intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÙNG "CỬA MỞ" TRÊN ĐẤT PHÁP

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gặp gỡ, giao lưu với nhóm hoạ sĩ “Cửa Mở” trên đất Việt đã là một điều thú vị. Nhưng được cùng đồng nghiệp Pháp tham gia “Cửa Mở” tại Paris tráng lệ quả thật là một dịp may hiếm có. Điều này xưa các cụ đã dạy bảo đó thôi. “Đi một đàng học một sàng khôn”. Sau nửa tháng tham gia triển lãm, giao lưu với đồng nghiệp và công chúng Pháp, cảm giác mới mẻ như đầy ắp trong tôi. Đúng như tinh thần Mở Cửa mà nhóm hoạ sĩ này chủ trương, nghĩa là đưa tác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÙNG "CỬA MỞ" TRÊN ĐẤT PHÁP

  1. CÙNG "CỬA MỞ" TRÊN ĐẤT PHÁP Gặp gỡ, giao lưu với nhóm hoạ sĩ “Cửa Mở” trên đất Việt đã là một điều thú vị. Nhưng được cùng đồng nghiệp Pháp tham gia “Cửa Mở” tại Paris tráng lệ quả thật là một dịp may hiếm có. Điều này xưa các cụ đã dạy bảo đó thôi. “Đi một đàng học một sàng khôn”. Sau nửa tháng tham gia triển lãm, giao lưu với đồng nghiệp và công chúng Pháp, cảm giác mới mẻ như đầy ắp trong tôi. Đúng như tinh thần Mở Cửa mà nhóm hoạ sĩ này chủ trương, nghĩa là đưa tác phẩm, ý tưởng của hoạ sĩ tới công chúng càng nhiều càng tốt. Tác phẩm hội hoạ không phải là một sản phẩm đặc thù, cao siêu chỉ dành cho một số người nào đó. Chiếc máy bay 747 của hãng hàng không VN Airline đưa chúng tôi trở về Việt Nam. Trong trạng thái yên tĩnh, thư thái suốt mấy tiếng đồng hồ trên chín tầng mây, hình ảnh Paris sôi động, những cuộc gặp gỡ trong tinh thần “mở cửa” lại hiện về.
  2. Hoạ sĩ Pháp gốc Việt Pat Cam nhiệt tình đưa đoàn chúng tôi (Trần Chắt, Đỗ Thuý Hằng, Trần Thị Danh, Lê Văn Thìn) đi thăm xưởng vẽ của các hoạ sĩ ở La Forge. ấn tượng mạnh mẽ đập ngay vào tôi là những bức tranh tường vẽ bằng sơn phun của thanh thiếu nhi Pháp vẽ, dài hàng trăm mét, cao dễ tới hàng chục mét nối liền nhau suốt quãng đường chúng tôi đi. Vậy là chúng tôi ngay lập tức bước vào thế giới sắc màu giàu ý tưởng hồn nhiên mà người lớn, hoạ sĩ chuyên nghiệp thành danh không dễ mà có được. Xưởng vẽ La Porge rộng có tới vài ngàn mét, chia ra nhiều xưởng vẽ nhỏ rộng cả trăm mét tới vài trăm mét vuông. Được biết chúng tôi là hoạ sĩ từ Việt Nam tới, các đồng nghiệp ở đây tiếp đón thân tình, nồng nhiệt. Ngay lập tức chúng tôi có những câu chuyện cởi mở, giao hoà. Sự cách biệt ngôn ngữ, dân tộc dường như không còn. Trước mắt là hình nét, màu sắc, những ý tưởng dễ thấy và kín đáo trong khoảnh khắc chúng tôi đã tìm thấy tiếng nói chung. Điều khiến chúng tôi tiếp nhận ngay lập tức là sự đam mê vẽ đến tột cùng của các hoạ sĩ ở đây. Một không khí tự do sáng tạo, chấp nhận, chia sẻ giữa nhiều phong cách, nhiều ý tưởng khiến cảm giác nghệ thuật như được cộng cảm, nhân lên và lan toả. ở đây không ai tự vỗ ngực cho mình là lão làng, bậc “mét”. Âu đó cũng là cách ứng xử phải đạo của những người hoạt động nghệ thuật chân chính. Cách sống ấy, thái độ tôn trọng giữa các cá thể tại xưởng vẽ La Phoc ấy đã cho chúng tôi nhiều suy ngẫm về đồng nghiệp của mình. Đôi khi tôi thoáng tự hỏi, các hoạ sĩ ở đây sáng tác có nhằm bán, để nên giàu có, để nổi danh trong thiên hạ, trở thành ông kia bà nọ. Cũng
  3. chính những buổi trao đổi khoáng đại hay những lúc chuyện trò riêng bên li cà phê nóng, tôi mới thực sự ngộ ra điều này: Họ vẽ để giải bày niềm đam mê mà chỉ có màu sắc mới giúp họ phát lộ được ý tưởng. Họ vẽ, chỉ đơn giản là để thể hiện mình. Và trong sự cộng cảm ấy họ tìm đến nhau. Hoạ sĩ tìm đến hoạ sĩ, không phân biệt quốc gia, ngôn ngữ. Công chúng tìm đến hoạ sĩ. Họ mua tranh ư? Vâng, xin cảm ơn. Họ ngắm tranh và chia sẻ ư? Vâng xin được cùng chia sẻ. Họ bình luận và phê phán ư? Vâng, xin được ghi nhận. Họ muốn được tặng ư? Vâng, cũng cần thời gian để suy nghĩ. Họ không là thương gia, doanh nghiệp nên không ai giàu. Họ không là quan, hoạ chăng chỉ mấy vị mượn màu nghệ thuật lăn lóc trong phong trào kia nọ. Nhưng thay vào đó họ được vẽ những gì họ thích. Vậy là quá đủ đối với họ rồi, còn mong gì hơn thế nữa. Triển lãm Cửa Mở đã tồn tại được 14 năm. Hàng năm mở vào trung tuần tháng 5. Hơn một trăm xưởng vẽ khu vực Belleville thuộc hội AAB đồng loạt mở cửa đón khách đến tham quan, thưởng lãm trong 4 ngày. Không giới thiệu quan chức rườm rà, không diễn văn dài dòng và cắt băng trịnh trọng. Công chúng tự do đến, tự do bình luận, tự do gặp gỡ trực tiếp hoạ sĩ. Mỗi địa điểm có tới hàng trăm lượt người đến xem tranh trong ngày. Họ cùng nhau luận đàm và cao hứng họ có thể bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đặt mua tranh. Họ là ai ư? Đủ mọi thành phần. Trí thức, nhà khoa học, công chức, thợ thuyền bình dân... đủ mọi lứa tuổi, từ cụ già đến cả em nhỏ. Đây quả là một hình thức sinh hoạt văn hoá đã trở nên quen thuộc, lý thú của Paris. Trong thời gian triển
  4. lãm, dạ hội được tổ chức vào các buổi tối. Hoạ sĩ cùng công chúng trong vùng đổ ra đường ca hát, nhảy múa đến khuya. Triển lãm Cửa Mở là cách để đưa hội hoạ về với công chúng. Đó cũng chính là ý tưởng của những nhà tổ chức. Theo tôi, họ đã thành công. Máy bay sắp hạ cánh sân bay Nội Bài. Bỗng thấy bâng khuâng như tiếc nuối và nhớ. Nhớ cái không khí rất hội hoạ mà chúng tôi được thâm nhập trong mấy ngày ngắn ngủi trên đất Pháp. Lê Văn Thìn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1