ CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Để tiến hành kinh doanh, các công ty cần vô số loại tài sản thực. Trong những tài sản này, có rất nhiều tài sản thuộc loại hữu hình, như máy móc, nhà xưởng, và các văn phòng; trong khi những tài sản khác lại thuộc loại vô hình, như chuyên môn kỹ thuật, nhãn hiệu thương mại, các bằng sáng chế. Tất cả những tài sản này đều phải bỏ tiền ra mới có được. Để có được số tiền cần thiết, công ty phải bán những mảnh giấy được gọi là các tài sản tài chính, hay là chứng khoán. Những mảnh giấy này có giá trị bởi vì chúng là các trái quyền đối với các tài sản thực của công ty và đối với số tiền mà chúng tạo ra. Ví dụ, nếu công ty vay tiền ngân hàng, ngân hàng có một tài sản tài chính. Tài sản tài chính đó cho phép ngân hàng có được trái quyền đối với dòng tiền trả lãi và đối với việc hoàn trả khoản nợ vay. Các tài sản thực của công ty cần phải tạo ra đủ tiền để đáp ứng những trái quyền này. Những tài sản tài chính R.A. Breadley; S.C. Myers 1
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? không chỉ bao gồm các khoản nợ vay ngân hàng mà còn các cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu, các hợp đồng cho thuê tài chính, v.v… Hình 11 Dòng tiền lưu chuyển giữa các thị trường tài chính và các hoạt động của công ty. (1) Tiền huy động bằng cách bán các tài sản tài chính cho các nhà đầu tư; (2) tiền mặt đầu tư vào các hoạt động của công ty và được sử dụng để mua các tài sản thực; (3) tiền thu được từ các hoạt động của công ty; (4a) tiền được tái đầu tư; (4b) tiền được trả lại cho các nhà đầu tư. (Nguồn: Lược trích từ Modern Developments in Financial Managements do S.C. (2) (1) Các thị Các hoạt trường động của tài chính công ty Giám đốc (các (một tập tài chính (4a nhà đầu hợp các ) tư nắm tài sản giữ các thực) (4b tài sản (3) tài chính) Giám đốc tài chính đứng giữa các hoạt động của công ty và các thị trường tài chính, nơi các nhà đầu tư nắm giữ các tài sản tài chính do công ty phát hành.1 Vai trò của giám đốc tài chính được thể hiện trong Hình 1-1. Hình này cho thấy dòng tiền từ các nhà đầu tư chảy vào công ty và quay trở lại với các nhà đầu tư. Dòng tiền này bắt đầu lưu chuyển khi các chứng khoán được phát hành để huy động tiền (mũi tên 1 trong hình vẽ). Tiền được dùng để mua các tài sản thực sử dụng cho các hoạt động của công ty (mũi tên 2). (Bạn có thể coi các hoạt động của công ty như là một tập hợp các tài sản thực). Sau đó nếu công ty hoạt động tốt, các tài sản thực sẽ tạo ra các dòng tiền thu nhận, dư sức hoàn trả cho khoản đầu tư ban đầu (mũi tên 3). Cuối cùng, lượng tiền này sẽ được tái đầu tư (mũi tên 4a) hoặc quay về với các nhà đầu tư đã mua chứng khoán phát hành lúc ban đầu (mũi tên 4b). Dĩ nhiên sự lựa chọn giữa mũi tên 4a và 4b không hoàn toàn tự do. Ví dụ, nếu một ngân hàng cho vay tiền ở giai đoạn 1, ngân hàng phải được thanh toán tiền cho vay đó cộng với tiền lãi tại giai đoạn 4b. Sơ đồ trên đưa chúng ta trở về với hai câu hỏi cơ bản của giám đốc tài chính. Thứ nhất, công ty nên đầu tư vào các tài sản thực nào? Thứ hai, làm thế nào để tìm ra 1 Bạn sẽ nghe các giám đốc tài chính sử dụng gần như đồng nghĩa hai thuật ngữ thị trường tài chính (financial markets) và thị trường vốn (capital markets).Tuy nhiên thị trường vốn chỉ là nguồn tài chính dài hạn. Chúng ta sử dụng cụm thị trường tài chính có nghĩa là tất cả mọi nguồn tài chính. R.A. Breadley; S.C. Myers 2
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? nguồn tiền cho đầu tư? Trả lời cho câu hỏi thứ nhất chính là quyết định đầu tư, hoặc quyết định hoạch định vốn (capital budgeting decision) của công ty. Trả lời cho câu hỏi thứ 2 là quyết định nguồn tài trợ (financing decision). Các giám đốc tài chính cuối cùng trả lời cho các cổ đông, tức là những người chủ của công ty. Các cổ đông sẽ có lợi hơn nhờ bất cứ quyết định nào làm tăng giá trị vốn góp của họ trong công ty. Do vậy, bạn có thể nói rằng một quyết định hoạch định vốn tốt là một quyết định dẫn đến việc mua một tài sản thực có giá trị cao hơn chi phí – một tài sản tạo ra một mức đóng góp ròng vào giá trị. Nếu các khoản đầu tư thành công là các khoản đầu tư làm tăng giá trị của một công ty, thì giám đốc tài chính cần biết các nhà đầu tư định giá công ty như thế nào. Ngay cả việc phân tích hoạt động đầu tư thông thường nhất – chẳng hạn như mua một xe tải mới để phân phối hàng – cũng phải xuất phát một cách hợp lý từ sự am hiểu cách thức hoạt động của thị trường tài chính. Các quyết định tài trợ cũng không thể tách biệt khỏi thị trường tài chính. Ví dụ, một công ty lựa chọn sử dụng vốn vay để tài trợ cho một chương trình mở rộng quan trọng. Giám đốc tài chính có lẽ phải đặt ra câu hỏi liệu giá trị của công ty tăng lên nhiều hơn khi sử dụng nợ vay hay hay khi phát hành cổ phiếu cho các cổ đông. Điều này đòi hỏi cần phải có một lý thuyết về ảnh hưởng của việc lựa chọn nguồn tài trợ như thế nào đến giá trị. Giám đốc tài chính còn phải xem xét lãi suất của khoản vay và kết luận rằng nó không quá cao. Muốn làm được điều này thì cần phải hiểu biết về cách hình thành lãi suất và định giá các khoản nợ vay. Giám đốc tài chính không thể tránh đối mặt với thời gian và bất trắc. Các công ty thường có cơ hội đầu tư vào những tài sản mà không thể hoàn trả trong ngắn hạn và khiến cho công ty và các cổ đông phải chịu rủi ro đáng kể. Khoản đầu tư này, nếu được thực hiện, có lẽ nên được tài trợ bằng nợ vay không đòi hỏi trả hết hoàn toàn trong nhiều năm. Công ty không thể bước qua các lựa chọn như vậy – người ta phải quyết định xem liệu cơ hội đầu tư có giá trị cao hơn chi phí hay không và gánh nặng nợ vay này có an toàn hay không. 1-2 TỔ CHỨC MỘT DOANH NGHIỆP Tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với các vấn đề cơ bản là cần thực hiện các khoản đầu tư nào và làm thế nào để cho các khoản đầu tư đó, nhưng các quyết định sẽ phức tạp với các công ty lớn hơn là với các doanh nghiệp nhỏ chỉ có một người. Vì cuốn sách này nói về nguyên lý tài chính công ty, chúng tôi giải thích ngắn gọn về cách thức tổ chức của các công ty cổ phần và sự khác biệt giữa chúng so với các loại hình doanh nghiệp khác như tư doanh và hợp doanh. Hình thức tư doanh (sole proprietorship) Năm 1901 dược sĩ Charles Walgreen đã mua một tiệm thuốc tây nơi ông làm việc ở miền nam Chicago. Hiện nay, Walgreen là mạng lưới cửa hàng thuốc tây lớn nhất tại Mỹ. Nếu, tương tự như Charles Walgreen, bạn tự mình bắt đầu công việc, không có đối tác hoặc cổ đông nào, bạn được gọi là một nhà tư doanh (sole proprietor). Bạn chịu tất cả các chi phí và hưởng tất cả lợi nhuận - tất nhiên sau khi Sở Thuế đã thu thuế. R.A. Breadley; S.C. Myers 3
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? Nếu là một nhà tư doanh, bạn có trách nhiệm vô hạn (unlimited liability). Điều này có nghĩa là cá nhân bạn chịu trách nhiệm đối với tất cả khoản nợ của doanh nghiệp. Nếu bạn vay tiền để kinh doanh và không thể trả nợ vay đó, bạn có thể bị buộc phải tuyên bố phá sản cá nhân. Ví dụ có một nhóm các nhà tư doanh tên là Names chuyên cung cấp bảo hiểm tại hãng Lloyd ở London. Nếu có các đơn đòi bồi thường bảo hiểm lớn, mỗi anh chàng Name đó sẽ chịu trách nhiệm cá nhân “cho đến cái móc cổ áo cuối cùng.” Công ty hợp doanh (partnership) Thay vì tự mình bắt đầu kinh doanh, bạn có thể muốn góp vốn hoặc khả năng chuyên môn của mình với bạn bè hoặc với các cộng sự kinh doanh. Nếu như vậy, một tư doanh hiển nhiên là không phù hợp. Do vậy bạn có thể thành lập một đơn vị hợp doanh (partnership). Thỏa ước hợp doanh quy định cách đưa ra các quyết định quản lý và tỉ phần lợi nhuận mà mỗi đối tác (partner) được hưởng. Sau đó, các đối tác phải đóng thuế thu nhập cá nhân trên phần lợi nhuận của mình. Cũng giống như các tư doanh, các đối tác hợp doanh có điểm bất lợi là phải chịu trách nhiệm vô hạn. Nếu công việc kinh doanh gặp khó khăn về tài chính, mỗi đối tác hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp chứ không phải chỉ trên phần hùn vốn của mình. 2 Bài học ở đây rất rõ ràng và đơn giản: “Hiểu rõ đối tác của bạn”. Nhiều doanh nghiệp chuyên nghiệp được tổ chức dưới dạng các công ty hợp doanh. Chúng gồm có các hãng lớn chuyên về kế toán, luật, tư vấn quản trị. Nhiều ngân hàng đầu tư lớn, như Morgan Stanley, Salomon Brothers, Merrill Lynch, First Boston, và Goldman Sachs, đã khởi sự kinh doanh dưới hình thức hợp doanh. Nhiều công ty nổi tiếng như Microsoft và Apple Computer cũng đã khởi đầu dưới hình thức hợp doanh. Tuy nhiên, cuối cùng những doanh nghiệp này và nhu cầu tài chính của chúng đã phát triển quá rộng lớn nên không thể tiếp tục hoạt động dưới hình thức hợp doanh nữa.3 Công ty cổ phần (Corporations) Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn có thể quyết định hình thành công ty cổ phần. Không giống như hình thức tư doanh hoặc hợp doanh, một công ty cổ phần (corporation) về phương diện luật pháp hoàn toàn khác biệt với những chủ sở hữu của nó. Người ta dựa trên điều lệ công ty (articles of incorporation) để quy định mục đích của doanh nghiệp, số lượng cổ phiếu có thể phát hành, số lượng thành viên hội đồng quản trị được bổ nhiệm, vân vân. Điều lệ này phải theo quy định của luật pháp của 2 Các doanh nghiệp lớn có thể được thành lập dưới hình thức đơn vị hợp doanh trách nhiệm hữu hạn (limited partnership). Trong trường hợp này, các đối tác được phân thành hai loại “chung” (general) hoặc “hữu hạn”. Các đối tác chung quản lý doanh nghiệp và có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Các đối tác hữu hạn thường có vai trò hạn chế trong quản lý, nhưng trách nhiệm của họ chỉ giới hạn ở phần tiền mà họ góp vào doanh nghiệp. Họ có thể mất sạch mọi thứ họ đầu tư vào, nhưng chỉ chừng đó chứ không mất gì hơn. 3 Goldman Sachs là ngân hàng đầu tư lớn duy nhất vẫn giữ hình thức tổ chức hợp doanh. R.A. Breadley; S.C. Myers 4
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? tiểu bang nơi doanh nghiệp được thành lập.4 Xét về phương diện luật pháp, công ty cổ phần được xem như là một cư dân của tiểu bang. chẳng hạn, nó có thể vay tiền hoặc cho vay, có thể đi kiện hoặc bị kiện và phải đóng thuế của mình (nhưng không thể bầu cử!). Khác với hình thức tư doanh và hợp doanh, công ty cổ phần có trách nhiệm hữu hạn (limited liability); điều này có nghĩa là các cổ đông không phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Nếu ví dụ như IBM thất bại, không ai có thể yêu cầu các cổ đông của nó bỏ thêm tiền vào để trả nợ. Mức tối đa mà một cổ đông có thể bị mất là số tiền đã đầu tư vào cổ phiếu của hãng này. Mặc dù các cổ đông là chủ công ty, nhưng họ không quản lý nó mà chọn ra một hội đồng quản trị (board of directors). Một số nhà quản lý trong các thành viên của hội đồng có thể rút từ ban quản lý công ty, một số khác là các nhà quản lý không điều hành (non-executive directors)), những người này không làm việc ở công ty. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, bổ nhiệm giám đốc cao nhất, và phải đảm bảo sao cho đội ngũ quản lý này hoạt động vì lợi ích cao nhất của các cổ đông. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý là một nét đặc thù của các công ty cổ phần. Đối với các hình thức tổ chức doanh nghiệp khác, như tư doanh và hợp doanh, những người chủ cũng chính là những người quản lý. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý giúp cho công ty linh hoạt hơn và có tính bền vững hơn một đơn vị hợp doanh. Ngay cả khi các giám đốc nghỉ việc hoặc bị sa thải, hay được thay thế bằng người khác, thì công ty vẫn có thể tồn tại. Tương tự như vậy, các cổ đông hiện tại có thể bán tất cả cổ phiếu của họ cho những nhà đầu tư mới mà không ảnh hưởng đến kinh doanh. Với hình thức tổ chức là một công ty cổ phần, một doanh nghiệp có thể thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Các cổ đông có thể là những cá nhân chỉ nắm giữ một cổ phiếu giá trị vài đô la, chỉ có được một phiếu bầu, và chỉ có quyền hưởng một phần lợi nhuận rất nhỏ. Các cổ đông cũng có thể là những quỹ hưu bổng và những công ty bảo hiểm khổng lồ, mà khoản đầu tư của những tổ chức này vào doanh nghiệp có thể lên đến hàng triệu cổ phiếu, và họ được hưởng số lượng lớn phiếu bầu cũng như tỉ phần lợi nhuận tương ứng. Bạn có thể hỏi tại sao lại có người thành lập một đơn vị hợp doanh. Một lý do là phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí để điều hành một bộ máy pháp lý của công ty cổ phần. Các công ty cổ phần ở Mỹ cũng gặp một cản trở quan trọng về thuế. Do công ty là một pháp nhân riêng biệt, nó bị đánh thuế riêng biệt. Như vậy công ty chịu thuế trên lợi nhuận, và ngoài ra các cổ đông chịu thuế trên cổ tức mà họ nhận được từ công ty.5 Ngược lại, thu nhập mà các đối tác trong đơn vị hợp doanh nhận được chỉ bị đánh thuế một lần, dưới hình thức thuế thu nhập cá nhân. Khi bạn mới thành lập một công ty cổ phần, các cổ phần có thể chỉ thuộc sở hữu của một nhóm nhỏ, có lẽ là các giám đốc của công ty và một số ít những người ủng hộ tin tưởng rằng doanh nghiệp sẽ phát triển và sinh lợi. Các cổ phần không 4 Bang Delaware có một hệ thống luật công ty cổ phần phát triển mạnh và có nhiều khuyến khích đối với doanh nghiệp. Một tỉ lệ lớn các công ty cổ phần của Mỹ được thành lập tại Delaware, mặc dù các công ty này hoạt động rất ít tại tiểu bang này. 5 Nước Mỹ hơi khác thường trong cách đánh thuế công ty. Để tránh đánh thuế cùng một thu nhập hai lần, đa số các quốc gia khác ít ra cũng bồi hoàn lại cho các cổ đông một phần trong những khoản thuế mà công ty họ đã đóng. R.A. Breadley; S.C. Myers 5
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? được mua bán rộng rãi ra công chúng và công ty của bạn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Nhưng cuối cùng, khi doanh nghiệp phát triển và các cổ phần mới được phát hành để tăng thêm vốn, các cổ phần sẽ được mua bán rộng rãi. Những công ty cổ phần như vậy gọi là các công ty công cộng (public companies). Đa số các công ty cổ phần nổi tiếng là các công ty công cộng. Lưu ý rằng một công ty cổ phần có được nhiều phương án lựa chọn mà các hình thức doanh nghiệp khác không có. Công ty có thể tăng vốn bằng cách bán các cổ phiếu mới cho cổ đông, và có thể trả lại khoản tiền đó bằng cách công bố trả cổ tức. Các cổ đông có thể bỏ phiếu bầu cho một ban lãnh đạo mới, và một công ty cổ phần có thể mua lại một công ty cổ phần khác. 1-3 GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH LÀ AI? Trong cuốn sách này chúng tôi sử dụng thuật ngữ giám đốc tài chính (financial manager) để chỉ tất cả những ai chịu trách nhiệm ra quyết định quan trọng về đầu tư hoặc tạo nguồn tài chính của công ty cổ phần. Tuy nhiên, ngoại trừ ở các công ty nhỏ nhất, không thể có một người duy nhất nào chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định được thảo luận trong cuốn sách này. Trách nhiệm được phân tán khắp công ty. Ban lãnh đạo cấp cao nhất dĩ nhiên liên tục tham gia vào các quyết định tài chính. Tuy nhiên người kỹ sư thiết kế một cơ sở sản xuất mới cũng tham gia vào quyết định: bản thiết kế xác định loại tài sản thực mà công ty cần có. Trưởng phòng tiếp thị chịu trách nhiệm chiến dịch quảng cáo lớn cũng sẽ đưa ra một quyết định đầu tư quan trọng. Chiến dịch này là một khoản đầu tư vào tài sản vô hình mà sẽ mang lại lợi ích bằng cách tăng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Tuy vậy cũng có những giám đốc chuyên về tài chính. Trưởng phòng tài vụ (treasurer) thường là người chịu trách nhiệm trực tiếp nhất về việc tìm kiếm nguồn tài chính, quản lý tài khoản tiền mặt của công ty và chăm lo các mối quan hệ với các ngân hàng và các định chế tài chính khác, và bảo đảm rằng doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ các chứng khoán công ty. Những trách nhiệm điển hình của nhà quản lý ngân quỹ được liệt kê cột bên trái trong Bảng 1-1. Đối với các công ty nhỏ, trưởng phòng tài vụ và giám đốc tài chính có thể là một người duy nhất. Các công ty cổ phần lớn hơn còn có thể có một trưởng phòng kế toán (controller). Cột bên phải trong Bảng 1-1 liệt kê các trách nhiệm điển hình của trưởng phòng kế toán. Lưu ý sự khác nhau giữa hai công việc này. Trưởng phòng tài vụ tìm kiếm và quản lý vốn của công ty. Ngược lại, trưởng phòng kế toán kiểm tra sao cho tiền được sử dụng một cách hiệu quả. Trưởng phòng kế toán quản lý việc hoạch định ngân sách, kế toán và kiểm toán. BẢNG 1-1 Một vài trách nhiệm tiêu biểu của trưởng phòng tài vụ và trưởng phòng kế toán Trưởng phòng tài vụ Trưởng phòng kế toán Quan hệ với ngân hàng Kế toán Quản lý tiền mặt Chuẩn bị các báo cáo tài chính Tìm kiếm nguồn vốn Kiểm toán nội bộ R.A. Breadley; S.C. Myers 6
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? Quản lý tín dụng Chi trả lương Phân phối cổ tức Lưu trữ hồ sơ sổ sách Bảo hiểm Chuẩn bị ngân sách Quản lý các khoản hưu bổng Thuế vụ Ghi chú : Bảng này không thể hiện hết mọi loại công việc mà trưởng phòng tài vụ và trưởng phòng kế toán có thể đảm trách. Các công ty lớn thường bổ nhiệm một giám đốc tài chính (chief fianncial officer - CFO) để giám sát công việc của trưởng phòng tài vụ và trưởng phòng kế toán. CFO tham gia rất nhiều vào việc hoạch định chính sách tài chính và lập kế hoạch của công ty. Thông thường người này sẽ có trách nhiệm quản lý chung ngoài các vấn đề tài chính thuần túy, và cũng có thể là một thành viên trong hội đồng quản trị. Các dự án đầu tư vốn quan trọng bị ràng buộc chặt chẽ với các kế hoạch phát triển sản phẩm, sản xuất, và tiếp thị đến nỗi các giám đốc của các lĩnh vực này đương nhiên tham gia vào việc hoạch định và phân tích các dự án. Nếu công ty có các nhân viên chuyên về hoạch định công ty, họ đương nhiên cũng tham gia vào việc hoạch định vốn. Thông thường thì trưởng phòng tài vụ , trưởng phòng kế toán, hoặc CFO chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát tiến trình hoạch định vốn. Do tầm quan trọng của nhiều vấn đề tài chính, các quyết định cuối cùng thường tùy theo luật pháp hay tập quán sẽ do hội đồng quản trị đưa ra. Ví dụ, chỉ có hội đồng quản trị có quyền lực pháp lý để công bố trả cổ tức hoặc phê chuẩn việc phát hành các chứng khoán rộng rãi cho công chúng. Các hội đồng quản trị thường giao phó quyền ra quyết định đối với các khoản chi tiêu đầu tư cỡ trung bình hoặc nhỏ, nhưng quyền phê chuẩn các khoản đầu tư lớn rất hiếm khi được giao phó cho cấp dưới. 1-4 CÁC ĐỀ TÀI ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG CUỐN SÁCH NÀY Cuốn sách này đầu tiên đề cập đến các quyết định đầu tư, sau đó là các quyết định tạo nguồn tài chính, và cuối cùng là những đề tài mà trong đó các quyết định đầu tư và tạo nguồn tài chính có tác động qua lại và không thể tách rời được. Trong các phần 1, 2 và 3, chúng tôi xem xét các khía cạnh khác nhau của quyết định đầu tư. Vấn đề đầu tiên là làm thế nào để định giácác tài sản, vấn đề thứ 2 là sự liên hệ giữa rủi ro và giá trị, và thứ 3 là quản lý tiến trình đầu tư. Các đề tài này được thảo luận từ Chương 2 đến Chương 12. Mười một chương dành để bàn về vấn đề nghe rất đơn giản “tìm kiếm các tài sản thực có giá trị cao hơn chi phí” có thể là quá nhiều, nhưng vấn đề này trong thực tế không đơn giản chút nào. Chúng ta cần có một lý thuyết về cách thức định giá các tài sản có tuổi thọ dài và rủi ro, và yêu cầu đó đưa chúng ta đến các vấn đề cơ bản về các thị trường tài chính. Ví dụ: ụ Trái phiếu và cổ phiếu công ty được định giá trị như thế nào trên thị trường tài chính? R.A. Breadley; S.C. Myers 7
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? Các nhà đầu tư phải chịu rủi ro gì đối với các chứng khoán công ty? Các rủi ro này có thể được đo lường như thế nào? ế Khi chịu những rủi ro này, các nhà đầu tư muốn được bù đắp bằng những gì? ữ Những nhà đầu tư vào cổ phiếu loại thông thường kỳ vọng nhận được tỉ suất lợi nhuận nào là thỏa đáng? Các quyết định hoạch định vốn và quyết định tạo nguồn tài chính thông minh đòi hỏi phải trả lời những câu hỏi này và các câu hỏi khác liên quan đến cách thức hoạt động của thị trường tài chính. Các quyết định tạo nguồn tài chính được đề cập từ phần 4 đến phần 7. Chúng ta bắt đầu ở Chương 13 với một câu hỏi cơ bản khác về thị trường tài chính: Giá chứng khoán có phản ánh thỏa đáng giá trị các tài sản cơ sở hay không? Câu hỏi này đặc biệt quan trọng vì giám đốc tài chính phải biết các chứng khoán có thể được phát hành với mức giá thỏa đáng hay không. Các chương còn lại trong phần 4 đề cập đến các loại chứng khoán mà các công ty cổ phần sử dụng để huy động vốn và giải thích về việc các chứng khoán này được phát hành như thế nào và khi nào. Phần 5, 6 và 7 tiếp tục phân tích về quyết định tạo nguồn tài chính, bao gồm chính sách cổ tức, chính sách nợ, quản lý rủi ro, và các hình thức khác nhau của nợ vay. Có mấy chục loại công cụ tài chính được mô tả và phân tích, gồm có những trái phiếu không bảo chứng, chứng khoán khả hoán, các hợp đồng cho thuê tài chính, trái phiếu châu Âu (eurobonds), các hợp đồng mua bán chứng khoán giao sau, và nhiều loại công cụ độc đáo khác. Chúng tôi cũng đề cập đến chuyện sẽ xảy ra khi một công ty lâm vào tình trạng khó khăn tài chính do thành quả hoạt động kém cỏi, nợ vay quá nhiều hoặc do cả hai. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ trình bày về việc các vấn đề tạo nguồn tài chính đôi khi ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định hoạch định vốn. Phần 8 giới thiệu việc lập kế hoạch tài chính. Ta không thể đưa ra các quyết định về đầu tư, chính sách cổ tức, chính sách nợ, và các vấn đề tài chính khác một cách độc lập với nhau. Chúng góp phần vào một kế hoạch tài chính tổng thể hợp lý của công ty, một kế hoạch làm tăng giá trị khoản đầu tư của các cổ đông mà vẫn duy trì tính linh hoạt của công ty nhằm tránh tình trạng khó khăn tài chính và nhằm theo đuổi các cơ hội mới và bất ngờ. Phần 9 dành để thảo luận những quyết định về tài sản và nợ ngắn hạn của công ty. Có những chương riêng biệt về ba chủ đề: các kênh vay mượn hoặc đầu tư ngắn hạn, quản lý các tài sản có tính thanh khoản (tiền mặt và các chứng khoán có thể trao đổi mua bán được), và quản lý các khoản phải thu (số tiền mà công ty cho các khách hàng của mình vay mượn). Phần 10 giới thiệu hai vấn đề quan trọng đòi hỏi phải có các quyết định về cả đầu tư và tạo nguồn tài chính. Đầu tiên chúng ta xem xét những trường hợp sáp nhập (merger) và * (acquisition). Sau đó chúng ta xem xét vấn đề quản trị tài chínhquốc tế. Tất cả các vấn đề tài chính khi kinh doanh trong nước cũng có ở nước ngoài, nhưng giám đốc tài chính quốc tế phải đối diện với nhiều vấn đề phức tạp khác xuất phát từ nhiều loại tiền tệ khác nhau, các hệ thống thuế khác nhau, các quy định đặc biệt của các định chế và các chính phủ nước ngoài. Phần 11 là phần kết luận. Phần này cũng bàn về một số vấn đề mà chúng ta không biết về tài chính. Nếu bạn có thể là người đầu tiên giải quyết những rắc rối này, thì hẳn nhiên bạn sẽ trở thành người nổi tiếng. R.A. Breadley; S.C. Myers 8
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? 1-5 TÓM TẮT Trong chương 2 chúng tôi sẽ bắt đầu với những khái niệm cơ bản nhất trong việc định giá tài sản. Tuy nhiên hãy để chúng tôi sẽ tóm lược các điểm chính trong chương giới thiệu này. Một doanh nghiệp có thể được tổ chức bằng một trong nhiều dạng. Ví dụ, nó có thể thuộc sở hữu của một tư doanh, người sẽ chịu mọi chi phí và giữ toàn bộ lợi nhuận, hoặc hoặc một số cộng sự kinh doanh sẽ kết hợp lại để thành lập một đơn vị hợp doanh. Các doanh nghiệp lớn hơn thường được tổ chức dưới dạng các công ty cổ phần. Công ty cổ phần khác với hình thức tư doanh và hợp doanh ở nhiều điểm quan trọng: Thứ nhất, về mặt pháp lý, các công ty cổ phần tách biệt với những người chủ của chúng, và công ty phải đóng thuế của chính mình. Thứ hai, khác với hình thức tư doanh và hợp doanh, các công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn, điều này có nghĩa là các cổ đông không thể bị quy trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Thứ ba, những người chủ của công ty thường không phải là người điều hành công ty. Công việc chung của giám đốc tài chính có thể được chia thành: (1) quyết định đầu tư, hay quyết định hoạch định vốn, và (2) quyết định tạo nguồn tài chính. Nói cách khác, công ty phải quyết định: (1) đầu tư bao nhiêu và đầu tư vào tài sản nào, và (2) làm sao để huy động đủ tiền. Mục tiêu là tăng giá trị của phần tiền mà các cổ đông góp vào công ty. Một lời khuyên cuối cùng: Trong các công ty nhỏ thường chỉ có một giám đốc tài chính duy nhất. Tuy nhiên, công ty lớn hơn thường có một trưởng phòng tài vụ và một trưởng phòng kế toán. Công việc của trưởng phòng tài vụ là tìm kiếm và quản lý nguồn tài chính của công ty. Ngược lại, công việc của trưởng phòng kế toán là kiểm tra việc sử dụng tiền một cách đúng đắn. Trong các công ty lớn cũng có thể có một phó chủ tịch phụ trách tài chính đóng vai trò một trưởng ban quản trị tài chính của công ty. Tất nhiên tất cả các giám đốc chứ không phải chỉ các chuyên viên tài chính mới đối mặt với các vấn đề tài chính. Trong cuốn sách này chúng tôi sẽ sử dụng cụm từ giám đốc tài chính (financial manager) để chỉ bất cứ ai đương đầu với các quyết định tạo nguồn tài chính và đầu tư của công ty. Các giám đốc tài chính hàng ngày đọc The Wall Street Journal, The Financial Times. Bạn cũng nên đọc các tạo chí này. Tờ The Financial Times được xuất bản tại Anh, nhưng cũng có một ấn phẩm tại Bắc Mỹ. Tờ The New York Times và các tờ báo của một vài thành phố lớn khác cũng có các mục về thương mại và tài chính rất tốt, tuy nhiên không thể thay thế được The Wall Street Journal, hay The Financial Times. Các mục về thương mại và tài chính của các nhật báo địa phương Mỹ, ngoại trừ các tin tức địa phương, còn lại hầu như không có giá trị đối với các giám đốc tài chính chuyên nghiệp. Có rất nhiều tạp chí chuyên về tài chính và quản lý tài chính. Những tạp chí bao gồm Euromoney, Corporate Finance, Journal of Applied Corporate Finance, Risk, và CFO Magazine. Danh sách này không nêu các tạp chí nghiên cứu như Journal of Finance, Journal of Financial Economics, và Financial Management. Những chương tiếp theo sẽ cung cấp những tư liệu tham khảo chuyên môn cho nghiên cứu có liên quan. R.A. Breadley; S.C. Myers 9
- Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích taøi chính Nguyeân lyù taøi chính coâng ty Nieân khoùa 20032004 Baøi ñoïc Ch1: Taïi sao taøi chính laïi coù yù nghóa quan troïng? R.A. Breadley; S.C. Myers 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích các báo cáo tài chính công ty
23 p | 2356 | 1081
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Nguyên lý kế toán - Các nguyên tắc căn bản của kế toán
5 p | 1830 | 855
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Phương pháp phân tích - Phân tích các báo cáo tài chính
19 p | 1154 | 776
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Phân tích tài chính - Lợi nhuận, rủi ro và danh mục đầu tư
14 p | 1730 | 595
-
Chương trinh giảng dạy Kinh tế FULBRIGHT tại Đại học Kinh tế TPHCM ( Với sự hợp tác của Trường Harva
36 p | 1142 | 253
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
17 p | 418 | 211
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2007-2008 - Phân tích Tài Chính
30 p | 367 | 142
-
Chương trình Giảng dạy của Kinh tế Fulbright
33 p | 209 | 76
-
Bài giảng Phân tích tài chính – chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
47 p | 282 | 48
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright MPP4, 2011-2013Phân tích tài chínhBài 7 &
21 p | 115 | 20
-
Bài giảng Hệ thống tài chính Việt Nam
24 p | 217 | 17
-
Góc nhìn chuyên gia về CPI giảm
3 p | 76 | 11
-
Bài giảng 4: Tự do hóa tài khoản vốn (Học kì hè 2015) - Đỗ Thiên Anh Tuấn
63 p | 123 | 9
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-07 Phân tích Tài chính Bài
6 p | 264 | 8
-
Bài giảng Bài 11: Tái cấu trúc hệ thống tài chính và lựa chọn mô hình giám sát tài chính - Trần Thị Quế Giang
68 p | 138 | 8
-
Bài giảng Tài chính công địa phương
17 p | 117 | 7
-
Bài giảng 5: Tiền - Ngân hàng và vai trò ngân hàng trung ương (Học kỳ Thu 2014-2015) - Đỗ Thiên Anh Tuấn
54 p | 94 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn