intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cú pháp tiếng Anh - Tiếng Việt và ngôn ngữ học đối chiếu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

27
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Ngôn ngữ học đối chiếu cú pháp tiếng Anh - Tiếng Việt" Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Cơ sở lí luận của ngôn ngữ học đối chiếu; Động ngữ theo quan điểm các trường phái; Nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp của động từ và động ngữ;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cú pháp tiếng Anh - Tiếng Việt và ngôn ngữ học đối chiếu: Phần 1

  1. ĐẠI HỌC Q U Ố C GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HÀ NỘI TRẦN HỮU MẠNH I CÚPHÁP1ÊNGANH-IÊNGVIỆT I
  2. ĐAI HOC QUỐC (ỈIA HÀ NÒI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HÀ NỘI • • • • TRÁN HỮU MẠNH NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHlếu CÚ PHÁP TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT m NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  3. LÒI NÓI ĐẨU Trước hết, chúng tôi xin nói về ý tướng về một lí luận có liên quan đỗn Ngôn ngữ học đối chiếu: Phải chăng Ngôn ngữ học đối chiếu đã lỗi thời không còn thích hợp trong điểu kiện học Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh hiện nay (khi mà khối lượng thông tin bằng tiếng Anh đang tràn ngập trên thê giới, trong khu vực và cả trong nước)? Theo ý kiến chúng tôi, lĩnh vực của Ngôn ngữ học đối chiếu, những vấn đề mà nó tập trung giải quyết trong nhừng năm gần đây à Việt Nam rõ ràng đã đem đến những kết quả rất thiết thực. Chí tính riêng từ năm 2000 trở lại đây, hàng chục nghiên cứu sinh, dưới sự hướng dẫn của các nhà ngôn ngữ học có tên tuổi, đã thực hiện thành công các luận án tiến sĩ và đạt kết quầ xuất sắc dựa trên các địa hạt của phân tích đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt tại các hội đồng ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân v.ìn và Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Viện Ngôn ngữ, v.v... Rõ ràng Ngôn ngữ học đối chiếu, đặc biệt Ngôn ngữ đối chiếu Anh - Việt đã có ý nghĩa rất quan trọng về cả lí luận và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng việc dạy vá học Ngoại ngữ ở bậc đại học và phổ thông ở Việt Nam và cả trong việc làm phong phú thêm kho tàng lí luận vể dịch thuật giữa tiếng Anh vá tiếng Việt. Trên thế giới, nhiều nhà ngôn ngữ học và đặc biệt các nhà gtáo học luận mà ngôn ngữ gốc là tiếng Anh (các nhà giáo học pháp có bản ngữ là tiếng Anh đang thực hiện sứ mệnh nâng cao hiệu quả việc phố biến ngôn ngữ và văn hoá Anh cho các quốc gia khác) đã đi từ việc phân tích đối chiếu Anh ngữ với các ngôn ngữ khác sang lĩnh vực rất lí thú là Mĩ từ pháp (hay Tu từ học) đối chiếu (Contrastive Rhetoric) giữa tiếng Anh và các ngôn ngữ Đông phương như tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, v.v... Có thể kể tên các nhà ngôn ngữ học - phương pháp luận này như Kaplan, Connor, Blum - Kulka, Thomas, Wierzbicka, v.v... với các ấn phẩm có liên quan đến Mĩ từ pháp đối 3
  4. chiếu và Ngữ dụng học đã đóng góp tiếng nói cho việc nâng cao hit’ll quả của việc dạy diễn đạt nói và viết cho những sinh viên mà ngôn ngĩf gốc của họ là thuộc các ngôn ngữ phương Đông. Một thực tế phải kể đến là nhu cầu học tiếng Anh ớ Việt Nam ờ cả các trường trung học phổ thông (cả bậc sơ trung và cao trung) và nhất là ờ các trường đại học là rất lớn. Số lượng người hiện đang có nhu cầu học thực sự đáng kể: hàng chục triệu người, kể cả các trí thức tầm cỡ của đất nước. Song, một điểu đáng tiếc là số lượng người có thể sứ dụng tiếng Anh một cách hữu hiệu, thiết thực phục vụ nhu cầu giao tiếp và trao đổi về chuyên môn - học thuật còn rất hạn chế. Không phải tất cả nhữhg người Việt Nam học tiếng Anh đều có thể có điểu kiện đi du học ở Anh, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Canada, Ấn Độ... Có thể nói chắc chắn là người Việt Nam, các thế hệ trí thức hiện hữu tại đất nước mình đều có nhu cầu giao tiếp với người bản ngữ tiếng Anh và nhữtig bạn đồng nghiệp người nước ngoài biết tiếng Anh. Đây là một nhu cầu rất lớn. Bên cạnh đó là nhu cầu vể dịch thuật: dịch Anh - Việt và dịch Việt - Anh. Ngoài ra, quan hệ giao thương, nhu cầu trao đối thông tin và cả kinh nghiệm giáo dục đào tạo ở bậc Phổ thông và Đại học với các nước trong khu vực và thế giới nói chung đều rất bức thiết. Tất cả đều nhằm một định hướng quan trọng: giao tiếp bằng Anh ngữ với bạn bè trên thế giới. Trong điều kiện ở Việt Nam, với thực tiễn là hàng chục triộu người thuộc diện lớn tuổi (adult learners) chite có điều kiện rộng rãi tiếp xúc hàng ngày với tiếng Anh và chưấcó đủ khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo, có hiệu quả, theo ý kiến chúng tôi, việc xúc tiến công trinh nghiên cứu đối chiếu cú pháp Anh - Việt sẽ hướng tới việc tìm ra phương hướng giải quyết tối ưu giúp người Việt Nam (ở độ tuổi ba bốn năm mươi trở lên) có thể học và sử dụng tiếng Anh với hiệu quả cao nhất. Chúng tôi, với vốn kinh nghiệm đã sử dụng tiếng Anh trong suốt bốn thập kỉ qua, mong muốn thực hiện chuyên khảo này phần nào cho người học tiếng Anh đạt được mong muốn của mình: sử dụng tiếng Anh môt cách thuần thục, nhuần nhuyễn theo nhu cầu nghề nghiệp của mình. Vậy vấn để đặt ra đối với nội dung của chuyên khảo này: Tập trung vào phân tích đối chiếu những gì? Tất nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất, công trình của chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu một phần của cấu trúc 4
  5. n
  6. ngoài nói tiếng Anh muốn đi sâu nghiên CÍÍU tiếng Việt) mà còn phục Vụ cho nhữhg người quan tâm nghiên cứu những vấn đề vể hai ngôn ngữ này. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến nhữtìg trí thức, học giả người Việt Nam muốn tìm hiểu và sử dụng tiếng Anh một cách hữu hiệu, vượt qua được các rào cản ngôn ngữ, đi sâu hiểu đúng những nét tinh tê của các văn bản chuyên môn tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn của họ, mong muốn họ sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả hơn. Vận đụnt} kinh nghiệm bản thân, qua tìm hiểu trong các sách, báo và các chuyên khảo mới nhất trong làng ngôn ngữ học Việt Nam và thế giới, chúng tôi đã đưa ra những kết luận cơ bản của mình về các vấn đề cần quan tâm. Đồng thời, qua đây, chúng tôi muốn bày tỏ hy vọng sẻ đi sâu hơn vào nhữhg vấn để thiết thực khác thuộc các lĩnh vực về cấu trúc của đoạn văn và các loại văn bản trong một công trình khác. Trong khi trình bày vấn đề, chúng tôi chắc không tránh khói các lồi và các sơ suất lớn nhỏ trong cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ. Kính mong độc giả lượng thứ. Xin trân trọng cám ơn. Tác giả của chuyên khảo PGS. Trần Hừu Mạnh Đại học Quốc gia Hà Nội 6
  7. LÒI G IÓ I THIỆU \ ái (liỉK n ă m d ã t r ô i q u a . s a n nlìữiii> cônịỊ trình có giá t r ị k h ớ i cldii, N íịôii iiíịữ học dổi cliiêh ờ lìước ta dã có được sự tliam íỊÌa của klìu nhiều tác Ịịiã, kịp thời phục VII cho cóng tức nghiên cứu và giáng dạy Ngoại niỊữ trong mối liên hệ với Bán HIỊỮ. Tuy nhiên, những loại í/í' till HỊịhiún cửu trong chuyên luận này tliì hãy còn thiêu. Cuốn sách này hi vọng lủ một sự bù đắp cho thiêu hụt đó. Nó tiếp tục pliát triển tư duy và kinh niỊltiệm cùa các nghiên cứu (lối chiếu ngôn ngữ liiện hữu. Tác giá aliiỊỊ dã dày CÔIIỊÌ thám nhập thực tế trong việc ỊỊÌóniỊ dạy cúc chuyên (lé vê Anil ngữ học, Ngôn lìgữ học, cập nhật htìá nội c/mu> nliữnịíỊ vấn (lề cú pháp học SOI1ỊỊ ngữ đang hướng tới trong thời diem hiện may. Trên tinli thán í/ó, tòi thiết nghĩ sách này chắc chắn ( ó V niỊhĩa về mật lí luận và thực tiền ở nước ta liiện nay. Nó cũng the hiện nli ặn tliức về vấn (lé này từ một chuyên ỊỊÍa giàu kinli nghiệm thuộc lĩnh vực đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ ở Đại học Quốc lỊÍíi /là NỘI'. Chúng lôi li IH hộ những vân (lề mà các tác gi li quan tâm lựa > (lion trong nội chilli* mô tá bức tranli cú pháp đ ể đối cliiếu (bao gồm ( ác Đoán ngữ và Cáu). Theo dó, các nội dung này dã được triển Uuii lõi. ClỉúnỊỊ tôi cho rằiìiỊ các giới thiệu trong nội dung sách có línli thời s ự và tínlì thực tiễn. Sách này thể hiện được cúc kết quá mò íá (lòi chiến cú pliáp trên cà liai bậc cụm từ và câu. Trong tập ( huyên luận n à \ (qua các mò hí, phân tích, bàn luận), tác ịỊÍti dã (lụiìỊỊ công trong công việc lựa chọn và biên soạn kiến thức theo litiớiiiỊ su p h ạ m troiiiỊ những nám ẹẩn đây. Nó cũnfỉ góp phần làm rõ mục liêu ửiĩíỊ (lụiHỊ ( lia các vấn (lê dược chọn I U nhảm xứ l i những khiu cạnh (la dạng cùa thực tê cú pháp trong nghiên cứu đối chiếu Anli - \ 'iệt 1
  8. Tác giã, trong khi soạn thảo, dã cở gắng bám sát quan (licm co' bán vê lí luận ngôn ngữ trong địa hạt dôi chiếu và hoạch (lịnh ílươc một quan niệm cụ th ể clio riêng tnìnli trong nội dung cú pháp liếng Anh, qua đó, có tlĩểnhận diện dược một cái killing xác (lịnh nùi tác íịiá mong muốn tiến hành đối chiếu trong khuôn khổ của vấn dê này. Các thông tin thiết yếu cho tìtĩìg nội dung cụ th ể dược dưa rư là những phân tích khá cụ thê và chì tiết. Tác giơ dã có dược ý kiên riêng trong hấu hết các sự lựa chọn (lói chiếu. Các ví dụ dưa ra đ ể biện minli và gicíi tliích trong nliữiiíỊ nội dung đề cập là có cơ sở và có tác dụng tốt trong sự Itổ trợ cho việc hiểu các quan điểm cơ bủn của chuyên luận. Tuy còn ở dạng SO íliào ' n h ư n g t h i ế t n g h ĩ đ â y l à m ộ t t à i l i ệ u t ố t v à b ô í c h II O IHỊ đ ị a h ụ t lì à y . Chúng tỏi cũng hoan nghênh bước đi vù cách làm Ciici clinycn luận. Nó dã th ế hiện được tính kê thừa và phát triển những kinh nghiệm cùa giới nghiên cứu đổi chiếu ngôn ngữ ở nước tu troniỊ khi theo dõi vấn đê này. Công trìnli, nliìn chung, đã dược tliực hiện một cách hệ tliấng và có cơ sớ Ngôn ngữ học. Sách này, theo chúng tói, là một tập tài liệu tương đối đầy dỉí, cỏ nội dung và có quy cách rõ rủiiịỊ, có đÓMỊ IỊÓp cho việc nghiên cứu và tư vấn chuyên ngành. Với những kết quả mà tác giá chuyên luận (tã giới thiệu, clìiuiỊỊ tôi thiết nghĩ rằng sách này đã thực hiện tốt các mục tiêu dê ra. Chúng tôi trán trọng nlìững V định tốt đẹp cùng những cơ ỊỊắng mà tác giả the hiện trong công trình và xin giới thiệu sách với Nlia Mtiít bán và với bạn đọc. Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2007 GS. Đinh Văn ỉ)ức Khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội 8
  9. LÒI CÁM ƠN Vronií quá trình chắt lọc những V tưởng từ những tài liệu sách báo tluun kháo đế cấu tạo nên chuyên kháo này. chúng tôi đã thường .xuyên nhận được những ý kiên động viên, tư ván và góp ý chân thành tư các ban đổng nghiệp: . Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Vãn Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội V Nhân vãn - Đại học Quốc gia Hà Nội. I I. Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyền Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại họe Ngoại nsữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Phó Giáo sư. Tiên sĩ Võ Đại Quang, Trưởng Phòng Quán lí Kho; họe - Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. 4 Giáo sư. Tiến sĩ Diệp Quang Ban. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. -. Tác giá chuyên kháo xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các vị giáo sư kê trên. Chúng tôi cùng xin chuyển những lời cám ơn nồng nhiệt tới quý vị giio SƯ phó giáo sư tiến sĩ vì sự úng hộ chân thành cúa các bạn. CiS , TSKH Lý Toàn Tháng, PGS TS Nguyễn Quang, PGS TS Lê Hùng Ti en PGS TS Hoàng Văn Ván, PGS TS Vũ Ngọc Tú, PGS TS Phan Vãn Quế. PCS TS Nguyễn Vãn Độ, TS Hà cẩm Tâm, TS Nguyễn Xuân Thơm, TS Phạm Đăng Bình, PGS TS Nguyễn Văn Hiệp. Chúng tôi cũng rất biết cm Ban Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ và Văn lioú Anh Mỹ: TS Tô Thu Hương. TS Đỗ Tuấn Minh. NCS Hoàng Xuân- I loa đã úng hộ thiết thực cho việc xuất bản cuốn sách này. Chúng tôi (tỏng thời bày tó lời cám ơn chân thành đến TS Vũ Quốc Thái. Phó Phòng Dào tạo và Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội (tã giúp dữ rất nhiệt tình cho việc làm thú tục đặc biệt việc cung cấp phán lớn tii chính cho việc xuất bán chuyên kháo này. 9
  10. Về mặt học thuật, chúng tôi vô cùng cảm tạ các tác giá cuốn sách chuyên kháo và sách nghiên cứu Ngôn ngữ và khoa học: Diệp Quang Ban (2005), Cao Xuân Hạo (1998 và 2001). Đinh Vãn Đức (2001). Nguyễn Phú Phong (2002), Nguyễn Tài cấ n (1999), Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1997 và 2001). Nguyễn Hoà (2006), Nguyễn Quang (2004). Đồng thời chúng tôi cũng rất cám ơn các tác giả sách Anh ngữ (tã cung cấp cho chúng tôi những ý tướng và tư liệu quý báu đê xây dựng các luận điểm cơ bản cho công trình đối chiếu Anh - Việt này, bao gồm: Quirk R, Greebbaum s. Leech G, and Svartvik J. (1973) và (1985) Greenbaum s (1996), Chomsky. N (1965 & 1986), Halliđays M.A.K (1994) và (+Mathiessen - 2004), Taylor J (2002). Chúng tôi xin cám ơn Nhà xuất bán Đại học Quốc gia Hà Nội dà tạo điều kiện cho chuyên khảo này được đến tay bạn đọc. Sau kết, và không thê’ thiếu, xin cảm ơn các thành viên trong gia đình tôi, đặc biệt vợ và các con gái tôi là Nguyễn Thị Phúc, Trần Thị Thu Thuý và Trần Thị Thanh Vân đã tạo điều kiện vật chất và tinh thán quý báu cho sự ra đời của cuốn sách. Ngày 10 tháng 10 năm 2007 T ' _ * ‘í ác gia PGS.TS. Trần Hữu Mạnh 10
  11. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Lời giới thiệu 7 Lời cám ơn 9 Dn luận: Cư sở lí luận của ngỏn ngữ học đòi chiếu 15 1. Những đặc trưng cơ bán cùa ngôn ngữ 15 2. Những nét phổ quát của ngôn ngữ 18 3. Câu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ 22 4. Tổng quan về Ngôn ngữ học đôi chiếu 28 5. Quan hệ liên môn: Phân tích đôi chiếu và vãn hoá học 37 6. Khái luận về phân tích đói chiếu Anh - Việt 45 7. Tiếu kết 48 PỈẨN I : PHÂN TÍC H ĐỔI C H IÊ lỉ ĐỘNG NGỮ ANH • VIỆ T Dân nhập 53 Chương 1: Động ngff theo quan điểm các trường phái 56 1.1. Quan điểm của ngữ pháp truyền thông về động ngữ 56 1.2. Động ngữ trong Ngữ pháp Câu trúc luận (structural grammar) 63 1.3. Động ngữ trong ngừ pháp tạo sinh - biến đổi (Transformational Generative Grammar) 66 1.4. Động ngữ trong ngữ pháp Chức năng - Hệ thống 72 1.5. Tiêu kết chương I 74 (hurơng 2: Nghiên cứu đặc điếm ngữ pháp của động từ và động ngữ 75 2.1. Động từ và động ngữ trong các sách ngữ pháp tiếng Anh mới xuất bản 75 11
  12. 2.2. Cách phân loại cơ bán động từ tiếng Anh: Động từ chính (lexical verbs) và trợ động từ (auxiliary verbs) 81 2.3. Trợ động từ 83 2.4. Động từ chính: Năm hình thái cơ bán 89 2.5. Các phạm trù ngữ pháp của động từ: Thì- Thế - Dạng - Thức 97 2.6. Phân loại động ngữ tiếng Anh 111 2.7. Động ngữ tiếng Việt II5 2.8. Đặc điểm cú pháp của động ngữ Anh-Việt 122 2.9. Tiểu kết sự giông nhau và khác nhau giữa động ngữ tiếng Anh và tiếng Việt 148 2.10. Công thức tống quát về động ngữ tiếng Anh và động ngữ tiếng Việt 153 Chương 3: Nghiên cứu động ngữ về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng và liên kết văn bản (đối chiếu Anh-Việt) 155 3.1. Về ngữ nghĩa của động ngữ 155 3.2. Động ngữ dưới góc độ ngữ dụng học 169 3.3. Động ngữ và liên kết văn bản 1so 3.4. Tiểu kết chương 3 185 Kết luận (Phần I) 187 1. Các nội dung chính đã bàn đến trong chuyên kháo i 87 2. Những gợi mở cho hướng nghiên cứu tiếp theo 189 PHẦN I I : PHẢN TÍCH Đ ố i CHIẾU DANH NGỮ ANH - VIỆT Dẫn nhập 193 Chương 1: Cấu trúc ngữ pháp ngữ nghĩa của danh ngữ và vấn đề danh hoá trong tiêng Anh và tiếng Việt 198 1.1. Đặt vân đề 198 1.2. Nghiên cứu cấu trúc danh ngữ theo các quan điếm ngữ pháp 199 1.3. Ọuan điểm tổng hợp mới nhất về danh ngữ 205 1.4. Danh ngữ dưới góc độ ngữ nghĩa học và ngữ dụng học 226 1.5. Hiện tượng danh hoá trong tiếng Anh và tiếng Việt 231 1.5. Tiếu kết chương 1 233 12
  13. Chương 2: Oanh ngữ và cãu trúc thông tin cùa câu 235 2 1 Dặt vấn đề 235 2 2. Danh ngữ và cấu true till’ll điểm (Focus structure) 236 2.3. Các kiểu tiêu điểm (Focus types): Tiêu điểm rộng và tiêu điểm hẹp 243 2.4. Mã hoá về mặt hình thái - cú pháp của cấu tnỉc tiêu điểm 246 2.5. Hình thức thể hiện cấu trúc tiêu điểm. (Quan hệ danh ngữ với các thành tỏ của câu) 247 2.6. Cấu trúc tiêu điểm và phạm vi phù định và định lượng hoá 253 2.7. Tiểu kết chương 2 258 Chương 3: Lý luán ứng dung vào thực tiễn 259 Ap dụng cách phân tích đanh ngữ vào các vãn bản cụ thể 259 3.1. Vãn bản 1 259 3.2. Vàn bản 2 268 3.3. Vàn bản 3 276 3.4. Vàn bản 4 283 3.5. Tiổu kết chương 3 292 Kết luận phần II 294 1. Tóm tắt nội dung chính của phần II chuyên luận 294 2. Những gợi mở về hướng nghiên cứu tiếp 298 PHẦN I I I : PHÀN TÍCH ĐỐI CHlẾU CÁU TIẾNG a n h v à t iế n g V lỆ t TRÊN CÁC BÌNH DIỆN c ú PHÁP - NGỮ NGHĨA - NGỮ dụng Dần nhập 301 Chương 1: Câu trong tiếng Anh 309 1.1. Những quan điếm vé câu qua các trường phái Ngữ pháp (của các nhà Anh ngữ học) 309 1 2. Câu đơn - Các đặc điểm cú pháp của các thành tố của câu 321 1.3. Sự tương hợp giữa các thành tố của câu 336 1.4. Phủ định 344 13
  14. 1.5. Các kiểu câu và chức năng diển ngôn 356 1.6. Câu (= Phát ngôn) trong giao tiếp 375 1.7. Ngôn ngữ quảng cáo, tiêu đề 378 Chương 2: Đối chiếu câu tiếng Anh và câu tiếng Việt 381 2.1. Quan điểm của giới Việt ngữ học về cãu tiếng Việt 381 2.2. Về các mẫư câu cơ bản 388 2.3. Về các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa cúa các thành tô s, o, c và A 394 2.4. Đôl chiếu việc sử dụng phủ định trong câu tiếng Anh và tiếng Việt 400 2.5. Thức: Phạm trù cú pháp của câu 407 2.6. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn 426 Kết luận phần III 428 1. Những nét giống nhau chủ yếu 428 2. Những nét khác nhau cơ bản 429 3. Những gợi mở về hướng nghiên cứu tiếp 430 Phụ lục: Phân tích lỗi 431 Lỗi về sử dụng danh ngữ tiếng Anh của sinh viên Việt Nam trong văn bản dịch 442 Lỗi về sử dụng đanh ngữ tiếng Anh của sinh viên Việt Nam trong một sô' vãn bản viết (diễn đạt viết) 442 Tài liệu tham khảo 457 14
  15. DẪN LUẬN: Cơ SỎ LÍ LUẬN CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐÓI CHIẾU Từ trước đến nay, các nhà ngôn ngữ học nói chung, nhiều nhà Anh ngữ học và Việt ngữ học nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu nêu bật những đặc trưng cơ bản cúa ngôn ngữ. giải quvết các vấn đê chính về môi quan hộ ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ và sự tự xác nhận cũng như về tính phổ quát cùa ngôn ngữ. Ỏ đây, chúng tôi xin tập trung nêu những luận điểm mới nhất của Chomsky (1968 - 2004), Crystal (1992). Finegan (2004). Halliday (1994 - 2004), Homes (2001), Taylor (2002). Cao Xuân Hạo (1998), Cook (1988). 1. NHỬNG ĐẶC TRƯNG c ơ BẢN CỦA NGÔN NGỮ 1.1. Ngôn ngữ và tư duy N. Chomsky (1968) trong Language and Miiìd (Ngôn ngữ và Tư duy) nêu lên các luận điếm một người khi thụ đắc kiến thức ngôn ngữ là đã nội tại hoá một hệ thông các quy tắc có liên quan đến âm và nghĩa theo một cách cụ thê nhất định. Nhà ngôn ngữ học thiết kế ngữ pháp của một ngôn ngữ dựa trên thực tế để xuất ra một giả thuyết có liên quan đến hệ thống đã đuợc nội tại hoá này. (Dẫn theo Hedge (ed) l ‘)83. Reading in Language and Communication fo r Teachers. Longman) d r.47). "Rõ ràng, tri thức về ngôn ngữ - hệ thống các quy tắc đã được nội tại hoá - chi là một trong các nhân tố quyết định cách thức sử dụng hay thông hiểu một phát ngôn theo một cánh huống nhất định (Sđd, tr.48). "Kiến thức ngôn ngữ bao hàm khả năng lắp đặt cấu trúc sâu và cấu trúc bề mặt cho một tấm vô hạn các câu, liên kết các cấu trúc này một cách thích hợp, và gắn kết sự thông hiểu vể mặt ngữ nghĩa và sự 15
  16. thông hiếu ngữ âm vào các kết cấu bé sâu và bề mặt song hành vói nhau. Việc vạch ra bán chất ngữ pháp xem ra là hoàn toàn chính xác với tư cách là sự tiếp cận ban đầu hướng tới sự đặc tnrng hoá vè kiến thức ngôn ngữ (Sđd, tr5 1). D.Crystal (1992) trong The Cambridge Encyclopedia o f Language (Bách khoa thư ngôn ngữcủd Đại học Cambridge) (tr. 14) coi ngôn ngữ và tư duy là phụ thuộc lẫn nhau, có nghĩa là công nhận rằng ngôn ngữ là bộ phận hợp thức (regular) của quá trình tư duy, đổng thời công nhận rằng chúng ta phải suy nghĩ/ tư duy để tiến tới hiểu ngôn ngữ.... Vấn đề không phải là khái niệm nào xuất hiện trước (là tiền để cúa) khái niệm kia mà chính là cả hai khái niệm đều là trọng yếu nêu chúng ta phải đi sâu giải thích hoạt động cúa chúng. Thêm một lần nữa, người ta đã tìm ra các ẩn dụ đế thể hiện quan điếm của mình. Ngồn ngữ đã được ví như cửa vòm của một đường hầm và tư duy chính là đường hầm đó. Nhưng chính cái cấu trúc phức hợp và chức năng cùa ngôn ngữ lại phủ nhận (defies) những kiêu suy luận đơn giản như vậy. Halliday (1994) An Introduction to Functional Grammar (Dẫn luận Ngữ pháp chức năng) trong bản dịch của Hoàng Văn Vân (tr.31-32 bản địch) nêu rõ: "Ngôn ngữ đã tiến hoá để thoả mãn các nhu cầu cùa con người, và liên quan đến các nhu cầu này, các phương thức mà nó được tổ chức là chức năng - nó không phải là võ đoán". Theo Halliday và Matthiessen (2004), những khái niệm cơ bàn cho việc nghiên cứu ngôn ngữ loài người nói chung bao gồm: Trước hết, ngôn ngữ được tham chiếu từ các góc độ sau đây: (a) Ngôn ngữ như là một văn bản và như là một hệ thống. (b) Ngôn ngữ bao gồm hệ thống âm, chữ viết và việc sử dụng từ ngữ (wording). (c) Ngôn ngữ là một kết cấu bao gồm các sự cấu hình từ các hộ phận (các đơn vị ngôn ngữ). d. Ngôn ngữ là một cội nguồn - bao gồm các sự lựa chọn giữa các giải pháp (alternatives). Đây chính là một số trong nhiều các dáng vẻ thê hiện khác nhau trong đó một ngôn ngữ tự thể hiện mình khi chúng ta bắt đầu khám 16
  17. phá xem xét ngữ pháp cùa ngôn ngữ đó theo các khái niệm chức năng, có nghĩa là theo luận điểm về các thức nó tạo ra và diễn đạt ý nghĩa ni chunsi (xem Halliday & Matthiessen 2004: sđd tr. 19). Nhiều nhà ngôn ngữ học (những người không hoàn toàn chấp nhận học thuyết phán quyết ngôn ngữ học của Sapir-Whorf) quan niệm: Ngón ngữ có thê khỏng quyết định cách thức tư duy của con người, nhưng rõ ràng nó ánh hướng đến cách Ihức ta không nhận thức (perceive) và ghi nhớ. và nó tác động đến mức độ dễ dàng thoải mái cua việc thực thi các nhiệm vụ về mặt linh thần (mental tasks). Người ta thường thấy dễ dàng hồi tướng lại các sự việc hơn nếu có tương ứng trực tiếp với các từ đã sẵn có trong ngôn ngữ của họ (xem thêm Sapir - Whorf tr.412, dẫn theo trang 15 cúa Bách khoa thư... sđd). 1.2. Ngôn ngữ và sự xác định (identity) Cũng theo Bách khoa thư của Crystal (1992), ngôn ngữ có môi quan hệ đa dạng với nhiều phương diện (faces) của sự tự xác định cùa bán thân chúng ta khi chúng ta giao tiếp với thành viên khác của cộng đồng ngôn ngữ: những đặc điểm nhận biết về mặt vật chất, tâm lí - với những yếu tô' như tuổi tác, giới tính, vóc dáng, tư chất, cá tính và trí tuệ (intelligence). Tiếp đó là các cứ liệu về mặt ngôn ngữ học và các vấn đe xung quanh xuất phát điếm (background) về địa lí những đặc điểm, giọng nói của vùng (regional accent) và vốn lừ vựng của phương ngữ. Bẽn cạnh đó còn có sự bộc lộ về mặt sắc tộc (ethnic) và quốc gia, dân tộc (national): các vấn đề ngôn ngữ của dân tộc thiểu số, cũng như thể hiện về mặt xã hội sự xác định vể mặt ngôn cảnh, về mặt văn phong và ván học (sđd: 17). Theo quan niệm của nhà Việt ngữ học nổi tiếng, Cao Xuân Hạo (1998: 9 10): "Ngôn ngĩr của loài người có những sự tương đồng rất cơ bản, vì cách con người tri giác và nhận thức thế giới, và từ đó là cách họ tư duy về cái thê giới ấy, về cơ bản chí có một, cho nên những điều họ c.in nói với nhau, những ý nghĩa mà họ cần biểu đạt - tức cái mặt sở biểu của ngôn ngữ - đâu đâu cũng chi là một. Nhưng những phương tiện mà mỗi ngôn ngữ dùng đê diễn đạt cái sở biểu ấy có thể rất khác ĐAI H O C Q U Ở C GIA HA N Ọ í Ị TRUNG ĨÂM THÒNG TIN ĨHƯ VIÊN 17 L O / 10^0
  18. nhau - tuy không khác nhau đến mức như đã có thòi Sapir và Whorl từng nghĩ, nhưng quả thật là một cách khó naờ tới nhơ Boas xưa kia (tã từng cánh báo”. Và những sự khác nhau quan trọng nhất đều nằm trong lĩnh vục cua ngữ pháp - lĩnh vực cúa những quy tác bát buộc một số niíôn ngữ phái diễn đạt những ý nghĩa mà một sô ngôn ngữ khác khỏnạ cần phái diễn đạt khi không có những vêu cầu bức thiết cúa sự giao tiếp (tức là sự tự xác định của tham thoại - co-locutor - TG). Trên đây là những quan điểm có tính chất lí luận có liên quan đòn những đặc trưng cơ bán của ngổn ngữ. 2. NHỮNG NÉT PH ổ QUÁT CỦA NGÔN NGỮ 2.1. Khái niệm chung Theo Finegan (2004) trong cuốn Language: its structure and use (Ngôn ngữ: cấu trúc và sử dụng nsôn ngữ)... Những nét phố quát của ngôn ngữ xác định điều có thê xảy ra (possible) và điều không tướng (không thể xảy ra) trong cấu trúc ngôn ngữ (tr.224). Những nét phổ quát này rất quan trọng đối với việc hiếu biết về nào người (brain) và những nguyên tắc chi phối sự giao tiếp liên nhíin trong mọi nền vãn hoá. Khi xác định các nét phổ quát cúa ngôn ngữ. các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã tỏ rõ sự thận trọng bởi lẽ cho đến nay mới chi có thể miêu tả đầy đủ một số ngôn ngữ nhất định vù rõ ràng không thể áp đặt những điều đã biết cho ngôn ngữ này cho một ngôn ngữ nào khác. Chi có thê nêu ra những giã thuyết (hypotheses) khả dĩ chấp nhận dựa trôn cơ sở những ngôn ngữ mà đã có thê tiến hành những bán miêu tã khá chấp (acceptable descriptions). Những nét phổ quát cho mọi ngôn ngữ có thể bao gồm: + Những phổ quát về ngữ nghĩa (semantic universals), chẳng hạn vể sô và ngôi. + Những nét phổ quát về âm vị (phonological universals): các âm cơ bán. 18
  19. f Nhfrnsz nét phổ quái \v dì pháp và hình thái học (syntactic and rnorpholouical universals). 2.2. M ột so (|UV tãc pho (ịiiát cùa mọi ngón ngữ (về hình thái học) (a) Mọi Iiiỉôn níùr đêu có ít nhất hai loai đai từ: ngôi thứ nhát và cr cr nuoị thứ hai. (b) Nêu một ngổn ngữ có ca hai hình thái số ít. số đôi (dual), tất nhiên nó sẽ có ca hình thái số nhiều. (e) Neil mọt ngôn ngữ có sò ít, sổ đói và sỏ ba (trial), tất nhiên nó sẽ có cá hình thái số nhiều. (d) Nêu một ngôn ngữ có sự phán biệt bao gồm và loại trừ (inclusive/ excluresive) trong hệ thống đại từ. nó sẽ có sự phân biệt đó trong các đại từ ngôi thứ nhất (kiểu chúng ta/ chúng tôi). 2.3. Các kiêu phơ quát ngôn ngữ ( :ó hai định hướng các kiểu phổ quát cho các ngôn ngữ tồn tại trên trái đất. (a) Các phổ quát tuyệt đỏi (absolute universals) và các chiều hướng phổ quát (universal tendencies) (b) Các phổ quát hàm V và phi hàm ý (Implicational & non - implicational ) Kết họp hai định hướng này, ta có bôn kiểu phổ quát cụ thể: (1) Phổ quát hàm ý tuyột đối (AIU absolute implicational universals) Nếu một ngôn ngữ có đặc tính X. nó phái có đặc tính Y. (2) Chiếu hướng hàm ý (Implicational tendency - IT) Nếu một ngôn ngữ có đặc tính X có thê xác suất sẽ có đặc tính Y. (3) Phổ quát phi hàm ý tuyệt đôi (ANU) Tất cá các ngôn ngữ có đặc tính X. (4) Chiều hướng phi hàm V (NIT) Đa số ngôn ngữ có đặc tính X. (Xem Finegan. Sđd, tr.241) 19
  20. 2.4. Một mục đích nữa của việc nghiên cứu phổ quát ngôn ngừ Là đế cung cấp các lời giái thích về các nguyên tắc phổ quát, đặc điếm chung cùa ngôn ngữ loài người. Các phổ quát ngôn ngữ có thể có các lí giải về các mặt sau đây: (a) Về mặt lôgic vật chất (physiological): Các phố quát thường chi rõ cách thức chúng ta nhận thức về thế giới xung quanh. Do đó. các ngôn ngữ thường có xu hướng đề cao các phạm trù nổi bật về mạt lôgic vật chất và nhận thức, kiếu như các nguyên âm. (b) Về mặt tâm lý: Tính đơn giản, tính nhất quán về mặt cấu trúc khiến cho các ngôn ngữ dễ tiếp thụ và chế tác. Do đó, nhiều nét phổ quát đã tiên nghiệm rằng các hệ thống giản đơn nhất và nhất quán nhrít sẽ được ưu tiên sử dụng trong mọi ngôn ngữ. (c) Về mặt xã hội những sự phân biệt rút ra từ phía diễn tả của ngôn ngữ phản ánh những sự phân biệt xã hội quan trọng về phía nội dung (xem Finegan, sđd tr.247). 2.5. Theo quan điểm Ngữ pháp phổ quát (UG) của Chomsky Cook (1988) đã nói rõ nội dung của ngữ pháp phố quát cúa Chomsky như sau: Quan niệm trung tâm (central concept) là UG - Ngữ pháp phổ quát; hệ thống các nguyên tắc, điều kiện và các quy tắc là các yếu tố (elements) hay đặc tính (properties) của tất cả các ngôn ngữ loài người, là cái cốt lõi (essence) của ngôn ngữ loài người (Chomsky 1976: 29). Tất cả các cá thể (humanbeings) chia sẻ (share) (có cluing) phần kiến thức ngôn ngữ bất kế loại ngôn ngữ mà họ nói hay sử dụng, UG chính là sự thừa kế chung của họ. Sự kết hợp của ngĩr pháp phổ quát với lí thuyết chi phối gắn kết (GB) tất yếu dẫn đến một lí thuyết bao trùm phức hợp kéo theo các tiểu lí thuyết (sub - theories) nan giúi và trừu tượng, nhưng đồng thời nó tạo ra một sự đơn gian mới; kiên thức về ngôn ngữ tựu trung lại là những sự biến đổi (variations) trong một số lượng không lớn lắm các đặc tính nhất định. Lí thuyết Ngữ pháp phổ quát quan niệm rằng, người nói (sứ dụng một ngôn ngữ) hiểu biết (nắm bắt) được một tập hợp các nguyên tắc áp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2