intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CUỘC BẦU CỬ NĂM 1968

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CUỘC BẦU CỬ NĂM 1968 Năm 1968, nước Mỹ lâm vào tình trạng hỗn loạn do Chiến tranh Việt Nam và những cuộc nổi loạn ở thành thị phản ánh sự bất mãn của người Mỹ gốc Phi. Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống tuyên bố không có ý định tranh cử cho nhiệm kỳ mới. Một tuần sau đó, Martin Luther King Jr. đã bị bắn chết tại Memphis, Tennessee. Em trai của John Kennedy, Robert, người đã tổ chức một cuộc diễu hành chống chiến tranh và là người được đề cử đại diện cho Đảng Dân chủ cũng bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CUỘC BẦU CỬ NĂM 1968

  1. CUỘC BẦU CỬ NĂM 1968 Năm 1968, nước Mỹ lâm vào tình trạng hỗn loạn do Chiến tranh Việt Nam và những cuộc nổi loạn ở thành thị phản ánh sự bất mãn của người Mỹ gốc Phi. Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống tuyên bố không có ý định tranh cử cho nhiệm kỳ mới. Một tuần sau đó, Martin Luther King Jr. đã bị bắn chết tại Memphis, Tennessee. Em trai của John Kennedy, Robert, người đã tổ chức một cuộc diễu hành chống chiến tranh và là người được đề cử đại diện cho Đảng Dân chủ cũng bị ám sát sau đó vào tháng 6. Tại Hội nghị quốc gia của Đảng Dân chủ tại Chicago, bang Illinois, những người phản đối chiến tranh đã đụng độ với cảnh sát trên đường phố. Phó Tổng thống Hubert Humphrey, người được bổ nhiệm là đại diện cho Đảng Dân chủ, đ ã từng là người hùng trong các chiến dịch đòi quyền tự do, nay lại bị coi là đồ đệ trung thành của Johnson. Phái đối lập da trắng chống lại việc thực thi quyền công dân vào thập niên 1960 và sự ra ứng cử của Đảng thứ ba của Thống đốc bang Alabama là George Wallace (người đã thắng cử ở bang quê hương ông và ở các bang Mississippi, Arkansas, Louisiana và Georgia), người đã cạnh tranh với ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Richard Nixon thuộc Đảng Cộng hòa đã thắng cử sát nút với kế hoạch đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến tranh và thiết lập lại luật pháp và trật tự trong nước Mỹ. NIXON, VIỆT NAM VÀ CHIẾN TRANH LẠNH Quyết tâm đạt được hòa bình trong danh dự, Nixon đã dần dần rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, đồng thời tăng mạnh viện trợ vũ khí phương tiện để miền Nam Việt Nam có thể tiếp tục cuộc chiến. Ông cũng ra lệnh tiến hành một loạt các cuộc tấn công dữ dội, mà cuộc tấn công quan trọng nhất là xâm lược
  2. Campuchia vào năm 1970 nhằm cắt đứt các tuyến đường cung cấp của miền Bắc tới miền Nam Việt Nam chạy qua Campuchia. Hành động này đã làm dấy lên những cuộc phản đối và biểu tình mới. Sinh viên ở nhiều trường đại học đã biểu tình trên đường phố. Tại Kent State, bang Ohio, các đơn vị vệ binh quốc gia được gọi tới để duy trì trật tự đã làm chết bốn sinh viên. Tuy nhiên, cho đến mùa thu năm 1972, số binh sỹ Mỹ có mặt tại Việt Nam đã rút xuống còn dưới 50.000 người, và lệnh quân dịch vốn đã gây ra sự bất bình to lớn tại các khu sinh viên, đã không còn hiệu lực. Cuối cùng, vào năm 1973, lệnh ngừng bắn do Henrry Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc gia của Chính quyền Nixon, tiến hành đàm phán thay mặt Hoa Kỳ đã được ký kết. Tuy các đơn vị quân đội Mỹ đã rút đi, song chiến tranh vẫn còn kéo dài cho tới mùa xuân năm 1975, khi Quốc hội Mỹ cắt hoàn toàn viện trợ cho miền Nam Việt Nam, và Bắc Việt Nam đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ đất nước. Cuộc Chiến tranh Việt Nam đã để lại một nước Việt Nam bị tàn phá với hàng triệu người chết và tàn tật. Cuộc chiến cũng để lại đằng sau một nước Mỹ đau thương. Hoa Kỳ đã tiêu phí hơn 150 tỷ đô-la vào một nỗ lực vô ích với cái giá là 58.000 sinh mạng người Mỹ. Cuộc chiến tranh này cũng chấm dứt sự đồng thuận trong chính sách đối ngoại của Chiến tranh Lạnh và khiến nhiều người Mỹ lo ngại về những hành động khác nữa của dân tộc họ tại nước ngoài. Khi chiến tranh chấm dứt, chính quyền Nixon đã tiến hành các bước đi lịch sử để thắt chặt quan hệ với các cường quốc cộng sản quan trọng. Bước đi ngoạn mục nhất là việc thiết lập quan hệ cởi mở với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong suốt hai mươi năm, kể từ khi Mao Trạch Đông giành chiến thắng, Hoa Kỳ đã biện thuyết rằng Chính phủ Quốc dân Đảng ở Đài Loan mới là đại diện cho Trung Quốc. Vào những năm 1971 và 1972, Nixon đã làm dịu đi lập trường của Mỹ, giảm nhẹ những hạn chế mậu dịch và trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi
  3. thăm Bắc Kinh. Tuyên bố Thượng Hải được ký kết trong chuyến thăm này là mốc ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc: n ước Mỹ công nhận chỉ có một nước Trung Hoa, Đài Loan chỉ là một phần của Trung Quốc và những tranh luận hòa bình của Trung Quốc cũng là mối quan tâm của Hoa Kỳ. Với Liên Xô, Nixon đã thành công như đối với Trung Quốc trong việc theo đuổi chính sách mà ông và Ngoại trưởng Henry Kissinger gọi là sự hòa dịu. Nixon đã có một vài cuộc gặp gỡ thân mật với nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev trong đó họ thỏa thuận hạn chế kho dự trữ tên lửa, hợp tác thám hiểm không gian và giảm nhẹ những hạn chế về mậu dịch. Những cuộc đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược (SALT) đã đạt được thành công vào năm 1972 bằng Hiệp định Kiểm soát Vũ khí, hạn chế việc tăng cường các kho vũ khí hạt nhân và hạn chế hệ thống chống tên lửa đạn đạo. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA NIXON Vốn là Phó Tổng thống dưới thời Eisenhower trước cuộc chạy đua giành ghế tổng thống bất thành năm 1960, Nixon được coi là một trong những nhà chính trị tài ba của nước Mỹ. Tuy ông đồng ý với tư tưởng Cộng hòa về trách nhiệm tài khóa, nhưng ông cũng chấp nhận vai trò ngày càng lớn của Chính phủ, và ủng hộ cơ sở nền tảng của một nhà nước an sinh. Chỉ đơn giản là ông muốn quản lý các chương trình của Chính phủ một cách tốt hơn. Về nguyên tắc, ông không phản đối phong trào đòi quyền công dân của người Mỹ gốc Phi, mà chỉ lo lắng về tính quan liêu của phong trào quyền công dân của liên bang. Tuy nhiên, Chính quyền Nixon đã kiên quyết thực thi các phán quyết của tòa án về việc chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc ở trường học, mặc dù điều đó khiến Nixon không được các cử tri da trắng ở miền Nam ủng hộ.
  4. Có lẽ vấn đề đối nội nghiêm trọng nhất mà Nixon phải đối phó là tình trạng kinh tế của nước Mỹ. Ông vừa phải thừa h ưởng sự trì trệ về kinh tế của thời Johnson do cuộc chiến Việt Nam gây ra, vừa phải giải quyết tình trạng lạm phát trầm trọng vốn là một sản phẩm của cuộc chiến. Trong vấn đề thứ nhất, ông đã trở thành vị tổng thống Cộng hòa đầu tiên coi thâm hụt chi tiêu chính phủ là động lực khôi phục kinh tế. Trong vấn đề thứ hai, ông đã cho thi hành các biện pháp kiểm soát giá - lương vào năm 1971. Ngay lập tức, các quyết định này của ông đã ổn định được nền kinh tế và tạo thuận lợi cho việc tái đắc cử của Nixon trong cuộc bầu cử năm 1972. Ông đã chiến thắng áp đảo đối thủ chủ trương hòa bình - Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ - George McGoven. Mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Nixon. Ông đã phải đối mặt từ rất sớm với những lời cáo buộc rằng ủy ban vận động tái tranh cử của ông đã dính líu đến vụ đột nhập vào tòa nhà Watergate - trụ sở của ủy ban Dân chủ Quốc gia và ông đã che đậy, giấu giếm sự dính líu của mình. Những công tố viên đặc biệt và một ủy ban Quốc hội đã điều tra và kết luận về sự dính líu của Nixon trong vụ việc này khiến ông phải sớm từ chức năm 1974. Nhiều sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của Nixon đã xảy ra và làm xói mòn các chính sách kinh tế của ông. Năm 1973, chiến tranh giữa Israel, Ai Cập và Syria đã thúc đẩy Arập Xêút ban hành lệnh cấm vận các tàu chở dầu đến Hoa Kỳ - đồng minh của Israel. Những nước thành viên khác của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã tăng giá dầu lên gấp bốn lần. Người Mỹ phải đương đầu với cả sự thiếu hụt dầu mỏ lẫn sự tăng giá dầu lên nhanh chóng. Thậm chí khi cấm vận chấm dứt vào năm sau, giá dầu mỏ vẫn cao và ảnh hưởng tới mọi khu vực trong nền kinh tế Mỹ. Năm 1974, lạm phát lên tới 12% và dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp còn cao hơn. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế chưa từng có từ năm 1948 đã kết thúc.
  5. Những lời hoa mỹ mà Nixon dùng để nói về sự cần thiết phải có pháp luật và trật tự để ngăn chặn tình hình tỉ lệ tội phạm ngày càng tăng, việc sử dụng ma túy trở nên phổ biến và những quan điểm dễ dãi về tình dục đã thuyết phục được nhiều người Mỹ. Nhưng mối quan ngại này không đủ để lu mờ được những quan ngại do quản lý kinh tế thất bại và đặc biệt là sau vụ Watergate. Tìm mọi cách để củng cố và mở rộng khu vực cử tri chính trị của mình, Nixon đã công kích dữ dội những người biểu tình, tấn công báo chí vì tội đưa tin xuyên tạc và cố sức bịt miệng các đối thủ. Nhưng trái lại, ông đã gây ra những ấn tượng xấu trong lòng dân chúng và nhiều người Mỹ, thông qua truyền hình, đã có cảm giác rằng ông là một người không ổn định. Thêm vào những rắc rối của Nixon, vị Phó Tổng thống Spiro Angnew lại có các hành vi chống lại giới truyền thông và những người theo phái tự do, đã bị buộc phải từ chức năm 1973 khi ông không phản đối lời buộc tội đã có hành vi trốn thuế. Có thể Nixon không tham gia trực tiếp vào vụ Watergate nhưng dù sao ông cũng đã tìm cách che giấu vụ việc và do đó, đã nói dối công chúng Mỹ về các vấn đề liên quan đến vụ việc này. Đương nhiên là sự ủng hộ của dân chúng dành cho Nixon đã suy giảm. Vào ngày 27/7/1974, ủy ban Tư pháp của Hạ viện đã bỏ phiếu buộc tội Nixon. Đứng trước nguy cơ chắc chắn bị miễn nhiệm, ông đã từ chức ngày 9/8/1974.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2