intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc chơi trên thị trường chứng khoán nếu không cải tổ sẽ ra sao?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đơn giản là vì: Cổ phiếu không có ngày đáo hạn, thậm chí giá cổ phiếu ở Việt Nam độc lập hoàn toàn với giá trị đích thực của DN niêm yết; vì đầu tư cổ phiếu là đầu tư gián tiếp. Thậm chí, có DN niêm yết trả cổ tức khá cao cho cổ phiếu mà họ phát hành đang rớt giá rất mạnh trên sàn; ngược lại, có cổ phiếu lên giá nhiều phiên ngay cả khi DN đang có nguy cơ thua lỗ nặng nề trong kinh doanh. Dường như "sàn chứng khoán" và "DN niêm yết"...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc chơi trên thị trường chứng khoán nếu không cải tổ sẽ ra sao?

  1. Cuộc chơi trên thị trường chứng khoán nếu không cải tổ sẽ ra sao? Đơn giản là vì: Cổ phiếu không có ngày đáo hạn, thậm chí giá cổ phiếu ở Việt Nam độc lập hoàn toàn với giá trị đích thực của DN niêm yết; vì đầu tư cổ phiếu là đầu tư gián tiếp. Thậm chí, có DN niêm yết trả cổ tức khá cao cho cổ phiếu mà họ phát hành đang rớt giá rất mạnh trên sàn; ngược lại, có cổ phiếu lên giá nhiều phiên ngay cả khi DN đang có nguy cơ thua lỗ nặng nề trong kinh doanh. Dường như "sàn chứng khoán" và "DN niêm yết" ở Việt Nam có hai "bầu trời riêng" - "trời" bên DN niêm yết vẫn trong xanh ngay cả khi "trời" bên sàn chứng khoán tối om như mực! Lý do chính nằm ở cách quản lý và sự thiếu minh bạch trên TTCK Việt Nam. Không ít DN thuê tư vấn và/hoặc tự mình thực hiện các chiến dịch "đánh bóng" giá trị thật lẫn giá trị tưởng tượng áp cho tương lai sáng sủa của DN, cả từ vị thế lẫn thị trường và đội ngũ chèo lái DN luôn đảm bảo ở đẳng cấp tuyệt vời... để bán "giấy lấy tiền"! Vào những lúc TTCK Việt Nam thịnh vượng như hồi cuối năm 2006, đầu năm 2007, giá trúng thầu cổ phiếu của không ít DN thậm chí cao gấp 100 lần mệnh giá, ngay cả khi mệnh giá là thương số của một tổng giá trị DN đã được "đánh bóng" cao gấp nhiều lần giá trị sổ sách chia cho tổng số cổ phiếu (mà thương số đã biết trước bằng 10.000 đồng/CP). Vỗ tay, thành công, hạ phông màn, bán xong coi như xong!
  2. Khi thị trường rớt giá rất mạnh so với giá IPO lần đầu thì đối với DN phát hành, đã "móc" được túi của NĐT với giá cao bằng giá trúng thầu lần đầu nhân với tổng số cổ phiếu đã phát ra; đối với NĐT thì cầm mảnh giấy "nóng, lạnh" theo thời gian, với giá được giải thích một cách "khoa học" là do thị trường định đoạt! Cứ như vậy, TTCK Việt Nam đã 10 năm lên bổng, xuống trầm. Thực tế cho thấy, DN dù có tăng giá trị DN gốc hay không, có dự án khả thi hay không, nếu đã "đầu xuôi" sau IPO lần đầu thì hầu như sẽ có các lần nối đuôi sau trót lọt. Cụ thể, các DN gần như mặc nhiên làm hai việc "móc túi" tiếp theo, đó là: i) Trả cổ tức bằng cổ phiếu, nghĩa là thay vì trả bằng tiền để khẳng định lợi tức thực của DN, thì họ "nhờ thị trường" nói hộ cái lợi tức "thực" đó tương đương với bao nhiêu tiền theo cách tự ngồi tưởng tượng, đếm cua trong lỗ về số tiền gọi là lợi tức đó; ii) Phát hành cổ phiếu bổ sung. Số cổ phiếu gọi là bổ sung này không chỉ "ưu ái" cho cổ đông hiện hữu, mà cho cả cổ đông mới, được núp dưới những cụm từ chỉ đối tượng được "phân phối" rất bóng bẩy như đối tác chiến lược, cổ đông tiềm năng... với giá thật sự là "ảo thuật". Tức là, để tỏ rõ sự "ưu ái", DN "sẵn sàng" bán cổ phiếu bổ sung với giá thấp hơn giá của cổ phiếu đó đang giao dịch trên sàn trước ngày thu tiền vào "giờ G" theo công bố công khai trước giờ đó thường là 1 tuần đến 10 ngày cho
  3. thêm phần dân chủ và khách quan! Thực ra, cả hai "mánh" trên đều là hành động pha loãng cổ phiếu. Đối với DN niêm yết thì bán được chừng nào là kiếm được chừng ấy từ nhà đầu tư (NĐT), kể cả đó là NĐT nội bộ. Đối với NĐT thì đầu tiên là mất 100% tiền nộp vào để mua theo tiêu chuẩn và/hoặc theo đối tượng phân phối được ưu tiên, sau đó là mất dần qua việc định giá thực tế của thị trường theo đúng quan hệ cung - cầu của loại cổ phiếu đã bị pha loãng và không bao giờ đáo hạn đó, trừ khi bán rẻ cho NĐT khác để thu lại ít vốn an ủi, nhường sự đen đủi cho NĐT "chạy tiếp sức" sau. Câu chuyện này đã và đang là bức tranh thực tế trên TTCK Việt Nam từ 10 năm nay. Tôi cho rằng, các DN niêm yết phải được xếp hạng, công bố điểm xếp hạng theo từng quý, từng 6 tháng và cả năm do công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập tiến hành, đồng thời minh bạch các hoạt động kinh doanh… DN chỉ được phép phát hành bổ sung khi và chỉ khi có phương án tăng quy mô sản lượng sản xuất kinh doanh khả thi. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần sớm cho phép triển khai các công cụ mang tính bảo hiểm của TTCK như bán khống, quyền chọn… nhằm giảm thiểu rủi ro cho NĐT. Cơ quan quản lý phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ để đảm bảo trên TTCK hầu như chỉ bao gồm những hàng hóa chất lượng, chứ không phải hàng hóa rởm kiểu "lạm phát" hay pha loãng. Khi đó, TTCK mới thực sự mang ý nghĩa sáng tạo vĩ đại của con người hàng trăm năm nay trong việc giải bài toán huy động vốn từ xã hội cho những người có tài kinh doanh, giúp đồng vốn sinh sôi để các bên cùng có lợi.
  4. Sự biến động của các chỉ số chứng khoán sẽ trở thành phong vũ biểu về "sức khỏe" của các DN nói riêng và nền kinh tế nói chung, tránh hiện tượng TTCK nghiêng đằng Tây trong khi viễn cảnh nền kinh tế nghiêng đằng Đông như hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2